Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam

06/01/201815:50(Xem: 13605)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam


tieng Phan

Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn
trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam

 Lê Tự Hỷ


               Năm nay, kỷ niệm 20 năm thành lập Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế, chúng tôi xin chúc mừng sự phát triển tốt và những thành tựu to lớn của Viện trong việc đào tạo Tăng, Ni tài cho Phật giáo trong suốt 20 năm qua.
           Nhân đây, chúng tôi xin nêu lên vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong chương trình Cử nhân Phật học Học Viện Phật Học Việt Nam tại Huế nói riêng và tất cả các Học viện Phật giáo tại nước ta nói chung.

       1. Có cần thiết phải học chữ Phạn không?.
        Chúng ta đã biết kinh sách Phật giáo Đại thừa nguyên được viết bằng chữ Phạn tại Ấn Độ, rồi được dịch ra chữ Hán, chữ Tây Tạng. Rồi từ các bản Hán dịch này mới dịch ra chữ Việt. Tuy Hán tạng rất đầy đủ, nhưng việc dịch sách từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác vốn không luôn luôn tạo ra những ý nghĩa tuyệt đối giống nhau và hơn nữa bản dịch còn phụ thuộc người dịch. Riêng các bản Việt dịch lại là bản dịch của bản dịch, cho nên dễ xa bản gốc chữ Phạn hơn và có thể gây ra khó hiểu hay hiểu không chính xác  
       Vì vậy, trong những trường hợp gặp những chỗ khó hiểu, mơ hồ, mà muốn biết cho rõ ràng, chính xác thì không những phải truy về bản Hán mà cũng cần phải truy về bản Phạn mới hy vọng làm sáng tỏ được.    
      Xin nêu vài thí dụ đơn giản: Bản Tâm Kinh, do ngài Huyền Trang dịch từ Phạn ra Hán là bản được dùng phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Câu đầu theo Hán Việt có : “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa …” . Chữ “thâm” này đã được nhiều bậc thầy của chúng ta dịch ra Việt văn để cho Phật tử Việt Nam đọc tụng nhưng theo  hai ý nghĩa khác nhau. Một: “thâm” là trạng từ bổ nghĩa cho động từ “hành”; hai: “thâm” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ Ba La Mật Đa.
     Đại diện theo nghĩa một là Thiền sư Nhất Hạnh, trong bài Vì sao dịch lại Tâm Kinh gần đây đã dịch thành : “Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác qua bờ…1. Như vậy chữ “thâm” được thầy Nhất Hạnh dịch thành một trạng từ “sâu sắc” phụ nghĩa cho động từ “quán chiếu” . Qua bản tiếng Anh của thầy: “while practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore” thẩy dịch chữ “thâm” thành “deeply” là một adverb (trạng từ) phụ nghĩa cho từ “practicing”2 .
     Đại diện theo nghĩa hai: Hòa thượng Thích Trí Thủ  dịch thành: Bồ tát Quán Tự Tại khi hành Bát Nhã Ba La Mật Đa sâu xa…”3  và giảng rõ thêm là “thâm là sâu xa, nói rằng Bát Nhã Ba La Mật Đa là sâu xa, vi diệu không dễ gì thể nhập mà đòi hỏi một quá trình hạ thủ công phu hành trì”4. Như vậy thầy Trí Thủ dịch chữ “thâm” thành tính từ “sâu xa” bổ nghĩa cho danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa
     Vị nào dịch đúng hơn?  Hay đệ tử của ngài nào thì cho ngài ấy là đúng? Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề như sau.
     Nếu chỉ căn cứ vào câu Hán văn thì “thâm” trong “hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa” cũng đã thấy chữ “thâm” là tính từ đi trước danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa vì trong Hán văn, tính từ đi trước danh từ, trạng từ đi trước động từ. Nếu nó là trạng từ thì câu phải “thâm hành Bát Nhã Ba La Mật Đa”.
     Bây giờ hãy tìm xem trong bản Phạn văn.  Chúng ta có thể xem ba bản Phạn văn:
    (i) Bản Tâm Kinh trong “The Ancient Palm-Leaves: Containing The Pragna-Paramita-Hridya-Sutra And The Ushnisha- Vigaya-Dharani” do F. Max Muller và Bunyiu Nanjio, xuất bản tại Oxford năm 1884, p. 48-50,
  (ii) Bản Tâm Kinh do Mithila Institute  tại Darbhṅga, Ấn Độ, xuất bản năm 1961
 (iii) Bản Tâm Kinh trong Thirty Years of Buddhist Studies, của Edward Conze, Munshiram Manoharlal, New Delhi, 2000 p. 148-153.
     Trong ba bản này đều có tính từ “gambhīra” hay “ gabhīra” nghĩa là “thâm sâu” được dùng ở giống cái, số ít, hoặc ở Trực bổ cách (Accusative) hoặc ở Vị trí cách (Locative) để bổ nghĩa cho “prajñāpāramitā” (Bát Nhã Ba La Mật Đa) là danh từ giống cái trong câu Phạn văn tương ứng hoặc ở Trực bổ cách (Accusative) hoặc ở Vị trí cách.
     Vậy từ các bản Phạn văn, chúng ta kết luận “thâm” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ Bát Nhã Ba La Mật Đa, chứ không phải trạng từ bổ nghĩa cho động từ “hành”.
     Đó là về mặt ngữ nghĩa. Còn về mặt bản chất, đã là bậc Bồ tát, khi ngài thực hành thì mọi lúc mọi nơi đều như nhau chứ không thề nói ngài thực hành sâu hay thực hành cạn.
    Một thí dụ khác: Trong danh hiệu của 24 vị cổ Phật, có danh hiệu “Ba đầu Ma Thắng Như Lai”. Nếu chỉ dừng lại ở chữ Hán Việt “Ba Đầu Ma Thắng” thì không thể hiểu gì cả. Nhưng nếu truy về chữ Phạn, đó là Padmajita, thì chúng ta mới hiểu “Ba Đầu Ma” là phiên âm của “Padma“ do chữ Phạn Padma đọc là “Pa đơ-Ma”. Nghĩa của “Padma” là “Hoa sen”; còn “Thắng” là nghĩa của “jita”, quá khứ phân từ của động từ ji (I jayati) là chiến thắng. Như vậy danh hiệu “ Ba Đầu Ma Thắng” được tạo thành bởi hai phần: một phần phiên âm và một phần dịch!, và hàm nghĩa “Cái vượt thắng trên tất cả hoa sen”.

