Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

TÂM Ý THỨC

16/11/201023:01(Xem: 8727)
TÂM Ý THỨC


TÂM Ý THỨC
Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ

thichtuesyTrước hết chúng ta phải hiểu Tâm là gì ?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:

三點如星像
橫鉤似月斜
披毛從此得
做佛也由他

Tamđiểm như tinh tượng,
Hoànhcâu tợ nguyệt tà.
Phimao tùng thử đắc,
TốPhật dã do tha”

Bàithơ này ví von cũng rất hay. Chữ Tâm 心 trong chữ Hán đượcmô tả có ba chấm như ba ngôi sao (Tam điểm như tinh tượng),còn móc câu nằm ngang như ánh trăng nghiêng (Hoành câu tợnguyệt tà). Phi mao tùng thử đắc, tố Phật dã do tha: Manglông đội sừng tức làm thân trâu, ngựa… là do tâm này,mà Phật cũng từ nó.

Địnhnghĩa tâm xét theo nghĩa tiếng Phạn thì có khác. Theo tiếngPhạn, tâm (citta) có nghĩa là tích tập. Định nghĩanày được thấy trong kinh Hoa Nghiêm, bản dịch chữ Hán củaBát-nhã (quyển 6): tích tập danh tâm 積集名心. Nó do gốcđộng từ là CI (cinoti): tích chứa, tích lũy, tăng trưởngvà cũng có nghĩa là quán sát, tri nhận, cảm nhận. Đây làđịnh nghĩa đặc biệt trong thuật ngữ Phật giáo, đặc biệtlà Đại thừa. Nghĩa thông thường của nó, được nói làdo gốc động từ cit hay cint (cintayati): tư duy, suy tưởng.Tâm là cái tư duy.

Nóitâm là cái tích tập: tích tập gì?

Mộtcách tổng quát, đó là kinh nghiệm hay nhận thức được tíchlũy. Vậy tâm là kinh nghiệm đời sống; tất cả những gìđã từng trải, bằng hành động và nhận thức, tích lũylại thành tâm. Nếu diễn tả ra trong cuộc đời con người,từ khi bắt đầu biết suy nghĩ, biết hành động và có ghinhớ, cho đến khi chết; tất cả những ghi nhớ trong óc nãocòn lại đó gọi là tâm. Chính những ghi nhớ đó tác thànhmột con người hoặc thiện hoặc ác tùy theo kinh nghiệm môitrường, hoàn cảnh. Vì thế, ta nói tâm hướng dẫn đờisống con người.

Nhưvậy, tâm đó chính là nghiệp, là hành vi của con người,vì những năng lực tạo ra hành vi của con người không baogiờ mất. Chúng ta không nói tới luật bảo tồn năng lượng,nhưng phải biết rằng không có cái gì mất đi trong hành độngcủa chúng ta.

Kinhnói: bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm. Thế giới nàykhông sanh cũng không diệt, không có cái gì xuất hiện hoàntoàn mới mẻ cũng không có cái gì biến mất đi hoàn toàn.Chúng sanh luân hồi vô thủy, chỉ là sự biến đổi từ trạngthái này sang trạng thái khác, như gạo biến thành cơm, cơmbiến thành những dưỡng chất trong dạ dày, tiêu hóa, rồithải ra, thành da, máu thịt,… khi chết, da máu thịt này biếnthành phân tro, phân tro này đem bón trở thành cây trái, raucỏ…, trở lại làm thực phẩm cho người và vật, theo mộtquá trình sanh diệt, sống chết nữa nữa. Như vậy, chúngta thấy rằng, thân này chết nhưng nó không mất mà trở thànhnhững cái khác, biến thành phân tro, đất…, những cái nàycũng không mất mà trở thành máu thịt của con người, tứclà không có cái gì sanh và cũng không có cái gì hủy diệtmà chỉ có sự biến thái.

Tâmcũng vậy, nó tích lũy. Những gì được làm, được nói năng,suy nghĩ, hoặc thiện, hoặc bất thiện, thảy đều không mất;mà tự chúng là sự biến thái của tâm từ một trạng tháinày sang trạng khác. Nghiệp là nguồn năng lượngđượctích chứa trong kho chứa gọi là tâm, phát hiện ra ngoài thànhhành vi của thân, khẩu; hướng thân, khẩu đến mục tiêu,theo hướng được định bởi lực đẩy ban đầu từ tâm.Kho chứa ấy không phải nằm im lìm bất động, vì nguồnnăng lượng trong nó, mà Duy thức gọi là chủng tử (hạtgiống, tức hạt năng lượng; cũng gọi là tập khí hay côngnăng sai biệt, tức một loại công năng hay năng lượng cóthế lực đặc biệt tác thành những hiện tượng sai biệtmà ta biết đó là thân, tâm, thế giới), những hạt giốngnăng lượng này tồn tại trong trạng thái sanh và diệt trongtừng sát- na, tạo thành hình ảnh như một dòng thác chảyliên tục. Kinh nói: Nhất thiết chủng tử như bộc lưu.

