Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vận hành của Thức A-lại-da trong bốn thân

20/03/201719:28(Xem: 12591)
Vận hành của Thức A-lại-da trong bốn thân



hoa_sen (3)

 TRIẾT  LÝ  DUY  THỨC  HỌC.

 

VẬN HÀNH CỦA THỨC A-lại-da TRONG BỐN THÂN:

BẢN ẤM, TỬ ẤM, TRUNG ẤM VÀ SINH ẤM.

     Đức Hạnh                        

                                                     

 Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.

    Thức A-lại-da là người thật? Đúng, thật ở đây là bản chất đích thực, được nghe qua  từ miệng con người nói ra những lời ác: vọng ngữ, không nói có, có nói không, thêu dệt, ly gián, xảo trá, điêu ngoa, mắng nhiếc, đố kỵ... và thấy những hành động ác: bạo động, khiêu khích, trộm cắp, giết người, tà hạnh... Đó là người thật của thức A-lại-da chứa nhiều chủng tử ác. Và đây là người thật, từ miệng họ nói ra những lời thiện: tha thứ, xả bỏ, chơn thật, ân tình, thương yêu, ngọt ngào, êm ái, hiền hòa, nhã nhặn... và hành động thiện: công tác từ thiện, cứu giúp kẻ cô thế về vật chất, nhặt gai giữa đường, dắt người mù qua đường, đi đứng chững chạc, lái xe đúng luật, xông vào cứu nguy một người bị kẻ tặc hiếp đáp... Đó là người thật của thức A-lại-da chứa nhiều chủng tử thiện.

    Qua hai hạng người thật thiện thật, ác thật được hiển lộ ra thân, miệng, chính là vai trò của thức A-lại-da tiếp nhận nghiệp Thiện và Ác, biết gìn giữ, biết chứa đựng cũng như hiển lộ ra thân miệng các chủng tử thiện, ác khi nó chuyển biến suy tư, nhận thức, so đo, tính toán, cân nhắc... ở thế làm chủ các thức : mắt, tai, mũi, miệng và cơ thể. Cho nên tất cả các 5 thức trước này đều lệ thuộc sự chủ động của thức A-lại-da, giống như 5 tên làm công trong cơ xưỡng phải vân lời chủ. Qua đây cho ta hiểu rõ Thức A-lại-da có 6 tên: TÂM, Ý, TÂM VƯƠNG, Căn bản thức, Tàng thứcNghiệp thức để chỉ cho tâm linh, tinh thần.

        Bài Một.  Vận Hành Thức a-lại-da Trong Thân Bản Ấm.

    Ấm còn gọi là Hữu, nghĩa là có, tức là sức mạnh của Nghiệp. Thân Bản Ấm là xác thân con người thuộc về thể chất sinh lý (Sắc, danh từ của Duy Thức Học Phật giáo) được kể từ tháng thứ sáu khi bào thai nằm trong bụng mẹ đã được đầy đủ năm vóc hình hài và năm căn mắt, tai, mũi, miệng và thân. Nhưng thức A-lại-da đã vào tử cung trước khi noãn sào của người nữ rơi xuống và tinh trùng của người nam vào và kết tụ với nhau (kiết sử) trong giây phút ân ái. Vì vậy mà về phần cấu tạo cơ thể thuộc thể chất sinh lý, thức A-lại-da trong vai trò cấu tạo bộ phận đầu não trước tiên trong tháng thứ tư. Bộ phận đầu não được xem như hoàng cung của chủ tể của Tâm vương (thức A-lại-da) an trú trong đó để chỉ huy năm căn của thân (năm giác quan). Do vậy mà đến tháng thứ tám, các lục phủ, ngũ tạng bên trong được cấu tạo đầy đủ và hoàn chỉnh là lúc cơ thể thân Bản ấm hài nhi biết đói, biết khát, nên chi thân Bản ấm cục cựa, tay chân vùng vẫy là do thức A-lại-da (tâm) chỉ huy. Đến tháng thứ chín, thân Bản ấm hài nhi trong bào thai được vững chắc, nó tự động chuyển mình báo hiệu cho bà mẹ biết rằng con sắp ra chào đời. Sau những giây phút bà mẹ cảm thấy đau đớn, bà mẹ sinh ra con mình thân Bản ấm hài nhi cất tiếng khóc oa oa, nhưng mẹ vẫn vui mừng thấy con mình chào đời bình an mặc dù cơ thể của mẹ còn đau và yếu. Vấn đề sanh ra con, thân bà mẹ nào cũng đều đau, nên cố thi sĩ Bùi Giáng đã có lời thơ: “Ra con một trận đã mòn tóc xanh”.

