Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn giáo và Xã hội Hiện đại (宗教與現代社會)

12/04/202307:06(Xem: 3725)
Tôn giáo và Xã hội Hiện đại (宗教與現代社會)


dalailama-2adalai-lama2a

Tôn giáo và Xã hội Hiện đại
(宗教與現代社會)

Tác giả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Việt dịch Thích Vân Phong





Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.

Thọ có hai loại: lạc thọ, khổ thọ. Khi giẫm phải gai, chúng ta có một khổ thọ. Khi có ai đó nói điều gì dễ thương với ta như: “Anh thông minh quá” hay “chị đẹp quá” thì ta có một lạc thọ. Một loại liên quan với cảm giác quan thân thể và một loại liên hệ với tinh thần. Tất cả các loài động vật có vú có năm giác quan đều có cảm giác từ thân thể. Về mặt tinh thần, chỉ có một số động vật là có trải nghiệm sung sướng và đau khổ. Tuy nhiên, vì nhân loại có độ thông minh tinh vi, họ có trí nhớ dài hạn và trí tưởng tượng về tương lai, đây là điều vượt trội hơn loài động vật khác. Vì thế, về mặt tinh thần con người có sự vui sướng, thỏa mãn và đau khổ - hy vọng, kỳ vọng và sợ hãi. Thế nên, sự sung sướng hay đau đớn của thân thể và tinh thần với niềm an lạc hạnh phúc hay bất hạnh là những điều khác biệt nhau. Có lúc thể xác của ta cảm giác đau đớn, nhưng tinh thần lại an vui, và có lúc thì cơ thể ta không có vấn đề, nhưng tinh thần lại có nhiều lo âu và bất mãn.

Mức độ tương quan về vật chất như thực vật, y phục, nhà cửa, phong cảnh, âm thinh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm thân thể và các tiện nghi vật chất. Một số người rất giàu sang. Họ có danh tiếng, sống trong môi trường giáo dục tốt, có học vị cao được tôn kính, có nhiều bằng hữu, nhưng vẫn bất hạnh. Đây là bởi vì các tiện nghi vật chất đã không mang lại sự thỏa mãn hay an ủi trên tinh thần. Một số người có đầy dẫy sự lo âu buồn phiền, nhiều áp lực, giành giật, tật đố, thù hận, chấp trước, những nguyên nhân này đưa đến những nỗi khổ niềm đau về tinh thần. Vì thế, sự hạnh phúc về mặt cơ thể và tiện nghi vật chất có những giới hạn và đôi khi là rào cản đối với phúc lợi. Đời sống có thể trở nên bất hạnh, nếu ta không chú ý đến khía cạnh nội tâm. Các xã hội, nhóm người giàu sang, có quyền lực mang lại sự thoải mái trên phương diện tiện nghi vật chất, nhưng chúng không thể bảo đảm rằng con người sẽ được an lạc hạnh phúc, một thế giới tinh thần bình yên và sảng khoái. Vì vậy, chúng ta cần có một cơ chế để mang lại sự yên tĩnh trong tâm hồn.

Thông thường, tôn giáo là một công cụ có thể mang lại sự bình tĩnh nội tâm, toại nguyện và thoải mái tinh thần, với một niềm tin tín ngưỡng nào đó. Nhiều người đồng ý rằng, cần có một phương pháp thế tục nhằm mang lại sự yên tâm, nhưng tôi sẽ thảo luận điều này trong buổi chia sẻ pháp thoại với công chúng. Nếu chúng ta nói về một phương pháp mang lại sự bình an nội tâm, căn cứ trên tín ngưỡng, thì có hai thể loại thuộc về tôn giáo – tín ngưỡng không có triết học và tín ngưỡng có triết lý.

