Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Niệm sư trưởng ân

01/08/201112:23(Xem: 9458)
3. Niệm sư trưởng ân

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

III. NIỆM SƯ TRƯỞNG ÂN

Nguyên văn:

云何念師長恩?父母雖能生育我身,若無世間師長,則不知禮義;若無出世師長,則不解佛法。

Âm Hán Việt:

Vân hà niệm sư trưởng ân? Phụ mẫu tuy năng sanh dục ngã thân, nhược vô thế gian sư trưởng, tắc bất tri lễ nghĩa; nhược vô xuất thế sư trưởng, tắc bất giải Phật pháp.

Dịch:

Thế nào là nhớ ơn sư trưởng? Cha mẹ tuy sinh dưỡng sắc thân ta, nhưng nếu không có sư trưởng thế gian thì không hiểu biết lễ nghĩa; không có sư trưởng xuất thế thì không hiểu Phật pháp.

Giảng:

Vân hà niệm sư trưởng ân?Vân hà là như thế nào, như thế nào là báo ân Sư trưởng ? Đoạn văn trên nói về báo ân cha mẹ, cha mẹ sanh ta, ta nên báo ân ; vậy Sư trưởng không có sanh ta, ta phải báo ân gì ? Cho nên nói "thế nào là báo ân Sư trưởng", là từ để hỏi, chính là hỏi mọi người vấn đề này. Chữ "Sư" chính là quy tắc theo Thầy học pháp độ, quy tắc "Sư phụ" là trưởng bối. Trong nhân luân Sư là trưởng bối, bạn quy y Sư phụ, vậy vô hình trung bạn chính là vãn bối.

Cho nên tôi không dạy người quy y tôi, cũng chính vì điều đó ; nếu tôi dạy người quy y tôi, người ta sẽ hỏi :

- Thầy có đủ tư cách làm Sư phụ không ? Có phải là Thầy muốn kiếm lợi chăng? muốn làm Sư phụ của tôi lớn để hơn tôi một vế à ?

Vậy thì bạn phải trả lời như thế nào ? Cho nên từ trước đến nay tôi không dạy một người nào quy y tôi. Tôi cũng rất xấu hổ vì tôi cảm thấy nếu thu nhận một đệ tử quy y mà không dùng chánh pháp để giáo hóa họ, không thể độ họ, thì sẽ có lỗi với họ. Vậy nếu tôi dùng chánh pháp dạy họ, nhưng họ không có tâm chân thành, không nghe lời dạy của tôi, tôi phải làm sao đây ? Vì thế đây cũng là một trong những nguyên nhân mà tôi không dạy người quy y tôi. Quý vị nhìn thấy nay có rất nhiều người quy y tôi, mà quý vị nên tự hỏi, trong quý vị ai là người mà tự miệng tôi bảo đến quy y với tôi ? Thậm chí đối với những người quy y với tôi, tôi đều muốn xem xét, thử thách. Vốn muốn từng người từng người khảo sát, nhưng có lúc người quy y quá đông tôi cũng không xem xét nổi, nên đành qua loa, nhắm lại một mắt : "Được rồi ! đều hứa khả" chính là như thế. Ở Mãn Châu, Hương Cảng, tôi nhận đệ tử quy y, trước cần phải nói chuyện với họ, hỏi họ tại sao muốn quy y với tôi.

Không chỉ đối với người như thế, mà đối với quỷ cũng như thế. Thật vậy ! Tôi ở Hương Cảng có nhận quỷ làm đệ tử quy y. Quỷ này, nói đến thật là việc bất khả tư nghì. Có người bệnh, người nhà đi thỉnh Thầy tụng kinh. Thỉnh bảy Thầy, bảy Thầy mặc áo tràng, đắp thượng y, đến nơi đó bày bàn, đọc kinh Kim Cang, Đại Bi chú, rồi niệm : "Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a ri da……", một ngày cho đến tối "Nam mô, Nam mô, Nam mô" không ngừng. Tụng Kim Cang cũng vậy : "Như thị ngã văn, nhứt thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên, dữ đại Tỷ kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu. Nhĩ thời, Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập XáVệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung, thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngật, thâu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa." nhưng mà quỷ không có chịu nghe cách này, Thầy trải tòa mà ngồi thì nó cũng trải tòa mà ngồi, làm cho bảy Thầy tụng bảy ngày kinh chú cũng không ra được khỏi nhà.