Nhữnghành vi của thân và khẩu chỉ là những vận động tự nhiêncủa thân và khẩu, do tác động hỗ tương giữa trong và ngoài,không mang giá trị đạo đức, không xác định thiện hay ácgì. Nhưng khi có nguồn lực từ tâm điều khiển nó theo hướngthiện hay bất thiện, bấy giờ hành vi của thân hay khẩubị nhuốm màu hoặc thiện, hoặc bất thiện, ta gọi là nghiệpthiện và nghiệp bất thiện. Hành vi ấy huân tập trở lạitâm, nghĩa là tác động trở lại tâm và biến đổi nó. Đólà sự tích lũy nghiệp. Theo ý nghĩa này mà ta hiểu câu kinhsau đây: “Tam giới duy tâm”, ba cõi duy chỉ làmột tâm. Ý nghĩa ấy cũng phù hợp với điều mà Phật nóitrong các kinh điển Nguyên thủy: “Chúng sanh là kẻ thừatự của nghiệp” tức hành vi của chính nó. Nói cáchkhác, thế giới được thành hình tốt hay xấu, thảy đềulà sự biến thái của những gì, của tất cả hành vi, đượctích lũy bởi tâm, chứa đựng trong tâm.

Chúngta nhớ rằng, khi được phân tích, tâm có ba tầng. Tầngtrong cùng, ta hãy gọi là tầng đáy; thứ đến, tầng hoạtđộng luôn luôn là chấp ngã và một tầng khác hoạt độngbên ngoài, là các hoạt động của ý thức cùng với các giácquan. Chúng ta không nhận thức được tâm như là thấy sắc,nghe tiếng, nắm bắt ảnh tượng ý niệm, tư duy; chỉ biếtrằng nó tồn tại qua những hoạt động của nó gọi là tâmsở.

Điềuđó có nghĩa, tuy rằng gọi tâm là cái tích tập, nó cụ thể,nó tồn tại đó nhưng không thể nhận thức được nó màphải từ những hoạt động của nó thì mới biết nó làcái gì.

Batầng tâm thức có khi được gọi chung thành một là tâm-ý-thức.Như trong kinh Trung A-hàm (kinh số 17), Phật nói: “Ngườimà tâm-ý-thức luôn luôn được huân tập bởi tín, tinh tấn,đa văn, bố thí, trí tuệ; người ấy do nhân duyên này tựnhiên thác sinh lên cõi trên, sinh vào thiện xứ…”;hoặc Tạp A-hàm (kinh số 289): “Tâm-ý-thức, trong mộtngày đêm, từng thời khắc, thoáng chốc sinh, thoáng chốcdiệt, biến đổi không ngừng…”; hoặc như kinh HoaNghiêm (Phật-đà-bạt-đà-la, quyển 23): “Các dòng nướcdục, hữu, kiến, vô minh, tiếp nối chảy liên tục, làm nảysinh hạt giống của tâm-ý-thức trên mảnh đất ba cõi…”Luận Câu-xá (quyển 4) nói: “Nó tập khởi nên đượcgọi là tâm. Nó tư duy trù lượng nên được gọi là ý. Nóphân biệt nhận thức nên được gọi là thức… Tâm, ý vàthức, ba tên gọi cùng chỉ một nội hàm. Nghĩa tuy khác nhaunhưng thể là một.”

