Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Động cơ và nguyện vọng

10/06/201116:42(Xem: 7696)
Động cơ và nguyện vọng

ĐỘNG CƠ VÀ NGUYỆN VỌNG
Nguyên tác: Motive and Aspiration (Trích từ quyển Awakening the Mind, Lightening the Heart)
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
awakeningthemind_lighteningtheheartdalailama

Như những Phật tử, bất cứ những sự thực hành Giáo Pháp nào mà chúng ta thực hiện,cho dù chúng ta đọc lời cầu nguyện, bố thí – cúng dường hay lắng nghe giảng dạy,chúng ta phải bắt đầu bằng việc lặp lại những lời quy y và việc phát sinh tâm tỉnhthức[1]:

Con về nương tựa Phật, Pháp, và cộng đồng tâm linh,
Cho đến khi con đạt được thể trạng giác ngộ.
Bằng năng lực của bố thí và những phẩm chất khác[2],
Nguyện cho con đạt được quả Phật để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Những vần kệ này tóm lược cốt tủy những lời Phật dạy và đặc biệt của những ai thuộc Đại thừa Phật Giáo. Hai dòng đầu dạy về quy y. Hai dòng cuối dạy về việc phát sinhtâm tỉnh thức vị tha tức là tâm giác ngộ hay tâm bồ đề.

Tất cả những ai đã quy y có một cảm giác gần gũi và tin tưởng đối với Tam Bảo – Đức Phật, Giáo Pháp (lời dạy của Ngài), và Tăng Già, cộng đồng tâm linh của tăng ni. Đây là nhân tố quyết định quý vị có phải là một Phật tử hay không. Nếu quý vị quy y Tam Bảo, quý vị là Phật tử; còn nếu khác đi thì không phải. Chúng ta có thể quy y ở nhiều trình độ khác nhau của sự thậm thâm, tùy thuộc trên mức độ thông tuệ của chúng ta. Càng thấu hiểu bản chất tự nhiên của Tam Bảo,chúng ta càng được thuyết phục bởi những phẩm chất đặc biệt của Tam Bảo. Sự tìm cầu nương tựa trong Ba Ngôi tôn quý của chúng ta sau đó sẽ vững vàng và sâu sắc hơn nhiều.

Cung cách chúng ta tìm cầu sự nương tựa trong Ba Ngôi tôn quý thì đa dạng. Một cách là tự phó thác chúng ta đối với Tam Bảo,xem Ba Ngôi tôn quý như những đối tượng siêu việt đối với chúng ta và tìm cầu sựbảo hộ, nương tựa, và giúp đỡ. Một cáchkhác là tìm cầu sự quy y trong Tam Bảo như một khuynh hướng để trở thành một vịPhật một ngày nào đấy bằng việc đạt được những phẩm chất của tri thức và tuệgiác. Hai cách quy y minh chứng cho nhữngtrình độ khác nhau của dõng khí và quyết tâm.Những người nào đấy tìm cầu sự giúp đở và bảo hộ từ một đấng siêu việttrong những lúc khó khăn và nguy nan rồi thì cần nhắc nhở người ấy nhớ lại nhằmđể hoàn tất bất cứ điều gì đấy mà họ đã đề ra để hành động. Những người như vậy thì không thật sự có thểhành động cho chính họ. Tuy thế, nhữngngười khác can đảm hơn. Họ có thể thỉnhcầu một sự giúp đỡ nào đấy ban đầu, nhưng rồi họ quyết tâm để hỗ trợ chính họ. Họ sử dụng bất cứ nổ lực nào cần thiết đểhoàn thành nguyện ước của họ. Họ cókhuynh hướng trong việc trở nên độc lập, vì thế họ hành động cần cù để thân chứngnhững mục tiêu của họ và loại trừ những chướng ngại rắc rối của chính họ.

Trongviệc quy y, cũng có những người không can đảm lắm. Họ tự phó thác chính họ đối với Tam Bảo, nguyệncầu để họ được ban cho sự bảo vệ và nương tựa. Họ thiếu sự quả quyết và niềm tin trong chính họ để thăng tiến đến vị thếcủa một Đức Phật. Đây là thái độ của nhữngngười chỉ tìm cầu cho sự giải thoát của riêng họ khỏi khổ đau và tái sinh. Những ai tìm cầu sự giải thoát cho tất cảchúng sinh là can trường hơn gấp bội. Họcũng phó thác chính họ trong Ba Ngôi tôn quý để tìm cầu sự bảo hộ cùng nương tựa, nhưng khuynh hướng chính của họ làđể đạt đến thể trạng siêu tuyệt của quả Phật cho chính họ vì thế họ mới có thểphụng sự những chúng sinh khác một cách tuyệt hảo nhất. Những người như thế quyết tâm tiêu trừ tất cảnhững dấu vết của những cảm xúc phiền não và thân chứng những đức tính toàn hảocủa một vị Phật. Mô thức quy y này làthông tuệ rộng sâu [của những bậc hiềnnhân].

Bởivì rõ rằng việc tìm cầu nương tựa có thể có nhiều hình thức và có thể được hoàntất trong nhiều trình độ, điều thiết yếu để nghĩ về bản chất tự nhiên của Phật,Pháp, Tăng và những đức tính đặc biệt trong khi tụng niệm thể thức quy y.

Bằng năng lực củabố thí và những đức tính khác,
Nguyện cho con đạtđến quả Phật để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Haidòng này biểu thị tâm tỉnh thức giác ngộ.Bằng việc trau dồi nguyện vọng đặc biệt này, những khuynh hướng cá nhânđể đạt đến thể trạng tối thượng của giác ngộ trong sự quan tâm đến tất cả chúngsinh. Bắt đầu từ việc quy y, trong tấtcà mọi hành động đạo đức hành giả nghĩ, “Tôi nên dấn thân trong những hành vithánh thiện này vì thế chúng sinh có thể giải thoát khỏi khốn cùng và ở trong sựhòa bình hoàn toàn.”