Trong bảy Thầy này có người giới thiệu tôi, nói : "Ông muốn cho anh ta hết bệnh, thì phải đi thỉnh Hòa thượng đó".

Người này cũng tin tưởng lời của Thầy, nên đến Quan Âm động thỉnh tôi. Lần thứ nhất thỉnh tôi, tôi không nhận lời ; lần thứ hai thỉnh tôi cũng không nhận lời ; lần thứ ba đến trước mặt tôi quỳ không đứng lên, thỉnh cầu tôi nhất định phải giúp đỡ, tôi bèn nói :

- Được rồi ! Ông thành tâm như thế tôi sẽ đi.

Đến nơi, thấy bệnh nhân đang nằm trên giường cùng với các Thầy đấu pháp ! Các Thầy tụng kinh ông ta cũng tụng kinh ; các Thầy niệm chú ông ta cũng niệm chú, lắc lắc lư lư, ra vẻ đắc ý kiêu ngạo! Tôi ngồi bên giường bệnh im lặng khoảng 15 phút. Chà ! Lúc đó người dẫn quỷ, quỷ dắt người đến quỳ trước mặt tôi. Lúc đó tôi có xâu chuỗi niệm Phật bèn choàng vào người bệnh; khi bị choàng vào xâu chuỗi của tôi, ông ta liền nói :

- Ai da ! Pháp sư ! Thầy tha thứ cho con, con không dám nữa !

Tôi nói :

- Ông tại sao thế !

- A ! con dường như sắp bị xâu chuỗi của Thầy thiêu cháy rồi.

- Tôi mang tại sao không bị thiêu ? Ông mang vào tại sao bị thiêu.

- Con thật chịu không nỗi nữa rồi !

- Vậy ông muốn gì đây ?

- Con muốn quy y với Thầy

- Ông muốn quy y tôi ? Bảy Thầy này vì ông tụng kinh bảy tám ngày, tại sao ông không quy y với các Thầy, mà ông quy y với tôi làm gì ?

- Ô ! họ à ! họ quy y với con, con còn không thèm !

Nói như thế xong rồi lại nói ông ta quen biết một vị Pháp sư nào đó. Tôi nói :

- Ông đã biết vị Thầy đó, thì ông có thể quy y với Thầy đó !

- Hừ ! Thầy đó à ! Thầy đó cũng không đủ tư cách làm Sư phụ của con !

- Vậy tôi làm sao đủ tư cách ?

- A ! Con tìm bao nhiêu năm nay, chính là tìm Thầy đó.

- Ông tìm tôi làm gì ?

- Con muốn quy y với Thầy.

- Quy y với tôi có ích lợi gì ?

- Nguyện lực của Thầy rất lớn, phàm là đệ tử quy y của Thầy đều sẽ thành Phật. Vì Thầy có nguyện lực như thế, nên nay con nhất định quy y với Thầy.

Quý vị xem, quỷ này chẳng phải là không hiểu lục tứ (bốn sáu), nó hiểu được lục tứ. Thế nào gọi là "lục tứ" ? Tứ chính là chữ phụ (phụ là phụ thân, là cha); lục chính là chữ mẫu (mẫu là mẫu thân, là mẹ) ; chữ phụ có bốn nét, chữ mẫu có sáu nét. Cho nên nói người mà không hiểu lục tứ, chính là ngay cả cha mẹ cũng không biết đến. Còn quỷ này thì hiểu lục tứ, nên muốn quy y.

Hôm nay không phải tôi muốn đem cái hay của tôi nói cho quý vị nghe, mà là chỉ lấy sự thực để chứng minh. Khi quỷ quy y tôi rồi thì người bệnh cũng khỏe liền. Bệnh lành rồi thì sao ? Thì người ấy cũng quy y, thân thích của người ấy cũng đều quy y, vì thế quy y cả một loạt, mà đều là cả nhà quy y. Vì thế quỷ cũng có thể giới thiệu người quy y, người nhìn thấy quỷ quy y, thì mắt cũng đỏ lên nói : "Con cũng muốn quy y".

