Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản Giác (sách pdf)

25/08/201718:43(Xem: 23146)
Bản Giác (sách pdf)

Ban Giac_Lam Nhu Tang
 

 

Cảm tạ:
 Trung Tâm Y Tế:
FAIRFIELD FAMILY CARE MEDICAL PRACTICE
  • Bác Sĩ Jenny Nguyễn-Lâm
  • Quản Lý Nguyễn Thị Ngọc Bích
  • Cùng nhân viên phòng mạch
Đã tận tình giúp đỡ cho sự hoàn thành tập sách BẢN GIÁC nầy.
 
Trân trọng
 
Tác Giả Lâm Như-Tạng

 

 

Lam Nhu Tang 

LỜI CỦA TÁC GIẢ

 

 

Bản Giác  là một Thuật Ngữ trong hệ thống Siêu Tâm Lý Học Phật Giáo.

 

Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như:

Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…

Chúng tôi đã cố gắng kê cứu để giải rõ những ý nghĩa, những sự liên hệ đan chéo, tương tức, tương nhập lẫn  nhau giữa  những  Thuật Ngữ đó.

 

Nhưng vì trí lực có giới hạn nên nếu có điều chi sơ sót kính xin các bậc thạc đức cao minh hoan hỹ chỉ giáo cho, xin chân thành cảm tạ.

 

Sydney tháng 1 năm 2017

 

Trân trọng

 

Lâm Như-Tạng


HT Thich Giac Toan
LỜI GIỚI THIỆU 

của HT Thích Giác Toàn

 

Giáo pháp mà Đức Thế Tôn thuyết giảng vô cùng phong phú nhưng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Tuy nhiên, tùy thời duyên và căn cơ, mỗi người có một cách tiếp cận và có những cảm thọ khác nhau.

 

Theo thời gian, từ những gì Đức Phật tuyên thuyết hơn hai ngàn năm trăm năm về trước đã được các thế hệ Tổ sư, Luận sư, Học giả và Hành giả tô bồi thêm, làm cho phong phú, đa dạng trong ngôn ngữ biểu đạt.

 

Trong những lần đi dự lễ khánh thành chùa và dưỡng bệnh trên đất nước Úc  (từ 1996 – 2016), hửu duyên tôi có dịp quen biết Tiến sĩ Lâm Như-Tạng, và cũng được biết Tiến sĩ đã từng theo học, tốt nghiệp tại Phật học viện Huệ Nghiêm ở Sài Gòn trước đây, rồi du học và tốt nghiệp Tiến sĩ tại Nhật Bản, sống và làm việc tại Úc hơn 30 năm qua, là tác giả của nhiều bài viết, tập sách nghiêng cứu và thi ca đã được xuất bản. Gần đây Tiến sĩ Lâm Như-Tạng đã chuyễn cho tôi bản thảo “Bản Giác”, tiếp cận về Phật học bằng con đường riêng của mình.

 

Sách có 10 chương, tác giả lần lượt đi vào các vấn đề ý nghĩa của Bản Giác, Thủy giác, Chân như, Như  Lai tạng, Pháp tánh, Pháp giới, Niết bàn, Pháp thân,  Phật tánh, Giải thoát thực chất...đối với tác giả được xem như là một sự cảm nhận và thân chứng trước cuộc sống.

 

Do nhân duyên đó, tôi viết đôi dòng ở đây để tán thán sự nhiệt tâm của Tiến sĩ Lâm Như-Tạng trên con đường học Phật và chia sẻ nhận thức, xin trân trọng giới thiệu tập sách nầy với chư độc giả hữu duyên.

 

Phương Thảo am
 
Ngày vía Đức Phật Thích Ca nhập diệt, PL.2560

 

Hòa thượng Thích Giác Toàn

Ban Giac_Lam Nhu Tang-2
pdf-icon
Bản Giác (pdf) – TS Lâm Như Tạng


***


Nam Mô A Di Đà Phật
Chân thành Tiến Sĩ Lâm Như Tạng
đã gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức phiên bản điện tử của tập sách này
(TK Thích Nguyên Tạng, mùa Vu Lan PL 2561- TL 2017)







 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/01/2013(Xem: 1086)
Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì đến đức tin, cầu nguyện hay nghi lễ mang ý nghĩa tôn giáo. Nó cũng không phải là một hệ thống triết thuyết mang tính giáo điều, răn đe, mà là một con đường dẫn đến nếp sống an lạc, hạnh phúc, hoàn toàn giải thoát nhờ vào sự hoàn thiện đạo đức, tri thức và tâm linh.
16/11/2012(Xem: 5163)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
01/11/2012(Xem: 7149)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
03/10/2012(Xem: 5855)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
20/09/2012(Xem: 6188)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
25/08/2012(Xem: 3640)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9095)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16556)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
24/07/2012(Xem: 11468)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
15/06/2012(Xem: 6275)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]