Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8

16/04/201312:09(Xem: 9556)
Chương 8

Tâm Lý và Triết học Phật giáo
áp dụng trong đời sống hàng ngày

Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life",
Tác giả: Nina Van Gorkom

Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ
Kỳ Viên Tự xuất bản, 2001
---o0o---

Chương 8

Tâm Vô Nhân (Ahetuka Citta)

-ooOoo-

Nếu muốn biết chính mình, chúng ta không chỉ đơn thuần biết khoảnh khắc tâm bất thiện hoặc tâm thiện mà cũng cần phải biết những khoảnh khắc tâm khác nữa. Khi thấy điều xấu, chúng ta không thích điều mà chúng ta thấy. Lúc đó không thích là tâm bất thiện căn sân. Tuy nhiên, trước khi không thích thì đơn thuần phải có khoảnh khắc là thấy cảnh sắc. Vào những khoảnh khắc nầy chưa có những tâm bất thiện mà có tâm vô nhân.

Có 6 sở hữu làm nhân. Tham, sân, si là nhân sở hữu bất thiện. Vô tham, vô sân, vô si là nhân sở hữu tịnh hảo. Tâm hoặc sở hữu tương ưng với một nhân nào thì gọi là hữu nhân. Ví dụ, tâm sân căn là hữu nhân; si và sân là nhân mà nó phát sanh với tâm sân căn.

Những tâm mà không có sở hữu làm nhân gọi là tâm vô nhân. Có nhiều tâm vô nhân phát sanh trong một ngày. Bất cứ khi nào chúng ta thấy, nghe, ngữi, nếm hoặc xúc chạm do thân căn, tâm vô nhân phát sanh trước tâm bất thiện hữu nhân hoặc tâm tịnh hảo hữu nhân. Chúng ta chỉ chú tâm đến những khoảnh khắc thích hoặc không thích, nhưng chúng ta cũng nên biết những khoảnh khắc tâm khác, đó là tâm vô nhân.

Có tất cả mười tám loại tâm vô nhân. Như tôi đã giải thích, thì có mười lăm loại là tâm quả và ba loại là tâm tố. Trong mười lăm loại tâm quả thì có bảy loại tâm quả bất thiện và tám loại tâm quả thiện. Khi nhãn căn tiếp xúc một đối tượng lạc hay bất lạc, thì nhãn thức chỉ biết cảnh phát sanh do mắt, nhưng chưa có thích hoặc không thích đối tượng đó. Nhãn thức là tâm quả vô nhân. Sau đó những tâm thích hoặc không thích đối tượng phát sanh thì đó là tâm hữu nhân. Thấy thì không giống như suy nghĩ về điều mà chúng ta thấy. Chú tâm đến đặc điểm và hình dáng của cái gì và biết nó là gì, chúng ta không biết một đối tượng xuyên qua nhãn căn nhưng biết do ý môn; nó có một đặc tính khác nhau. Khi người ta sử dụng danh từ "thấy" thường nó có nghĩa: chú tâm đến đặc điểm và hình dáng của việc gì và biết nó là gì. Tuy nhiên, cũng có một loại tâm chỉ đơn thuần biết cảnh sắc và loại tâm này không biết điều gì khác hơn. Những gì chúng ta thấy có thể gọi là "cảnh sắc" hoặc "màu sắc"; điều đó có nghĩa là: chúng xuất hiện do mắt. Khi nghe, chúng ta có thể biết rằng nghe có một đặc tính khác với thấy; do tai tâm có thể nghe được cảnh thinh. Chỉ khi nào nhận thức những đặc tính khác biệt của pháp chân đế và quan sát chúng nhiều lần, chúng ta sẽ thấy chúng rõ ràng. Người ta có thể nghĩ rằng bản ngã có thể thấy và nghe cùng một lúc, nhưng do môn nào mà bản ngã có thể biết được? Tin có một bản ngã thì đó là tà kiến.

Thấy, nghe, ngữi, nếm và đụng thì không phát sanh một cách ngẫu nhiên; chúng là kết quả của nghiệp. Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn là sắc pháp do nghiệp tạo tác, chúng là sắc nghiệp. Chỉ có quả của danh nghiệp thì được gọi là quả, và như vậy chỉ có tâm và sở hữu mới có thể là quả. Sắc pháp không phải là quả.