Trongđó, về tầng đáy, Thượng tọa bộ Nam phương gọilà thức Hữu phần hay Hữu chi (bhavaṅga); các nhà Du-già hànhhay Duy thức luận, gọi nó là thức A-lại-da(ālaya)hay thức thứ tám. Không thể nhận thức được tự thể củanó đã đành, cho đến các hình thái hoạt động của nó cũngkhông thể dễ dàng nhận biết. Duy chỉ có thể biết rằngnó tồn tại là do quan sát sự tồn tại của thiên nhiên,của vũ trụ, của thân và tâm. Khi nhìn cây, lá cây, mọingười đều biết rằng lá cây đó là do nhiều phân tử hợpthành, nhưng cái gì kết các phân tử đó lại với nhau được?Phải có một lực nào đó kết dính lại. Vậy, lá cây đótồn tại và lay động như một toàn thể do bởi một nănglực nào đó. Lực đó, trong Phật giáo nói chung, được hiểulà tâm, tức kho chứa tích lũy nhiều đời nhiều kiếp củavô số hạt giống năng lực của nghiệp, để rồi đến khichín muồi, nghĩa là sau một quá trình đã được xử lý,các hạt giống năng lực hay năng lượng ấy biến chuyển,và biến thái thành thân, tâm và thế giới; chúng được duytrì do lực tương tác, tức hỗ tương tác dụng theo quy luậtduyên khởi.

Chínhqua hoạt động của lá cây và sự tồn tại của lá cây màchúng ta biết rằng có một cái tâm. Đây là cái nghĩa màchúng ta đã nói nhiều lần; chính cái nghĩa đó gọi là duytâm, là do tâm. Tâm như vậy gọi là tâm biến, nhưng nghĩanày chưa tận cùng.

Thânthể chúng ta, trong điều kiện nào đó thì những cái nhưngón tay, sợi tóc… gắn kết lại với nhau, nhưng tới mộtlúc nào đó thì nó rã ra, cho dù có lấy keo dán nó cũng khôngdính lại, như khi chết chẳng hạn. Vậy khi nào rã ra và saukhi rã ra thì nó trở thành đất, thành bụi… vẫn còn đónhưng qua trạng thái khác.

Tómlại, có mấy vấn đề, chúng ta đi từ từ: tâm là sự tíchtập, tích lũy kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm là hoạt động củanghiệp, nghiệp tạo ra thế gian, nhưng cái tâm thì chúng takhông thể hiểu được, không thể biết được, vì khôngthấy được mà phải nhìn qua những hiệu quả của nó, tứclà những công dụng, tác dụng mà nó gây ra trên mọi thứtồn tại trong đời. Tác dụng của nó là duy trì sự tồntại, duy trì mối quan hệ của các sự vật, tồn tại củacác pháp.

Muốnbiết rõ tâm và tại sao gọi nó là tâm thì phải qua mộttầng nữa, tức là tại sao gọi là nó kho chứa của nghiệp?

Nênbiết, đó là tầng thứ hai, gọi tên là ý. Tâm, cónghĩa là là tích tập; còn ý thì có nghĩa là gì? Nói vắntắt, ý là cái hoạt động tư lương. Tư lương là gì? Nhữngcái mà ta gọi là tư duy, tư tưởng… những hoạt động củatâm lý, nói chung là suy lường, đắn đo ước lượng, phánđoán, v.v., gọi là tư lương; đây là nói theo nghĩa rộngnên hơi mơ hồ, không xác định. Thu gọn lại, tư lương làhoạt động của một cái tôi.

Chúngta biết mình đang tồn tại, đang hiện hữu, vì biết rằngcó một cái tôi: Tôi đi, tôi đứng, tôi ngồi… Từ cái tâmtích lũy này, rõ ràng có thêm một tầng nữa, khiến nó lộlên mặt biểu hiện một chút, đó là cái (chủ thể) chấpngã. Trong nhiều tín ngưỡng tôn giáo, cái ngã hay tự ngãnày được hiểu là linh hồn nằm trong thân, hoặc nó lớnbằng thân, hoặc nhỏ như hạt cát. Lớn bằng cái thân chonên nếu vừa bứt một sợi tóc, vừa chích kim dưới bànchân thì cả hai nơi đều cảm giác đau cùng một lúc. Cócảm giác đó, là do có linh hồn. Khi hồn lìa khỏi xác, xácchết nằm trơ không hay biết gì. Hoặc là linh hồn giốngnhư hạt cát, như một nguyên tử trong thân có vận tốc thậtnhanh. Cả hai nơi lại cùng đau một lúc, đó là do linh hồnvận chuyển rất nhanh. Trong Phật giáo không có linh hồnnhư vậy được thừa nhận.

Bâygiờ sang tầng thứ bađể sẽ hiểu rõ hơn về hoạtđộng của thức. Nhưng tầng thứ ba này nếu không cóhai tầng đầu thì cũng không thể hiểu nó được, vì tấtcả đều phải quan hệ với nhau. Như do quan hệ với toànthể xe mà cái khoanh tròn kia được gọi là bánh xe.