Tại sao phải báo ân Sư trưởng ? Vì Phụ mẫu tuy năng sanh dục ngã thân: Cha mẹ tuy sanh dưỡng sắc thân ta, nhưng nhược vô thế gian sư trưởng: nếu không có Sư trưởng thế gian giáo hóa ta, khiến ta có học vấn, có chút ít học thức, tắc bất tri lễ nghĩa: thì ta sẽ không biết "lễ". Lễ có nghĩa là lễ tiết, lễ phép lịch sự ; bạn đối với người không khách khí, đó chính là không lễ phép lịch sự. Còn "nghĩa" là gì ? Nghĩa là nghĩa khí. Giống như Quan Công đại nghĩa cao vót trời xanh, bảo hộ hoàng huynh Lưu Bị, ai muốn lợi dụng Quan Công cũng không được. Như Tào Tháo dùng các thứ thủ đoạn để mua chuộc Quan Công, nhưng Quan Công cũng không theo Tào Tháo, cho nên Quan Công chính là đại nghĩa tham thiên – nghĩa lớn này to lớn như Trời vậy.

Lễ phép lịch sự, như chúng ta nhìn thấy người, thì cần phải cúi đầu, cung kính nghiêng mình, khiến cho người không bao giờ trách móc được mình, mắng mình. Tại sao người mắng ta ? Vì mình đối với người rất thô lỗ, không tốt, nên bị người mắng ; đây là đạo lý mà chúng ta cần nên hiểu rõ sâu sắc. Bạn xem tôi là người xuất gia, cũng thường bị người mắng, vì cảm thấy tôi đối với người không tốt. Việc này không sao, phàm là người mắng tôi, tôi đều phát nguyện sau này sẽ độ những người đó thành Phật. Vì thế người mắng tôi thì được lợi nhất, sẽ không thiệt thòi. Tôi sẽ không nói : "A ! ông mắng tôi, tôi sẽ làm ông đọa địa ngục Vô gián !". Tôi sẽ không có cái tâm như thế. Bạn mắng tôi chăng ? sau nay tôi nhất định sẽ độ bạn thành Phật ; bạn không thành Phật tôi cũng không thành Phật. Cho nên người mắng tôi cũng là thiện tri thức của tôi. Đề Bà Đạt Đa chính là người giúp đỡ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về mặt phản diện. Vậy thì người mắng tôi, thậm chí là những người đối với tôi không khách khí, đó đều là thiện tri thức của tôi, tôi đều phát nguyện tương lai sẽ độ họ. Cho nên các ông nếu ai phản đối tôi, hoặc là chưởi mắng tôi, đó là một phương pháp hay, là cùng tôi kết một pháp duyên rất lớn. Vì thế, các ông nếu mong muốn cùng tôi kết pháp duyên, thì trước mắng tôi ; tôi thì mở rộng cửa phương tiện không sợ người mắng, cũng không sợ người đánh. Nếu các ông muốn mắt của tôi, tôi bèn cho con mắt ; muốn lỗ tai của tôi, tôi bèn cho lỗ tai, muốn đầu của tôi thì tôi cho đầu. Thân tâm tánh mạng, đầu mắt não tủy đều bao gồm ở trong, chỉ cần các ông muốn tôi đều bố thí cho. Đây không phải là nói suông, mà thật có thể làm được những điều này !

Tôi là một người ngu khờ nhất – tôi lại nói câu này rồi ! Tại sao vậy ? Việc mà người ta không muốn làm, tôi đều có thể làm. Tôi nói với các ông một việc, tôi ăn, món đồ ngon hay dở đều cảm thấy chỉ có một mùi vị. Ở Hương Cảng có người thỉnh cầu với tôi làm cho bà có được đứa cháu nội. Tôi nói :

- Bà muốn có cháu nội ? Được rồi !

Tôi đang rửa chân, rửa xong bèn đưa nước ấy cho bà nói :

- Bà uống nước này đi.

- A ?

Bà nhìn nước không dám uống.

- Bà uống không được à ? Được ! để tôi !

Tôi cầm lấy nước rửa chân và uống luôn.

- Ô !

Khắp thân bà đều toát mồ hôi nói :

- Làm sao mà có thể được ?

Tôi nói :

- Làm sao mà không thể được ?

Vì thế các ông không nên cho rằng tôi và các ông giống nhau, những việc mà tôi làm được các ông không làm được đâu.

