Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chìa khóa hạnh phúc gia đình (PDF)

01/05/201514:55(Xem: 30762)
Chìa khóa hạnh phúc gia đình (PDF)

chia-khoa-hanh-phuc-gia-dinh
THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

 

LỜI GIỚI THIỆU

Trong tình trạng xã hội hiện nay, khi mà ai cũng than phiền là suy thoái về đạo đức, một quyển sách viết về giáo dục gia đình là rất quý. Ngày trước, giáo dục chú tâm vào việc rèn luyện con người. Ngày nay, nhà trường lại chú tâm vào nhiệm vụ truyền đạt kiến thức. Do đó, gia đình là cơ sở tinh thần phải giữ vững để bảo vệ đạo đức cho con trẻ, chống lại những ảnh hưởng xấu tràn lan từ bên ngoài. Mà muốn giáo dục con em, trước hết cha mẹ phải tự giáo dục mình. Tìm đâu giáo dục ấy nếu không phải là nơi những người hướng dẫn tinh thần mà mình tin cậy? Và nếu mình có đi chùa, tin Phật, lời nói nào đáng tin cậy hơn lời nói của một vị sư? Quyển sách này ghi lại những lời khuyên bảo của một vị sư dành cho người lớn, cho vợ chồng, cho cha mẹ. Đây là những câu hỏi và những câu trả lời. Những tơ lòng và những gỡ rối.

Trong Phật giáo, giáo dục gồm ba phương thức: thân giáo, khẩu giáo, ý giáo. Thân giáo là đem chính bản thân mình, nhân cách của mình, phong thái của mình để làm gương cho người khác, cho mọi người. Đó là cách dạy không lời, hồn nhiên, không có cả chú tâm vào việc làm gương. Mình sống như thế nào thì cứ tự nhiên sống như thế ấy, và nếu mình sống thiện, sống đẹp, sống đạo, thì ảnh hưởng tốt tự nhiên lan tỏa xung quanh. Đây là lối “dạy” cao quý nhất mà các danh sư truyền đạt cho đệ tử, cho cả quần chúng. Kinh Pháp Cú dạy:

Trước hết tự đặt mình

Vào những gì thích đáng

Sau mới giáo hóa người

Người trí khỏi bị nhiễm.

Tôi được gặp Thượng tọa Nhật Từ nhiều lần, nhưng lần mà tôi nhớ mãi là ở Tịnh xá của Giáo hội Khất sĩ, sau bữa cơm trưa. Tôi có chuyện đạo muốn nói với Thầy nhưng không làm sao nói được, vì Phật tử vây quanh Thầy tíu tít hỏi chuyện, chính Thầy dứt cũng không ra. Tôi nghĩ: Không gì quý bằng được quần chúng thương mến, tin cậy. Mà muốn được quần chúng tin cậy như vậy, hiển nhiên ảnh hưởng thân giáo của Thầy phải lớn. Cho đến lúc đó, tôi chỉ biết Thầy qua khẩu giáo, vì Thượng tọa Nhật Từ viết sách báo, giảng giải Phật pháp không hề mỏi mệt, tận dụng thành công hơn ai hết các phương tiện truyền thông hiện đại. Lúc đó, tôi mới nhận ra sự truyền cảm của Thầy không phải chỉ ở khẩu giáo.

Nhưng quả thật là một bất ngờ cho tôi khi nhận được bản thảo quyển sách này. Ở đây, khẩu giáo của Thầy không chỉ hạn chế trong việc giảng giải kinh kệ, mà còn chuyên sâu vào những chuyện tuế toái của cuộc đời. Đời sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đẹp giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa người yêu với người yêu. Chuyện ấy là muôn đời, nhưng có lẽ thời đại nào cũng mang ít nhiều sắc thái mới, và khi nhiều giá trị đạo đức trong xã hội bị xem nhẹ, những giá trị căn bản cần phải được gìn giữ, cổ vũ, xiển dương.