Gọinó là thức, vì nó nhận biết đối tượng. Điều này tacó thể kinh nghiệm và chứng minh được bằng hoạt độngcủa sáu thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đây là tầngngoài cùng của cơ cấu tâm thức, gọi là thức thường nghiệmtức là những hoạt động nhận thức mà ta có thể kinh nghiệmđược bằng giác quan thường nhật. Tầng này được gọichung là thức. Tầng thứ hai trung gian, như đã biết, gọilà ý, hay là thức thứ bảy. Nó cũng được gọi là thức,vì nhận thức về sự tồn tại của một tự ngã, một cáitôi. Tầng trong cùng, gọi là thức thứ tám, mà nhận thứccủa nó là duy trì mối quan hệ tồn tại của thân, tâm vàthế giới. Hai tầng sau này thuộc về thức siêu nghiệm, tứckhông thể nhận biết được bằng kinh nghiệm giác quan thườngnhật. Chính yếu thường chỉ là dựa trên chính hoạt độngcủa sáu thức tầng ngoài để khám phá ra hai tầng kia.

Đứngtrước một cái gì đó mà biết rằng, cái trước mắt mìnhlà một cái cây hay một đóa hoa, nghĩa là đóa hoa xuất hiệntrong con mắt rồi cái biết khởi lên, cái biết qua con mắtthì cái biết này gọi là nhãn thức, còn nghe những âm thanhtrầm bỗng đô, rê, mi, fa… mà biết âm thanh này cao thấp,hay dỡ thì cái biết qua lỗ tai này gọi là nhĩ thức. Còncái biết trong cùng như đọc sách mà biết rằng đây là NguyễnHuệ đánh Nam dẹp Bắc, đây là vua Lê Chiêu Thống chạy trốnsang Tàu, thì đó cũng là cái biết. Cái biết này dựa trênấn tượng quá khứ; ấn tượng này do từ sách vở gợi lênhay do kinh nghiệm mà mình đã từng trải. Cái biết này khôngdo mắt thấy tai nghe mà là do sự ráp nối của thức bên trong,gọi là ý thức. Tức là qua cái biết của con mắt, của lỗtai, để lại; tất cả những cái biết này ghi dấu trong tâm,được tích lũy lại, rồi dựa trên đó mà ráp lại, thìcái biết đó gọi là cái biết của ý.

Thànhra, cái biết của ý thức phải dựa trên nền tảng, là kinhnghiệm tích lũy; tức dựa trên cái tâm, là thức thứ tám.Nhưng nó cũng phải y trên một cơ quan ráp nối, có thể gọilà trung tâm xử lý dữ liệu, để ráp nối cái này với cáikia. Con bò ráp nối dữ liệu tích lũy theo kiểu nó; con chuộtráp nối cảnh theo cách của nó, để nó nhìn và hiểu thựctại theo cái cách khác nhau của mỗi loài; mặc dù mắt taimũi lưỡi giống nhau nhưng sự ráp nối khác nhau.

Tahãy lấy thí dụ về máy vi tính. Các dữ liệu được nhậpthông qua bàn phím và con chuột là sáu thức. Chúng đượclưu trữ như là các chủng tử được tích chứa trong kho chứathức thứ tám (thức a-lại-da). Tại đó, chúng được đưavào trung tâm xử lý để chờ xuất. Trung tâm xử lý dữ liệuđó là thức thứ bảy. Từ đó, cũng thông qua bàn phím vàcon chuột là sáu thức bên ngoài mà chúng được xuất, đểcho ra trên màn hình nhiều thứ khác nhau, tức là toàn thểthế giới, thân và tâm của mọi loại chúng sanh.

Nhưvậy, ta hãy hỏi thêm lần nữa: thức là gì?Thức lànhận thức, là nhận biết. Ban đầu, chỉ như là sự thấybiết của con mắt: chỉ nhìn và thấy biết, nhưng không phânbiệt cái được thấy ấy là gì. Ta thường gọi đó là cáibiết trực giác; thuật ngữ Phật học gọi là thức hiệnlượng vô phân biệt. Nhưng khi nói: “Tôi biết tôi đang nhìn/hay đang thấy” thì lúc đó rõ ràng có một cái tôi đangchủ trì sự thấy. Song, tất cả mọi cái thấy và biết đềuphải thấy, biết về một cái gì. Con mắt thấy, tất phảicó cái gì để mà thấy.

