Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm & sự dính mắc

13/12/201310:29(Xem: 12220)
Tâm & sự dính mắc
buddha quote 1
Tâm & sự dính mắc 


Thích Trí Siêu

Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi...

Thương ghét

Ða số người thường, suốt ngày sống trong sự thương ghét. Người nào vừa ý, hợp ý mình thì thương, kẻ nào trái ý mình thì ghét. Thương thì chăm lo, chiều chuộng, ôm giữ. Ghét thì hất hủi, xa lánh, đẩy ra. Khi thương trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo. Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông ti họ hàng. Tất cả những nghiệp ân oán, oan gia đều do thương ghét mà ra, bởi vì thương là biểu lộ của tâm tham, ghét là sự biểu lộ của tâm sân. Do đó thương ghét càng nhiều thì tham, sân càng tăng và đương nhiên dẫn đến đau khổ và bất an.

Khi chúng ta bắt đầu biết đạo thì tập diệt trừ tánh tham và sân vì đó là nguyên nhân của đau khổ. Nhờ từ bỏ tánh tham, sân nên tâm trở nên bình đẳng, không thương người này, ghét người kia. Nhờ tâm bình đẳng nên bớt luyến ái gia đình, vợ chồng, con cái, cha mẹ và bớt thù ghét người dưng nước lã, kẻ thù. Nếu tiếp tục tu hành như vậy, từ bỏ tham, sân thì tâm càng trở nên bình an, vắng lặng. Đến đây, nếu không khéo thì sẽ trở nên gỗ đá, cây khô, không còn tình người. Do đó cần phải bước qua giai đoạn kế tiếp là quay lại nhìn chúng sinh.

Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi. Tình thương này không còn bóng dáng của tâm tham nên không có ái luyến, dính mắc. Tính chất của nó hoàn toàn khác hẳn với cái thương (có tham) của phàm phu. Đây là loại tình thương của Bồ-tát, người đã hiểu đạo và tu tập để thoát ra ngoài vòng thương ghét thường tình thế gian. Vì thế sau khi hiểu đạo thì chỉ còn tình thương. Thấy ai cũng là bà con thân thuộc của mình từ nhiều kiếp, và thấy ai cũng đáng thương hết. 

Ghim trong lòng

Khi bị người nào đó nói hay làm gì trái ý, tổn thương thì chúng ta thường nhớ dai và nhớ hoài. Khi ngồi yên hoặc có dịp thì trong tâm lại đem những lời nói, hành động, cử chỉ của người đó chiếu lại và ta ngoan ngoãn ngồi xem chăm chú. Tệ hơn nữa, sau mỗi lần như vậy, sự buồn giận của ta càng tăng và tiếp tục oán hận người đó. Nhiều khi sự việc đó đã xảy ra cả chục năm trước, bây giờ người kia đã thay đổi tính tình hoặc đã chết rồi, nhưng cuốn phim cũ trong tâm ta mỗi lần chiếu lại, nó vẫn mới tinh như các phim đĩa DVD hiện nay. Nực cười thay, chúng ta không nhận ra điều làm mình khổ không phải người kia mà là chính mình. Chính mình cho phép cái tâm lôi phim cũ ra chiếu, chính mình suy nghĩ, nhớ hoài chuyện cũ. 

Dù người khác có mắng chửi, hạ nhục, đối xử tệ bạc với mình hôm qua hay hôm kia, nhưng nếu bạn lỡ uống nhằm "thuốc lú" quên hết thì hôm nay đâu có khổ. Không biết bạn có đồng ý chăng? Nếu đồng ý thì nên quay trở về điều chỉnh, dạy dỗ cái tâm của mình đừng cho nó tự tung tự tác muốn nhớ nghĩ cái gì thì nghĩ, nhất là hay nhớ nghĩ những điều sai quấy của người khác. Bởi vì mỗi khi tâm nhớ nghĩ điều sai quấy của người khác thì ai khổ trước? Mình khổ trước hay người kia? 