Thời cổ đại, người ta dùng tôn giáo tín ngưỡng để mang đến niềm an ủi và hy vọng, khi họ phải đối diện với những hoàn cảnh khó xử, những vấn đề ngoài tầm kiểm soát của họ, đó là sự tuyệt vọng. Trong những tình huống như thế, tôn giáo tín ngưỡng mang lại một ít tia hy vọng. Thí dụ, dã thú đem đến sự uy hiếp vào ban đêm. Vì thế, trong bóng đêm tăm tối, ta cảm thấy sợ hãi hơn. Ta sẽ thấy an toàn hơn khi có ánh sáng. Nguồn gốc của ánh quang minh là từ vầng thái dương. Vì thế, mặt trời là một điều gì thiêng liêng và vì vậy, một số người đã sùng bái thánh vật mặt trời. Lửa mang lại sự ấm áp dễ chịu khi ta cảm thấy lạnh lẽo. Vì vậy, một số người xem lửa là một điều gì tươi đẹp. Lửa đôi khi xuất phát từ sấm sét, đây là điều thần bí và vì thế, lửa và sấm sét đều được xem là thần thánh. Đây là những tín ngưỡng nguyên thủy, không chứa đựng triết lý.

Một loại tín ngưỡng khác có thể bao gồm xã hội Ai Cập cổ đại. Tôi không biết gì về điều này. Nền văn minh Ai Cập đi ngược về phía trước từ sáu đến bảy nghìn năm và đã có tôn giáo tín ngưỡng thời đó. Khi đến một trong những trường Đại học ở Cairo, thủ đô của Ai Cập, tôi nói là nếu có thêm thời gian, tôi muốn theo học ở đây và nghiên cứu thêm về nền văn minh cổ đại của Ai Cập, nhưng thật đáng tiếc là thời gian không cho phép tôi như ý. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, một loại tôn giáo khác bao gồm có nền văn minh Thung lũng Indus, nền văn minh rực rỡ thời cổ đại đầu tiên của Ấn Độ và nền văn minh Trung Hoa. Họ có những tôn giáo phức tạp hơn với một tư tưởng. Có thể nền văn minh Thung lũng Indus phong phú hơn những nền văn minh khác. Tại Ấn Độ, từ ba đến bốn nghìn năm về trước, đã có tôn giáo tín ngưỡng và tư tưởng triết học nào đó. Vì thế, một loại tôn giáo khác là tín ngưỡng với những khái niệm triết lý nào đó.

Loại tôn giáo thứ hai này, có những nghi vấn phổ biến. Một người tín hữu Do Thái giáo đã nêu ra những thắc mắc một cách tinh vi: “Tôi” là gì? Tôi đến từ đâu? Tôi sẽ đi đến đâu? Mục tiêu của cuộc đời là gì? Đây là những câu hỏi chính. Những câu trả lời cho các thắc này thuộc vào hai loại: hữu thần và vô thần.

Tại Ấn Độ ba nghìn năm về trước, người dân xứ này đã cố gắng tìm câu hồi đáp cho sự thắc mắc về thế nào là “Tôi”, bản ngã là gì? Theo kinh nghiệm thông thường, con người lúc tuổi còn thanh xuân thì thân thể có diện mạo và hình dáng khác hơn tuổi đã xế chiều. Tư duy cũng thế, nó khác biệt theo từng phút giây. Nhưng chúng ta có một cảm giác tự nhiên về “cái tôi” – khi “tôi” trẻ, khi “tôi” già. Vì thế, phải có một chủ nhân cho thân thể và tư duy này. Chủ nhân phải là điều gì đó độc lập và vĩnh hằng, bất di bất dịch, trong khi thân thể và tâm thức thì luôn biến hóa. Vì thế tại Ấn Độ, tư tưởng về một bản ngã, một linh hồn, một “atman” (bản nguyên), bắt nguồn từ đấy. Khi nhắm mắt xuôi tay trút hơi thở lìa đời thì thân thể này không còn hữu dụng nữa, một linh hồn vẫn y nhiên tồn tại. Đây là câu hồi đáp cho câu hỏi thế nào là “tôi”.

