Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Đức Học của Giải Thoát

05/01/201112:27(Xem: 3286)
Đạo Đức Học của Giải Thoát
Buddha_1
ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA GIẢI THOÁT

Trần Tuấn Mẫn


Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức học nhằm nêu định cứu cánh của mọi hành động hợp lý mà con người cố vươn tới, tức mục đích, lý tưởng của cuộc đời và tìm các phương cách giúp con người tiến tới mục đích lý tưởng ấy.

Khi bàn đến đạo đức, triết học lại nổi lên câu hỏi cơ bản: "Nguồn gốc của các nguyên tắc đạo đức là gì và đâu là giá trị của các nguyên tắc ấy?". Câu hỏi kép gồm hai vế ấy có vế đầu liên hệ đến tâm lý học và vế sau liên hệ đến siêu hình học. Những tranh cãi thuộc vế đầu là: Nguyên tắc đạo đức là do kinh nghiệm hay do kế thừa, hay do xã hội, do lý trí, do bẩm sinh, và chi tiết hơn liên hệ đến lòng trắc ẩn, tự kỷ, vị tha, trách nhiệm, bổn phận... Những tranh cãi thuộc vế thứ hai là: Giá trị của các nguyên tắc đạo đức có thể quy vào một không? Giá trị tuyệt đối là gì, lý tưởng, thượng đế...? Từ đó đạo đức học bị chia thành nhiều loại như đạo đức học duy nghiệm, duy lý, duy nghiệm lý, rồi lại bị chia thành các phái như chủ nghĩa hoan lạc, khoái cảm, duy dụng, duy nhiên, duy cảm v.v...

Ước vọng có một đạo đức học đúng đắn, hiệu nghiệm và phổ quát cho mọi người luôn luôn là chính đáng. Cái yêu cầu ấy còn mạnh mẽ hơn với lòng yêu tuyệt đối luôn bùng cháy trong con người và khiến con người quay tìm đạo đức học trong tôn giáo. Nhưng tôn giáo thường đầy rẫy những luận giải siêu hình; nó thiết lập các giáo điều, nó ra mệnh lệnh, nó đòi hỏi sự tuân phục, thuần tín ở đấng tối cao... Phật giáo không phải là một tôn giáo theo nghĩa ấy và đạo đức học của Phật giáo có thể là đạo đức học cho mọi người.

Đức Phật dạy: "Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn, cũng vậy, này Pahàrada, Pháp và luật của ta chỉ có một vị là vị giải thoát". Ngài còn dạy: "Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ". Trong lần chuyển pháp luân đầu tiên tại Benares, giảng về Tứ Đế Đức Phật xác định đây là khổ, nêu nguyên nhân của khổ, nói đến sự chấm dứt khổ (giải thoát, Niết bàn) và con đường diệt khổ. Thế là Ngài đã tuyên bố mục đích của mọi hành động của con người và của giáo lý của Ngài là nhằm giải thoát khỏi khổ đau. Đối chiếu ý nghĩa này với định nghĩa chung về đạo đức học đã nêu, ta có thể nói toàn bộ giáo lý của Đức Phật là một giáo lý đạo đức, hay Phật học là đạo đức học, một đạo đức học xây dựng trên giải thoát, do một người đã giải thoát truyền dạy, lấy giải thoát làm cứu cánh, lấy giải thoát làm chuẩn tắc để đánh giá các hành động. Xác định nền tảng giải thoát này là xác định toàn bộ ý nghĩa, đối tượng, mục đích, phương pháp của đạo đức học Phật giáo.

Xác định nền tảng của đạo đức học Phật giáo là giải thoát, ta có thể dễ dàng giải đáp câu hỏi cơ bản đã nêu trên: Giải thoát là nguồn gốc của các nguyên tắc đạo đức. Thực ra mệnh đề này là kết quả của sự lập luận rằng: Do khổ, do kinh nghiệm khổ mà nảy sinh ra cái nguyên tắc đạo đức cơ bản là sự diệt khổ, thoát khổ, đẩy đưa đến sự diệt khổ tuyệt đối, cứu cánh, đấy là giải thoát tối hậu, Niết bàn. Giải thoát là mặt bên kia (mặt tích cực trong ý nghĩa đạo đức) của khổ đau, giải thoát và khổ đau là hai mặt của một thực tại đang hiện hữu tại đây, giờ đây. Vậy thay vì bảo giải thoát là nguồn gốc của các nguyên tắc đạo đức, ta có thể bảo khổ cũng là nguồn gốc ấy. Từ đây vế thứ hai của câu hỏi cũng được dễ dàng giải đáp : "Giải thoát là giá trị tối hậu đích thực của các nguyên tắc đạo đức."