    Thức A-lại-da (tâm) là con người thật như đã nói. Thật của Thiện và thật của Ác. Vì nó là chủ tể của thân. Nên thân Bản ấm được chia ra làm hai hạng, tức là hai loại người Thiện và Ác. Người Thiện được tiêu biểu cho các bậc Thánh, Bồ tát, Tăng bảo chơn tu, Thánh nhân tự tìm người Mẹ có đạo đức, tái sanh vào làm thân người, do lời thệ nguyện hóa độ chúng sanh. Chẳng hạn các Bồ tát Lạt ma Tây Tạng, như Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay..., tức là bản thân của Ngài đã ra vào làm thân người 14 lần, kể từ thân bây giờ. Cho nên tâm của quý Ngài đang có Ánh sáng Chơn đế trong thân Bản ấm không còn là thức A -lại- da nữa, mà là “Bạch Tịnh Thức”. Tức là thức A- lại- da đã được giác ngộ trong sáng khi mang xác phàm phu, do quý Ngài đã chuyên cần tu tập dập tắt tham, sân, si và vọng thức... Còn người Ác, được tiêu biểu cho xác thân con người phàm phu mà chủ tể của nó là Thức A-lại-da. Do vậy Ác của Thức A-lại-da không phải chỉ riêng ở lời nói mắng chửi, dối trá, điêu ngoa...mà có nhiều hành động giết người, trộm cắp...bởi cái lực Tâm con người còn nhiều vọng niệm về danh, lợi, tham, sân, si, tự mãn, tự đắc... dù là tự đắc trước sự thành công một việc thiện... vẫn được xem là Tâm chưa có Thiện. Vì vậy ánh sáng của Thức A-lại-da trở lại loài người là do giữ 5 giới nhưng, vì tâm còn vọng niệm, còn danh, lợi..., do vậy thân Bản ấm được có hai phần: phàm phu, các bậc có thiện căn. Cho nên Thức A-lại-da chỉ có ở thân Bản Ấm của Phàm phu thôi.

Hoạt động riêng biệt, hay đồng tình và cũng như phản đối không đồng tình với 5 giác quan liên hệ với nó. Tự hoạt động riêng lẻ.         

   Sự Hằng Chuyển Và Hoạt Động Của Thức a-lại-da Trong Thân Bản Ấm.

   Ngay từ tháng thứ 8, thân Bản Ấm nằm trong bụng mẹ, Thức A-lại-da đã hoạt động hằng chuyển theo hơi thở và nhịp đập của con tim, nên đã chỉ đạo cho cơ thể hài nhi cựa quậy, từ đó cho đến khi lọt lòng mẹ. Lớn lên tuổi từ ấu niên, thanh niên và lão niên, Thức A-lại-da hằng chuyển không ngừng trong thân Bản Ấm con người đang sống và đến lúc thân Bản Ấm tan rã (chết), Thức A-lại-da tự nó vẫn hằng chuyển khi ra khỏi xác chết để đi qua thân xác mới của kiếp sau.

    Trong thân Bản Ấm con người đang sống, Thức A-lại-da (Tâm ý) chỉ huy thân thể (tay chân và miệng) con người trên vận hành tạo tác ra vô số nghiệp Thiện, Ác trên vận hành mưu sinh  một cách đa dạng ở phần vật chất để nuôi thân, cũng như ở phần tinh thần phục vụ cho các giác quan.