Thế thì linh hồn từ đâu đến? Nó có khởi đầu và kết thúc hay không? Không có khởi đầu thì khó chấp nhận được, vậy thì phải có sự một sự khởi đầu, giống như thân thể này cũng có một sự bắt đầu. Thế là Thượng đế sáng tạo ra linh hồn, và đối với sự kết thúc, chúng ta đến với sự hiện diện của Thượng đế, hay cuối cùng hòa nhập vào trong Thượng đế. Vào thời kỳ đầu, các tôn giáo Trung Đông như Do Thái giáo, Cơ đốc giáo, và có thể người Ai Cập nữa, đã tin tưởng vào kiếp tương lai. Nhưng đối với tín đồ Do Thái giáo, tín đồ Cơ đốc giáo và Hồi giáo, chân lý tối hậu là Thượng đế, Đấng Tạo Hóa. Đó là cội nguồn của vạn vật. Tất nhiên Đấng Thượng Đế này phải có quyền năng vô biên, cũng như từ bi tâm và trí tuệ vô hạn. Mỗi tôn giáo đều xác định về một từ bi tâm vô hạn, như Thánh Allah, và Thượng Đế là chân lý tối hậu, vượt ra khỏi kinh nghiệm của chúng ta. Đây là tôn giáo hữu thần.

Ba nghìn năm trước đây, ở Ấn Độ chúng ta có phái triết học Số Luận Sư (Samkhya). Triết lý này phân chia thành hai phái: một tin tưởng vào Thượng Đế và một cho rằng không có Thượng đế. Thay vì thế, phái thứ hai nói về tính chất nguyên sơ, tự tính (prakrti) và 25 loại hiện tượng có thể nhận thức được. Đối với họ, tính chất nguyên sơ thì vĩnh hằng và là Đấng Tạo Hóa. Vì vậy quan điểm vô thần đã tồn tại từ trước thời Đức Phật.

Khoảng 26 thế kỷ trước đây, Đức Phật và vị Tổ sư sáng lập Kỳ Na giáo (Jain founder), Mahavira, đã xuất thế. Không ai trong hai vị này đã đề cập đến Thượng đế, nhưng thay vào đấy, chỉ nhấn mạnh đến Nhân và Quả. Vì thế, một phái của Số Luận Sư, Kỳ na giáo và Phật giáo là những tôn giáo vô thần.

Trong tôn giáo vô thần, đạo Phật tuyên thuyết rằng tất cả sự vật bắt nguồn từ các nhân và duyên của riêng nó, và vì thế, một trong những bản chất tự nhiên của nhân và quả là sự biến hóa. Sự vật chẳng bao giờ ở trạng thái bất biến. Bởi nền tảng của tự ngã hay “tôi” là thân thể và tư duy, mà hiển nhiên thân và tâm đang thay đổi cùng một lúc, và vì “tôi” dựa vào hai yếu tố này, “tôi” cũng phải có cùng bản chất với chúng. Nó chẳng bao giờ bất biến và vĩnh hằng. Nếu nền tảng thay đổi thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải biến hóa. Vì thế, không có một linh hồn vĩnh hằng, bất biến – “anatman”, vô ngã. Đó là khái niệm đặc trưng của đạo Phật – vạn vật hỗ tương nhau mà tồn tại và cùng tương quan phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy trong ba tôn giáo vô thần, mặc dù hai tôn giáo kia chấp nhận luật nhân quả, tuy nhiên, họ xác nhận một tự ngã vĩnh hằng, bất biến.

Vì thế, trong những tôn giáo có tín ngưỡng và triết lý, có nhiều truyền thống khác nhau. Tất cả đều có hai phương diện – triết lý và quan niệm, cũng như sự tu trì. Có một sự khác biệt lớn về phương diện triết lý và quan niệm, nhưng sự tu trì thì giống nhau, thí dụ như tấm lòng từ ái, bi mẫn, khoan thứ, khoan dung, kỷ luật bản thân. Những triết lý và quan niệm khác nhau chỉ là những phương pháp để mang đến cho con người hy vọng và niềm tự tin vững chãi để thực hành hạnh từ ái, bi mẫn, khoan thứ.v.v. . .Vì thế, tất cả những triết lý này có cùng mục tiêu và chủ ý, đây là mang lại cho con người từ bi tâm, bi mẫn và.v.v. . .