Ðức Phật dạy rằng mỗi sự vật phát sanh phải có nhân duyên. Khi chúng ta thấy điều gì không vui thì phải có nhân duyên của nó: đó là kết quả của nghiệp bất thiện. Kết quả của nghiệp bất thiện thì tương phản với nghiệp thiện. Thấy điều gì vui là quả thiện; điều này có thể là kết quả của nghiệp thiện. Tâm quả vô nhân phát sanh khi nó biết một đối tượng bất lạc hay lạc do một trong năm căn. Lúc đó không có nhân bất thiện hay nhân tịnh hảo phát sanh cùng với tâm.

Tâm quả vô nhân là nhãn thức, nhĩ thức và các thức khác biết cảnh lạc hay cảnh bất lạc xuyên qua sự tương xứng của các căn. Có hai loại quả vô nhân biết cảnh do một trong năm căn: một là quả bất thiện và một là quả thiện. Như vậy có năm đôi tâm quả vô nhân phát sanh tùy thuộc vào năm căn.

Cũng có những loại tâm quả vô nhân khác mà nó sẽ liên quan sau đây. Mười tâm quả vô nhân được phân thành năm đôi, gọi là Ngũ song thức (Dvi pancavinnàna) [1]. Chúng được tóm tắt:

Nhãn thức (Cakkhuvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Nhĩ thức (Sotavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Tỷ thức (Ghànavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Thiệt thức (Jivhàvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Thân thức (Kàyavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ khổ, quả thiện câu hành với cảm thọ lạc.

Tâm quả vô nhân là thấy, nghe, ngữi và nếm tất nhiên chúng câu hành với cảm thọ xả, bất kể chúng là quả thiện hay quả bất thiện. Tâm bất thiện có thể phát sanh sau đó. Tâm này là tâm hữu nhân và nó câu hành với cảm thọ bất lạc. Hoặc tâm thiện có thể phát sanh; tâm này cũng là tâm hữu nhân, nó có thể câu hành với cảm thọ lạc hay cảm thọ xả. Chúng ta suy nghĩ rằng Ngũ song thức như thấy, hoặc nghe có thể phát sanh đồng thời với thiện và bất thiện, nhưng điều này không phải như thế. Những tâm khác phát sanh ở những thời điểm khác nhau và những cảm thọ câu hành với những tâm thì cũng khác nhau; những sự thật này phát sanh với nhau vì nhân duyên của chúng và chúng thì không có bản ngã.

Cảm thọ câu sanh với thân thức mà nó biết cảnh xúc do bởi thân căn chứ không phải là cảm thọ xả; nó vừa phát sanh với thân cảm thọ khổ hoặc vừa phát sanh với thân cảm thọ lạc. Cảnh xúc bất lạc được người ta biết khi cảm thọ câu hành với tâm quả vô nhân thì gọi là thân thọ khổ. Cảnh xúc lạc được người ta biết khi cảm thọ câu hành với tâm quả vô nhân thì gọi là thân thọ lạc. Thân cảm thọ khổ và thân cảm thọ lạc là danh pháp mà nó chỉ phát sanh với tâm quả và chỉ biết một cảnh do thân căn. Do thân căn tiếp xúc làm duyên cho cảm thọ thân. Cả thân thọ và tâm thọ đều là danh pháp, chúng phát sanh vì những nhân duyên khác nhau và những hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, khi chúng ta sống trong môi trường tiện nghi thì chúng ta có thân thọ lạc, nhưng mặc dù vậy, chúng ta vẫn còn lo âu và cũng có những khoảnh khắc tâm cảm thọ ưu mà câu hành với tâm sân căn; những cảm thọ này phát sanh vào những thời đi?m khác nhau và vì những nhân duyên khác nhau. Thân cảm thọ lạc là kết quả của nghiệp thiện. Tâm cảm thọ ưu phát sanh, khi chúng ta gặp những điều bất hạnh là do chúng ta huân tập tâm sân; nó là tâm bất thiện. Cả ngày chúng ta biết những cảnh xúc do thân căn, mà nó là một loại sắc pháp. Cảnh xúc có thể nhận biết trên thân, cũng như trong thân, và như vậy thân căn có thể có mặt khắp cả châu thân. Bất cứ khi nào chúng ta sờ đối tượng cứng hoặc mềm, khi thân xúc chạm nóng hoặc lạnh, và khi chúng ta cử động, co hay duỗi, thì những đối tượng lạc hay khổ do thân căn nhận biết. Người ta có thể hỏi ở mỗi khoảnh khắc có thân xúc, thân cảm thọ lạc hay thân cảm thọ khổ phát sanh không. Người ta có thể chú ý thân cảm thọ thô mà không chú ý thân cảm thọ tế. Ví dụ, khi vật gì hơi quá cứng, quá lạnh, quá nóng thì thân thọ khổ phát sanh cùng với tâm quả vô nhân mà nó biết cảnh do thân căn. Nếu người không học để nhận thức pháp chân đế, người ta không thể chú ý thân cảm thọ vi tế.