Vì thế người thế gian chúng ta phải hiểu biết lễ, chớ nên một chút lễ cũng không hiểu, một chút nghĩa cũng không biết. Điều gì hợp với nghĩa thì chúng ta làm ; việc không hợp với nghĩa thì không làm. "Nghĩa" này là nghĩa của bậc có tiết tháo cao thượng, làm bất cứ việc gì thì cũng làm một cách chánh đáng đúng đắn, làm cho tốt đẹp, đó chính là nghĩa. Nói người đó có nghĩa khí, như hiệp khách xưa kia hành hiệp trượng nghĩa, đó chính là nghĩa khí. Mọi người kết nghĩa anh em, họa phúc cùng hưởng – có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chung chịu, vì bạn dù hai bên sườn có cắm đao cũng không sợ đau, đó đều là nghĩa khí. Có nghĩa khí thì dù có thiệt thòi, cũng muốn giúp người, làm lợi ích người khác.

Thầy thế gian dạy chúng ta những lễ tiết, lễ phép lịch sự. Làm việc gì cũng cần phải lễ mạo lịch sự, không nên mắng chửi người, không nên đối xử không tốt với người, cần phải có lễ. Người và cầm thú khác nhau, chính là chỗ biết lễ ; nếu ngay cả lễ phép lịch sự mà cũng không có thì chẳng khác gì cầm thú. Cầm thú nếu gặp mặt lẫn nhau, đều có sự hảo cảm ! Cho nên chúng ta là người làm sao có thể không hiểu biết lễ nghĩa ? Lễ là một trong tám đức: Hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Cho nên chúng ta cần phải hiểu lễ, đối với người phải có nghĩa khí. Nếu không có Thầy giáo thế gian thì chúng ta sẽ không hiểu những đạo lý làm người này.

Nhược vô xuất thế sư trưởng: Nếu ông muốn tu hành, cần phải chọn lựa một vị thiện tri thức mắt sáng. Thế nào là thiện tri thức mắt sáng ? Có bốn điều kiện khiến cho chúng ta quán sát có phải là thiện tri thức mắt sáng không. Điều thứ nhất là không tham tài, điều thứ hai là không tham sắc, điều thứ ba là không tham danh, điều thứ tư là không ích kỷ. Vị thiện tri thức này có phải thường nói những điều bảo bạn làm lợi ích cho người đó không ? Có phải người đó có ý đồ gì không, làm bất cứ việc gì đều muốn cho danh dự địa vị của mình lớn cao ? Người nào không tham tài, không tham danh sắc, không ích kỷ, mới là thiện tri thức.

Vị Pháp sư mà lần này từ Malaysia theo quý vị đến đây, tôi cảm thấy trong những người mà tôi nhìn thấy – tôi không nhìn thấy thì không biết – trong các Tỳ kheo Nam truyền (Theravada), là một người có tu hành nhất, cũng là một người có trí huệ nhất, có lễ nghĩa nhất. Cho nên những người quy y tôi sau khi trở về cần phải thân cận vị Pháp sư này. Vì tôi không ở đó, cho nên tôi thỉnh Sư thay tôi dạy dỗ quý vị. Quý vị nếu có sức thì cần nên hộ pháp cho Sư, quý vị hộ trì Sư cũng chính là hộ trì cho tôi. Hai chúng tôi không có sự phân biệt bỉ thử. Tôi cảm thấy Sư không có lòng ích kỷ, tôi tuy có lòng ích kỷ, nhưng cũng không nhiều. Nói thực, bảo không nhiều lắm, hoặc là có chút ít như đầu sợi tóc, nhưng tôi cũng phải dứt bỏ nó.

Tôi lại bảo với quý vị, thân cận thiện tri thức, không nên theo sát bên mình, từ sáng đến tối cứ mãi quấy rầy : "Thân cận thì không thể lìa xa tách rời". Thân cận chính là phải nghe lời Sư, có gì không hiểu thì cầu khai thị. Không phải từ sáng đến tối nhìn thấy tôi ông Sư phụ này. Thấy, tức là thân cận chăng ? không phải vậy, nếu ông muốn cầu pháp thì cần phải cung kính, không phải vừa nói vừa cười, có vẻ không đứng đắn nghiêm túc. Cần phải đứng đắn, nghiêm túc, trịnh trọng, đến nơi đó, không nên làm Sư thêm phiền phức, trước xem Sư có việc gì không, có rảnh không ? Nếu rảnh thì thưa hỏi ; nếu bận thì không thể nói rằng : "Việc của tôi rất quan trọng, đến nơi đó, bất quản Sư bận hay không, tôi trước phải thưa hỏi các vấn đề của tôi". Không thể được như thế.