Đó là điều rõ ràng trong đạo Phật, kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật với những khái niệm khác nhau, thường là mâu thuẫn (phép biện chứng) lẫn nhau. Một số kinh điển nói rằng các uẩn (蘊, skandha, nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp) – thân và tâm – tựa như một kiện hàng và tự ngã là cái gì khuân vác nó.

Một kiện hàng và dụng cụ khuân vác nó không thể giống nhau, thế thì tự ngã phải tách biệt và tồn tại trên thực chất. Một bản kinh khác thuyết rằng nghiệp hay những hành vi thì tồn tại, nhưng không có một cá nhân hành động, trên thực chất không có tự ngã. Những kinh điển khác thuyết không có những hiện tượng bên ngoài. Chỉ có tư duy và những hiện tượng khác đơn thuần là nội dung của tư duy, và tư duy tồn tại; nó thực sự tồn tại. Tuy nhiên, những kinh điển khác lại thuyết rằng cả tư duy lẫn nội dung của nó đều không thật sự tồn tại – không có sự vật gì tồn tại cả, thí dụ như “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (般若波羅蜜多心經) đã tuyên thuyết phủ nhận lục căn: “mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý” (toàn bộ Bát nhã Tâm kinh chỉ nhằm khuyên từ bỏ thói quen chấp thật tất cả hiện tượng sắc pháp; Toàn bộ kinh này ý từ tính không của vạn vật và thế giới). Tất cả những điều này là mâu thuẫn (phép biện chứng) lẫn nhau, nhưng tất cả đều xuất phát từ một nguồn cội đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đức Phật dạy bảo tất cả điều này không phải vì sự lầm lẫn của Ngài. Ngài cũng không cố ý thuyết giảng chúng để tạo thêm sự bối rối trong tứ chúng đệ tử của Ngài. Tại sao Ngài lại diễn thuyết như thế? Đức Phật vì sự tôn trọng những căn cơ khác nhau của chúng sinh, và Ngài đã giảng dạy tất cả những điều này để giúp họ. Ngài thấy rằng tất cả những điều này là rất cần thiết.

Ba nghìn năm về trước, thế giới có khoảng mười hoặc một trăm triệu người. Bây giờ, gần tám tỷ người. Trong số những người này, chắc chắn có những tính khí khác nhau. Chúng ta có thể thấy điều này, ngay cả ở những đứa trẻ có cùng cha mẹ. Ngay cả những cặp song sinh cũng có tâm tư tình cảm khác nhau. Vì vậy, nhân loại có những tính tình bất đồng, phương thức sinh hoạt bất đồng, phương thức tư duy bất đồng. Sự khác biệt này cũng do môi trường, điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu quyết định. Thí dụ, Ả Rập thì nóng khô. Ấn Độ có những mùa mưa, vì thế hai quốc gia này khác nhau và con người ở những nơi này cũng có lối sống khác nhau. Có thể trong thời cổ đại, con người có nhiều điểm tương đồng hơn ở khắp nơi. Tuy nhiên, vì những sự khác biệt nêu trên, điều quan trọng là có những phương pháp tiếp cận khác nhau trong hiện tại. Vì vậy, những quan niệm và triết học bất đồng. Quan trọng nhất là chí hướng và mục tiêu của những yếu tố này, và chúng thật sự tương đồng, đây là giúp cho con người trở nên tử tế và từ bi khi giao tiếp với người khác.

