- 01. Mùa An Cư Thứ Mười
- 02. Hiền Giả Voi Và Khỉ
- 03. Tình Trạng Tại Ghositārāma
- 04. Đi Tìm Đức Phật
- 05. Voi Chúa Sanh Thiên
- 06. Thế Nào Là Pháp, Thế Nào Là Phi Pháp
- 07. Xét Xử Chư Tỳ-Khưu Ghositārāma
- 08. Bảy Phương Pháp Dập Tắt Các Cuộc Tranh Chấp
- 09. Những Ông Tỳ-Khưu Hư Hỏng
- 10. Thêm Một Vị Đại A-La-Hán
- 11. Bánh Mè! Bánh Mè!
- 12. Kinh Hiền Ngu
- 13. Mùa An Cư Thứ Mười Một
- 14. Thế Gian Thanh Tịnh
- 15. Như Lai Là Một Nông Dân
- 16. Cho Xin Một Chiếc Lông
- 17. Nhất Chỉ Thần Thông
- 18. Mấy Ông Sư Quậy Phá
- 19. Tám Trường Hợp “Úp Bát”
- 20. Mùa An Cư Thứ Mười Hai
- 21. Lại Ra Đi, Đến Khu Rừng Nimba
- 22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!
- 23. Nạn Đói Tại Verañjā
- 24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo
- 25. Chuyện Chim Cút, Chuyện Khỉ Vượn
- 26. Người Cận Sự Nữ Dâng Thịt Đùi
- 27. Sự Tích Cõi Trời Ba Mươi Ba
- 28. Cuộc Chiến Với A-Tu-La Thiên
- 29. Mối Tình Keo Sơn Chung Thuỷ
- 30. Mùa An Cư Thứ Mười Ba
- 31. Trên Ngọn Đồi Đá Trắng
- 32. Những Pháp Cần Có Của Một Hành Giả
- 33. Màu Y Vàng Trên Núi Đá Trắng
- 34. Đóa Hoa Vương Quốc
- 35. Mùa An Cư Thứ Mười Bốn
- 36. Người Chăn Bò Khéo Giỏi
- 37. Đàn Bò Sang Sông
- 38. Khúc Gỗ Trôi Sông
- 39. Trao Gia Tài
- 40. Chỉ Có Pháp Hiện Tại
- 41. Tuệ Quán Ở Đây Và Bây Giờ
- 42. Người Ngu
- 43. Cái Cán Cày!
- 44. Hóa Độ Phạm Thiên Baka
- 45. Chuyện Hối Lộ!
- 46a. Chuyện Cô Nữ Tu Xinh Đẹp
- 46b. Chuyện Kỹ Nữ Ciñcā-Māṇavikā
- 47. Nhân Duyên Đẹp, Xấu, Quý, Tiện Của Người Nữ
- 48. Trong Rừng Cây Xiêm Gai
- 49. Cây Quạt Thốt Nốt
- 50. Ngọn Lửa Trong Chiếc Ghè!
- 51. Bỏ Đao, Ôm Bát!
- 52. Những Hạt Đậu Ván
- 53. Bữa Cơm Ngàn Vàng
- 54. Bát Cháo, Mảnh Vải Thù Thắng
- 55. Căn Nhà Năm Lỗ Hổng
- 56. Chuyện Thánh Nữ Visākhā
Dabba Mallaputta đắc thánh quả A-la-hán và các thắng trí lúc bảy tuổi và cũng là một trong số ít vị được đặc cách thọ đại giới không qua giai đoạn sa-di tại quốc độ Malla, sau đó, vâng mệnh đức Phật trở về Veḷuvana để đi theo con đường hạnh nguyện xưa của mình.
Đã bốn năm trôi qua, bây giờ đại đức Dabba Mallaputta đã mười một tuổi. Theo với thời gian, đại đức càng ngày càng chín chắn, thuần thục trong tứ oai nghi, trong thái độ khu xử cũng như trong công việc hằng ngày. Được chư vị trưởng lão giao cho hai nhiệm vụ quan trọng, khó khăn đúng với sở nguyện: Một là chăm sóc, thu xếp, lên lịch trình đặt bát hằng ngày, tại tịnh xá hay tại tư gia thỉnh mời; bảo quản, coi sóc các kho lẫm gồm ngũ cốc, vải vóc, dầu đèn, hương liệu... người ta cúng dường đến tăng. Hai là phân phối chỗ ngủ nghỉ cho chư khách tăng với đầy đủ những nhu dụng cần yếu; như vậy cũng có nghĩa là những vật dụng như mùng, mền, chiếu, gối, khăn tắm, giẻ chùi chân, nước rửa, nước uống, nước tắm, các công trình như nhà vệ sinh, phòng tắm nước nóng, củi lửa... cũng phải để tâm quán xuyến. Quả là cả hằng đống núi công việc, phi bậc thánh không thể làm được. Tuy nhiên, nhân nào duyên nấy, bên cạnh đại đức Dabba Mallaputta có cả hằng trăm vị sa-di phụ việc. Trong số sa-di này có mặt khiêm tốn một số bậc thánh từ sơ quả đến tam quả và ngay tứ quả cũng có vài ba vị. Chính nhờ năng lực tâm linh của một số ít bậc thành này, như sức của những con ngựa thuần chủng, nó kéo phăng phăng cỗ xe mà trong đó, sức ì, sức trì níu của những tâm sở biếng nhác, giải đãi, hôn trầm, mệt mỏi, dã dượi... của chúng phàm phu lúc nào cũng đông hơn, đã bị vô hiệu hóa. Còn nữa, chư khách tăng đến và đi tại Trúc Lâm, ba phần tư đều là những người còn quá nhiều phàm tính, tục tính. Cũng không sao, đấy là sự tồn tại tương quan tất yếu; và cũng là cơ hội tốt cho chư vị học hỏi và tu tập thêm tâm nhẫn, tâm từ, tâm xả...
