Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Tuệ Biện Vô Ngại (Đại nguyện thứ 30 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

06/02/202116:57(Xem: 17844)
30. Tuệ Biện Vô Ngại (Đại nguyện thứ 30 của Phật A Di Đà, bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong đại địch Covid-19)

TT Thích Nguyên Tạng, Đại Nguyện Thứ 30, Tuệ Biện Vô Ngại


Tuệ, Biện  là kết quả của Chánh niệm... 

đồng thời đã tuần tự đạt được : 

Văn Bát Nhã , 

Quán chiếu Bát Nhã,  

và Thực chứng Bát Nhã! 

Đại nguyện thứ 30 : TUỆ BIỆN VÔ NGẠI

Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về đại nguyện thứ 30 trong 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà . Kính bạch Thầy vô cùng trân trọng ...khi nghe Thầy nhắc lại bài Ngồi thuyền Bát Nhã mà con đã có từ 12/2/2019 , bây giờ nhờ Thầy giảng rõ lại mới thấy sự thâm thuý làm sao . Kính đa tạ và tri ân Thầy, kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Tuệ Giác và Biện tài:

Hành giả tu Phật thời đại nào cũng ao ước ! 

Đại nguyện thứ 30 làm phấn khích  sâu xa 

Món quà ưu ái trao tặng từ Phật A Di Đà, 

Tuệ Biện  vô hạn lượng ...sẽ vô cùng tinh tế ! 



Đa tạ Giảng Sư ...hai hướng đi chỉ có thể : 

Tiệm tu, đốn ngộ - Đốn ngộ, tiệm tu, 

Hà sa kiếp đào luyện tiềm năng  trữ lưu 

Để rồi trực  giác rõ biết hiện tiền chợt phát xuất ! 



Khó  làm sao vén màn vô minh bị che khuất ! 

Qua hành trình tuần tự học giáo lý, suy ngẫm tự mình 

Tiêu hoá được vọng tưởng ...trí tuệ mới phát sinh 

Tập trung vào trong ba loại  Bát Nhã ! 

( Văn tự Bát Nhã - Quán chiếu Bát Nhã- Thực chứng Bát Nhã ) 



Lý thú thay...Giảng sư giới thiệu NGỒI THUYỀN BÁT NHÃ ! 

Đã ấn  bản ...nay diễn giảng rõ ràng 

Phần lớn chúng sinh ưa thích lang thang 

Chỉ muốn ngồi  thuyền, chèo thuyền mà không chịu xuống bến ! 



Bờ Giải thoát phải là mục tiêu để đến ! 

Thực chứng bát nhã được ...là lúc bước lên bờ, 

Tham, sân, trạo cử, hôn trầm, nghi còn chút lơ mơ 

Đắm chấp ngay cả pháp môn ta học ....vẫn chưa thực chứng ! 



Nơi nào có Tuệ Giác ...Giới , Định đầy đủ  ứng!  

Bước vào lãnh vực nào cũng lịch lãm, thành công 

Rất tự tại, quân bình, buông xả, thong dong 

Là bắt đầu khai phóng hành trình giải thoát 



Ngưỡng phục Giảng sư đã đạt biện tài lưu loát

Thuyết phục người nghe ...an trú cực lạc tại đây 

Duy trì chánh niệm...bao lâu trong phút giây này 

Hiện tại lạc trú ...một phần trong Tuệ biện vô ngại ! 



Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật .



Huệ Hương 




***








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2012(Xem: 6279)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 35269)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6647)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/05/2012(Xem: 4318)
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại. Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người: 1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn. 2) Phát triển khả năng của con người.
10/05/2012(Xem: 4231)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
10/04/2012(Xem: 4740)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
26/03/2012(Xem: 5807)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
19/03/2012(Xem: 7735)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 53031)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 1224)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]