Ngày hôm qua, ông A, bà B đã mắng chửi, hay đánh ta một roi. Ngày hôm nay, nếu ta nhớ nghĩ lại hành động của họ và đau khổ tiếp, đó tức là ta tự mắng chửi và lấy roi đánh mình thêm lần nữa. Và nếu ta cứ tiếp tục nhớ nghĩ và buồn khổ hoài thì có phải là tự mình mắng chửi, hành hạ mình không? Cái này ngoài đời gọi là "thú đau thương". Khi thích cái gì thì muốn có hoài, như thích hút thuốc thì tìm thuốc hút và khi được hút thì sung sướng nên gọi là thú. Thích uống rượu mà được đi nhậu là một cái thú. Nhưng khi có được những cái "thú" đó, thay vì sung sướng thì lại đau khổ, nên gọi là "thú đau thương".

Quá khứ đã qua rồi, bây giờ chỉ còn là ký ức. Chúng ta không thể nào quên hoàn toàn quá khứ, dù muốn dù không nó đã in vào tâm thức, nhưng đừng để cho nó làm mình đau khổ. Khi lái xe hơi bạn nhìn về phía trước hay nhìn kính chiếu hậu? Đương nhiên không ai nhìn vào kính chiếu hậu hoài vì sẽ gây ra tai nạn mà chỉ liếc nhìn một chút trước khi muốn lách hoặc vượt qua an toàn. Cũng thế bạn hãy nên nhìn về phía trước, nhìn tới tương lai. Chỉ khi nào cần tìm kiếm điều gì trong quá khứ thì có thể quay lại liếc nhìn, và nhớ nhìn trong giây lát thôi.

Giả dụ trong quá khứ người kia đã làm khổ bạn thật, và khi nhớ lại dù trong giây lát thôi cũng đủ làm cho bạn khổ sở, khó chịu, vậy sao bạn không uống thuốc "Hỷ Xả"? Chỉ cần đứng trước bàn Phật nói to lên rằng: "Ông A, bà B, đã làm con đau khổ trong quá khứ, nhưng hôm nay đây con phát nguyện tha thứ và hỷ xả cho họ, bởi vì làm người ai mà chẳng lầm lẫn". Làm một lần chưa hết thì làm nhiều lần cho tới khi nào nhớ lại chuyện cũ mà tâm bình thản như nhớ chuyện của ai khác chứ không phải chuyện của mình thì xem như thuốc "Hỷ Xả" đã có công hiệu. Nên nhớ ngay cả bệnh nhẹ như nhức đầu sổ mũi cũng phải uống thuốc nhiều lần mới hết, đâu phải chỉ uống một viên là hết bệnh, huống chi bệnh "ghim trong lòng" là một bệnh phiền não thâm căn cố đế của con người, đâu thể phát nguyện suông vài lần là hết được.

Tâm thích nếm mùi

Tâm tuy vô hình chất, nhưng nó lại hay thích nếm mùi kinh nghiệm vật chất, nó thích nhìn ngắm các màu sắc xinh đẹp qua cửa con mắt, thích nghe những âm thanh êm dịu qua lỗ tai, thích ngửi mùi thơm qua lỗ mũi, thích nếm các vị ngon qua cái lưỡi, và thích xúc chạm khoái lạc qua thân thể. Nói cách khác là tâm rất thích đi tìm cảm thọ qua năm giác quan. Từ sự đi tìm cảm thọ mà tâm bị mắc kẹt, trói buộc vào vật chất.

Theo kinh Khởi Thế Nhân Bổn, tổ tiên của loài người là chư thiên ở Quang Âm Thiên (Abhassara) tái sinh. Ban đầu họ có thân bằng ánh sáng, phi hành trong không gian, tự nuôi sống bằng hỷ lạc, không cần ăn uống. Lúc đó mặt đất có màu sắc giống như đề hồ và hương vị ngon ngọt như mật ong. Trong số các chúng sinh này, có người tò mò lấy ngón tay quẹt miếng đất và nếm thử. Liền khi ấy, mùi vị của đất thấm vào thân và tham ái khởi lên. Rồi các chúng sinh khác thấy vậy cũng bắt chước làm theo, lấy tay quẹt đất và nếm mùi vị. Dần dần, vì tham ăn vỏ đất ngọt bùi, thân thể của họ trở nên trọng trược, và mất đi ánh sáng. Ban đầu không cần ăn mà vẫn sống bằng ý hỷ, nhưng từ khi thưởng thức mùi vị của đất, khởi lòng tham ái, thân bị mất ánh sáng, họ bắt đầu lấy vỏ đất làm thức ăn trong một thời gian khá lâu, thân thể của họ trở thành cứng rắn và sinh ra hình dáng sai biệt. Những người có sắc đẹp thì khởi tâm kiêu ngạo về sắc đẹp của mình và khinh chê kẻ khác. 

