Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BỘ MẶT NGUYÊN THỦY

05/04/201310:35(Xem: 4198)
BỘ MẶT NGUYÊN THỦY
BỘ MẶT NGUYÊN THỦY
Ngọc Bảo trích dịch

“Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono. Đại Đăng Quốc Sư (1281-1337) là một trong những vị thầy sáng chói nhất của giòng Lâm Tế Nhật Bản. Ngài đã ẩn mình một thời gian, giả trang là một người ăn mày để lánh khỏi danh vọng.

“Trong những bước đầu tập thiền, tất cả chúng ta đều phải dốc lòng tập tọa thiền (ngồi thiền). Ngồi trong tư thế kiết già hay bán kiết già, đôi mắt khép hờ, để làm sao thấy được bộ mặt nguyên thủy, tức là bộ mặt sẵn có của chúng ta ngay từ trước khi được cha mẹ sinh ra. Có nghĩa là ta cảm nhận được trạng thái nguyên thủy trước khi cha mẹ sinh ra ta, trước khi trời và đất phân ly, trước khi ta có được hình hài con người này. Khi ngồi thiền với thân tâm rỗng lặng, bộ mặt nguyên thủy sẽ hiện ra. Nó không có sắc, không có hình, rỗng không như bầu trời trong sáng trong đó không có một hình thể sắc tướng nào.

Bộ mặt nguyên thủy thực sự là không có tên, nhưng nó được gọi bằng những danh từ như là bản lai diện mục, Thượng đế, Phật tính, và chân tâm. Nó cũng giống như con người, khi mới sinh ra chưa có tên, nhưng sau đó được gọi bằng đủ thứ tên. Một ngàn bẩy trăm công án (Ko-an) hay những đề tài mà các thiền sinh tham khán, tất cả đều chỉ cốt cho họ nhận ra được bộ mặt nguyên thủy của mình. Đức Thế Tôn ngồi thiền trong suốt sáu năm nơi núi tuyết, và ngài đã giác ngộ trong một buổi sáng tinh mơ khi nhìn thấy ngôi sao mai chiếu lấp lánh trên trời, đó là ngài đã thấy được bộ mặt nguyên thủy của chính mình. Khi nói đến các vị tổ ngày xưa đã được đại ngộ, đó là họ đã thấy được bộ mặt nguyên thủy, hay còn gọi là bản lai diện mục. Nhi tổ Thiền tông Huệ Khả đứng dầm mình trong tuyết, hi sinh tự chặt mất một cánh tay của mình, cốt để cầu lấy sự giác ngộ; Lục tổ Huệ Năng đã đốn ngộ khi nghe câu kệ từ kinh Kim Cương; Linh Vân ngộ khi nhìn thấy cánh hoa đào nở, Hương Nghiêm ngộ khi nghe tiếng viên gạch rớt trên cành tre; Lâm Tế ngộ khi bị Hoàng Bá đánh, và Tozan ngộ khi nhìn thấy bóng của mình phản chiếu trên mặt nước.

Đó chính là họ đã gặp được “Người chủ đích thực”. Thân này giống như một ngôi nhà, và ngôi nhà đó phải có một người chủ. Người chủ nhà đó chính là bộ mặt nguyên thủy. Những kinh nghiệm nóng lạnh, những cảm giác thiếu thốn, hay thèm muốn --- tất cả chỉ là những vọng tưởng và không thực sự thuộc về vị chủ nhân đích thực của ngôi nhà này. Những vọng tưởng chỉ là những gì khởi phát ra sau này, chúng sẵn sàng tan đi theo từng hơi thở. Nếu để bị lôi cuốn trong những vọng tưởng đó, chúng ta sẽ tự đọa đầy trong địa ngục, quanh quẩn hóa kiếp theo sáu nẻo luân hồi. Đi sâu vào thực tập tọa thiền, ta sẽ tìm thấy được nguồn gốc của tư tưởng. Tư tưởng là một cái gì không hình không tướng, nhưng vì những chấp mê theo chúng còn tồn tại ngay cả tới sau khi chết, con người rơi vào địa ngục đau khổ, hay phải chịu muôn vàn phiền não trong thế giới vộ thường này.