Nhữnghành vi tốt đẹp của hành giả không phục vụ cho tính vị kỷ. Nguyện vọng này phi thường, can trường, vàchan hòa. Bằng năng lực của tư tưởngnày, hành giả gieo những hạt giống và đặt nền tảng cho tất cả nhưng thứ diệu kỳtrong đời sống này và những kiếp sống sắp tới.Những dòng này chứa đựng tinh hoa và gốc rể những lời Phật dạy. Mặc dù những dòng này rất ngắn, nhưng ý nghĩarất rộng lớn và sâu xa. Trong khi trì tụngnhững dòng này, chúng ta nên hướng tất cả những thực hành Phật Pháp của chúngta, như thiền quán và bố thí hay giảng dạy, để làm lợi ích cho tất cả chúngsinh. Chúng ta không nên chú ý hời hợt đếnchữ nghĩa mà thay vì thế phản chiếu trên ý nghĩa là như thế nào.

Bấtcứ khi nào chúng ta thể hiện sự thực hành Phật Pháp nào, chúng ta đều bắt đầu vớinhững dòng quy y và phát tâm tỉnh thứcnày. Thông thường chúng ta trì tụng ba lần,mặc dù không có luật lệ nào bắt chúng ta không được đọc tụng nhiều hơn hay íthơn ba lần. Mục tiêu của ba lần trì tụngnày là để có thể phản chiếu trên ý nghĩa trong khi đọc tụng. Qua sự thực tập này chúng ta phải có thể tácđộng sự chuyển hóa thái độ của chúng ta, để tô điểm tâm thức chúng ta một cáchtích cực. Để làm điều này có thể cần thiếtđể trì tụng những dòng trên nhiều lần. Tùy thuộc vào sự săp xếp của chúng ta, chúng ta có thể thích trì tụnghai dòng thể thức quy y nhiều lần, rồi trì tụng thể thức cho việc phát sinh tâmtỉnh thức trong cùng cách như thế. Trongcách này, chúng ta có thể tập trung trên một đề tài trong một thời điểm và tiếnhành sự thực tập hiệu quả hơn. Sau khitrì tụng những dòng này khoảng mười lăm lần, phải có sự thay đổi trong trái timchúng ta. Đôi khi chúng ta có thể rấtxúc động đến nổi nước mắt tuôn tràn ra.

Chỉkhi nào tiến hành trong một sự thực tập thích đáng về quy y và phát tâm tỉnh thứcchúng ta mới dấn thân trong bất cứ sự thực tập nào khác, chẳng hạn đọc lời nguyệncầu hay trì tụng chân ngôn. Năng lực củamỗi sự thực tập tùy thuộc trên phẩm chất và sức mạnh sự thực tập của chúng ta vềquy y và tâm tỉnh thức. Có sự nghi ngờ rằngchỉ lập lại những lời cầu nguyện mà không có động cơ thích đáng có phải là sựthực hành Phật Pháp hay không? Có thểkhông có lợi ích gì hơn như việc sử dùng máy hát đĩa. Do thế, việc phát triển một động cơ tích cựclà thiết yếu trong phạm vi này. Toàn bộsự nhấn mạnh của việc thực hành tâm linh phải hướng trực tiếp đến việc tạo nên những tư tưởng cũng như hành độngtích cực và lành mạnh.

Khichúng ta chuẩn bị một bửa ăn, chúng ta cần bắt đầu với thành phần chính như gạo,bột, và rau cải. Gia vị và muối đượcthêm vào sau để tăng thêm mùi vị. Tươngtự thế, khi những đối tượng của sự thực hành Giáo Pháp đã được hoàn thành bẳngviệc tạo nên một thái độ tình thần tích cực và lành mạnh, những sự thực tậpkhác như cầu nguyện, quán tưởng, và thiền tập, cũng trở nên đầy đủ ý nghĩa.

Tấtcả mọi tôn giáo đều có nguyên tắc căn bản là để hỗ trợ nhân loại trở nên nhữngcon người tốt đẹp hơn, tinh tế hơn và sáng tạo hơn. Trong khi những tôn giáo nào đấy sự thực hànhchính yếu là tụng niệm những lời cầu nguyện và đối với những tôn giáo khác chủyếu là sự hành xác để chuộc tội, trong Đạo Phật sự thực hành chính yếu là thấuhiểu để chuyển hóa và cải thiện tâm thức. Điều này có thể được nhìn trong một cách khác. So sánh đến những hành vi thân thể và lờinói, hoạt động tinh thần là vi tế hơn và khó khăn hơn trong việc kiểmsoát. Những hành vi thân thể và lời nóithì rõ ràng hơn và dễ dàng hơn để học hỏi và thực hành. Trong phạm vi này, những việc theo đuổi tâmlinh liên hệ đến tâm thức là phức tạp hơn và khó khăn hơn để đạt được.

Điềucần yếu cho chúng ta là thấu hiểu ý nghĩa thật sự của Đạo Phật. Thật là quý báu rằng sự hấp dẫn trong PhậtGiáo đang gia tăng, nhưng quan trọng hơn là việc thấu hiểu Đạo Phật thật sự làgì. Ngoại trừ chúng ta thấu hiểu giá trịvà ý nghĩa cốt yếu của lời Phật dạy, bất cứ cố gắng nào để bảo tồn, khôi phục,hay truyền bá Phật Pháp đều như đi trên một lối mòn lạc hướng. Giáo nghĩa và sự thấu hiểu Phật Pháp không phảilà điều gì đấy thuộc thân thể vật chất. Do vậy, ngoại trừ nó được hoàn thành với sự thấu hiểu thích đáng, nếu không thì những việc xây dựng chùa việnhay trì tụng kinh điển thậm chí có thể không phải là thực hành Phật Pháp. Vấn đề là việc hành trì xảy ra trong tâm thức.

