Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19) bài của Phật tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu từ Dallas, TX, Hoa Kỳ

30/12/202004:35(Xem: 19334)
Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19) bài của Phật tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu từ Dallas, TX, Hoa Kỳ

le man khoa lop giao ly online
33_TT Thich Nguyen Tang_Ton Hue Nang

 Cảm niệm Tri Ân

Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng

đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19)

bài của Phật tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu từ Dallas, TX, Hoa Kỳ


Nghe giọng đọc của Phật tử Quảng Trinh:









Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Sư Phụ Thích Tâm Phương, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức,

Kính Bạch Sư Phụ Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức cũng là Giảng Sư lớp Giáo Lý Online

Quý Chư Tăng Ni cùng toàn thể Phật Tử khắp Năm Châu trong Đại Gia Đình Quảng Đức thân thương.

Hôm nay, ngày 3 tháng 1 năm 2021, là Lễ Phát Chứng Chỉ Mãn Khoá Lớp Giáo Lý Online Live stream trên Facebook, từ ngày 4 tháng 5 /2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 cho tất cả quý Phật tử khắp Năm Châu, tham dự 8 tháng ròng rã trong Mùa Đại Dịch COVID-19 Cách Ly. Tuy không thể có mặt trong buổi lễ Mãn Khoá, con xin được đại diện cho một số Phật Tử tại Hoa Kỳ, có một vài cảm nghĩ thô thiển về Khoá Học Giáo Lý online, do Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng chủ giảng liên tục trong 8 tháng qua . 


Con và gia đình Mẹ Con ở Melbourne có duyên lành gặp được Sư Phụ Tâm Phương từ năm 1986 và sau đó Con lập gia đình và sang Mỹ định cư, nhưng thỉnh thoảng về Úc thăm Mẹ và gia đình, con đều đến Tu Viện Quảng Đức kính viếng hai Sư Phụ. Mẹ con hay đến Tu Viện Quảng Đức tu tập và kính viếng Hai Thầy trong dịp Tết.


me-duong ho thu-2019
Mẹ con, Cụ bà Hồ Thị Hồng và Sư Phụ Nguyên Tạng 

 

duong ho thu-2019
Tác giả Dương Hồ Thu (bìa phải) cùng 1 người và Sư Phụ Nguyên Tạng

 

Ho Cong Lo (4)
Tác giả cùng cậu Hồ Công Lộ, 1 Phật tử lão thành của Tu Viện Quảng Đức




Từ lâu Con rất ngưỡng mộ sự Uyên thâm Giáo Pháp, kinh sách của SP Nguyên Tạng; và Trang Nhà Quảng Đức với đủ loại tài liệu, kinh sách cũng do Sư phụ Nguyên Tạng sáng lập.

Thế giới loài người trong thời đại chim sắt của thế kỷ 21 đã phải lo lắng, sợ hãi khi dịch cúm Covid-19 phát sinh từ Vũ Hán, sau đó lan rộng đến chóng mặt đến 210 quốc gia trên hoàn cầu. Nhưng hữu hạnh và may mắn thay cho hàng đệ tử chúng con, đã có đủ phước đức và thiện duyên vào tham dự lớp Giáo Lý online qua Facebook live stream mỗi ngày, từ Tu Viện Quảng Đức do Sư Phụ Nguyên Tạng giảng dạy.

Hồi tưởng lại  8 tháng trước, những ngày đầu cách ly đại dịch, mọi người bị nhốt trong nhà, chúng con đang bàng hoàng sợ hãi vì mọi sinh hoạt đều bị ngưng trệ vì lock down, nhưng nhờ những buổi Pháp Thoại của Sư Phụ, với nét mặt và tinh thần lạc quan của Ngài xuất hiện trên màn hình như để trấn an cho hàng đệ tử chúng con, rồi với những đề tài rất cần thiết cho sự tu học của chúng con: 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà , 108 bài kệ pháp do Đức Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ biên soạn trong Đại Tạng Kinh để làm nghi lễ Phật mỗi ngày của Ngài, lâu nay chúng con chỉ nghe những bài kệ chữ Hán, không hiểu ý nghĩa, nhưng nay được Sư phụ giải thích, cắt nghĩa từng câu từng chữ mới hiểu rõ Phật pháp nhiệm mầu như thế nào. Tiếp đó, chúng con được học 10 vị Đại Đệ Tử của Đức Thế Tôn, rồi đến 33 vị Tổ Sư Thiền Ấn Độ -Trung Hoa và cuối cùng trong những ngày gần đây chúng con được học về chư vị Thiền sư thuộc 5 dòng phái chính Thiền Tông: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Chúng Con thành tâm kính tri ân Sư Phụ đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu giảng dạy hơn 200 Bài Pháp Thoại, ròng rã suốt 8 tháng trong mùa Đại Dịch COVID-19, là một món ăn Pháp Bảo tươi mát chảy vào tâm chúng đệ tử, như nước Cam Lồ làm chúng Con thức tỉnh, lo tu tập không dám giải đãi như trước nữa. Lời Sư Phụ giảng về 10 Vị Đại Đệ Tử của Đức Thế Tôn, chúng con được nghe thật cảm phục trước những gương sáng về sự tu tập dưới thời Đức Phật còn tại thế. Sư Phụ có biệt tài về thuyết pháp, xen kẻ tiết mục ngâm thơ rồi hát để thay đổi không khí, nhưng tất cả đều giúp cho chúng con nghe Pháp trong Chánh niệm, đam mê trong tỉnh thức. Con thật xúc động khi nghe Sư phụ giảng chi tiết về 48 Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, mỗi lời nguyện là một chiếc phao, một món quà mà sư phụ dùng từ “bonus” cho hàng đệ tử chúng con trong biển khổ trầm luân khổ lụy này. Ngài mở rộng vòng tay tế độ, đưa chúng sanh trở về cõi nước An Lạc chỉ trong một sát na như lời Sư phụ thường xuyên nhắc nhở chúng con: “Lục tự Di Đà vô biệt niệm, Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương” “Chỉ sáu chữ Di Đà Không có niệm nào khác Không phí công lao nhọc, Sát na đến Tây-phương”.