Mỗi khi có tư tưởng khởi lên, ta hãy buông bỏ nó đi. Hãy chú tâm vào việc quét sạch đi những tư tưởng. Tọa thiền là quét sạch đi những tư tưởng. Khi những tư tưởng lắng xuống, bộ mặt nguyên thủy sẽ hiện ra. Những tư tưởng giống như những đám mây, khi mây tan, mặt trăng sẽ xuất hiện. Mặt trăng của chân lý vĩnh cửu, đó là bộ mặt nguyên thủy.

Phật chính là tâm ta. Cái gọi là “kiến tánh” có nghĩa là ta đã ngộ được tâm Phật của mình. Hãy không ngừng buông bỏ những tư tưởng, rồi ta sẽ thấy được tâm Phật. có thể có sự hiểu lầm rằng “kiến tánh” chỉ có thể thực hiện được khi ngồi thiền. Nhưng không phải như vậy. Yoka đại sư đã nói rằng: “Đi cũng là thiền, ngồi cũng là thiền. Nói năng hoặc im lặng, trong động hay trong tịnh, tất cả đều là thiền được. Thiền không phải chỉ là ngồi thiền và dẹp đi những tư tưởng của mình, mà Thiền chính là Giác. Dù đứng hay ngồi, hãy luôn giữ cho tư tưởng được tập trung và tỉnh giác. Và bỗng nhiên, bộ mặt nguyên thủy sẽ hiện ra với ta.”


Ngọc Bảo
(Trích dịch từ “A first Zen reader”)
(ngocbao.org)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 6105)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 10457)
Tư tưởng hiện đại hay (tâm hồn hiện đại) cũng không xa tư tưởng ngày xưa là mấy. Những triết gia từ thiên cổ đã mở rộng tâm thức bao quát mọi chân trời. Có người đã lặng thinh.
01/03/2013(Xem: 6718)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
26/02/2013(Xem: 4184)
Kinh Đại Bát Nhãnói Bồ-tát là người “Vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cứu độ những chúng sanh điên đảo chấp ngã” (Phẩm Đạo thọ thứ 71), “vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Phẩm Nhất niệm thứ 76), “hành sáu ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại, mười tám pháp bất cọng, hành đại từ đại bi, hành nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh” (Phẩm Bồ-tát hạnh thứ 72).
12/01/2013(Xem: 4909)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì của bản văn, giải thích chủ yếu. Phần này có ba phần: ý nghĩa danh đề của bản văn, nội dung của bản văn và lời cuối. Chương 1 của Giải thích Trung Luận này gồm có Các giải thích mở đầu [= Giải thích Trung Luận. (Bài 1)], Tụng mở đầu Trung luận [Giải thích Trung Luận (Bài 2)], và Giải thích về chương 1 của Trung Luận. Phần thứ nhì là giải thích các chương từ chương 2 tới chương 27.
09/01/2013(Xem: 3867)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng. Nếu toàn thể và những bộ phận tồn tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó. Nhưng quý vị không thể làm như thế.
31/12/2012(Xem: 6628)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
29/12/2012(Xem: 5859)
Chủ đề của sách này chính là ‘không’. Nói đơn giản: cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp. Cái không của Bát-nhã là ‘nghĩa sâu sắc’ của sự thể ngộ. Cái không của Long thọ là là giả danh, tánh không của kinh Bát-nhã, và sự thống nhất trung đạo và duyên khởi của kinh A-hàm.
28/12/2012(Xem: 10326)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
12/12/2012(Xem: 6454)
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánh – Phật giới (buddha-dhātu), v.v., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều, nhưng làm tính khả năng để thành Phật, trên phương diệt bổn tánh chẳng phải là hai của chúng sanh và Phật để nói, thì có ý nghĩa nhất trí với nhau. Tại Ấn-độ, sự hưng khởi của thuyết Như lai tạng khoảng vào thế kỷ thứ 3 A.D., từ giai đoạn sơ kỳ Đại thừa tiến vào hậu kỳ Đại thừa Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]