    Vì làm chủ, nên Thức A-lại-da (Tâm) rất có quyền hạn, tự mình hoạt động

    Khi thân Bản Ấm con người ngủ nghỉ, thức A-lại-da vẫn thức cả ngàn năm dù nằm im. Nằm im giống như bà mẹ có tánh đa đoan ưa suy tư, lo lắng cho gia đình, rồi ngồi dậy, lục đục trong nhà, làm hết việc này đến việc nọ trong lúc chồng và các con nằm ngủ say. Thức A-lại-da cũng giống như vậy, trong khi 5 thức của thân Bản ấm (mắt, tai, mũi, miệng và thân) đều ngủ say, nó (A-lại-da) vẫn thức và hoạt động, nhưng sự hoạt động của nó trầm lặng. Thức A-lại-da (ý) vẫn tự quyền hoạt động một mình một cách linh hoạt khi 5 giác ngồi im đợi chờ, như các thuộc hạ ngồi chờ cấp chỉ huy. Chẳng hạn con người tự mình ngồi suy tư, sinh khởi ý niệm thương, nhớ, giận hờn, oán thù ai đó hay vẽ ra những kế hoạch (master plan), đề án, chương trình hành động cho một tổ chức nào đó mà chưa viết ra giấy, còn nằm trong tâm thức được gọi là pháp vô tướng. Được gọi là linh hoạt đích thực, khi tâm suy nghĩ đến một kẻ thù, nó bực tức, hậm hực (tâm sân hận), rồi có khi thân đi gặp đối tượng và hành động bằng bạo lực. Hay là tâm thương nhớ về người tình ở xa, nó ray rứt, bâng khuâng, bồi hồi... đôi chân liền đếm bước trong sân, vườn mà tâm không hề biết đôi chân đang giẵm lên mặt đất..

    Thức A-lại-da tự hoạt động một mình khi thân Bản ấm của con người đang ngủ, hay đang thức. Gọi sự hoạt động độc lập này là (độc đầu ý thức). Về việc thức A-lại-da hoạt động một mình, rất phổ thông, thường xuyên, như trong giấc mộng (mộng trung ý thức) như trong cơn điên loạn (loạn trung ý thức) và khi thiền định (định trung ý thức), cũng như suy tư, hồi tưởng, tưởng tượng, lý luận, so đo, phán đoán (tán vị ý thức). Qua sự hoạt động riêng lẻ của thức A-lại-da (ý tâm) như đã nói, tức là nó không liên hiệp với 5 giác quan ở trước (5 thức trước). Trạng thái độc lập của nó có năm trạng thái: tán vị, độc đầu, mộng, loạn, định. 

    Đồng tình với năm giác quan.

    Con Mắt của thân Bản ấm nhìn thấy người đẹp, hoa đẹp, vật dụng đẹp, hình tượng đẹp...,tâm thức (A-lại-da) liền bằng lòng, đồng tình với mắt. Sau đó sai bản thân ra đi theo người đẹp, lân la bên cạnh, bắt miệng nói ra lời tán tụng khả ái. Về hoa, vật dụng... khi ý thức đã đồng tình với mắt, nó sai khiến thân đi tìm mua đem về để cung ứng cho bản thân.

    Tai nghe âm thanh ngọt ngào của bài tình ca, tiếng đàn hòa nhạc êm đềm, hay là tiếng tụng kinh thiền vị của Tăng bảo... Tâm thức (ý) liền đồng tình, bằng lòng với tai. Sau đó bắt thân tìm mua, bắt tai lắng nghe tiếng nhạc, bắt thân ra đi đến chùa mà quy phục, lễ lạy Tam bảo.

    Mũi nghe hương vị thơm tho từ các món ăn, vật lạ, nước hoa, khói thơm của trầm và kể cả mùi thơm từ thân Bản ấm của phái nữ đi ngang qua trước mặt v.v... Ý thức (A -lại- da) liền đồng tình với mũi, sai thân Bản ấm đi mua, tìm, và gặp.

    Miệng nghe mùi vị ngon ngọt hấp dẫn khi nó ăn các món ngon trong miệng, tâm thức (A-lại-da) liền đồng tình với miệng, nên tự cảm thấy đắc ý, khen thầm, ưa thích. Rồi sau đó tư duy nhớ đến thức ăn ngon đó. Thế là ý thức (a-lại-da) sai thân ra đi mua nữa, đến chỗ quán ăn lần nữa...

    Thân, ngồi lên ghế, tay rờ, chân tiếp xúc, va chạm đến các vật có hình tướng êm đềm, phẳng phiu, mát mẻ v.v... Tâm (ý) liền đồng tình với thân, rồi cảm thấy thích, say mê, ca ngợi trong thầm lặng.

   Thức A- lại- da phản đối.