Sẽlà sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ thay đổi áo quần, đọc lời cầu nguyện, hay lễ lạyphủ phục là bao hàm toàn bộ sự thực hành Phật Pháp. Để tôi giải thích. Khi chúng ta thực hiện sự lễ lạy hay đi nhiễuquanh chùa viện, mọi thứ tư tưởng khởi sinh trong tâm thức chúng ta. Khi chúng ta chán nản thì một ngày rất dài,đi quanh chùa viện có thể rất là dễ chịu. Nếu chúng ta gặp một người bạn thích nói đồng hành, thời gian giống nhưbay đi. Có thể đấy là cuộc đi bộ dễ thương, nhưngtrong ý nghĩa thật sự thì không phải là thực hành Phật Pháp. Thậm chí có những trường hợp có thể đang hànhtrì Phật Pháp biểu lộ bên ngoài nhưng trong thực tế chúng ta đang tạo nên nhữngnghiệp nhân tiêu cực. Thí dụ, một người đi nhiễu quanh chùa viện mưu tính một kếhoạch lừa dối người nào đấy hay dự trù trả hận chống lại một kẻ thù. Trong tâm tư người ấy, có thể đang nói là,“Đây là cách mà ta sẽ hạ gục đối thủ của ta, đây là những gì ta sẽ nói và đâylà những gì ta sẽ làm.” Tương tự thế,chúng ta có thể đang trì tụng mật ngôn thánh thiện, trong khi tâm tưởng chúngta ấp ủ những suy tư hiểm ác. Do vậy, nhữnggì dường giống như sự thực hành Phật Pháp qua thân thể và lời nói có thể chứngtỏ là dối trá.

Chúngta nói rằng khuynh hướng chính của sự thực hành Phật Pháp là để rèn luyện tâmthức. Chúng ta thực hiện việc ấy như thếnào? Hãy nghĩ về những hoàn cảnh khichúng ta vô cùng giận dữ với người nào đấy mà chúng ta muốn làm bất cứ điều gìđể tổn thương kẻ ấy. Bây giờ đúng là mộthành giả chân chính, chúng ta cần suy nghĩ một cách phải lẽ về điều này. Chúng ta cần nghĩ về vô số những khiếm khuyếtcủa sân hận và các kết quả tích cực của việc phát sinh từ bi. Chúng ta cũng phản chiếu rằng con người, đốitượng sự giận dữ của chúng ta là giống như chúng ta trong việc mong muốn đạt đếnhạnh phúc và xa lánh khổ đau. Dưới nhữngtình cảnh như thế, làm thế nào chúng ta có thể biện minh cho việc làm tổnthương người kia?

Chúngta có thể tự nói với chính mình rằng, “Tôi tự nghĩ chính mình là một Phật tử. Thời khắc tôi mở mắt vào buổi sáng, tôi trì tụngnhững lời cầu nguyện quy y và phát triển tâm tỉnh thức(tâm giác ngộ). Tôi hứa nguyện hành động vì tất cả chúngsinh, và trái lại ở đây tôi đang làm cho có quyết tâm thôi thúc hung tợn và philý. Làm sao tôi có thể tự gọi mình là mộtPhật tử? Làm sao tôi có thể đối diện vớichư Phật khi tôi làm một việc nhạo báng con đường của các Ngài?”

Chúngta có thể làm tan biến một cách hoàn toàn thái độ cay nghiệt của chúng ta và cảmgiác giận dữ bằng việc suy nghĩ trong cách này.Trong nơi chốn của chúng, nhữngtư tưởng tế nhị và dịu dàng có thể được gợi lên bằng việc phản chiếu giận dữsai lầm như thế nào với người kia và người kia xứng đáng với sự tử tế và thiệný của chúng ta như thế nào. Trong cáchnày, chúng ta có mang đến một sự chuyển hóa chân thật cho trái tim. Đây là Giáo Pháp trong ý nghĩa chân thực củatừ ngữ. Những tư tưởng tiêu cực trước đây có thể được xóa tan và thay thế bằngcảm giác tích cực cùng từ bi cho người kia. Chúng ta nên lưu ý sự thay đổi ấn tượng này. Đây là một bước nhảy vọt đáng lưu tâm. Đấy là ý nghĩa thật sự của những gì gọi làhành trì Phật Pháp, nhưng không phải là một vấn đề đơn giản.

Khitâm thức được tác động bởi một tư tưởng đạo đức đầy năng lực, không suy tư tiêucực nào có thể triển khai cùng một lúc. Nếu chúng ta được thúc đẩy bởi những tư tưởng ân cần và hoan hỉ, ngay cảnhững hành vi dường như tiêu cực có thể cũng mang đến những kết quả tích cực. Thí dụ, nói dối thông thường là tiêu cực,nhưng khi chúng ta thực hiện nó vì từ bi và một tư duy để giúp đở người nàokhác, nói dối có thể được chuyển hóa thành điều gì đấy lành mạnh.

Tưtưởng vị tha của tâm tỉnh thức xuất phát từ sự thực hành bồ tát, từ ái và bi mẫn. Do vậy, trong vài trường hợp, một vị bồ tát được phép vi phạm những hànhđộng tiêu cực của thân thể và lời nói. Những hành vi xấu thông thường cho sinh khởi những kết quả không thuận lợi. Nhưng tùy thuộc trên động cơ, đôi khi nhữnghành vi này có thể là trung tính, và vào những lúc khác chúng có thể trở thànhxứng đáng một cách diệu kỳ. Đây là một sốlý do tại sao chúng tôi nhấn mạnh rằng Đạo Phật quan tâm một cách cơ bản vớitâm thức. Những hành vi thân thể và lờinói của chúng ta chiếm lấy vai trò thứ yếu.Thế nên, phẩm hạnh hay sự thanh khiết của bất cứ sự thực hành tâm linhnào được quyết định bởi khuyn hướng và động cơ cá nhân.

