Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng phụ trách khóa giáo lý mùa dịch covid 19 (bài của Phật tử Thanh Phi)

31/12/202009:28(Xem: 15410)
Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng phụ trách khóa giáo lý mùa dịch covid 19 (bài của Phật tử Thanh Phi)

le man khoa lop giao ly online

thanh phi-1thanh phi-2thanh phi-3thanh phi-4
Cảm niệm Tri Ân
Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng
phụ trách khóa giáo lý mùa dịch covid 19
(bài của Phật tử Thanh Phi)










Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Thầy,

Hôm nay ngày 3/1/2021, hàng Phật tử chúng con rất hân hoan và xúc động khi được Thầy tổ chức cho buổi họp mặt này, để anh chị em bạn đạo có dịp hàn huyên và biết mặt nhau, đồng thời cũng để trao cho chúng con chứng chỉ tốt nghiệp Khóa Học Giáo Lý Online. Chứng chỉ này có lẽ đối với đời không có giá trị thực dụng, nhưng đối với chúng con thì vô cùng quý báu, bởi qua đó đã ghi dấu lại thời gian suốt 8 tháng trời ròng rã, ngày qua ngày Thầy trò dường như tạm quên đi những lo âu, sợ hãi vì nạn dịch Covid-19 đã và đang gây ra những sự chết chóc tang thương, cũng như có những biến động ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của toàn nhân loại trên thế giới. Tất cả chúng con như đắm say trong những giáo Pháp mà Thầy đã ban truyền cho chúng con mỗi ngày.

Nhớ lại khoảng thời gian đầu tháng 4-2020, khi nhận thấy mức độ lây lan của dịch bịnh Covid-19 quá nhanh, quá nguy hiểm, chính quyền đã ra lệnh giản cách xã hội, giới hạn sự đi lại của dân chúng, nên chùa cũng phải tạm ngưng mọi sinh hoạt. Tất cả những thời khóa tụng kinh hàng ngày, hàng tuần như:  thỉnh Đại hồng chung, công phu khuya , cầu an, cầu siêu, sám hối, mọi người chỉ có thể tham dự qua hình thức livestream trên Facebook. Mọi người đều cảm thấy lo âu và buồn chán, may sao sau đó Thầy đã phát tâm mở Lớp Học Giáo Lý Online, chúng con vô cùng hoan hỷ.  

Bắt đầu Thầy giảng cho chúng con hiểu rõ 48 Đại nguyện của Phật A Di Đà, đã khơi dậy, cũng như bồi đắp thêm lòng tính tâm nơi chúng con. Tiếp theo Thầy dạy cho chúng con oai nghi của người Phật tử; giảng dạy ý nghĩa và cách  xử dụng của từng loại pháp khí. Đó là những điều căn bản mà chúng con cần hiểu và áp dụng, để có thể trở thành một người Phật tử thuần thục.  Thầy cũng đã nói về Thập Đại Đệ tử của Phật với những hạnh nguyện siêu việt của quý Ngài, mà lịch sử đã ghi lại để làm gương cho hậu thế. Rồi đi sâu vào phần giáo lý, Thầy đã giảng giải ý nghĩa 108  bài kệ của chư Phật, chư Bồ tát, xuyên qua đó Thầy tóm tắt cho chúng con hiểu cốt lõi của từng bộ kinh ẩn tàng trong mỗi câu kệ. Đây là điều khiến cho chúng con cảm thấy rất thú vị, vì đã từ lâu chúng con đã từng nghe, từng tụng những câu kệ, nhưng chưa hề hiểu ý nghĩa thâm sâu mà chư Phật, chư Bồ tát đã gởi gắm vào các câu kệ ấy.