Rồi chúng con học đến 33 Vị Tổ Thiền Sư Ấn Độ và Trung Hoa; chúng Con như sống trong niềm hỉ lạc vô biên trước những bài pháp thoại tuyệt vời của Sư Phụ. Mỗi vị Thiền Sư đều có đời sống và hành trạng riêng biệt, nhưng nét chung của quý Ngài đều đi đến sự thực hành Chánh pháp qua Thiền Định. Cá nhân con luôn nghiêng về Thiền Tông nên học về Lịch sử Các Vị Tổ Thiền Sư, Con miệt mài lắng nghe thấm thía từng lời từng chữ của Sư Phụ giảng rất trong sáng, đầy nhiệt tâm chỉ mong chúng con mau thấy "trời xanh", "rừng xanh" của Phật tánh, mau mau quay vào bên trong tìm thấy  "thể tánh tịnh minh", "chơn tâm thường trú" đã hằng hữu rõ biết hiện tiền bên trong chúng Con. Kỳ thật, mỗi người chỉ cần buông xuống kiến hoặc, tư hoặc, căn bản phiền não, tâm tham, tâm sân, tâm si, mạn, nghi, ác kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cẩm thủ, ngay đó ta sẽ có được an lạc giải thoát đến Niết Bàn tức khắc. Thêm vào đó, cuộc sống đơn sơ, giản dị của các Vị Thiền Sư, cả một đời tận hiến để giáo hóa độ sanh rồi cuối đời quý Ngài an nhiên viên tịch một cách tự tại thong dong. Các Ngài tu hành nghiêm mật suốt mấy chục năm, hạnh nguyện tròn đầy như ánh trăng rằm, con thật ngưỡng mộ khôn cùng.

Quả thật, lời giảng của Sư Phụ qua các hành trạng của chư vị Thiền Sư, mỗi bài pháp thoại là mỗi câu chuyện mới lạ, linh hoạt sống động cùng với lời giải nghi những thiền ngữ bí ẩn, khó hiểu hàng ngàn năm trước của quý Ngài mà hàng đệ tử chúng con không tài nào hiểu thấu. Lời dạy bảo cặn kẽ của Sư phụ giờ đây như cơn mưa cam lồ giữa cơn nắng hạ tưới xuống mãnh đất tâm khô cằn của chúng con. Chúng con quá may mắn mới có được phước duyên tham dự khóa giáo lý online này.

Ngôn bất tận ý, Con chân thành kính tri ân Sư Phụ và kính chúc Sư Phụ Luôn được an lành trong Chánh Pháp, luôn là bóng mát che chở cho chúng Con. Con kính cung thỉnh Sư Phụ nghỉ giải lao và qua Tết Nguyên Đán, xin Sư Phụ quay lại pháp tòa để tiếp tục giảng dạy về Tổ Sư Thiền cho chúng con. Con kính chúc Sư phụ và quý Phật tử tham dự lễ hôm nay tràn đầy niềm vui trong Chánh Pháp.

Kính Lễ Sư Phụ.

Đệ Tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu
(từ Dallas, Texas, Mỹ Quốc, sáng sớm ngày 2 tháng 1 năm 2021)






***
 










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2010(Xem: 16195)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
16/11/2010(Xem: 11471)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
11/11/2010(Xem: 20421)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8257)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 8314)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 5039)
Tôi đã từng đối diện với nhiều trường hợp khó khăn suốt con đường của cuộc đời tôi, và quê hương tôi đang trãi qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười thường xuyên, và cái cười của tôi là lây lan. Khi người ta hỏi tôi làm thế nào tôi có thể tìm thấy động lực để cười bây giờ, tôi trả lời rằng tôi là một cây cười chuyên môn. Cười là một đặc điểm của người Tây Tạng điều này khác biệt với người Nhật Bản hay Ấn Độ.
30/10/2010(Xem: 1119)
Ontario, Canada – Nhiều người diễn giải Phật giáo thấy Đạo Phật là một trong vô số triết học và tôn giáo được biết từ cổ xưa. Đúng ra Phật giáo là một môn triết học thực tiển trong một ý nghĩa được phơi bày ngày nay. Môn triết học này thiết lập một hệ thống trị liệu rộng rãi. Trong phạm vi ấy Đức Thế Tôn là một nhà tâm lý trị liệu vô song. Trong phổ quát, Tâm lý trị liệu có nghĩa là sự điểu trị về những sự rối loạn cảm xúc, thái độ cá nhân căn cứ trước tiên trên sự giao tiếp bằng lời nói hay không lời nói. Đức Phật là một nhà chửa bệnh không thể bắt chước được giúp vô số người vượt qua căng thẳng, rắc rối về cảm xúc, và những vấn nạn giao thiệp qua thiền quán thân hữu.
27/10/2010(Xem: 9983)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
23/10/2010(Xem: 11988)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 4825)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]