Conngười tự do có niểm tin trong bất cứ tôn giáo nào họ thích. Những người đối lập với tôn giáo cũng biểu hiệnra ý chí của họ. Con người lựa chọn theođuổi một tôn giáo tùy thuộc sự thích thú và thiên hướng của họ. Không có cách nào để thúc ép mọi người đitheo Đạo Phật hay bất cứ tôn giáo nào khác. Trong cuộc đời của chính Đức Phật, Ngài đã không thể làm cho tất cả mọingười Ấn Độ trở thành Phật tử. Trong mộtthế giới đa dạng sở thích và xu hướng, mọi người không thể đều trở thành Phật tử. Con người thụ hưởng quyền tin tưởng hay khôngtin tưởng trong bất cứ tôn giáo nào như nguyện ước của họ.

Đối với chúng ta điều thiết yếu là chúng ta đã chọn lựa đi theo Đạo Phật và quyết chí quy y trong Phật Bảo. Dưới những tình cảnh như thế, chúng ta bắt buộc phải tôn trọng những ngôn từ của Đức Phật. Nếu người Tây Tạng chúng tôi không tuân theo lời Phật dạy mà đòi hỏi người Trung Cộng làm như thế, thì chỉ là buồn cười. Họ từ chối Đạo Phật; tại sao họ phải tuântheo lời Giáo huấn của Đức Phật? Nếu họnói lời dối trá và ấp ủ những hành vi lừa bịp khác, chúng tôi có thể làmgì? Nếu họ bị tràn ngập bởi thù hận, chấptrước, và vô minh, họ sẽ không vui và sẽ làm rắc rối cho người khác. Do thế, đấy là nhiệm vụ của những người Phậttử, kể cả người Tây Tạng, hành trì Giáo nghĩa Phật Pháp. Sự thực hành của chúng ta là những cảm xúcphiền não – thái độ thù địch, chấp trước, và si mê – phải được tiêu trừ. Tâm thức chúng ta phải được tự do với những vọngtưởng này, và trên mãnh đất tâm thức của chúng chúng ta phải phát triển những đứctính tích cực.

Nhưnhững người Phật tử, chúng ta có những bức tượng hay tranh của Đức Phật trênbàn thờ ở nhà. Chúng ta đến chùa chiềnhay tu viện để đỉnh lễ Đức Phật. Đây làtất cả những gì biểu lộ sự tôn kính và tin tưởng của chúng ta. Nhưng thử thách thật sự là chúng ta chânthành tuân thủ những lời Phật dạy được bao nhiêu. Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạotâm linh của chúng ta. Do thế, nhữnghành vi thân thể, lời nói và tư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài. Ngay cả nếu chúng ta không thể tuân theo đấymột cách hoàn toàn, chúng ta phải nghiêm chỉnh tột bậc trong nỗ lực của chúngta. Từ trong chiều sâu của trái timchúng ta phải có một quyết tâm vững vàng để hành động trong những khuôn thước củagiáo thuyết Phật Đà. Chúng ta cần bảo đảmrằng đời sống hằng ngày của chúng ta tương hợp lời xác nhận là những người Phậttử. Nếu chúng ta không thể thực hiện đượcnhững điều này, lời tuyên bố ấy sẽ là giả tạo và vô nghĩa, chúng ta hờ hửng vàquên lãng những lời Phật dạy, đây là một hình thức của sự lừa dối. Điềuấy thì mâu thuẩn và đáng thương. Phải nên có sự hòa hiệp giữa những gìchúngta nói và những gì chúng ta làm.

Khichúng ta bắt đầu sự thực hành Phật Pháp, chúng ta lập lại lời nguyện cầu quy yvàphát triển tâm giác ngộ, nhưng cùng lúc chúng ta phải tạo nên một động cơ lànhmạnh được truyền cảm hứng bởi từ ái và bi mẫn. Sự thực hành kiểu này phải đượchoàn thành bởi cả thầy và trò giống như nhau. Khi tôi ngồi trên pháp tòa, tôi không được có ý tưởng, suy nghĩ về việctôi tuyệt vời như thế nào. Tôi cũngkhông nên nghĩ rằng tôi là một vị Đạt Lai Lạt Ma và có thể nói bất cứ điều gìtôi thích đến những học nhân của tôi. Mộtthái độ như vậy là không thích hợp. Tôichỉ là một thầy tu Đạo Phật giản dị và là một môn nhân của Đức Phật. Trách nhiệm của tôi là cố gắng tận lực để thựchiện đầy đủ giáo huấn. Khi tôi thực hànhgiáo lý, tôi không cố gắng để làm vui lòng hay tâng bốc Đức Phật. Sự thực của vấn đề là tôi quan tâm cho hạnhphúc và khổ đau của chính tôi. Cho dùtôi thụ hưởng hạnh phúc hay trải nghiệm khốn khó tùy thuộc hoàn toàn trongchính tay tôi. Những nhân tố nền tảngnày động viên tôi để dấn thân trong việc thực hành Phật Pháp.

ĐứcPhật đã giảng dạy từ kinh nghiệm của chính Ngài, những gì lợi lạc về lâu về dàivà những gì tổn hại. Tôi, trước hết, muốnhạnh phúc và hy vọng lánh khỏi khổ đau. Đây là một nguyện vọng mà sự hiện hữu của những ai vượt qua năm thánghay thậm chí cả cuộc đời này; nó mở rộng đến những đời sống bất tận. Tôi phải nhận ra ba loại thuốc độc - - nhữngcảm xúc phiền não của tham dục, thù hận, và si mê – sự tin tưởng rằng mọi vật tồntại như chúng xuất hiện, một cách độc lập, và tự do, không tùy thuộc trên nhữngnguyên nhân – là nguồn gốc của những vọng tưởng này. Để đối phó với những tư tưởng si mê và chấpngã này, tôi cần phát sinh từ ái, bi mẫn, vị tha, và tuệ trí hiểu biết tínhkhông.