      Tóm lại có được một căn bản chữ Phạn là điều vô cùng cần thiết để am hiểu sâu nhiều vấn đề trong Phật giáo Đại thừa

2. Hiện tình việc dạy và học chữ Phạn tại các Học viện Phật Giáo Việt Nam.
     Chúng tôi chỉ có số liệu tại hai Học Viện:

    (i) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế. Ngoài chữ Hán, Tăng, Ni sinh được phép chọn một trong hai môn: Sanskrit (Phạn) hay Pāli. Thời lượng học: Tổng cộng 120 tiết trong 4 năm học.
   (ii) Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chữ Phạn không phải là môn bắt buộc mà là môn tự chọn, và thời lượng là 2 tiết mỗi tuần. Vì là môn khó học, khó lấy điểm cho nên với tinh thần “tự chọn”, các Tăng, Ni sinh hầu hết chọn môn học khác dễ lấy điểm cao, vì vậy trong nhiều năm, trong tổng số mấy trăm sinh viên được tuyển vào hàng năm thì chỉ có 4, 5 người “can đảm” chọn học chữ Phạn! và vì vậy nhiều năm không thể mở lớp chữ Phạn được, môn Phạn văn khi ấy xem như bị xóa sổ!.
    Hai học viện còn lại, chúng tôi không liên hệ được, nhưng qua hai Học viên uy tín nhất cũng cho chúng ta biết tình trạng dạy và học chữ Phạn như thế nào: Tốt nghiệp Đại học Phật giáo Việt Nam hầu hết trên 95% Tăng, Ni Việt Nam theo hệ Đại thừa không biết đọc một chữ Phạn. Một số rất ít có học chữ Phạn nhưng vì thời lượng học quá ít cho nên chưa đủ trình độ để đọc hiểu được kinh sách chữ Phạn, đặc biệt những kinh sách có văn nghị luận.

