Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

54. Lục Tổ Huệ Năng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)

14/08/202011:45(Xem: 18240)
54. Lục Tổ Huệ Năng (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép cảm tưởng)

54_TT Thich Nguyen Tang_Luc To Hue Nang


Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,


Bạch Sư Phụ hôm nay SP giảng bài kệ thứ  54 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ biên soạn (1909-1984).


Bài kệ hôm nay được trích trong Kinh Pháp Bảo Đàn, cũng là bài kệ ngộ đạo của Lục Tổ Huệ Năng:

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng không có đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi trần.

Sư Phụ giảng về lịch đại tổ sư truyền giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa rồi đến Việt Nam theo lời tiên tri của sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma “ Nhất hoa khai ngũ diệp”, tức là một hoa trổ ra 5 cánh, 5 cánh đó là ngài Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng. 5 cánh hoa đó cũng biểu trưng cho 5 tông phái thiền sau thời đại của Lục Tổ Huệ Năng là: 1-Lâm Tế, 2-Quy Ngưỡng,3-Tào Động,4-Vân Môn,5-Pháp Nhãn.
 

Sư phụ kể rõ dòng truyền thừa xuyên suốt từ Sơ Tổ Ca Diếp bên Ấn Độ, đến Lục Tổ Huệ Năng, truyền xuống cho Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải, Hoàng Bá Hy Vận rồi Ngài Lâm Tế Nghĩa Huyền, rồi Ngài Minh Hoàng Tử Dung có công truyền sang Thuận Hóa (cố đô Huế), năm  1690 Thiền sư Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tôn ( tức chùa Từ Đàm ngày nay), rồi Ngài Liễu Quán từ Phú Yên ra Huế tu học và đắc Pháp với Tổ Minh Hoàng Tử Dung, và xuất bài kệ truyền Pháp như sau:

Thiệt tế đại đạo

Tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận,

Đức bổn từ phong

Giới định phước tuệ

Thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả

Mật khế thành công

Truyền trì diệu lý

Diễn xướng chánh tông

Hành giải tương ứng

Đạt ngộ chơn không.


Con hết sức vui mừng được biết Sư phụ là đệ tử truyền thừa  theo dòng Thiền Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 10, có nghĩa là dòng truyền thừa giác ngộ từ Hy Mã Lạp Sơn Ấn Độ đến Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu chưa bao giờ bị gián đoạn trong suốt 26 thế kỷ qua.

 Ngài Lục tổ được tôn kính như một vị Phật, Xá lợi nhục thân Ngài, sau 1,300 năm vẫn còn nguyên vẹn, rất linh thiêng, và hiện được để tôn thờ trong  Lục Tổ Điện ở Chùa Nam Hoa ở Quảng Châu. Thời gian diễn ra phong trào cách mạng văn hóa (1966-1976) của Mao Trạch Đông, hồng vệ binh dùng búa đập phá nhục thân xá lợi của Lục Tổ  nhưng búa dội ngược lại, họ sợ và quỳ lại sám hối và không dám mạo phạm với ngài nữa.


Sư Phụ có dẫn đoàn hành hương Tu Viện Quảng Đức năm 2015  đến viếng Chùa Nam Hoa của Lục Tổ, chùa rộng 12 ngàn mét  vuông rất đẹp, có Ngũ Hương Đình, có Phóng Sanh Hồ…Sư Phụ có thỉnh bình nước Tào Khê ở nơi thánh địa Quảng Châu.

Xá lợi nhục thân của Tổ là một dấu ấn sắt son của Bồ Đề Tâm, Phật Tâm, có trong tự thân của tất cả chúng sanh .


Bạch Sư Phụ ,con rất tâm đắc bài kệ phó chúc của Tổ, con vẫn trì tụng trong mỗi thời tĩnh tọa lễ Phật .
.........nếu nhằm trong tánh hay tự thấy
         Tức là nhân Bồ đề thành Phật......
Lời dạy của Tổ không khác lời dạy của Phật nên được gọi là Kinh. Kinh Pháp Bảo Đàn được Lưu truyền từ 1300 năm nay.

Kính Pháp Bảo Đàn có mười chương .
Mỗi chương từ tiểu sử của Ngài đến cuối cùng lời phó chúc đều nói lên sự thấy tự tánh là đạt đạo đạt ngộ, đòi hỏi hành giả ly dục, ly ác pháp, không chấp tâm, chấp ngã, chấp pháp để chứng ngộ tánh không.
   
Con kính tri ơn Sư Phụ, mỗi ngày ban pháp thoại cho đại chúng được thừa hưởng bài thuốc pháp của Phật, trưởng dưỡng đạo tâm và tinh tấn tu hành trên đường trở về cội nguồn tâm linh

Nam mô Đệ Lục Tổ Huệ Năng Tôn Sư tác đại chứng minh.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2020(Xem: 10970)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 8342)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
08/12/2019(Xem: 24285)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 23880)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
22/11/2019(Xem: 23234)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 13629)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
03/09/2019(Xem: 8721)
Hiện tình quốc tế và đất nước đang diễn biến dồn dập hơn bao giờ hết. Khi chính quyền các quốc gia và định chế quốc tế tỏ ra không đủ khả năng để ứng phó trước nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát, thì một chủ đề đạo đức tôn giáo cần được thảo luận: Phật giáo có biện minh nào cho chính nghĩa trong cuộc chiến tương lai không?
07/07/2019(Xem: 5616)
Phật giáo không phải là tôn giáo để các tín đồ đến tham gia hay phát động như một phong trào, mà tự thân con người sau quá trình học hỏi, tư duy, nhận thức cốt lõi lời dạy của đấng Từ phụ, từ đó phát tâm tìm đến, thân cận và quy y Tam Bảo: ‘Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu - Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo’. Với lòng tịnh tín bất động, con người đầu thành vâng giữ mạng mạch giáo pháp, dốc lòng phụng hành đạo lý mình chọn, con người nhờ vậy được chân lý, chánh pháp che chở, thành tựu ‘Phép Phật nhiệm màu – Để mau ra khỏi luân hồi’.
27/05/2019(Xem: 4987)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
10/05/2019(Xem: 13145)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567