Theocách hiểu thông thường, cái thấy hay biết nào cũng là sựtích hợp của hai yếu tố: thức và cảnh, tức chủ thểnhận thức và đối tượng tương ứng của nó. Nhưng chúngta biết rằng, thức không tự biết nó là cái gì cả, nhưlưỡi dao bén không thể tự cắt đứt chính nó. Chỉ khi nàotự ngã hay cái tôi xuất hiện như là chủ thể nhận thức,bấy giờ thức mới nhận biết được nó và đồng thờiđối tượng của nó. Thêm bước nữa, ta cũng không biếtcái tôi ấy là gì, tồn tại như thế nào. Nhưng do thấy kếtquả, rồi suy luận ra có thức đang thấy, đang biết; từnhững kinh nghiệm được tích lũy bởi thức, người ta suynghĩ ra có cái linh hồn, như là chủ thể của sinh mạng vànhận thức. Thật ra đây là một quá trình, một chuỗi quanhệ.

Chonên, chúng ta nói rằng có một cái thức để biết, và nghĩnó là linh hồn, thì thật sự không bao giờ có cái linh hồnthường hằng bất biến như được quan niệm trong nhiều tínngưỡng, tôn giáo. Ta biết có một cái tôi tồn tại, ấylà do quan hệ; quan hệ giữa trong và ngoài, nội giới và ngoạigiới; nói gọn, thức và cảnh, chủ thể và đối tượngcủa nó. Nhưng nếu chỉ y nơi sự quan hệ của hai cái thôithì cũng không đủ để hiểu được hoạt động của nhậnthức và quá trình hình thành, xuất hiện cái tôi.

Cáimà ta gọi là cái biết thì thực sự ta không biết nó làcái gì cả vì nó vô hình và không bao giờ chúng ta kinh nghiệmđược, mà chỉ biết được qua hành vi của nó. Vậy cáimà chúng ta kinh nghiệm được, nắm bắt cụ thể được nhưnắm viên bi trong tay, và soi vào trong gương mà thấy được,cái đó gọi là con mắt, tức là căn. Con mắt mà ta thấyđược, nắm được, đó là phù trần căn, tức khối thịtvà các mô, cùng thủy tinh thể, tạo thành nhãn cầu, con ngươi.Phù trần căn mà hỏng, bấy giờ nhận thức con mắt khôngthể khởi lên vì khuyết duyên. Phù trần căn chưa hư, sắcngoại cảnh xuất hiện và được phản chiếu lên đó, thuậtngữ duy thức gọi là đới bỉ tướng. Nhưng phù trần cănthì không bị biến đổi theo cảnh sắc; do đó, đới bỉtướng là ảnh tượng được ghi dấu lên một loại sắcvi tế, minh tịnh, nhạy cảm, thuật ngữ gọi là tịnh sắc.Chính loại tịnh sắc này mới có thể bị kích thích bởingoại cảnh. Như vậy, khi cảnh phản chiếu lên phù trầncăn, ghi ấn tượng lên tịnh sắc căn, bấy giờ thức xuấthiện. Không có căn, không có cảnh, thì cũng không có thức.

Căn,cảnh và thức, ba cái hòa hiệp thành một tổ hợp ba,gọi là xúc. Giống như 2 O2 và 1 H liên kết thành mộtphân tử nước H2O; Nếu thiếu một nguyên tử, thì cũng khôngthành phân tử nước được. Từ xúc khởi lên thọ, cảmgiác thích ý hay không thích ý. Tiếp theo thọ là tưởng; cácấn tượng nhận thức được cấu trúc lại thành khái niệm,thành ý tưởng, làm cơ sở cho tư duy và ngôn ngữ; rồi từđó khởi lên phán đoán, và nhận thức. Đó là quá trìnhnhận thức một đối tượng, được phân chia thành nhiềugiai đoạn.

Bacái: căn, cảnh, thức hợp lại, quan hệ tổng hợp với nhau,mới thành ra hiệu quả nhận thức. Khi chúng ta chia ra thìđây là thức, đây là căn, đây là cảnh; còn nếu trong tựthể tồn tại, chúng thảy đều là chủng tử như những dữliệu được lưu trong bộ nhớ của máy vi tính. Tự bản chất,chúng là những dạng xung điện có và không, 1 và 0, nhưngdo kết cấu của hệ thống vi mạch để nhận xung điện;rồi tùy theo lập trình mà chúng được đưa vào bộ vi xửlý để xử lý, cho ra kết quả với nhiều hình thái khácnhau trên màn hình: núi, sông, nhân vật; khóc, cười, yêu,ghét… đủ mọi cảnh đời.

