Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BỘ MẶT NGUYÊN THỦY

05/04/201310:35(Xem: 3790)
BỘ MẶT NGUYÊN THỦY
BỘ MẶT NGUYÊN THỦY
Ngọc Bảo trích dịch

“Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono. Đại Đăng Quốc Sư (1281-1337) là một trong những vị thầy sáng chói nhất của giòng Lâm Tế Nhật Bản. Ngài đã ẩn mình một thời gian, giả trang là một người ăn mày để lánh khỏi danh vọng.

“Trong những bước đầu tập thiền, tất cả chúng ta đều phải dốc lòng tập tọa thiền (ngồi thiền). Ngồi trong tư thế kiết già hay bán kiết già, đôi mắt khép hờ, để làm sao thấy được bộ mặt nguyên thủy, tức là bộ mặt sẵn có của chúng ta ngay từ trước khi được cha mẹ sinh ra. Có nghĩa là ta cảm nhận được trạng thái nguyên thủy trước khi cha mẹ sinh ra ta, trước khi trời và đất phân ly, trước khi ta có được hình hài con người này. Khi ngồi thiền với thân tâm rỗng lặng, bộ mặt nguyên thủy sẽ hiện ra. Nó không có sắc, không có hình, rỗng không như bầu trời trong sáng trong đó không có một hình thể sắc tướng nào.

Bộ mặt nguyên thủy thực sự là không có tên, nhưng nó được gọi bằng những danh từ như là bản lai diện mục, Thượng đế, Phật tính, và chân tâm. Nó cũng giống như con người, khi mới sinh ra chưa có tên, nhưng sau đó được gọi bằng đủ thứ tên. Một ngàn bẩy trăm công án (Ko-an) hay những đề tài mà các thiền sinh tham khán, tất cả đều chỉ cốt cho họ nhận ra được bộ mặt nguyên thủy của mình. Đức Thế Tôn ngồi thiền trong suốt sáu năm nơi núi tuyết, và ngài đã giác ngộ trong một buổi sáng tinh mơ khi nhìn thấy ngôi sao mai chiếu lấp lánh trên trời, đó là ngài đã thấy được bộ mặt nguyên thủy của chính mình. Khi nói đến các vị tổ ngày xưa đã được đại ngộ, đó là họ đã thấy được bộ mặt nguyên thủy, hay còn gọi là bản lai diện mục. Nhi tổ Thiền tông Huệ Khả đứng dầm mình trong tuyết, hi sinh tự chặt mất một cánh tay của mình, cốt để cầu lấy sự giác ngộ; Lục tổ Huệ Năng đã đốn ngộ khi nghe câu kệ từ kinh Kim Cương; Linh Vân ngộ khi nhìn thấy cánh hoa đào nở, Hương Nghiêm ngộ khi nghe tiếng viên gạch rớt trên cành tre; Lâm Tế ngộ khi bị Hoàng Bá đánh, và Tozan ngộ khi nhìn thấy bóng của mình phản chiếu trên mặt nước.

Đó chính là họ đã gặp được “Người chủ đích thực”. Thân này giống như một ngôi nhà, và ngôi nhà đó phải có một người chủ. Người chủ nhà đó chính là bộ mặt nguyên thủy. Những kinh nghiệm nóng lạnh, những cảm giác thiếu thốn, hay thèm muốn --- tất cả chỉ là những vọng tưởng và không thực sự thuộc về vị chủ nhân đích thực của ngôi nhà này. Những vọng tưởng chỉ là những gì khởi phát ra sau này, chúng sẵn sàng tan đi theo từng hơi thở. Nếu để bị lôi cuốn trong những vọng tưởng đó, chúng ta sẽ tự đọa đầy trong địa ngục, quanh quẩn hóa kiếp theo sáu nẻo luân hồi. Đi sâu vào thực tập tọa thiền, ta sẽ tìm thấy được nguồn gốc của tư tưởng. Tư tưởng là một cái gì không hình không tướng, nhưng vì những chấp mê theo chúng còn tồn tại ngay cả tới sau khi chết, con người rơi vào địa ngục đau khổ, hay phải chịu muôn vàn phiền não trong thế giới vộ thường này.

Mỗi khi có tư tưởng khởi lên, ta hãy buông bỏ nó đi. Hãy chú tâm vào việc quét sạch đi những tư tưởng. Tọa thiền là quét sạch đi những tư tưởng. Khi những tư tưởng lắng xuống, bộ mặt nguyên thủy sẽ hiện ra. Những tư tưởng giống như những đám mây, khi mây tan, mặt trăng sẽ xuất hiện. Mặt trăng của chân lý vĩnh cửu, đó là bộ mặt nguyên thủy.

Phật chính là tâm ta. Cái gọi là “kiến tánh” có nghĩa là ta đã ngộ được tâm Phật của mình. Hãy không ngừng buông bỏ những tư tưởng, rồi ta sẽ thấy được tâm Phật. có thể có sự hiểu lầm rằng “kiến tánh” chỉ có thể thực hiện được khi ngồi thiền. Nhưng không phải như vậy. Yoka đại sư đã nói rằng: “Đi cũng là thiền, ngồi cũng là thiền. Nói năng hoặc im lặng, trong động hay trong tịnh, tất cả đều là thiền được. Thiền không phải chỉ là ngồi thiền và dẹp đi những tư tưởng của mình, mà Thiền chính là Giác. Dù đứng hay ngồi, hãy luôn giữ cho tư tưởng được tập trung và tỉnh giác. Và bỗng nhiên, bộ mặt nguyên thủy sẽ hiện ra với ta.”


Ngọc Bảo
(Trích dịch từ “A first Zen reader”)
(ngocbao.org)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 14939)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
08/04/2013(Xem: 8210)
Như Lai (Tathagata) một trong 10 hiệu của Phật “không từ đâu đến, không đi về đâu”, là tính thường trụ thường hằng của các pháp, như như bất động không sinh không diệt, không tới không lui, là bản thể, là thực tướng là pháp tánh của mọi sự vật. “Nếu lấy sắc để nhìn ta, lấy âm thanh để cầu ta, đó là kẻ hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai” Như lai được hiểu là thực tướng của các pháp đó là vô ngã tướng không còn các tướng (Ngã, nhơn chúng sanh, thọ giả).
08/04/2013(Xem: 8756)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 12833)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
06/04/2013(Xem: 5005)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
06/04/2013(Xem: 4476)
Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi, không biến chuyển. Tất cả đều yên tĩnh bất động: "Bản tính của mỗi sự vật ở yên nơi một thời, có vật nào để mà khả dĩ đi lại được ?
05/04/2013(Xem: 3303)
Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội, mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Đông hơn 2.000 năm qua ...
05/04/2013(Xem: 3551)
Lễ bái không có nghĩa là van vái thần linh để mong cầu điều gì có lợi cho mình, mà là sự khiêm cung biết hạ mình để học hỏi chân lý.
04/04/2013(Xem: 1111)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 6660)
Lời người dịch: " Khái luận tư tưởng Phật học Ấn độ" là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của học giả người Trung Hoa Lữ Trưng . Quan điểm của ông đối với việc nghiên cứu Phật học là chính đáng, vì phương pháp nghiên cứu của ông gắn liền với sử học, nghĩa là tư tưởng và bối cảnh xã hội không thể tách rời nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567