Dù Phật giáo không hề muốn bị xếp như một triết thuyết như duy nghiệm, duy lý, duy cảm v.v... nhưng Phật giáo, đạo đức học Phật giáo, không thể không là đối tượng nghiên cứu cho các nhà triết học và không thể tránh khỏi sự sắp xếp phân loại của các nhà nghiên cứu đạo đức. Thế thì hãy tạm gọi đạo đức học Phật giáo là đạo đức học Duy giải thoát mà phương Tây có thể nên gọi bằng một từ triết học mới nào đó, đại loại như "Emancipisme"! Và như vậy, vấn đề muôn thuở của đạo đức học nói chung như lương tâm hay ý thức đạo đức, tức cái khả năng nhận biết giá trị đạo đức của các hành động được đạo đức học Phật giáo gọi là ý thức giải thoát, hay ở mức độ cao gọi là trí giải thoát. Trí giải thoát lại còn được xem là nguồn gốc của lương tâm, của ý thức đạo đức tức là của chính nó, hiểu theo lập luận của E.Kant khi ông gọi nguồn gốc ấy là lý trí thuần túy thực tiễn, cái nhân tố phát khởi những mệnh lệnh quyết định. Nếu Descartes đẩy ý thức đạo đức lên thành các tác phẩm của thượng đế, nếu Spencer đẩy lùi nó vào cái thói quen do di truyền thì đạo đức học Phật giáo gọi nó là dư y của ý thức giải thoát, một thiện nghiệp trong quá khứ và có thể được vun đắp thêm trong hiện tại.

Nói đến giải thoát là nói đến tự do. Thông thường giải thoát được hiểu là trạng thái được sau khi thoát khỏi sự ràng buộc, sự trở ngại, khổ đau, mất tự do; tự do là trạng thái thoải mái, có thể tự mình quyết định hành động của mình, tự mình chọn lựa... Như vậy giải thoát và tự do có thể được xem là đồng nghĩa, nhất là khi ở bình diện tuyệt đối, Giải thoát và Tự do đồng nghĩa với Niết Bàn, là Niết bàn là Phật. Ở bình diện tương đối của thế gian, giải thoát và tự do chỉ có thể được thực hiện trong giới hạn. Một hành động như tìm nước uống để thỏa mãn cơn khát, làm một việc thiện để đạt được niềm vui tự nội... đều có giá trị giải thoát tương đối. Tự do chọn nghề, tự do nghỉ ngơi... là những tự do tương đối vì người ta không thể tự do lấy của cải của người khác, không thể tự do vượt khỏi những hạn chế của cơ thể để thực hiện những điều không tưởng, không thể tự nhiên mà thoát được sinh, già, bệnh, chết... Cái kinh nghiệm giải thoát có thể thực hiện hàng ngày, qua từng công việc bình thường hoặc sâu đậm hơn, qua thiền định. Niềm vui, niềm hạnh phúc đạt được trong khi làm việc thiện, trong khi thiền định sẽ giúp ta phát triển ý thức đạo đức, đánh giá đúng đắn các hành động và truy tìm những hành động mang lại giải thoát, hạnh phúc.