Đối với một số người thì khái niệm về một đấng Sáng tạo, Thượng Đế rất hữu ích. Một hôm, tôi đã hỏi một vị niên trưởng tu sĩ Cơ đốc giáo là tại sao Cơ đốc giáo không tin tưởng vào kiếp trước. Ông trả lời: “Bởi vì đời sống trong hiện tại là do Thượng Đế tạo ra.” Cách suy nghĩ như vậy tạo ra một cảm giác mật thiết với Thượng Đế. Cơ thể này bắt nguồn từ tử cung của mẹ ta, vì thế, chúng ta có một cảm giác gần gũi và thoải mái với mẹ mình. Trường hợp Thượng Đế cũng tương tự như thế. Chúng ta bắt nguồn từ Thượng Đế và điều này ban cho ta một cảm giác gần gũi với Ngài. Càng cảm thấy gần gũi hơn, khuynh hướng tuân theo những lời khuyên của Thượng Đế càng mạnh hơn, đó là việc thực thi từ bi tâm. Vì thế, cách tiếp cận hữu thần rất mạnh mẽ và hữu ích cho nhiều người hơn là tiếp cận vô thần.

Tốt hơn hết là hãy giữ lấy truyền thống tôn giáo tín ngưỡng của mình. Tại Mông Cổ, các nhà truyền giáo cho người dân 15 USD để cải đạo sang Cơ đốc giáo. Thế là một số người đến với họ và cải đạo mỗi năm, lần này sang lần khác, chỉ để nhận 15 USD mỗi lần! Tôi khuyên các nhà truyền giáo này đừng can thiệp vào vào tôn giáo tín ngưỡng của dân chúng, hãy để người dân nơi đây giữ truyền thống đạo Phật của họ. Điều này cũng giống như tôi nói với người Tây phương rằng hãy giữ tôn giáo riêng của họ.

Hay nhất là hãy thu thập thêm tin tức. Điều này sẽ giúp ta phát triển sự tôn trọng các truyền thống khác. Vì thế, hãy giữ truyền thống Cơ đốc giáo, nếu quý vị là tín đồ Cơ đốc giáo, nhưng hãy có thêm sự hiểu biết và kiến thức về những truyền thống tôn giáo khác. Còn về mặt phương pháp, tất cả các truyền thống tôn giáo đều giảng dạy phương pháp tu hành, đó là từ ái, bi mẫn, khoan dung. Bởi cách tu hành được chia sẻ tương đồng, quý vị có thể áp dụng một vài phương pháp của Phật giáo. Tuy nhiên, khái niệm không có điều gì là tuyệt đối, là một sự vật hoàn toàn riêng rẽ của Phật. Một vị Linh mục Cơ đốc giáo đã hỏi tôi về triết lý “tính Không”, “vô Tướng”, và tôi nói với ông rằng điều này không tốt cho ông. Nếu tôi nói rằng các pháp hoàn toàn hỗ trợ lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, điều này có thể làm tổn hại sự chân thành tín ngưỡng của ông đối với Thượng Đế. Thế nên, những người như vậy thì tốt hơn là không nên nghe nói về “tính Không” hay “vô Tướng”.

Tóm lại, vì tất cả các truyền thống tôn giáo lớn đều có sự tu hành giống nhau, chỉ khác về phương pháp và triết lý, nhưng đều có cùng mục tiêu. Đây chính là nền tảng cho sự tôn trọng lẫn nhau. Vì vậy, hãy giữ truyền thống riêng của quý vị. Tuy nhiên, nếu quý vị thấy trong buổi diễn giảng của tôi có một số phương pháp của Phật giáo đem lại lợi ích cho bản thân, thì hãy sử dụng chúng. Nếu như thấy chúng không có lợi ích gì, thì hãy bỏ mặc chúng.

Tác giả Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn Study Buddhism





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2019(Xem: 23494)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 22942)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13390)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8564)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
07/07/2019(Xem: 5510)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
27/05/2019(Xem: 4867)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
10/05/2019(Xem: 12901)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
16/02/2019(Xem: 5970)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 7607)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
04/01/2019(Xem: 82273)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567