Công việc ấy, Thượng tọa Nhật Từ không ngại đảm đương vì quần chúng đã tin cậy nơi Thầy để buộc Thầy phải đóng vai trò cố vấn tâm lí. Dựa trên tinh thần Phật giáo, vị cố vấn mang lại nhiều lời giải đơn giản nhưng thiết thực, và nếu áp dụng được thì quả thực quyển sách này là một cống hiến đáng kể cho xã hội ngày nay.

Tôi chân thành cảm tạ tác giả đã cho tôi đọc bản thảo, và điều làm tôi vui nhất trong khi đọc là thái độ cởi mở, phóng khoáng của một vị sư, bàn đến vấn đề đạo đức, luân lý mà không hề đạo mạo, nghiêm khắc. Ngôn ngữ trong sách lắm khi còn vui nhộn, hòa đồng với ngôn ngữ của thời đại, khiến người đọc dễ thân mật, gần gũi với người viết, vui theo, và chắc hẳn cũng nghe theo. Thế là thân giáo. Thế là khẩu giáo.

GS. Cao Huy Thuần

MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lời đầu sách
Chương 1: Dạy trẻ nên người 
Dạy con truyền thông chân thật 
Giúp con chấp nhận bố dượng 
Truyền thông hạnh phúc 
Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật 
Khi con bỏ nhà đi bụi 
Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ích kỷ 
Giúp con vượt qua kỳ thi đại học 
Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh 
Dạy con tuổi teen 
Chương 2: Quan hệ vợ chồng 
Chồng có nên lập quỹ đen? 
Có nên tái hôn sau ly hôn? 
Hàn gắn vợ chồng sau ly thân 
Tại sao phải cắn răn chịu đựng trong tủi nhục? 
Làm gì khi chồng đi sớm về muộn? 
Quan hệ giới tính trong lúc mang thai 
Làm gì khi bị vợ “cắm sừng”? 
Khi người chồng phản bội quay về 
Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con 
Nhận con chồng làm con nuôi 
Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi? 
Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai 
Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu 
Khổ vì vợ nghiện mua sắm 
Chương 3: Đại gia đình 
Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng 
Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận? 
Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi 
Chọn hôn nhân hay sự nghiệp? 
Ứng xử cao thượng với mẹ chồng 
Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình 
Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai 
Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn 
Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực 
Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả 
Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ 
Chương 4: Tín ngưỡng: Đúng và sai 
Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân? 
Giúp vợ từ bỏ mê tín 
Chữ “hiếu” trong đạo Phật 
Tục đốt vàng mã 
Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên 
Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết 
Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn? 
Chương 5: Chuyển hóa tâm 
Khi chồng thất nghiệp và bạo lực 
Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc 
Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu 
Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng 
Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc 
Chữ “tâm” trong kinh doanh 
Tự ái sai lầm là tự sát 
Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật 
Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân 
Chuyện thị phi chốn công sở 
Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống 
Lời nhận xét 


LỜI ĐẦU SÁCH

Bạn đọc yêu quý!

Bạn đang cầm trên tay một cuốn sách hết sức đặc biệt. Nó đặc biệt bởi lẽ nếu bạn cần tìm những cuốn sách nói về hạnh phúc gia đình thì bạn dễ dàng kiếm được hàng chục, thậm chí hàng trăm cuốn sách có nội dung liên quan; hoặc giả bạn tìm những cuốn sách viết về Phật giáo và tâm linh thì bạn cũng sẽ không phải mất quá nhiều công sức để chọn được những cuốn sách phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nhưng sẽ không hề đơn giản, thậm chí sẽ là “nhiệm vụ bất khả thi” nếu bạn cần một cuốn cẩm nang về hạnh phúc gia đình qua cái nhìn từ bi, minh triết của giáo lý nhà Phật!