Tôitin rằng vận mệnh của tôi hoàn toàn tùy thuộc trên đôi tay tôi. Những gì Đức Phật đã dạy có ý nghĩa vô vàntrong đời sống của tôi. Những lời củaNgài đang trở nên trong sáng hơn, và những gì Ngài đã dạy hơn 2.500 năm trướcmãi mãi thích hợp. Mặc dù tôi không thể tìm hiểu tận chiều sâu tất cả những giảng dạycủa Ngài, nhưng tôi có thể luận ra ý hướng của Ngài trong sự liên hệ đến nhữnggiảng giải của Ngài về hai chân lý (chân lý tối hậu – chân đế, và chân lý quy ước– tục đế), Bốn Chân Lý Cao Quý (khổ đau, nguyên nhân của nó, sự chấm dứt, vàcon đường đi đến sự chấm dứt), và v.v… Khi tôi lắng nghe và suy tư về triết lýĐức Phật đã dạy từ lâu xưa, hiếm có điều gì vô nghĩa đối với tôi. Tôi đạt được lợi lạc vô cùng từ những lời dạycủa Ngài, và tôi tin rằng những người khác cũng lần lượt có thể lợi ích từ nhữnglời của tôi. Với mục tiêu hỗ trợ này,tôi chia sẻ những ý tưởng và kinh nghiệm của tôi. Khi chúng ta hữu dụng đối với những ngườikhác, thì chúng ta đang hành động phụng sự Giáo Pháp. Giúp đỡ thậm chí chỉ một người cũng quý giá.

ĐứcPhật ban đầu phát triển tư tưởng vị tha và sau đó dấn thân trong việc tích tậpcông đức. Cuối cùng Ngài đạt đến thể trạnggiác ngộ của Quả Phật. Ngài đã thực hiệnthật hoàn toàn trong sự quan tâm đến những chúng sinh khác. Được truyền cảm hứng bởi tâm giác ngộ, mà điềuấy là quan tâm đến người khác hơn là chính mình, Đức Phật đã hoàn thiện việcrèn luyện trên con đường tu tập. Qualòng vị tha của Ngài, Đức Phật đã hành động để hoàn thành sự cát tường của nhữngchúng sinh khác. Qua hàng vố số kiếpNgài đã kiên cường trong sự theo đuổi ấy. Ngay cả sau khi đạt đến giác ngộ, chính nỗ lực của lòng vị tha ấy đã hướngNgài đến việc chuyển pháp luân. Do vậychủ đề nền tảng của Đạo Phật là lợi ích cho người khác. Khi chúng ta có thể giúp người khác phát sinhđức hạnh trong trái tim của họ, làm cho họ hạnh phúc và đời sống của họ đầy đủý nghĩa, đấy là sự phụng sự chân thật đến Đức Phật và Giáo Pháp của Ngài. Chúng ta phải chuyên cần và hướng trực tiếpnhững nỗ lực tuyệt hảo nhất của chúng ta trong cách này. Thế đấy, tôi tin, là việc đáp ứng đến lợi íchcủa người khác cũng như của chính mình trọn vẹn như thế nào.

Phongtục truyền thống của vị thầy lễ phủ phục ba lần đến pháp tòa trước khi an tọalà rất quan trọng. Mục tiêu là để ngănngừa sự kiêu mạn. Khi chúng ta ngồi trêntòa cao, và thuyết giảng, người ta biểu lộ tôn kính của họ đến chúng ta bằng việcđỉnh lễ đến chúng ta. Dưới những tình cảnhnhư thế chúng ta phải cẩn thận một cách đặc biệt. Trái lại, có một hiểm họa vô vàn của sự kiêu mạn len lén bêntrong. Trong một vài trường hợp điều nàyđã xảy ra. Những tu sĩ nào đấy, khởi đầu rất giản dị, sau khi thấy họ có nhiều học nhân và đã đạt đượcmột vị thế nào đấy, và họ trở nên vênh váo, dương dương tự đắc. Chúng ta không thể trách họ; đấy là kết quả củanhững cảm xúc phiền não của chính họ.

Nhữngcảm xúc phiền não thì cực kỳ gian dảo và ngoan cố. Khi một người ở dưới sự thống trị của phiềnnão được đặt ngồi trên pháp tòa, người ấy bị khống chế bởi vọng tưởng. Khi chúng ta nghe người ấy nói chuyện, lòng tựhào của người ấy phồng to lên ngày càng dài hơn khi người ấy tiếp tục. Đây là việc các cảm xúc phiền não hoạt độngnhư thế nào. Hậu quả của cảm xúc phiềnnão là đáng kinh ngạc. Chúng có thể làmcho một vị thầy bất hòa với những người khác vì tham muốn nhiều học nhânhơn. Trong những trường hợp như thế, cảsự chấp thủ và thù oán cùng hoạt động.

Maymắn thay, có một năng lực có thể chiến đấu chống lại những cảm xúc phiềnnão. Đấy là tuệ trí. Tuệ trí này trở nên trong sáng hơn và sắc bénhơn khi chúng ta áp dụng phân tích và thẩm tra. Nó sinh động và dẻo dai. Trái lại,tâm thức vô minh, mặc dù nó có thể là gian giảo, nhưng không thể chống lại sựphân tích. Dưới sự thẩm tra thông tuệ,nó bị sụp đổ. Sự thấu hiểu điều này chochúng ta niềm tin vững chắc để giải quyết những rắc rối được tạo nên bởi các cảmxúc phiền não. Nếu chúng ta nghiên cứu và phản chiếu, chúngta có thể đạt đến một sự thấu hiểu hoàn hảo về tuệ trí, và những cảm xúc phiềnnão như thái độ thù địch và chấp trước, những thứ được sản sinh bởi tâm thứctin tưởng rằng mọi thứ là thật, rằng chúng tồn tại như chúng xuất hiện. Tâm thức nhận thức về sự tồn tại thật sự là cựckỳ linh động, mạnh mẽ, và gian trá. Đồnglõa gần gũi của nó, thái độ vị kỷ, là tương đồng với táo bạo và ngoan cố. Đã từ lâu lắm, chúng ta đã hoàn toàn ở dưới sựthống trị của nó. Nó tự cho là bạn bè, hỗtrợ, và bảo vệ chúng ta. Bây giờ, nếuchúng ta cẩn thận và sáng suốt, chúng ta phải phát triển tuệ trí thấu hiểu rằngmọi thứ không tồn tại như chúng xuất hiện, rằng chúng vắng bóng loại sự thậtnày; điều này được gọi là tuệ trí của tính không. Bằng việc sử dụng vũ khí này với nổ lực bềnbỉ, chúng ta sẽ có cơ hội để chiến đầu chống lại những cảm xúc phiền não.