Do sự kiêu ngạo của họ mà vỏ đất ngọt bùi biến mất, thay vào là một loại nấm đất hiện ra khắp nơi. Loại nấm này có màu sắc như đề hồ và hương vị như mật ong. Các chúng sinh trên mặt đất khi ấy phải tự nuôi sống bằng thứ nấm đất này. Càng ăn nấm đất thì thân thể của họ trở nên cứng rắn hơn và hình sắc lại càng sai biệt nhiều hơn. Những người có sắc đẹp khinh chê người không có sắc đẹp: "Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta". Do kiêu ngạo và kiêu mạn về sắc đẹp của họ nên nấm đất biến mất. Khi nấm đất biến mất thì có cỏ và cây leo hiện ra. Loại cây leo này cũng có màu sắc, mùi vị như đề hồ, và chúng sinh khi ấy phải tự nuôi sống bằng cây leo trong một thời gian dài. 

Cứ như thế, càng ăn đồ từ mặt đất thì thân thể của họ càng trở nên cứng rắn và hình dáng lại càng sai biệt. Có sai biệt thì tâm phân biệt khởi lên so sánh đẹp xấu rồi sinh kiêu mạn, khinh chê kẻ khác nên cộng nghiệp xấu làm thức ăn ngon ngọt ban đầu biến mất và hiện ra các thức ăn sau nhỏ dần. Sau một thời gian dài ăn cây leo và tạo nghiệp kiêu mạn thì cây leo biến mất và lúa mọc ra khắp nơi. Lúa ban đầu không có vỏ cám, chỉ toàn mùi thơm và trơn láng. Chúng sinh chỉ việc nhổ lúa chín và ăn liền, không cần phải nấu nướng. Nơi nào lúa được nhổ ăn ban sáng thì đến chiều đã mọc lại ngay, không cần phải cày bừa hay trồng trọt. Càng ăn lúa thì thân thể càng trở nên cứng rắn hơn trước và hình dáng lại càng sai biệt. Tới thời kỳ này thì hình sắc và tánh tình nam nữ thành hình sai biệt rõ ràng. Do hình sắc nam nữ sai biệt như vậy, nên họ nhìn nhau lâu thì tình dục khởi lên, ái luyến đối với thân thể bắt đầu. 

Bản kinh còn dài, ở đây tôi không muốn lập lại, nếu cần biết thêm thì bạn có thể tìm chánh kinh tra cứu. Điều chính yếu muốn nói lên ở đây là tiến trình biến đổi từ thân ánh sáng, cấu tạo bởi các nguyên tử thanh nhẹ, đến thân xác thịt thô kệch, cấu tạo bởi những nguyên tử nặng trọc, được khởi đầu chỉ vì tâm tham ái. Khi tâm thích nếm mùi, đi tìm cảm thọ vật chất (thỏa mãn các giác quan) thì đi theo chiều xuống (hướng hạ), từ nhẹ tới nặng, từ ánh sáng trở thành vật chất. Khi tâm từ bỏ chạy theo cảm thọ vật chất thì sẽ đi ngược trở lên (hướng thượng), từ nặng tới nhẹ, từ vật chất trở về ánh sáng. Có những người tu Tịnh Độ, thường niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà mà không biết từ bỏ dục lạc thế gian, ưa thích tài sản, vật chất, luyến ái gia đình vợ con thì khó hy vọng được Ngài tiếp dẫn. Bởi vì đức Phật A-di-đà (Amitabha) có nghĩa là Vô Lượng Quang, nói cách khác Ngài chính là Ánh Sáng Vô Lượng. Người còn nhiều tham dục, tâm u ám, đen tối, nặng trược làm sao tương ưng với ánh sáng trong nhẹ mà đi về cõi ánh sáng?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2014(Xem: 7749)
Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu
30/01/2014(Xem: 10031)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 6287)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
20/12/2013(Xem: 30338)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 16146)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 14855)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 8141)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
16/12/2013(Xem: 12695)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 30780)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 31944)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567