Nhưng bạn và chúng tôi thật may mắn vì giờ đây nhiệm vụ khó khăn ấy đã được hoàn thành. 50 câu hỏi đáp bạn đang có trên tay chính là “kho báu” nho nhỏ đồng hành cùng bạn trên con đường kiến tạo hạnh phúc gia đình, nâng niu những giá trị cốt lõi và truyền thống của đại gia đình, hỗ trợ bạn trong sứ mệnh “trồng người” cũng như những trải nghiệm tịnh hóa thân và tâm giúp chúng ta sống tốt hơn, thiện hơn, văn minh hơn và an lạc hơn.

Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc của mỗi con người. Gia đình có hạnh phúc, ấm no thì xã hội mới an vui, vững mạnh. Nhưng làm thế nào để có thể cập bến hạnh phúc, làm sao để có thể chèo lái con thuyền gia đình vượt sóng cả giữa đời thường để những thành viên luôn sát cánh bên nhau, sẵn sàng chia sẻ những niềm vui, những khó khăn để rồi mãi hạnh phúc cùng nhau đi đến hết hành trình cuộc sống?

Nhiệm vụ này ngày càng trở nên bất khả thi hơn khi cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi: Nhiều giá trị, thước đo bị đảo lộn và xa dần với những chuẩn mực đạo đức xã hội vốn là nơi nương tựa từ ngàn đời nay của triệu triệu nếp nhà Việt.

Đồng hành suốt gần 5 năm qua với chuyên mục “Hạnh phúc Gia đình qua Lăng kính Phật giáo” của Tạp chí Mẹ&Bé - ấn phẩm hàng đầu Việt Nam dành cho gia đình và trẻ nhỏ - Thượng tọa Thích Nhật Từ đã trả lời 50 câu hỏi “sát sườn” nhất, “hóc búa” nhất và “kịch tính” nhất được lựa chọn từ hàng trăm câu hỏi của độc giả gửi về từ mọi miền đất nước. Nương vào giáo lý minh triết và từ bi của đạo Phật, Thượng tọa Thích Nhật Từ, bằng những lời tâm sự chia sẻ chân tình và gần gũi đã giúp chúng ta dễ dàng tháo gỡ những vấn đề nan giải nhất mà mỗi cá nhân có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày giữa bộn bề lo toan: từ việc chồng ngoại tình; con tật nguyền, con hư hỏng; mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, bất lực với con tuổi teen,… đến những thói hư tật xấu, những mê tín dị đoan phá hoại cuộc sống bình an. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy mình, thấy những vấn đề bạn quan tâm hoặc những trăn trở, ưu tư của những người thân thương khi cùng chúng tôi lật giở từng trang sách.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa cuốn sách quý giá này. Hi vọng rằng đây sẽ là cuốn cẩm nang “gối đầu giường” của mỗi gia đình trẻ. Chúc bạn đọc và những người thân yêu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và an lạc!

Nhà báo Hà Việt Anh

Thư ký tòa soạn Tạp chí Mẹ & Bé

pdf

Chìa Khóa Hạnh Phúc Gia Đình, Thích Nhật Từ

Quỹ Đạo Phật Ngày Nay kính tặng.
Quý độc giả ở Việt Nam có thể thỉnh sách tại:
Chùa Giác Ngộ,
92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, quận 10,
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại từ nước ngoài: +84-908-153-160 (M); +84-8-830-9570 (H); 
trong nước: 0908153160; 8309570.
 
key


Tập sách “ Chìa khóa hạnh phúc” của Thượng Tọa Nhật Từ có thể được xem là “kim chỉ nam”, là “ loại sách gối đầu giường” cho đời sống hạnh phúc gia đình. Dù sách được viết qua lăng kính của một tăng sĩ Phật Giáo nhưng sách không phải chỉ dành riêng cho giới Phật tử mà có thể áp dụng cho tất cả những bậc làm cha làm mẹ hoặc những người trẻ chuẩn bị làm cha mẹ, đặc biệt sách này có thể sử dụng để tham khảo, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo chuyên viên tâm lý trị liệu để giúp cho họ có cái nhìn chân xác về hạnh phúc gia đình. Gia đình là nền tảng và là tế bào của xã hội, nếu gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ được an bình, thịnh trị và phú cường. Một xã hội an bình hạnh phúc là ước mơ xưa nay của nhân loại. Tập sách này có khả năng chuyển tải ước mơ đó trở thành hiện thực.