Trongtiến trình của sự thực tập, chúng ta cần nghĩ về những lợi ích của việc yêu mếnngười khác và những khiếm khuyết của tính vị kỷ. Về đường dài, tư tưởng quan tâm đến ngườikhác sẽ chứng tỏ tính siêu việt, và tính vị kỷ của chúng ta sẽ xuất hiện trong mộtánh sáng mờ nhạt. Tất cả tùy thuộc trênviệc chúng ta nghiêm chỉnh và cần mẫn ra sao. Nếu chúng ta có thể tự chứng tỏ bằng việc theo đuổi con đường đúng đắn vớinhững nổ lực phối hợp, chúng ta có thể chắc chắn rằng những cảm xúc phiền nãocó thể được tiêu trừ.

PhậtQuả là mục tiêu tối hậu trong sự thựchành của chúng ta, và sẽ rất hữu ích để thấu hiểu điều này có nghĩa là gì. Tạng ngữ cho chữ giác ngộcó hai phần; phần thứ nhất liên hệ đến việc tịnh hóa và phầnthứ hai là sự làm giàu thêm hay đầy đủ. Chínhyếu những gì chúng ta phải tịnh hóa là những khuyết điểm của tâm thức chúngta. Sự tịnh hóa như thế không ngụ ý sự chấm dứt lập tứccác khuyết điểm này, nhưng biểu thị hành động cẩn trọng của việc áp dụng nhữngđối trị và hoàn toàn loại trừ chúng.

Bâygiờ đây, những khuyết điểm mà chúng ta đang liên hệ đến là những nguồn gốc củakhổ đau: nghiệp chướng và những cảm xúc phiền não cũng như những dấu vết[3] dochúng để lại. Những khiếm khuyết này cóthể được loại trừ chỉ bằng việc áp dụng những đối trị thích ứng. Những dấu vết do các cảm xúc phiền não để lạilàm chướng ngại con người đạt đến toàn tri toàn giác. Tâm thức từ bản chất tự nhiên của nó, có khảnăng hiểu biết mọi thứ, nhưng những nhược điểm này che đậy hay chướng ngại tâmthức khỏi những tri giác như vậy. Loạitrừ những chướng ngại này bằng việc phát triển những đối tác cần thiết đượchoàn thành bởi tâm thức. Khi tâm thứchoàn toàn tự do khỏi chướng ngại, nó tự động trở nên tỉnh thức toàn diện, vàhành giả thức tỉnh đến sự giác ngộ toàn triệt.

Thểtrạng giác ngộ không phải là một loại thực thể vật lý nào đấy như một cư xứthiên đàng. Đấy là phẩm chất nội tại củatâm thức khai mở trong năng lực tích cực toàn vẹn của nó. Do thế, nhằm để đạt đến thể trạng tỉnh thứcnày, hành giả phải bắt đầu bằng việc loại trừ những thứ tiêu cực của tâm thứcvà phát triển những phẩm chất tích cực từng thứ một. Đấy là tâm thức năng động áp dụng những đốitrị trong tiến trình loại trừ những thúc đẩy và chướng ngại tiêu cực. Ở đấy đi đến một điểm khi những xúc cảm phiềnnão và chướng ngại tinh thần có thể không bao giờ tái diễn, bất chấp điều gì xảyra. Cùng biểu hiện ấy, chính là tâm thứcliên hệ độc nhất trong việc phát triển tuệ giác và tri thức tâm linh. Tuy thế, với một ít năng lượng tích cực có thểđược bắt đầu, qua quá trình diễn biến tâm thức trở nên hoàn bị tròn đầy với trithức và tỉnh thức của Phật Quả.

Mỗitôn giáo thể giới có các đặc trưng phân biệt và những bông hoa riêng củanó. Nhưng, một cách căn bản, tất cả cùngchia sẻ những xu hướng và đối tượng chung. Kết quả, các tôn giáo đã là cội nguồn của lợi ích cho hàng triệu ngườiqua hàng thế kỷ. Không có phủ nhận nào rằngqua sự thực hành chân thành, tín đồ tôn giáo đạt đến hòa bình của tâm hồn và trởnên những người mô phạm, khai hóa và tốt đẹp hơn. Họ đã tự làm cho họ thánh thiện, và cống hiến nhiều phụng sự vĩ đại cho nhân loại. Tuy nhiên, nhiều vấn nạn xã hội và chính trịcũng phát sinh từ việc lạm dụng tôn giáo. Họ đấu tranh với những người khác niềm tin, thậm chí đôi khi đi đến mứcđộ chiến tranh toàn diện. Tuy vậy,chúng ta nên tôn trọng sự đa dạng tôn giáo bởi vì con người có những tính khívà thiên hướng tinh thần khác biệt, sở thích và quan tâm bất đồng. Một tôn giáo , do thế, không thể thỏa mãn tấtcả mọi người. Từ quan điểm này, trạngthái muôn màu muôn vẻ được ngưỡng mộ.

Mỗitôn giáo hữu dụng trong cách riêng của nó. Thật hão huyền để tưởng tượng nên chỉ có một tôn giáo cho toàn thế giới. Không phải mọi người Ấn Độ đều đã tiếp nhận ĐạoPhật ngay cả trong chính thời Đức Phật tại thế.Điều này cũng đúng đối với những tôn giáo khác và những vị khai sáng nềnđạo. Do vậy, tôi tin tưởng trong một sựhòa hiệp các tôn giáo, điều này là thực tiễn, có thể áp dụng, và có thể phátsinh những kết quả tích cực. Tôi ngưỡngmộ những việc làm tốt đẹp của những ai thuộc các tôn giáo khác. Đây là một cung cách thân thiện để kết giaobè bạn. Tôi có nhiều bằng hữu Ki TôGiáo, Hồi Giáo, và Ấn Độ Giáo. Trong phạmvi này, tiến hành những cuộc bàn cải và tranh luận triết lý dường như vô nghĩađối với tôi. Điều gì tốt lành của việcthử thách vị thế giáo thuyết của những tín ngưỡng khác làm nên được?