     Một số vị thầy quan niệm, chỉ cần biết chữ Hán và chữ Anh mà không cần biết chữ Phạn. Điều này, xin thưa chỉ đúng cho những người không đi vào nghiên cứu thâm sâu. Xin lưu ý là những nhà Phật học nổi tiếng trên thế giới viết sách Phật học tiếng Anh đều am hiểu sâu xa chữ Phạn mới tìm được những điều đáng cho họ viết. Nếu chỉ biết tiếng Anh thì giỏi lắm chỉ có thể “lặp lại” những điều mà các nhà nghiên cứu khác nói mà không thể tự kiểm chứng đúng hay sai. Trong Phật học, chữ Phạn là gốc, chữ Anh là ngọn, là lá. Danh từ Phật học bằng tiếng Anh chỉ hoặc là diễn dịch nghĩa từ Phạn ra tiếng Anh thông thường hoặc phiên âm chữ Phạn ra chữ Anh. Tiếng Anh thì học lúc nào và ở đâu cũng được. Nhưng chữ Phạn thì khó có cơ hội học mà trong thời gian 4 năm ở Viện Phật Học lại không học thì quả là quá đáng tiếc!

   Vì vậy xin đề nghị: Ngoài chữ Hán ra, Tăng , Ni sinh chia làm hai:
 (i) Vị nào theo Đại thừa phải học chữ Phạn như là một môn bắt buộc
(ii) Vị nào theo Nam tông phải học chữ Pāli như là một môn bắt buộc
  Thời lượng: ít nhất 3 tiết mỗi tuần, học 8 học kỳ trong 4 năm Đại học

   Trình độ: sau 4 năm, Tăng, Ni sinh phải đọc, hiểu được và dịch được (tất nhiên phải dùng Từ điển) từ Phạn ra Việt các tư liệu cơ bản như: Tâm kinh, Kinh A Di Đà, Kinh Kim Cang, Nyāypraveśa (Đường Vào Luận Lí, ngài Huyền Trang dịch thành Nhân Minh Nhập Chánh Lí Luận) của Saṅkarasvāmin; Madhyamakakārika của Nāgārjuna (Long Thọ), v.v… Đúng ra, các vị thầy đưa các tài liệu ấy cho Tăng, Ni sinh đọc, dịch như bài tập trong suốt 4 năm học hay luận văn tốt nghiệp.    
     Thật ra, nếu có điều kiện thì nên cho Tăng, Ni sinh học chữ Phạn từ Cao đẳng hay Trung cấp Phật học, để khi vào Đại học họ đã có một số căn bản rồi học tiếp 4 năm thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều.

    Có bắt buộc học chữ Phạn như thế, các Cơ sở Phật học Việt Nam mới có thề đào tạo ra một số Tăng Ni Việt Nam thật sự có trình độ nghiên cứu sâu về Phật học, có thể vươn lên tầm thế giới.

                                                                                                  Lê Tự Hỷ



Tài liệu tham khảo:

1. Thích Nhất Hạnh, Bản Dịch Tâm Kinh Mới Theo Văn Trường Hàng,
https://thuvienhoasen.org/a21491/tam-kinh-tue-giac-qua-bo

2. Thích Nhất Hạnh, Bản Dịch Tâm Kinh Mới Bằng Tiếng Anh
  http://plumvillage.org/news/thich-nhat-hanh-new-heart-sutra-translation/ 

3. & 4. Tâm Như Trí Thủ, Tâm Kinh Bát Nã Ba La Mật Đa,
http://tuvienquangduc.com.au/kinhdien/kinhbatnha.html

   
   

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2017(Xem: 7880)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
13/03/2017(Xem: 5081)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 4129)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
22/12/2016(Xem: 24404)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
13/11/2016(Xem: 8533)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 6432)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 4652)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
30/04/2016(Xem: 15590)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31539)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 12229)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567