 

TT. Thích Nguyên Tạng
Chủ biên Trang Nhà Quảng Đức, quangduc.com




keyMột tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với  Kito giáo tại Việt Nam, cũng  là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ  thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ  tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực:

1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù  có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay.

2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.

Nội hàm cuốn sách thuần về tâm lý xã hội – khoa học luận lý và đạo đức tôn giáo. Trước một vấn nạn, người giải đáp luôn nêu ra nhiều tình huống, nhiều tiêu chuẩn để xét đoán một cách khách quan hầu mở ra hướng giải quyết trung thực mà không bị thiên lệch phiến diện. Ví dụ: chương I,  vấn đề dạy con “truyền Thông chân thật”: Bé thẳng thừng trả lời không thích món đồ chơi mà chú mua tặng bé. Bố mẹ bé phiền lòng vì cháu không tế nhị khi trả lời.Theo bé, trả lời  cách khác với lòng mình là nói dối. Trước vấn đề nầy, bố mẹ băn khoăn về cách ứng xử thế nào khỏi mích lòng người cho mà vẫn không trái với sự thật của lòng bé nghĩ; tác giả đã dùng từ - dạy về lối sống chân thật từ anh chị đã có tác dụng chân phương đối với cách hành xử của bé”, để tương lai cháu trở thành bậc “chân nhân”, lối dùng từ rất là “chân phương” và tượng hình thật đơn giản. Băn khoăn của bậc làm cha mẹ trước sự “chân phương của bé”, theo tác gải đó là điều quý, chỉ cần thời gian, tuổi tác trưởng thành thì vấn đề “đâu là nói dối, đâu là nói khéo” sẽ được phân định rõ ràng” .

Hoặc tình trạng con riêng và bố dượng, tuy bé mới 10 tuổi mà đã có phản ứng tâm lý của người lớn, tác giả đặt ra những phương cách như: - đối với con trai, theo dỏi diễn biến tâm lý và hành xử nhẹ nhàng với con – đối với chồng, bày tỏ hạnh phúc để bù đắp việc chống đối của con,chồng sẽ cảm thông về phức cảm tâm lý của trẻ, - đối với bản thân, nghệ thuật “mưa dầm thấm đất” hay “nước chảy đá mòn” theo thời gian sẽ giải quyết ổn thỏa do bản thân người vợ khôn khéo ứng xử giữa đôi bên.

Rất nhiều tình huống đặt ra như: “Tình cảm thiên vị trong gia đình”  “khi sinh con bị Down”, “con đi bụi” “dạy con tuổi teen” ở chương 1; chương 2 nói về những khó xử giữa vợ chồng khi nhiều vấn đề tế nhị xẩy ra trong xã hội hiện nay như cơm bữa.Chương 3 nói đến tương quan rộng lớn hơn của một gia đình mà tác giả gọi là “đại gia đình”, trong đó “vợ lớn vợ bé”, “ứng xử với mẹ chồng”, “hôn nhân không tình yêu”...chương 4 đề cập đến: “ những thói hư tật xấu của chồng”. Chương 5 nói đến Tâm linh như: “hành sự mê tín”. Kết thúc chương 6 là việc “chuyển hóa tâm linh”

Đi từ chương 1 đến chương 6, không phải vô tình mà tác giả  sắp đặt thứ lớp những diễn biến trong cuộc sống hôn nhân theo ngẫu hứng. Đây là một dụng ý mang tính khoa học cũng như rất khoa học trong việc giải quyết chi tiết những vấn đề nêu ra trong nội dung.