Thayvì nuôi dưỡng sự ganh đua và tranh luận qua lại giữa tín đồ các tôn giáo, tôi đềnghị rằng chúng ta nên học hỏi từ những tín ngưỡng khác. Tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng có thể thực hành nhữngthí dụ của người Ki Tô Giáo trong việc phục vụ xã hội. Nhiều người đã cống hiến đời sống của họ đểphụng sự những người đáng thương, nghèo cùng, và bị áp bức. Ở Calcutta[4],thí dụ có Mẹ Theresa. Nhiều Ki Tô hữuchăm sóc những người bệnh hủi mà hoàn toàn không quan tâm đến đời sống củachính họ. Có tu sĩ Tây Tạng nào làm việcđó không? Gần một nghìn năm trước, đạisư Tây Tạng Dromtonpa[5]thậtsự đã làm việc ấy và đã đánh mất chân tay của ngài. Gần đây nhất, Tehor Kyorpon Rinpoche cũng chăm sóc những người khổ đau vì bệnh phongcùi. Do vậy, thay vì đối đầu, học hỏi với nhau sẽ thông tuệ hơn và có ý nghĩahơn. Trong cách này, giáo đồ của mọi xuhướng tín ngưỡng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc tạo nên thanh bìnhvà hòa hiệp trong thế giới của chúng ta.

Bởi vì mọi người khác nhau và thiên hướng của họ đadạng, nên Đức Phật đã dạy những quan điểm triết lý muôn màu sắc. Mục tiêu hoàn toàn trong giáo huấn của Ngàilà để lợi ích chúng sinh, cuối cùng đưa họ đến hòa bình và giác ngộ. Giáo huấn của Đức Phật không phải là một lýthuyết cứng nhắc đòi hỏi tất cả môn đồ phải tuân thủ duy nhất và cùng một lý thuyếttriết học. Trái lại, Đức Phật đưa ra nhiềutrình độ khác nhau của việc giải thích để phù hợp với những trình độ thông tuệvà tính khí tinh thần đa dạng của đệ tử.Kết quả, ở Ấn Độ, bốn trường phái tư tưởng quan trọng đã hìnhthành. Thậm chí trong bốn trường phái tưtưởng chính, cũng có vô số các chi phái phụ.

Điều quan trọng là phải nhớ rằng tất cả những gì ĐứcPhật đã dạy là muốn giúp chúng sinh và hướng dẫn họ trên con đường tâmlinh. Giáo huấn của Ngài không phải lànhững ức đoán trừu tượng mà là bộ phận của tiến trình và kỷ năng cho việc chiếnđấu với những cảm xúc phiền não. Chúngta có thể nhận thức những thích hợp của các đối trị cho những cảm xúc phiền nãokhác nhau từ kinh nghiệm riêng của chúng ta. Đức Phật đã dạy rằng, để chống lại sân hận và thù oán chúng ta nên thiềnquán trên từ ái. Đặt chú ý trên khía cạnhgớm ghiếc của đối tượng phục vụ cho việc làm xao lãng sự vướng mắc đến đối tượng. Có nhiều lập luận hợp lý để cho thấy rằng hiệntướng của sự tồn tại cố hữu (có tự tính) là một sai lầm. Nhận thức của sự tồn tại cố hữu là một loạisi mê, và tuệ trí thân chứng tính không là đối thủ trực tiếp của nó.

Từ những giáo huấn như thế, chúng ta có thể kết luậnrằng cảm xúc phiền não chỉ là những vọng tưởng tạm thời của tâm thức và chúngcó thể được nhổ rể một cách hoàn toàn. Khi tâm thức hoàn toàn tự do khỏinhững nhiễm ô, năng lực bản chất chân thật tự nhiên của nó – trong sáng và tỉnhthức – được khai mở một cách hoàn toàn. Khi sự thấu hiểu những điều này được làm phong phú, hành giả đi đến hiểurõ giá trị khả năng của việc đạt đến niết bàn và Phật Quả. Điều này xảy đến nhưmột sự phát giác diệu kỳ.

Chúng ta không phải xem những lời Đức Phật như điềugì đấy thiêng liêng mà chúng ta không thể khảo sát. Trái lại, chúng ta tự do để thẩm tra và xácminh giáo huấn của Ngài. Hành giả có thể nếm mùi vị những lời Phật dạy bằng việcđem chúng vào thực hành. Như một kết quảcủa kinh nghiệm cá nhân, hành giả đạt được sự thuyết phục và niềm tin tronggiáo huấn. Điều này, tôi nghĩ, là đặc điểmvô song của Đạo Phật. Trong những tôngiáo khác lời của Thượng Đế hay đấng tạo hóa được xem như là tuyệt đối.

Có hai mục tiêu chính của con đường tâm linh trongphạm vi Đạo Phật. Đây là sự tái sinh caothượng và những gì được biết là phẩm hạnh tốt đẹp rõ ràng, những điều liên hệ đếngiải thoát khỏi tái sinh và tiếp cận sự giác ngộ hoàn toàn. Thật là mê ly để nghe một giải thích về nhữngphương pháp chi tiết cho việc đạt đến những mục tiêu này. Môn đồ không bị đòi hỏi phải phụng thờ Đức Phậtnhằm để đạt đến sự tái sinh cao quý. Nhưngđược giải thích rằng sự tái sinh cao quý có thể đạt được bằng việc thực hành đạođức của việc từ bỏ những hành vi bất thiện. Một sự chỉ dẫn như vậy là thực tiển và vững chãi một cách hợp lý. Do vậy, một cá nhân muốn đạt được sự tái sinhcao quý, như việc sinh ra như một con người, phải tránh những hành vi bất thiện.

