Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Chỉ Việc Thở Thôi

05/11/201315:47(Xem: 36112)
06. Chỉ Việc Thở Thôi
mot_cuoc_doi_bia_3

Chỉ Việc Thở Thôi




Bài pháp cô đọng quá, súc tích qua, tôn giả Ānanda tuy có thể tuyên thuyết lại được, nhưng về hàm lượng ngữ nghĩa để áp dụng vào đời sống tu tập hằng ngày thì còn nhiều thắc mắc.

Lúc gặp riêng bậc chưởng giáo, tôn giả Ānanda hỏi:

- Đầu tiên là bốn lãnh vực quán niệm, nếu nói cạn và sâu, thô và tế thì chúng ta nên đi tuần tự thân, thọ, tâm, pháp, có phải vậy không, hiền huynh?

- Đúng là vậy.

- Bây giờ cho đệ hỏi về thân. Bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, co tay, duỗi chân, mặc y, mang bát, nói cười, tắm rửa, đại tiểu tiện... ta phải thường trực chú niệm mọi cử chỉ, mọi động thái đang diễn ra, đang xảy ra, đang vận hành, đang tương tác với ngoại giới; nghĩa là toàn bộ chúng đều được trực thức nhìn ngắm trong hiện tại, hiện tiền mà không nên để cho một sát-na thất niệm, buông lung, phóng dật nào?

- Đúng vậy!

- Đối với những người nhiều tham dục, nhiều đam mê thân xác và tình dục thì biện pháp đối trị cho căn cơ ấy thì nên quán ba mươi hai thể trược và mười tướng của tử thi?

- Đúng là vậy, hiền đệ đã hiểu rất chính xác.

- Về thân còn có hơi thở. Có cách niệm hơi thở nghiêng vào định, đi sâu vào định. Có cách niệm hơi thở nghiêng về tuệ, phát triển tuệ giác? Tuy nhiên, cả định và tuệ đều phải nhẹ nhàng, thanh thản, tự nhiên đừng cố gắng thái quá, nỗ lực thái quá; đừng bắt hơi thở phải như thế này, phải như thế kia; nghĩa là hơi thở mình sao thì cứ ghi nhận tự nhiên, trung thực như thế. Và quan trọng nhất, là phải thường trực thắp ở đấy một ngọn đèn!

- Chính xác!

- Tuy nhiên, khi mình nhìn ngắm một ngọn núi, một con suối, một rừng hoa, một dòng sông, một con đường mòn... thì chúng ta không thể nào vừa an trú hơi thở một cách trọn vẹn vừa nhìn ngắm đối tượng ngoại giới một cách trọn vẹn, như thực, như chân được?

- Dĩ nhiên là vậy, hiền đệ! Vòng tròn của một bánh xe chỉ tiếp xúc mặt đất chỉ một điểm thì tâm ta cũng vậy, chỉ một đối tượng; khi có đối tượng này thì không có đối tượng kia. Tâm ta không thể có hai tư tưởng đồng hiện hữu.

- Thọ, cảm giác nơi thân, nơi tâm cũng phải trong sáng và chân thực như thế, tự nhiên như thế?

- Ừ ! Hiền đệ đã nắm được nguyên lý.

- Tâm sanh khởi do duyên căn trần; nói cách khác, duyên xúc, thọ mới có ái, thủ, hữu. Vậy, nếu cảm giác được nhìn ngắm trong sáng, chân thực thì tâm, theo đó, cũng trong sáng và chân thực. Từ đấy mà ta quán tâm, và ta sẽ tuệ tri các trạng thái của tâm, phải vậy không hiền huynh?

- Đúng vậy!

- Duyên căn-trần-thức như thế nên có pháp như thế. Rồi trên lộ trình tu tập, đâu là pháp chướng ngại, kiết sử, phiền não, đâu là pháp thanh lương, quang sáng, vô nhiễm... cũng bởi đó mà ta tuệ tri, chứng nghiệm trong lòng mình, có phải vậy không thưa bậc Chưởng giáo?

- Hay lắm! Tuyệt vời lắm! Tôn giả Sāriputta tán thán - Hiền đệ vừa có trí đa văn, bây giờ lại có thêm trí phân tích, cô đọng rất thiện xảo nữa!

Tôn giả Ānanda mỉm cười:

- Và đệ còn biết nữa rằng, chỉ cần thở, chỉ cần an trú trên hơi thở thì tất cả cái gọi là cảm giác, tâm, pháp gì đó sẽ lần lượt hiện ra để ta tuệ tri như thực; và rồi không chóng thì chầy cũng nếm thưởng được hương vị của pháp bảo tận đầu nguồn.

- Chỉ việc thở thôi, đúng vậy! Tôn giả Sāriputta cũng mỉm cười đáp lại – Hy vọng bậc đa văn, lợi trí của chúng ta sẽ làm được như thế, sẽ thành tựu được như thế.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 1129)
Trong thời đại bây giờ, con người hình như có quá ít thời giờ để nghĩ đến riêng cho bản thân mình, do bởi quá sức bận rộn với cuộc sống, nghề nghiệp, mà phải lao động suốt ngày, đôi khi quên cả hơi thở của chính mình mà chỉ biết lo làm việc, tối tăm mặt mũi vì “trăm ngàn công việc”. Cho đến một hôm, tôi đã ngẫm nghĩ, nghe ngóng và do bởi quá bức xúc, tôi phải viết lên những thầm nghĩ của chính mình.
01/08/2011(Xem: 14270)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
20/07/2011(Xem: 5402)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
19/07/2011(Xem: 1187)
Giáo dục tâm-sinh lý luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục xã hội. Cũng vậy, vấn đề này đã được Phật giáo đặt ra gần 3 ngàn năm qua. Ngày nay cuộc sống xã hội phát triển tốc độ với nền văn hoá đa chiều đã tác động không ít vào đời sống tuổi trẻ; ngay cả thế giới của người đứng tuổi từng trải vẫn không ngoại lệ, vẫn bị rơi vào tâm-sinh lý bế tắc, gây bất ổn cho cuộc sống bản thân và gia đình, hình thành nên nhiều tệ đoan cho xã hội. Vì vậy, giáo dục tâm-sinh lý là vấn đề cần đặt lại, làm thế nào cho mọi người ý thức để phát triển và hoàn thiện nhân cách theo chiều hướng lành mạnh, thăng hoa và bền vững, đem lại cuộc sống hạnh phúc chân thật cho bản thân, và bình an bền vững cho xã hội.
18/07/2011(Xem: 7044)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
18/07/2011(Xem: 6517)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
14/07/2011(Xem: 5543)
Chúng ta có thói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
13/07/2011(Xem: 6523)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
10/07/2011(Xem: 4776)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
12/06/2011(Xem: 5553)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]