Trước khi bàn tiếp hãy nhận định về cái thuật ngữ nổi cộm trong đạo đức học, đó là từ hạnh phúc (le bonheur). Người ta dễ dàng chấp nhận rằng mọi hành động đích thực của con người là nhằm mưu cầu hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì? Câu trả lời cũng thường dễ dàng không kém: Hạnh phúc là sự thỏa mãn vật chất và tinh thần! Nhưng những yêu cầu vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân lại khác nhau tùy theo hoàn cảnh, cá tính, thời gian v.v... Có phải những yêu cầu ấy là tiền bạc, sức khỏe, vợ con, sự tiện nghi... và là sự được khen, được yêu, được lao động, được thực hiện lý tưởng được gần gũi Thượng đế...? Nếu thế thì ý nghĩa của hạnh phúc vẫn mãi mãi là mối trnh cãi. Đạo đức học Phật giáo nêu rõ cái kinh nghiệm cơ bản về hạnh phúc là sự lạc thọ, tức sự thọ nhận cái cảm giác an vui, cái hoan hỷ tâm vậy. Đạo đức học Phật giáo đồng nghĩa hạnh phúc với giải thoát, hiểu hạnh phúc là phù hợp với con đường giải thoát. Đến đây, giáo lý vô ngã của Đức Phật đóng vai trò quan trọng trong đạo đức học Phật giáo. Vì vô ngã là bản chất của hết thảy mọi sự vật, là chân lý nên mọi hành động trái với vô ngã (tức hành động hữu ngã) là trái với bản chất của các sự vật, là trái với chân lý, tức là gây khổ đau, trở ngại cho sự giải thoát. Khi ta thực hiện vô ngã thì ta thấy có hạnh phúc, tức thấy có giải thoát. Vậy vô ngã có thể xem là đồng nghĩa với giải thoát. Trong một nghĩa hẹp, hành động vô ngã là một hành động quên mình, vị tha, là từ bi, hỷ xả, mang tinh thần đạo đức xã hội mà mọi người đều xem là thiện hạnh.

Trở lại việc đánh giá hành động: Đạo đức học Phật giáo lấy tiêu chuẩn giải thoát, vô ngã để đánh giá một hành động và cái chủ thể đánh giá là ý thức giải thoát. Do mức độ tu tập, hành trì, ý thức này có thể cao, thấp khác nhau. Lương tâm, ý thức đạo đức hay ý thức giải thoát mang tính tự do trong chính nó và như đã nói nó có thể bị sai lầm, bị yếu kém khiến một cá nhân bị thối thất hay chịu nhận khổ đau. Cho nên sự tu tập mới được đạo đức học Phật giáo đề cao, đấy là ý nghĩa tích cực của đạo đức học Phật giáo. Chúng ta thông cảm với nhận định hơi vội vàng của J.P. Sarter: "Tự do là nguồn gốc độc nhất của giá trị" (La liberté est I'unique source de la valeur), "Kết quả là, tự do của tôi là nền tảng độc nhất của các giá trị, và không có gì. tuyệt đối không có gì khiến tôi phải chấp nhận một giá trị thế này, thế nọ, một thang giá trị thế này, thế nọ". Hay của S. de Beauvoir: " Con người thì tự do, nhưng con người tìm thấy luật tắc của mình trong chính sự tự do của mình nữa." Sự tự do ấy, nếu không phải là tuyệt đối tức cứu cánh giải thoát thì ít ra cũng phải là trạng thái của một người đã đạt nhiều tiến bộ trong tu tập, đang tiến gần đến giải thoát để có thể có nền tảng vững vàng trong sự phán đoán giá trị! Đấy là sự tự do ở một bậc chân tu chứ không phải là tự do ở bất cứ người nào như Sartre và De Beauvoir quan niệm.

Đức Phật là bậc đã đạt trọn vẹn Giải thoát. Ngài vạch con đường giải thoát cho con người. Giáo lý đạo đức của Ngài không phải là tác phẩm của các văn gia đạo đức như La Rochefoucauld, La Bruyère, Vauvenarge... hay của các triết gia đạo đức như Epicure, Aristote, Kan, Max Scheler... Đạo đức học của Ngài có phần lý thuyết toàn hảo nhưng Ngài chú trọng đến phần thực hành mà Ngài đã thực hiện để đạt giải thoát. Một đạo đức học tuyên bố rằng đời là khổ, đây là khổ, tự nhiên bao hàm sự tuyên bố rằng mọi hoạt động con người là nhằm thoát khổ, giải thoát. Đạo đức học ấy là đạo đức học của giải thoát, tích cực, cụ thể và lạc quan. Tích cực vì nó kêu gọi con người lên đường diệt khổ, khuyến khích sự tinh tấn, hành thiện, cụ thể và thực tiễn vì đối tượng giải thoát là con người, là cuộc đời ngay đây và bây giờ; lạc quan vì nó tuyên bố mọi người đều có đầy đủ khả năng giải thoát tối hậu.

Trích Tập Văn Phật Đản , số 16, 1991
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2010(Xem: 6465)
Ðức Phật — Ðấng hoàn toàn giác ngộ — thuộc họ Gautama tên là Siddartha. Danh xưng Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh...
02/12/2010(Xem: 18602)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
28/11/2010(Xem: 5567)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4028)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 3817)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 12500)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 7916)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 9882)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 3489)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 3640)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567