Cho đến nay, khóa học tạm ngưng, Thầy đã dẫn chúng con theo chân của  33 vị Tổ và hơn 50 Thiền sư đã kế tục truyền thừa mang giáo pháp của Như Lai từ Ấn Độ sang đến Trung Hoa, Việt Nam ... Mỗi ngày chúng con được học hiểu thêm nhiều điều thật thú vị. Thầy cũng đã lưu ý cho chúng con dễ hiểu là  tất cả những bài kệ, những đối thoại thiền của Chư Tổ và Thiền sư, không ngoài hai ý: hiển bày tánh Không của Bát Nhã: Vạn pháp đều không có thật tánh; và cứu cánh rốt ráo của một hành giả chính là tìm thấy được thể tánh tịnh minh, chơn tâm thật tánh của mình, đó là Phật tánh mà quý Ngài thường ẩn dụ qua hai từ “Trời xanh”, “Mây Trắng”.

Thấm thoát thế mà Thầy đã dạy cho chúng con hơn 200 bài giáo lý với bao nhiêu ý nghĩa thâm sâu, tiếc rằng với trí tuệ kém cỏi, nhất thời chúng con không thể nhớ hết, nhưng chắc hẳn đã lưu lại trong tâm thức chúng con những khái niệm tổng quát, như là một bản đồ chỉ rõ con đường đi đến bến bờ giác ngộ giải thoát. Để từ nay về sau chúng con có thể lật tìm trở lại, để dò từng bước trên lộ trình tìm đến sự giải thoát đó.

Tất cả những gì chúng con có thể quên, nhưng chắc chắn hai từ “Trời xanh”, “Mây trắng” chúng con sẽ không bao giờ quên, vì hai từ này rất đơn giản dễ nhớ, và sẽ mãi mãi ghi nhớ, bởi ý nghĩa ẩn dụ trong cái dễ đó chính là cứu cánh, mà các hành giả muốn đạt được cần phải trải qua cả một quá trình đầy chông gai. Mỗi lần nhớ đến là chúng con tự nhắc mình phải nỗ lực hơn trong tiến trình tu tập.   

Kính bạch Thầy,
Chúng con vô vàn tri ân Thầy đã dành thời gian quý báu để chia sẻ trao truyền cho chúng con một số tài sản quý giá của Thầy, để chúng con có chút vốn liếng hầu vững bước trên đường tìm về quê xưa. Thiết nghĩ để đền đáp xứng đáng với công ơn của Thầy, chỉ duy nhất một điều là chúng con phải cố gắng tu tập.   

Pháp âm Thầy vang bốn bể
Khắp năm Châu đệ tử lễ kính Thầy
Và hôm nay ở nơi đây
Thầy trò gặp gỡ tỏ bày tri ân
Niệm ân Thầy đã ân cần
Chúng con đệ tử muôn phần khắc ghi
Lời Thầy nguyện sẽ thực thi  
Oai nghi tế hạnh đứng đi nằm ngồi
Bao nhiêu vọng tưởng nổi trôi
Tham si dứt bỏ, sân rồi cũng thôi
Ý sâu giáo nghĩa trau giồi
Soi gương Chư Tổ tô bồi bản thân
Học đạo thì phải chuyên cần
Quán sâu nhân quả, nhận chân thế trần
Vạn pháp đều có nguyên nhân
Học buông, học bỏ để dần tịnh tâm
Lời xưa ý nghĩa thâm trầm
Thân an, tâm tịnh, huệ thầm phát sinh 
Quay về nhìn lại chính mình
Thong dong tự tại lộ trình tiến tu.      

Chúng con thành kính cảm niệm ân Thầy. 

Nhân đây chúng con xin kính chúc Thầy năm mới 2021 pháp thể luôn khinh an, Phật sự viên thành và  sẽ là ánh từ quang soi đường cho chúng con trên bước đường tu học.

Xin kính chúc tất cả anh chị em đạo hữu năm mới thật nhiều sức khỏe, được thuận duyên trong mọi công việc cả đạo lẫn đời và luôn được an bình dưới ánh hào quang của chư Phật.

Mong rằng sau khi đón tết Nguyên Đán xong, Thầy và chúng con sẽ được gặp lại trong lớp học Giáo Lý Online.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Đệ tử Thanh phi.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2018(Xem: 13672)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
05/01/2018(Xem: 10510)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
02/01/2018(Xem: 6692)
Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta. Thưa quý vị! Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.
21/12/2017(Xem: 7676)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
15/12/2017(Xem: 77289)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 121904)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15789)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 6223)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 9425)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5045)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567