Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đánh giá đúng lý duyên khởi

09/01/201313:12(Xem: 3814)
Đánh giá đúng lý duyên khởi

dalailama-7a

ĐÁNH GIÁ ĐÚNG LÝ DUYÊN KHỞI
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ



Vì không có hiện tượng nào
Là không duyên sinh
Nên không có hiện tượng nào là không
Trống rỗng sự tồn tại cố hữu
(Tất cả các pháp là vô tự tính)


- Căn Bản Trung Quán Luận của Long Thọ Được Gọi Là “Tuệ Trí”-


Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử.  Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng.  Nếu toàn thể và những bộ phận tồn tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó.  Nhưng quý vị không thể làm như thế.

Có một sự mâu thuẩn giữa cách mà toàn thể và những bộ phận của nó xuất hiện và cách mà chúng thật sự tồn tại, nhưng điều này không có nghĩa là không có những tổng thể, với vì nếu những tổng thể không hiện hữu, quý vị không thể nói về điều gì đấy hiện diện như một phần của bất cứ điều gì.  Kết luận này phải là có những tổng thể nhưng sự tồn tại của chúng được thiết lập trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – chúng không tồn tại một cách độc lập.  Như Căn Bản Trung Quán Luận gọi là “Tuệ Trí” của Long Thọ nói:

Rằng điều gì sinh khởi một cách lệ thuộc
Nó không là một với điều ấy, trên thứ mà nó tùy thuộc
Và cũng không khác một cách cố hữu với nó.
Vì thế, nó không phải không có gì nhưng không tồn tại một cách có tự tính.

LÝ DUYÊN KHỞI HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

Phụ thuộc hay độc lập: không có cách lựa chọn nào khác.  Khi điều gì là một, thì một cách xác định nó không phải là thứ khác.  Vì phụ thuộc hay độc lập là một sự phân đôi, khi quý vị thấy rằng điều gì đấy không thể là độc lập, hay không biểu hiện dưới năng lực của chính nó, thì không có lựa chọn nào khác mà phải thấy nó là lệ thuộc.  Biểu hiện phụ thuộc là không biểu hiện dưới năng lực của chính nó, [tự nó là trỗng rỗng].  Hãy nhìn dưới cách này:

Một cái bàn phụ thuộc trên những phần tử của nó cho sự tồn tại của nó, vì thế chúng ta gọi sự tập họp những phần tử của nó là vấn đề căn bản mà trên đấy nó được thiết lập.  Khi chúng ta nghiên cứu phân tích để cố gắng tìm kiếm cái bàn này xuất hiện trong tâm thức chúng ta giống như nó tồn tại một cách độc lập, chúng ta phải tìm kiếm nó trong căn bản này – những cái chân, cái mặt bàn, v.v…  Nhưng không  phải điều gì trong những phần tử này là cái bàn như vậy.  Do thế, những thứ này không là cái bàn trở thành cái bàn trong sự lệ thuộc trên tư tưởng; một cái bàn không tồn tại trong tự bản chất của nó.

Từ quan điểm này, cái bàn là điều gì đấy sinh khởi, hay tồn tại một cách phụ thuộc.  Nó phụ thuộc trên những nguyên nhân nào đấy; nó phụ thuộc trên những bộ phận của nó; và nó phụ thuộc trên tư tưởng.  Đây là ba mô thức của lý duyên khởi.  Trong những điều này, một nhân tố quan trọng hơn là tư tưởng đã đặt tên cho đối tượng.

Tồn tại trong sự phụ thuộc trên nhận thức là ý nghĩa vi tế nhất của lý duyên khởi (Ngày nay, những nhà vật lý học khám phá rằng những hiện tượng không tồn tại một cách khách quan trong tự nó và của chính nó mà tồn tại trong phạm vi liên hệ với người quán sát.)  Thí dụ, “cái tôi” của Đạt Lai Lạt Ma phải ở trong vùng này, thân thể của tôi; không có nơi nào khác mà nó có thể được tìm thấy.  Điều này rõ ràng.  Nhưng khi quý vị khảo sát trong vùng này, quý vị không thể tìm thấy một “cái tôi” có thực chất.  Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma là một bậc trượng phu, một tu sĩ, một người Tây Tạng, là người có thể nói, uống, ăn, và ngủ.  Điều này đủ để chứng tỏ rằng ông ấy tồn tại, mặc dù không thể tìm thấy được ông ấy.

Điều này có nghĩa là không có điều gì được tìm thấy là “cái tôi”, nhưng sự kiện này không hàm ý rằng “cái tôi” không tồn tại.  Làm sao lại như thế?  Điều ấy thật là ngớ ngẫn.  “Cái tôi” thật tồn tại một cách xác định, nhưng khi nó tồn tại tuy thế lại không thể tìm thấy được, chúng ta phải nói rằng nó sinh khởi trong sự lệ thuộc trên tư tưởng.  Nó không thể được đặt trong bất cứ cách nào khác.

TÍNH KHÔNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ KHÔNG CÓ GÌ

Không có câu hỏi rằng con người và sự vật tồn tại; câu hỏi là thế nào, hay trong phương cách gì, mà chúng tồn tại.  Thí dụ khi chúng ta nhận xét về một bông hoa và nghĩ, “Bông  hoa này có một hình dáng đáng yêu, màu sắc dễ thương, và mịn màng biết bao,”dường như giống rằng có điều gì đấy cụ thể sở hữu những phẩm chất này về hình dáng, màu sắc và cấu trúc mịn màng.  