Bâygiờ chúng ta được sinh ra như một con người thành công và đẹp đẽ, người thụ hưởngmột đời sống trường thọ, có những sự trao truyền vững chãi sâu xa. Để trở nên thịnh vượng trong tương lai, chúngta cần thực tập bố thí trong kiếp sống này.Nếu chúng ta muốn thân tướng đoan chính với sự duyên dáng cá nhân, chúngta phải được hướng dẫn thực tập kiên nhẫn và bao dung. Nhằm để thụ hưởng một đời sống trường thọ,chúng ta được chỉ dạy không tổn hại sự sống của những chúng sinh khác mà làm nhữnggì chúng ta có thể giúp đỡ họ. Đây là nhữngnguyên nhân và kết quả liên hệ một cách hợp lý với nhau.

Vớisự tôn trọng thích đáng những tôn giáo khác, tôi tin tưởng rằng chỉ có Đạo Phậtmới hướng dẫn giáo đồ của mình phát triển niềm tin và sức thuyết phục trên cănbản của luận lý [logic] và lý trí. Chắcchắn không có sự ép buộc hay thúc đẩy tin tưởng. Thực tế, một sự tiếp cận dựatrên lý trí được tôn trọng cao độ. ĐứcPhật đã từng nói rằng một cá nhân đạt đến sự tái sinh cao hơn bằng việc tạo nênnhững hành động tích cực và từ bỏ những hành vi tiêu cực như giết hại, trộm cắp,v.v… không phải bằng việc chỉ cúng dường hàng nghìn đèn bơ đến Đức Phật. Không phải chỉ niềm tin cho phát sinh những kếtquả diệu kỳ, mà là để tâm tư đến những nguyên nhân đúng đắn.

Hãyđể chúng ta thẩm tra một thí dụ đặc thù. Đức Phật đã hướng dẫn chúng ta thực tập nhẫn nhục do thế chúng ta sẽ đượctái sinh như những con người tướng tốt.Sự biểu lộ đã rõ ràng. Khi mộtngười sân hận, đôi mắt người ấy phồng lên và gương mặt phẩn nộ, cho dù người ấythường có một khuôn mặt duyên dáng hay không. Không ai muốn ở gần những người sân hận, trái lại khi người nào đấy mĩmcười, chúng ta thích thú, ngay cả nếu đấy là một người xa lạ.

Nhữngnền tảng giáo huấn của Đức Phật quan tâm việc quán chiếu luật nhân quả và thựctập Bốn Chân Lý Cao Quý. Do vậy, nhữngai khao khát hạnh phúc, thành công, vàgiải thoát rốt ráo cần tôn trọng triệt để những nền tảng này. Nếu chúng ta muốn những kết quả tích cực,chúng ta phải chú trọng những nguyên nhân đúng đắn của nó. Điều này có thể được soi sáng một cách đơn giảnsau đây. Khi chúng ta muốn cải thiệnhoàn cảnh tài chính, thật là khờ dại nếu cứ ôm giữ tiền bạc ấy và dấu nó dướithắt lưng của chúng ta. Nó sẽ không tựtăng trưởng; chúng ta phải đầu tư nó. Điềunày có nghĩa là ban đầu chúng ta phải lìa bỏ tiền bạc của chúng ta [qua việcđưa nó vào kinh doanh]. Chúng ta, do vậy,thấu hiểu luận lý của Đức Phật khi Ngài nói rằng thật quan trọng để thực hành bốthí nếu chúng ta muốn trở nên giàu có trong những kiếp sống sau. Từ những thí dụ như vầy, chúng ta có thể đưara kết luận rằng chúng ta có thể tin tưởng những lời của Đức Phật. Những gì Ngài dạy từ kinh nghiệm thân chứng củachính Ngài là thích đáng và lợi lạc cho mỗi chúng ta.

Nguyêntác: Motive and Aspiration (Trích từ quyểnAwakening the Mind, Lightening the Heart)
Tácgiả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyểnngữ: Tuệ Uyển
Ẩn Tâm Lộ ngày01/06/2011

[1] Tâm tỉnh thức vịtha tức là tâm giác ngộ hay tâm bồ đề -bodhicitta

[2] Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và tuệ trí.

[3] Chủng tử nghiệphay hạt giống phiền não

[4] Tên hiện tại làKolkata, thủ phủ của tiểu bang Tây Bengal, và cũng là thủ đô thương mại củaĐông Ấn Độ.

[5] Dromtonpa (AD 1004-1064) là một cao đồ củaAtisa và là một trong những đạo sư truyền thừa của dòng Kadampa.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 813)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 670)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
14/10/2024(Xem: 1510)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4019)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
27/05/2024(Xem: 994)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế. Chúng ta thường nghe nói, “Đời Là Bể Khổ.” Phật Giáo phân loại Khổ rất luận lý khoa học: Tam Khổ (Khổ khổ [sa. duḥkha-duḥkha,] Hoại khổ [sa. vipariṇāma-duḥkha,] và Hành khổ [sa. saṃskāra-duḥkha.] Ngoài ra còn có Bát khổ. Sinh – Lão – Bệnh – Tử gọi là tứ khổ. Cộng thêm 4 cái khổ khác nữa là: Ái biệt ly khổ - 愛別離苦(あいべつりく): Yêu nhau mà chia lìa nhau là khổ vậy. Cầu bất đắc khổ - 求不得苦(ぐふとくく): Cầu mà không được chính là khổ vậy. Oán tắng hội khổ - 怨憎会苦(おんぞうえく): Ghét mà phải ra vào gặp mặt hàng ngày là khổ vậy. Ngũ ấm xí thạnh khổ - 五蘊 盛苦(ごうんじょう): No cơm ấm cật quá cũng khổ.
30/04/2024(Xem: 2980)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3541)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3703)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7405)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]