Khi vị A la hán biết cảnh lạc và cảnh bất lạc do thân căn, vị ấy có thân cảm thọ khổ hoặc thân cảm thọ lạc phát sanh cùng với tâm quả vô nhân mà gọi là thân thức, nhưng sau tâm quả, vị A la hán không có tâm bất thiện hoặc tâm thiện; mà chỉ có tâm tốt [2]. Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Salàyatana-vagga, tương ưng về cảm thọ, quyển 1, 6) mà Ðức Phật dạy cho chư Tỳ khưu:

"Này chư Tỳ khưu, kẻ vô văn phàm phu cảm nhận lạc thọ, khổ thọ, và xã thọ. Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử đa văn cũng cảm thọ giống như ba cảm thọ trên.

Ở đây này chư Tỳ khưu, điều gì là đặc thù, điều gì là tối thắng, điều gì là khác biệt giữa bậc thánh đệ tử đa văn và kẻ vô văn phàm phu."?

"Bạch Thế Tôn, các pháp chúng con dựa trên lời dạy căn bản của Thế Tôn"..

"Này chư Tỳ khưu, kẻ vô văn phàm phu khi cảm xúc khổ thọ, sầu muộn, than van, đấm ngực đi đến bất tỉnh. Vị ấy cảm giác hai lần cảm thọ, thân và tâm... Cảm giác khổ vị ấy cảm thấy sân hận. Cảm giác sân hận đối với cảm thọ khổ, sân hận ngấm ngầm trong vị ấy. Cảm giác lạc, vị ấy hoan hỷ trong cảm thọ lạc. Tại sao vậy? Này chư Tỳ khưu kẻ vô văn phàm phu không thoát ly cảm thọ khổ ngoài dục lạc. Vui thích trong dục lạc cho nên tham dục lạc ngấm ngầm trong vị ấy..."

Ðây không phải là đời sống thật sự sao? Khi cảm thọ khổ, chúng ta muốn cảm thọ lạc; chúng ta tin rằng nó là hạnh phúc thật sự. Chúng ta không thấy đời là khổ. Chúng ta không muốn thấy bệnh hoạn, già nua và chết chốc, "sầu và bi", và sự vô thường của pháp hữu vi. Chúng ta hy vọng đời là hạnh phúc và khi bị đau khổ chúng ta nghĩ rằng lạc thọ có thể chữa trị sự đau khổ của chúng ta và chúng ta dính mắc vào nó. Theo lời dạy của Ðức Phật về "Pháp duyên khởi" [3] ngài dạy rằng thọ duyên ái. Không những có cảm thọ lạc và cảm thọ xả duyên ái, mà còn cảm thọ bất lạc duyên ái, vì người ta muốn thoát khỏi cảm thọ bất lạc (Thanh tịnh đạo, XVII, 238). Xa hơn nữa, chúng ta xem trong kinh:

...Nếu cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm thấy mình như người bị trói buộc. Nếu cảm giác khổ thọ và xả thọ, vị ấy cảm thấy mình cũng như người bị trói buộc. Này chư Tỳ khưu kẻ vô văn phàm phu này được gọi là người bị trói buộc trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như Lai tuyên bố rằng người ấy bị trói buộc trong đau khổ.

Nhưng này chư Tỳ khưu, bậc thánh đa văn khi tiếp xúc khổ thọ, không than van, không có khóc lóc, không có đấm ngực, không có đi đến bất tỉnh. Vị ấy chỉ cảm giác thân thọ mà không cảm giác tâm thọ[4]...Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, khổ thọ, xả thọ, cảm giác nó như người không bị trói buộc. Như vậy này chư Tỳ khưu, Như Lai tuyên bố rằng vị thánh đệ tử này đã thoát khỏi sự trói buộc của sanh già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, giải thoát khỏi khổ đau ..."