Khi chúng ta nhìn vào trong những phẩm chất này, cũng như trên những phần tử của bông hoa, chúng dường như là những phẩm chất hay những bộ phận của bông hoa, chẳng hạn như màu sắc của bông hoa, hành dáng của bông hoa, cuống hoa, và cánh hoa – giống như có một bông hoa sở hữu những phẩm chất hay những bộ phận này.

Tuy thế, nếu bông hoa thật sự tồn tại trong cách mà nó xuất hiện, chúng ta phải có thể nêu lên điều gì đấy riêng lẻ với tất cả những phẩm chất và những bộ phận này mà nó là bông hoa.  Nhưng chúng ta không thể.  Một bông hoa như thế không tìm thấy được trong sự phân tích, hay qua những dụng cụ khoa học khác, mặc dù trước đấy nó dường như thật là cụ thể, thật có thể khám phá được.  Bởi vì bông hoa có những tác động, nó tồn tại một cách thật sự, nhưng khi chúng ta điều tra để tìm kiếm một sự tồn tại của bông hoa phù hợp với những ý tưởng của chúng ta về nó, điều đó là hoàn toàn không thể tìm thấy được.

Điều gì đấy tồn tại một cách thật sự từ chính nó phải trở nên rõ ràng hơn khi được phân tích – nó phải được tìm thấy một cách rõ ràng.  Nhưng ở đây là trường hợp ngược lại.  Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó không tồn tại, vì nó có ảnh hưởng – nó tạo nên những tác động.  Sự kiện rằng nó không được tìm thấy dưới sự phân tích chỉ để biểu lộ rằng nó không tồn tại với cách mà nó xuất hiện đến những giác quan của chúng ta và đến tư tưởng của chúng ta – đấy là, nó được được thành lập một cách cụ thể trong chính nó.

Nếu không tìm ra những đối tượng khi chúng được phân tích có nghĩa là chúng không tồn tại, sẽ không có chúng sinh, không có Bồ Tát, không có Phật, không có điều gì thanh tịnh, và không có điều gì bất tịnh.  Thì sẽ không cần đến giải thoát; không có lý do gì để thiền quán về tính không.  Tuy thế, rõ ràng con người và sự vật hổ trợ và làm tồn hại, rằng vui sướng và đớn đau hiện hữu, rằng chúng ta có thể giải thoát chính mình khỏi khổ đau và đạt đến hạnh phúc.  Thật là khờ dại khi phủ nhận sự hiện hữu của con người và sự vật khi chúng ta rõ ràng bị ảnh hưởng bởi những thứ ấy.  Ý tưởng rằng con người và sự vật không tồn tại là bị phủ nhận rõ ràng; nó là ngu ngơ.

Học giả - hành giả du già Ấn Độ, Long Thọ Đại Sĩ chứng minh rằng những hiện tượng là trống rỗng sự tồn tại cố hữu (không có tự tính) bằng sự kiện rằng chúng là duyên khởi, sự phát sinh tương duyên.  Điều này tự nó là một dấu hiệu rõ ràng cho  quan điểm rằng những hiện tượng không tồn tại một cách cố hữu không phải là hư vô, không phải là không có gì cả.  Ngài không đưa ra lý do tại sao những hiện tượng là trống rỗng mà không thể biểu hiện chức năng; thay vì thế, ngài kêu gọi sự chú ý đến sự kiện rằng chúng sinh khởi phụ thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện hay là nhân duyên.

Thiền tập quán chiếu

Lưu tâm:

1-    Phụ thuộc và độc lập là một sự đối kháng phân đôi (nhị nguyên).  Bất cứ điều gì tồn tại thì hoặc là phụ thuộc hay độc lập.

2-    Khi điều gì đấy là phụ thuộc, sự biểu hiện dưới năng lực của tự nó là trống rỗng.

3-    Không có nơi nào trong những phần tử của thân thể và tâm thức hình thành căn bản cho "cái tôi” mà chúng ta có thể tìm thấy “cái tôi”.  Do thế, “cái tôi” được hình thành không phải dưới năng lực của chính nó mà qua năng lực của những điều kiện khác – nguyên nhân của nó, những phần tử của nó, và tư tưởng.

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 10196)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
27/10/2010(Xem: 9948)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
26/10/2010(Xem: 4447)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên. Tu bốn vô lượng là y trên a-thế-da, trên tăng thượng ý lạc, nghĩa là y trên thâm tâm, trên tâm nguyện nhiệt thành và luôn luôn hướng thượng, ước mong xóa sạch mọi thống khổ của thế gian.
23/10/2010(Xem: 11845)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 4780)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
18/10/2010(Xem: 3661)
Sau Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Thiền Tông phương Nam của ngài chia làm hai hệ phái do hai đệ tử của ngài đứng đầu là Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) và Thanh Nguyên Hành Tư (?- 740). Về sau, hệ phái Thanh Nguyên gồm ba dòng là Tào Động, Pháp Nhãn và Vân Môn, còn hệ phái, còn hệ phái Nam Nhạc truyền ra hai dòng là Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-867) đã mở ra một dòng thiền lớn kéo dài cho đến ngày nay, có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly và Nhật bản. Riêng tại Việt Nam, Thiền Lâm Tế có mặt và phát triển liên tục đến nay kể cũng đã hơn bảy thế kỷ.
18/10/2010(Xem: 17627)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 4218)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
17/10/2010(Xem: 5478)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
16/10/2010(Xem: 4837)
1. Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna. Pāli nói apadānahay Sanskrit nói avadānalà một thể loại văn học Thánh điển nguyên thủy, được kể trong chín loại gọi là cửu phần giáo, sau này phát triển thành mười hai phần giáo. Hán dịch âm là a-ba-đà-na, và dịch nghĩa thông dụng là "thí dụ"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]