    Mắt thấy người, vật có hình tướng xấu, thô kệch...Tai nghe âm thanh chát chúa, lời khả ố từ miệng con người, tiếng nhạc rộn ràng... Mũi nghe mùi hôi, thối, cay, ê ẩm... Miệng nếm phải các mùi vị đắng, chua, cay, mặn, lạt, chát, tanh hôi... Thân bị va chạm vào các vật lởm chởm, bén nhọn, nóng bức, lạnh lẽo... Tâm thức (A-lại-da) liền phản đối, không bằng lòng, liền bắt năm giác quan quay đi, xa lánh, ném, vất bỏ các đối tượng có hình tướng xấu xa, hôi hám... ấy.

    Thức A-lại-da (tâm-ý) đồng tình với năm giác quan và cũng như phản đối khi nó có sự liên hiệp với năm giác quan trong lúc thân Bản ấm sinh hoạt trên vận hành cho đời sống hằng ngay. Sự liên hiệp, tương quan của Thức A-lại-da với 5 giác quan, được gọi là “ngũ câu ý thức”. lọt lòng mẹ và lớn lên theo

    Thế là thân Bản ấm được xem như đích thực có từ lúc lọt lòng mẹ. Lớn lên qua từng thời gian; ở các lứa tuổi đồng ấu, thiếu niên, thanh niên, lão niên, già rồi chết. Trong chuỗi thời gian của thân Bản ấm, trạng thái sinh lý và tâm lý con người ở các lứa tuổi đó luôn luôn hằng chuyển và biến đổi một cách không ngừng nghỉ theo định luật vô thường sanh và diệt.

   Sanh là sự phát triển của cơ thể, diệt là cơ thể bị hao mòn, cuối cùng bị tan rã. Cả hai đều hiện hữu trong bản thân Bản ấm, nhưng sanh nhiều hay diệt ít và ngược lại là do hoàn cảnh sinh lý và tâm lý con người đang sống. Nói khác hơn, do hoàn cảnh sướng, khổ cũng như điều kiện thiên nhiên đưa đẩy làm cho cơ thể (Bản ấm) con người sanh nhiều, diệt ít và ngược lại. Nhưng dù có sự sanh, diệt đổi thay ở sinh lý và tâm lý từ lúc nhỏ, lớn lên và già nua, người đó vẫn là người đó không khác, tức là thân Bản ấm có già đi, tổng thể chủng tử nghiệp quả của thức A-lại-da và sự hằng chuyển của nó không thay đổi. Nhưng, chỉ có khác về năng lượng mạnh hay yếu theo lứa tuổi của thân Bản ấm trong sự sinh hoạt. Thức A-ại-da hằng chuyển yếu, (yếu không phải là dừng) ở lứa tuổi ấu niên và lão niên. Lúc tuổi ấu niên, cơ thể chưa nảy nở, tâm lý non dại, nhìn đời với ý thức ngây thơ, mặc dù có sự hờn giận, thương ghét khi năm giác quan tiếp xúc với người, với cảnh, nhưng lòng dục vọng chưa ở mức độ cực mạnh. Và tuổi lão niên, cơ thể đã bị hao mòn, kiệt sức do qua quá trình thân Bản ấm bị thức A-lại-da (tâm- ý) sai khiến hành động dục vọng... Cho nên tuổi thanh niên, thân và tâm bị đắm chìm sâu vào ngũ dục, thất tình, dục lạc, đam mê màu sắc, hương vị, tình yêu, danh vọng không mệt mỏi. Nên chi tuổi về già, thức A-lại-da hằng chuyển ở mức độ chậm do các bộ phận sinh lý của thân Bản ấm yếu đuối về ăn, uống, vui chơi, hưởng lạc. Từ đó, ý thức (A-lại-da) cũng theo đó mà chán nản ê chề cảnh ồn ào náo nhiệt, xa lánh cảnh phồn hoa đô hội, thích nơi yên tĩnh. Năm giác quan không còn muốn nghe, thấy cảnh vật, âm thanh dù kích động hay êm đềm. Miệng không còn thèm khát mùi vị thơm ngon. Mũi không còn thích các mùi hương thơm. Từ đó thân Bản ấm cứ theo đà hoại diệt của định luật vô thường đang tiến về không còn sanh nữa, như cây cổ thụ, cuối cùng thân Bản ấm chết.

