Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vũ Trụ

25/04/201720:19(Xem: 9587)
Vũ Trụ


vu tru

Vũ trụ


 

Đức Phật đôi khi có đề cập tới tính chất và các thành phần của vũ trụ. Theo Ngài, có nhiều hình thức đời sống hiện hữu ở các nơi khác trong vũ trụ. Với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học ngày nay, có lẽ không bao lâu nữa chúng ta sẽ khám phá ra các loài sinh vật khác đang sống ở các hành tinh xa nhất trong dãi thiên hà của chúng ta. Có thể các chúng sanh nầy sống trong những điều kiện và qui luật vật chất khác, hay giống như chúng ta. Họ có thể hoàn toàn khác chúng ta về hình thể, thành phần và cấu tạo hoá học - và có thể sống trong các chiều không gian khác. Họ có thể hơn chúng ta, hay kém chúng ta xa. Tại sao địa cầu có thể là hành tinh duy nhất có sự sống? Địa cầu so ra chỉ là một mảy bụi trong không gian bao la. Ngài James Jeans, nhà khoa học gia vũ trụ lừng lẫy, ước lượng vũ trụ thật sự  là khoảng một tỷ lần lớn hơn khoảng không gian mà kính viễn vọng của chúng ta có thể thấy được. Trong quyển sách "Vũ trụ bí mật" (The Mysterious Universe) ông nói tổng số các vũ trụ hiện hữu nhiều như tổng số cát trên tất cả bờ biển của địa cầu. Trong một tổng thể vũ trụ như thế, địa cầu chỉ như một phần triệu của hạt cát. Ánh sáng của mặt trời chỉ cần 8 phút để chiếu tới quả đất, trong khi nó cần khoảng 100 tỷ năm để có thể vượt qua chiều rộng của vũ trụ! Với một vũ trụ bao la như thế, khái niệm về một hay vô số hệ thống thế giới có sự sống là điều rất có thể. Với những khám phá mới của khoa học, chúng ta ngày càng thấy rõ sự giới hạn của thế giới chúng ta đang sống. Thế giới của chúng ta bị giới hạn bởi những gì mà giác quan chúng ta cảm nhận được. Như mắt chúng ta chỉ có thể thấy được một dãi tần số hạn hẹp, tai chúng ta cũng thế. Với sự phát minh ra sóng cao tần, tia X, sóng TV và sóng vi ba, v.v...chúng ta ngày nay có thể ý thức về khả năng nhận thức hạn hẹp của chúng ta do giới hạn của giác quan loài người. Chúng ta đang nhìn vũ trụ quả khe hẹp của giác quan, giống như đứa trẻ nhìn thế giới bên ngoài qua khe hẹp của khung cửa sổ. Ý thức về khả năng hạn hẹp của giác quan chứng minh rằng có thể có những hệ thống thế giới khác riêng biệt hay song hành (dung thông) với thế giới chúng ta đang sống - mà chúng ta không thể cảm nhận được.

 

Về tính chất của vũ trụ, đức Phật nói rằng chúng ta không thể quan niệm được sự khởi đầu hay sự tận cùng của vũ trụ. Phật tử không tin là thế giới có thể đột nhiên chấm dứt với sự hủy diệt hoàn toàn. Cũng không có sự hủy diệt hoàn toàn và tức thời của vũ trụ. Khi một phần của vũ trụ biến mất, các phần khác vẫn tồn tại. Phần nầy biến mất thì phần kia hiện ra do sự tái hợp của vật chất bị phân tán. Sự tái hợp nầy do sự tích tụ của các phân tử, nguyên tử, hơi và năng lượng dưới sự tác động của năng lượng vũ trụ và các lực hấp dẫn. Từ đó các hệ thống thế giới mới sẽ hiện ra và tồn tại trong một khoảng thời gian. Đây là chu kì tự nhiên của năng lượng vũ trụ. Đó là lí do mà đức Phật nói ta không thể quan niệm được sự bắt đầu và sự tận cùng của vũ trụ. Ngài chỉ nói tới vấn đề nầy trong một số trường hợp đặc biệt. Trong khi giảng giải, Ngài phải để tâm tới khả nămg tiếp thu của người hỏi. Và Ngài không quan tâm tới những phỏng đoán siêu hình không có lợi ích thiết thực cho sự thăng tiến tâm linh. Phật tử không chấp nhận quan điểm của một số người cho rằng Thượng Đế sẽ huỷ diệt thế giới khi số người bất tín trở nên đông đão và sự đồi trụy của nhân loại trở nên tồi tệ. Với sự tin tưởng nầy. ta có thể đặt câu hỏi là vị Thượng Đế đó, thay vì huỷ diệt thế giới, tại sao không dùng năng lực của Ngài để thay đổi loài người và quét sạch sư đồi trụy trong tâm thức của nhân loại? Dầu Thượng Đế có ra tay huỷ diệt hay không, sẽ có ngày tận cùng của bất cứ sự vật nào hiện hữu, kể cả thế giới của chúng ta. Theo lời đức Phật, thế giới nằm trong chu kì Thành, Trụ, Hoại và Không của vật chất và tâm thức - tái diễn không ngừng. Trong sự phân tích cuối cùng, đức Phật đã siêu việt các khám phá của khoa học tân thời, dầu cao siêu và đáng ca ngợi đến đâu.  Mục tiêu của khoa học là giúp con người làm chủ thiên nhiên để có thể sống trong tiện nghi và an toàn. Tuy nhiên đức Phật nói rằng sự tích tụ kiến thức (về khoa học) không bao giờ có thể giải phóng con người khỏi sự đau khổ của hiện hữu. Con người phải nỗ lực phấn đấu để tiến tới sự hiểu biết thật sự về bản chất (Phật tánh) của mình và tinh chất vô thường của vũ trụ. Muốn thật sự giải phóng mình, con người phải cố gắng chế ngự bản tâm, diệt trừ sự khao khát khoái lạc giác quan. Và khi con người hiểu ra rằng vũ trụ mà họ đang cố gắng chế ngự là vô thường, họ thấy mình như anh chàng Don Quixote muốn chống lại cối xoay gió. Với chánh kiến có được, con người sẽ dùng thì giờ và năng lực để chế ngự bản tâm và diệt trừ ảo tưởng về bản ngã.

 

“Universe”, Seeker’s Glossary of Buddhism, p. 515-517, Thích Phước Thiệt dịch





Ý kiến bạn đọc
28/06/201713:34
Khách
hay qua????????????
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2010(Xem: 6476)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4640)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4286)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 15691)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8699)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11339)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4090)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4142)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20229)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8140)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]