Mấy năm nay, đại đức Dabba Mallaputta nổi danh như một ngôi sao sáng do ngài và hội chúng đã chu toàn mọi bổn phận, mọi trách nhiệm không chê vào đâu được. Còn nữa, do biết vị đại đức trẻ này có thắng trí bất khả tư nghì nên chư khách tăng thường hay làm khó ngài để thử tài của ngài.
Thường thì sự thu xếp chỗ ngủ nghỉ của ngài rất nền nếp, chu đáo, có óc khoa học. Do nhờ thắng trí nên khi một nhóm tỳ-khưu đến, biết họ chuyên trì kinh, đại đức thu xếp cho họ ở cùng chung sālā với nhau. Các nhóm chung về luật, các nhóm chuyên về Abhidhamma, các nhóm chuyện thảo luận giáo pháp, các nhóm chuyên thiền định cũng tương tợ vậy. Ai cũng hài lòng. Vì như vậy là không ai quấy rầy ai. Riêng có những nhóm tỳ-khưu thích nói chuyện thế tục, sinh hoạt tay chân, ăn nói còn thiếu kiểm soát, thiếu sự thu thúc cũng được đại đức thu xếp cho họ ở chung nhau với nụ cười bậc thánh trong tâm của ngài: “Ồ! Các vị này chắc cũng sẽ được vừa ý vì những sở thích ưa cười nói ồn ào, huyên náo của họ”.
Đấy là ban ngày, còn ban đêm khi có khách tăng đến, đại đức Dabba nhanh chóng nhập đề mục ánh sáng, xuống cận hành, dùng thần thông thắp ánh sáng nơi ngón tay trỏ của mình để dẫn mọi người đến trú xứ như đã chỉ định. Đến nơi, chỗ ngủ nghỉ lúc nào cũng ngăn nắp, sạch sẽ với đầy đủ giường, nệm, gối, gậy chống, nước rửa, nước uống và cả chỗ tiêu, chỗ tiểu. Chính vì lý do này mà khách tăng truyền miệng với nhau nên ngày càng có nhiều nhóm ở xa tìm đến. Rất nhiều khi, Trúc Lâm không còn đủ chỗ, họ lại yêu cầu được thu xếp chỗ ở bên ngoài, ngày càng xa hơn để làm khó, thử tài bậc thánh trẻ tuổi.
- Này đại đức quý mến ơi! Hãy cho chúng tôi chỗ trú ngụ bên ngoài cũng được.
- Vậy chư vị thích ở chỗ nào? Thích chỗ nào tôi sẽ phân bố chỗ ấy.
Có vị muốn thử tài, làm khó chơi:
- Thưa, ví dụ như tôi muốn ở đỉnh núi Gijihakūṭa có được không?
Đại đức mỉm cười:
- Được, không sao! Chư vị hãy bước theo tôi.
Thế rồi, với ngón tay trỏ được thắp sáng, đưa lên cao, soi tỏ con đường, đại đức dẫn khách tăng rẽ đêm tối bước đi. Lạ lùng làm sao, chỉ chừng vài chục hơi thở họ đã đến đỉnh Linh Thứu với những hang, những động, những chỗ ngủ nghỉ sạch sẽ, tinh tươm trên những giường gỗ, giường tre, giường đá đủ kiểu, đủ loại.
Một đồn mười, mười đồn trăm. Thế rồi, từng đêm, từng đêm, khách tăng xin trú ngụ tại Hang Núi Kẻ Cướp, sườn núi Isigili, sườn núi Vebhāra, hang Sattapaṇṇa (Thất Diệp), tại rừng Sīta, động Sappasoṇḍika, hẻm núi Gomaṭa, hẻm núi Kapota, vườn xoài Jīvaka, vườn nai Maddakucchi... Nhóm nào muốn ở đâu thì đại đức đáp ứng cho họ chỗ ấy trăm lần như một đều chu đáo, thích nghi.
Như vậy, chư vị trưởng lão cũng như chư khách tăng gần xa đều tán thán ca ngợi cái ngón “nhất chỉ quang tướng thần thông” của đại đức Dabba Mallaputta.
Tôn giả Mahā Kassapa mỉm cười, tự nhủ:
- Dùng thần thông để sắp xếp trú xứ cho tăng chúng trong những đêm trời tối tăm hay mưa gió như thế ấy, chắc đức Tôn Sư cũng không rầy la đâu!