    Thân Bản ấm còn gọi là thân Ngũ uẩn. Nó gồm có hai phần Danh và Sắc. Danh chỉ về tinh thần thuộc 4 uẩn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức là bộ phận Biết (thức) là cơ quan chỉ huy thân Bản ấm. Còn Sắc uẩn thuộc về cơ sở vật chất. Nói chung là thể xác con người gồm có Đầu, nó chứa đựng não bộ bên trong và 5 giác quan bên ngoài (mắt, tai, mũi, miệng, thân). Mình là bộ phận sinh lý, bên trong của nó có tim, gan, phèo, phổi, bao tử, lá lách, ruột, thận, mật... Bộ phận Sắc là cơ thể chỉ là cái vỏ được cấu tạo do bốn đại: đất, nước, gió, lửa. Nói là vỏ thì phải có ruột, ruột đó là gì? Đó là Thức thuộc 4 uẩn như đã nói ở trên. Thức sáng suốt thanh tịnh hay là thức u mê, tăm tối, mắt phàm phu không thể thấy được. Đem cơ thể con người chẻ ra từng mảnh cũng không thể tìm thấy thức ở đâu cả. Chỉ có những bậc Đạo sư chân tu có Phật nhãn hay gọi là Thần nhãn do nhiều công phu tu luyện Thiền và Mật tông mới thấy được thức (thức A-lại-da) của con người sau khi chết, nó thoát ra khỏi thể xác sau cùng, khi 5 giác quan hết hoạt động cỡ 30 phút. Tất cả Thánh, Bồ tát và phàm phu được tái sanh vào loài người đều phải nằm trong sự kiến tạo (kiết sử) tự nhiên về sinh lý và chịu sự chi phối của tứ đại như nhau. Nên bào thai được cấu tạo hoàn chỉnh các bộ phận sinh lý là lúc nó bắt đầu có sự cảm thọ nóng, lạnh, đói, khát qua cơ thể bà mẹ, nên có lúc bà mẹ thấy trong bụng bào thai cục cựa, đạp chân, hay chuyển mình. Đó là sự nhận biết từ tinh thần (Danh) và Sắc (cơ thể).

SỰ LIÊN HỆ TINH THẦN VÀ VẬT CHẤT CỦA BÀ MẸ VỚI BÀO THAI BÊN TRONG.

Các cô sắp lên xe hoa, chuẩn bị làm mẹ và các bà tiếp tục sanh con, nên quan tâm phần liên hệ này)  Tinh thần (Danh). Nếu bà mẹ có tâm tánh hiền lành, có đạo đức được thể hiện ra hành động và lời nói ở bốn đức tính công, dung, ngôn, hạnh hay là một bà mẹ có biết tu hành Phật pháp, có tâm từ bi và xả bỏ là năng lực mầu nhiệm làm chuyển hóa một phần lớn nghiệp ác của đứa con trong bụng và tiêm vào cho nó một tia sáng trí tuệ thì sau này đứa hài nhi ra đời, lớn lên nó được có trí thông minh và có tư cách đạo đức. Ngoài bào thai của các bậc Bồ tát, Thánh tăng tái sanh trở lại loài người ra, hầu hết các bào thai của kẻ phàm phu là do kiếp trước có giữ năm giới là điều cơ bản được trở lại thân người, nhưng không phải bào thai phàm phu nào cũng giống nhau ở tâm tánh, nên có đứa khôn, có đứa dại, có đứa ngu dốt, có đứa thông minh. Vấn đề khôn dại, ta thường nghe người nói: “Khôn từ thuở lên ba, dại thì già đầu vẫn dại”. Sở dĩ có sự khác biệt tâm tánh giữa người này với người kia như vậy là do biệt nghiệp của từng người ở vô số kiếp trước còn tồn tại trong thức A-lại- da. Cho nên sự tu hành Phật pháp, biết ăn hiền ở lành, có tư cách đạo lý làm người của bà mẹ trong lúc mang thai, là một chất liệu giải nghiệp cho đứa con trong bào thai. Nếu đứa hài nhi vốn sẵn có nghiệp thiện, lại được tăng thêm phước báo do công đức của bà mẹ có tu tập. Điều này được thấy, sau khi hài nhi chào đời, cỡ 10 tháng hay đúng một tuổi, nó những trạng thái khôn ngoan và một vài hiện tượng hiền lành, biết chấp tay lạy Phật, chào bái chư Tăng đến nhà, kể cả có đứa không chịu ăn với, cá, thịt, chỉ ăn rau, quả, xì dầu…