Tấtcả đều là do sự ghép nối. Thuật ngữ Phật học gọi sựghép nối ấy là phân biệt. Đôi khi nói thêm là phân biệtvọng tưởng. Phân biệt, nghĩa là cấu trúc lại thực tại.Như ta gõ bàn phím để nạp dữ liệu, đưa vào xử lý, rồicho ra kết quả trên màn hình. Trên đó, chỉ là hệ thốngkết cấu của những cột đèn vi tính sắp thành hàng ngangvà dọc, mà mật độ được tính trên từng phần vuông. Mỗicọc có ba bóng đèn nhỏ bật sang ba màu căn bản. Tùy theolệnh từ bàn phím, sau khi đã được xử lý, các dữ liệuđược bố trí theo một cấu trúc xác định, theo đó, bóngđèn nào có xung điện để được thắp sáng. Mật độ xungđiện có và không tạo thành sự chớp nháy liên tục thaynhau của các bóng đèn, với các màu được thắp sáng phatrộn, phản chiếu lẫn nhau, tạo thành vô số hình ảnh vàâm thanh. Như vòng hào quang sau tượng Phật tại các chùa.Do sự chớp nháy liên tục thay nhau của các bóng đèn đượcbố trí thành vòng tròn, ta thấy vòng hào quang sau tượng Phậtđang xoay, mà thực tế thì tất cả đều đứng im tại vịtrí cố định của nó.

Nhưvậy, mối quan hệ kết cấu của căn, cảnh và thức hiệnhành từ chủng tử riêng biệt của chúng, hòa hiệp với nhautạo thành hình ảnh thế giới mà ta thấy, ta nghe, v.v… Thếgiới xuất hiện theo sự cấu trúc của căn, cảnh thức ấylà thế giới tồn tại do bởi phân biệt. Tất cả tồn tạido phân biệt kết cấu đều có thể nói là vọng tưởng,vì nó không phản ảnh trung thực tồn tại, nó như là nó.

Chúngta học để hiểu được bản chất của thực tại cũng giốngnhư người kỹ sư hiểu rõ cấu tạo của vi tính, cơ bảnlà hiểu rõ, trong một giới hạn nào đó, quy luật vật lý,nguyên tắc nhị phân, nguyên tắc xung điện như thế nào…thì có thể xử lý công việc theo ý của mình. Đó là do trìnhđộ hiểu biết những nguyên tắc của tồn tại, của quanhệ các hình ảnh như quan hệ của ánh sáng với những xungđiện.

Tómlại, nếu nhận thức được thực tại, thấy được thựctại, hiểu rõ được chân lý thì có thể biến đổi đượcthế gian này, làm cho nó tồn tại hay làm cho nó hủy diệt;đó chính là nói rằng Ma hay Phật cũng đều do tâm, ba cõiduy chỉ một tâm, là nói theo ý nghĩa này. (http://www.phatviet.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 10178)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
30/12/2011(Xem: 7492)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
14/12/2011(Xem: 9234)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
10/11/2011(Xem: 3876)
Đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có. Bởi vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng đạo đức và trí tuệ...
25/10/2011(Xem: 8046)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
10/08/2011(Xem: 4357)
Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.
01/08/2011(Xem: 14414)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
01/07/2011(Xem: 6706)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
30/06/2011(Xem: 3976)
1.- HỎI:Thưa giáo sư, tại sao giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật? ĐÁP:Tôi luôn luôn thích thú với Đạo Phật từ lúc rất trẻ, đặc biệt đối với truyền thống Tây Tạng. Khi tôi học hỏi nhiều hơn về điều này, tôi thấy rằng Đạo Phật đã cho tôi những trả lời tuyệt vời nhất đến những vấn đề mà tôi có về việc những cảm xúc và tâm thức hoạt động như thế nào. Giáo huấn nhà Phật đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩa đối với tôi. 2.- HỎI:Giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật vào lúc nào? ĐÁP:Mặc dù tôi đã đọc sách vở về Đạo Phật từ năm tôi vừa 14 tuổi, nhưng tôi đã quyết định học hỏi chính thức tại Đại Học vào năm 1962, khi tôi vừa 17 tuổi.
23/06/2011(Xem: 16961)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]