Vì nhân duyên cảm thọ sanh rồi lại diệt. Chúng vô thường và không có bản ngã. Chúng ta xem trong Tương ưng bộ kinh (Salàyatana- vagga, Tương ưng xứ, năm mươi kinh thứ ba, 130, hàliddaka):

Một thời Ðại đức Kaccànatrú giữa dân chúng Avanti, tại Kuraraghara, trong một hang núi. Sau đó gia chủ Hàliddakàniđi đến Ðại Ðức Kaccànangồi xuống một bên và bạch như vầy:

"Thưa Tôn giả, Thế Tôn nói như sau, "do sai biệt về giới nên phát sanh sai biệt về xúc. Do sai biệt về xúc nên phát sanh sai biệt về thọ". Thưa tôn giả, như vậy là thế nào?".

"Ở đây này gia chủ, mắt thấy cảnh khả ái, một vị Tỳ khưu nhận thấy như là [5] nhãn thức là sự cảm nhận lạc thú. Do xúc lạc phát sanh thọ lạc.

Sau khi mắt thấy sắc bất khả lạc, vị Tỳ khưu nhận biết nhãn thức có khổ xúc. Do duyên khổ xúc khởi lên khổ thọ.

Khi mắt thấy sắc trú xả, vị Tỳ khưu nhận biết nhãn thức biết cảnh mà nó trú xả. Do duyên bất khổ bất lạc xúc khởi lên bất khổ bất lạc thọ.

Như vậy này gia chủ, khi tai nghe tiếng, mũi ngữi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, tâm nhận biết pháp khả ái... nhờ duyên lạc xúc phát sanh lạc thọ. Nhưng sau khi nhận biết pháp bất khả lạc... nhờ duyên khổ xúc nên phát sanh khổ thọ. Lại nữa, khi biết pháp trú xả, vị ấy nhận biết ý thức có bất khổ bất lạc xúc. Do duyên bất khổ bất lạc xúc phát sanh bất khổ bất lạc thọ. Như vậy này gia chủ, vì sai biệt giới nên đưa đến sai biệt xúc. Vì sai biệt xúc nên đưa đến sai biệt cảm thọ."

Nếu chúng ta chánh niệm về pháp chân đế mà chúng xuất hiện qua các căn khác nhau, chúng ta sẽ thấy cảm nhận trực tiếp về những đặc tính khác nhau của danh và sắc; chúng ta sẽ thấy những loại tâm khác nhau và những loại cảm thọ khác nhau. Chúng ta sẽ biết rằng tất cả những pháp chân đế này chỉ làm duyên cho giới và sự vô ngã. Chúng ta sẽ nhận biết kinh nghiệm trực tiếp là không những có tâm câu hành với tham, sân, si và những tâm câu hành với nhân tịnh hảo mà còn những tâm là vô nhân . Ðể biết nhiều về sự thấy, nghe và những pháp chân đế khác xuất hiện xuyên qua các căn khác nhau, ngưới ta có thể không thấy sự hữu ích và thú vị của nó. Tuy nhiên để biết những điều này rõ ràng, ví dụ, điều cơ bản để biết là tâm nhĩ thức có đặc tính khác biệt với tâm thích hoặc không thích âm thanh và những tâm này phát sanh vì những nhân duyên khác nhau. Ðiều mà Ðức Phật đã dạy có thể được chứng minh qua chánh niệm về những sự thật.

CÂU HỎI:

1/- Cái nào gọi là sáu nhân?
2/- Khi thấy nó có thể là quả bất thiện hay quả thiện. Có những nhân nào câu hành với tâm nhãn thức không?

Chú thích:

[1] "Dvi" là hai và "panca" là năm

[2] Vị A la hán không có tạo nghiệp thiện hay bất thiện, những hành động mà có thể trổ quả. Ðối với các ngài không còn nghiệp mà cũng không còn tái sanh.

[3] Pháp duyên khởi (Paticcasamuppàda). Giáo lý duyên khởi về danh và sắc trong kiếp sống của chúng ta

[4] Vị ấy cảm giác thân thọ khổ mà không cảm giác tâm thọ khổ

[5] Bản dịch của hội Pàli: lúc suy nghĩ "điều này là như thế và như thế",biết rõ nhãn thức... Kinh văn Pàlighi: Itthetanti pajànàti, có nghĩa là "nó là như vậy", vị ấy biết nhãn thức...

---o0o---

Source : BuddhaSasana Home Page

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2015(Xem: 11771)
Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm và Phát Khởi Bồ Đề Tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 giảng. Thích Hạnh Tấn dịch
24/05/2015(Xem: 11609)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
16/05/2015(Xem: 24037)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 25985)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22217)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30151)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 13935)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
05/01/2015(Xem: 21361)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18911)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 10942)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]