  Còn những hài nhi chào đời, lúc một tuổi hay hơn, nó có ngay những tánh hung hăng, bạo động, thích đánh lộn. Lớn lên ở tuổi thiếu niên, không nghe lời dạy của cha, mẹ về điều hay, lẽ phải ở đời, không lễ độ với mọi người, chỉ thích đi chơi với bạn ác. Qua đó, cho ta thấy rằng; đứa hài nhi (gái,trai) đó vốn không có phước báo thiện, lại thêm người mẹ lúc có bụng bầu, dù là có biết chùa, chư Tăng, Phật vì ông bà, cha mẹ vốn theo đạo Phật nhưng, tâm ưa ham tiền, dục lạc ở đời, nên chi chưa đi chùa, chưa hề biết tu tập Phật pháp là gì. Đến lúc đi chùa, cũng chỉ biết làm công việc của chùa, là rửa chén, đơm hoa, trái…!  Vì vậy tinh thần của bà mẹ như là một nhà điêu khắc, một họa sĩ, hay người thợ đắp tượng, đúc tượng, vẽ tranh…Do tâm của bà mẹ tạo cho đứa con trong thời gian có bụng bầu có tu tập Phật pháp hay không. Cho nên, đứa con chào đời, là tác phẩm Chùa hay ngoại đạo của bà mẹ.

Vật chất. Bào thai được sung túc, nhỏ hay lớn con khi còn nằm trong bụng mẹ, và khi được sanh ra, đứa hài nhi bị chậm phát triển hay mau lớn, mau biết đi... là do sự ăn uống của bà mẹ có ăn nhiều hay ít các món dinh dưỡng lúc mang thai. Về thân xác (vật chất) của hài nhi bị khuyết tật ở tay, chân, tai, mũi, mắt và tâm trí ngớ ngẩn... gọi là bịnh bẩm sinh, tức là bị ảnh hưởng một phần cơ thể của bà mẹ, nếu bà mẹ đã ăn, uống, hút những chất độc lúc mang thai. Nếu đứa hài nhi bị khuyết tật, do nó gây nghiệp kiếp trước, còn tồn đọng lại qua kiếp này cho nó, mà nó phải tiếp tục trả nghiệp, do vậy bà mẹ cần  tụng kinh, lễ Phật, làm việc phước thiện... Ngược lại, nét mặt đứa trẻ xấu xí, buồn tẻ, ủ dột… là do ảnh hưởng bà mẹ có tâm hồn khổ đau, bất an, lo lắng, bị các phiền não chi phối trong lúc mang thai.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2016(Xem: 16856)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13665)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
02/03/2016(Xem: 8308)
Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ. Do vậy giai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác để tìm cho được một định nghĩa thỏa đáng cho Đạo Phật.
29/02/2016(Xem: 5715)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim. Cành mai chưa kịp ra hoa; các nụ vừa chớm, mũm mĩm vươn lên từ những chồi lá xanh mướt; trong khi hoa đào thì khiêm nhường khoe sắc hồng tía nơi một góc hiên. Các nhánh phong lan kiêu sa nhè nhẹ đong đưa theo làn gió sớm. Bầu trời xanh biếc không gợn mây. Lòng bình yên, không muộn phiền…
21/02/2016(Xem: 6739)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
11/02/2016(Xem: 11610)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực ở khắp nơi từ hơn một thế kỷ qua. Nhưng do có nhiều học giả nêu nghi án về người ghi chép kinh và nội dung kinh, hai bài kệ ấy cũng đáng nghi ngờ: Bài của Thượng tọa Thần Tú: Thân thị bồ-đề thọ Tâm như minh kính đài Thời thời cần phất thức Vật sử nhạ trần ai. 身 是 菩 提 樹 心 如 明 鏡 臺 時 時 勤 拂 拭 勿 使 惹 塵 埃
26/01/2016(Xem: 13926)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
07/10/2015(Xem: 22187)
Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.
04/09/2015(Xem: 12136)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
26/07/2015(Xem: 11229)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ? I . Triết học là gì? Triết học (philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn, triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]