Trong các lớp giáo lý và hôn nhân như: “học cấp tốc giáo lý hôn nhân và giáo lý dự tòng”, giáo lý dự bị hôn nhân hàng năm của giáo xứ Thánh Fancisco Savie; giáo lý hôn nhân của giáo xứ Mặc Bắc, một số lớp về hôn nhân của giòng Tên...phần lớn dạy giáo lý liên quan đến hôn nhân mà Thánh kinh đã bảo: “cái gì Chúa đã kết hợp thì không nên chia rẽ”, không có dịp phân tích chi ly những vấn nạn hàng ngày xẩy ra cho các cặp hôn nhân và gia đình trẻ mà cuộc sống thực dụng hiện nay đã nảy sinh.

Đáp ứng phần lớn vấn nạn nầy, cuốn CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH của TT. T. Nhật Từ đã chia xẽ với các bạn trẻ, các gia đình đang có vấn đề bế tắc, thường xung đột hay giải quyết một cách bản năng không được nền tảng đạo đức minh triết của nhà Phật hỗ trợ. Đây là lần đầu tiên trong Phật giáo, một cuốn sách hướng dẫn giải tỏa nhiều vấn đề tế nhị trong cuộc sống gia đình mà Giáo hội chưa từng đặt vấn đề giáo dục hôn nhân như tôn giáo bạn.

Tuy nhiên, diễn tiến sự việc qua 6 chương, có vẻ hợp lý, dĩ nhiên chưa đầy đủ khi mà cuộc sống còn vô vàng ngã rẽ tâm lý phát sinh; vẫn là điều rất đáng khích lệ. Chương 6, với tựa đề “chuyển hóa tâm linh” mang tầm quan trọng, nhưng nội dung cũng chỉ là vấn đề giải quyết tinh thần và đức tin, chưa đúng tầm vóc như chủ đề nêu ra. Đành phải vậy, vì đây là cuốn sách hướng dẫn giải tỏa những mắc mứu trong cuộc sống chứ không phải hướng dẫn giải thoát khỏi cuộc sống.

Tuy tựa đề cuốn sách không có gì đặc biệt nhưng rất đặc biệt về nội dung giải quyết gia đình không theo tín điều như tôn giáo khác mà vẫn không rời xa tính minh triết của Đạo Phật, không dẫn chứng kinh điển  như con ngựa bị ràng buộc bởi giây cương nhưng vẫn bàn bạc tinh thần đạo đức giữa tôn giáo và xã hội văn minh.

Rất may mà có cuốn sách nầy để quần chúng Phật tử không có cảm giác Đạo Phật là tôn giáo siêu thực giữa cuộc sống rất thực hiện nay.

 

MINH MẪN

16/12/2014

 

chia-khoa-hanh-phuc-gia-dinh

Ý kiến bạn đọc
11/06/201708:21
Khách
Hiện tại các bạn có thể đặt sách online tại tiki:
https://tiki.vn/chia-khoa-hanh-phuc-gia-dinh-p581182.html
Thân,
16/02/201609:48
Khách
Tôi đã đọc qua 49 trang sách mẫu rất hay. Này tôi muốn đọc thêm nhưng tôi không thể thanh toán tiền qua thẻ ghi nợ . Tôi muốn thanh toán tiền qua thẻ điện thoại nhung gap tro ngai. Ai biết cách làm thế nào có thể giúp tôi hoàn thành công việc thanh toán trên và tiếp tục được đọc những trang sách quý giá này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2015(Xem: 12178)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
24/07/2015(Xem: 16028)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
19/07/2015(Xem: 10569)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 15319)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 24266)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 11513)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 31386)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 9672)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
15/06/2015(Xem: 23836)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/06/2015(Xem: 6494)
Các thuật ngữ Shanshin, Daishin, Kishin, Roshin, Tenzo... trên đây là tiếng Nhật gốc Hán ngữ và đã được giữ nguyên trong bản gốc tiếng Pháp. Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]