Nếu bạn muốn xuất thế, không thể không có thiện tri thức mắt sáng. Một cử chỉ, một hành động của thiện tri thức mắt sáng, tuyệt đối sẽ không toan tính cho riêng mình, sẽ không nghĩ rằng: "Làm sao lợi ích cho tôi ? Xây cho tôi một chùa lớn đi !". Có người nói : "Thầy nay đã có Vạn Phật Thành, một ngôi chùa không nhỏ như thế mà còn muốn xây chùa nữa sao?" Muốn chứ ! lòng tham của tôi thì không có lúc nào ngừng nghỉ. Nhưng tôi bảo với các ông, lòng tham của tôi là phát nguyện làm một đạo trường Phật giáo cơ bản cho Phật giáo quốc tế, để hoằng dương chánh pháp. Cho nên hôm nay quý vị đến đây dù đối với chỗ này có cách nhìn như thế nào, đều là những người hộ trì Vạn Phật Thành. Dù cho mắng Vạn Phật Thành cũng là ủng hộ ; ông chửi cũng tốt, đối với Vạn Phật Thành đều có quang vinh rất lớn. Bạn nhìn thấy người nào nếu như phê bình tôi, thì thay mặt tôi tìm người đó, tôi muốn lạy người đó làm Thầy. Tôi không sợ người khác chửi, cũng không sợ bị người phỉ báng phê bình, cái gì cũng không sợ. Nếu tôi sợ, thì đã không đến đất Mỹ hoằng dương Phật pháp. Tôi đến đất Mỹ hoằng dương Phật pháp, sớm đã chuẩn bị tất cả. Người càng hủy báng tôi, tôi càng cảm thấy rất thú vị, càng thú vị hơn tôi đùa giỡn nữa. Cho nên tôi thưa thật với quý vị, tư tưởng của tôi và các ông hoàn toàn không giống, tác phong hành vi của tôi, cùng với những gì mà quý vị biết cũng đều không giống.

Nếu không có vị Sư trưởng xuất thế, tắc bất giải Phật pháp: nếu không theo một vị thiện tri thức xuất thế, thì không thể hiểu rõ Phật pháp. Không hiểu rõ Phật pháp thì làm sao có thể xuất thế được ? Tôi bảo với các ông, điều quan trọng nhất chính là phải bỏ đi tri kiến thế gian ; muốn học Phật pháp thì phải chịu nhiều thiệt thòi. Đại sư Vĩnh Gia đã nói : "Quán ác ngôn, thị công đức", nghe người ta hủy báng, hoặc là chửi mình, đó đều là công đức, đó đều là giúp đỡ, đều là mong cho mình tốt đẹp ! người kia nếu không muốn bạn tốt, sẽ chẳng nói bạn không tốt; người kia nói bạn không tốt, chính là muốn bạn càng gia sức nỗ lực, cây sào trăm thước thêm tiến bước. Bạn phải suy nghĩ như thế ! Cho nên "thuận nghịch giai tinh tấn, hủy dự bất động tâm", gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh đều tinh tấn, nghe lời hủy báng hay khen ngợi đều không động tâm. Cần phải như thế ! nhưng mà điều này cũng không dễ dàng. "Quán ác ngôn, thị công đức, thử tức thành ngã thiện tri thức", đó tức là thành tựu thiện tri thức của ta. "Bất nhân sán báng khởi oán thân", không nên vì người cười chê hủy báng mà sanh tâm oán giận, cần phải oán thân bình đẳng, không có lòng sân hận; nếu không có người cười chê hủy báng "hà biểu vô sanh từ bi lực", thì làm sao có thể biểu thị ra sức "vô sanh pháp nhẫn" của mình? Cho nên các vị ! Tôi đương nhiên cũng không có nhiều tật xấu, nhưng tôi hy vọng sửa đổi tất cả tật xấu của tôi, cùng với quý vị đồng chung nghiên cứu Phật pháp. Vì thế muốn xuất thế, nhất định phải tìm một vị thiện tri thức chân chánh.

Nguyên văn:

不知禮義,則同於異類;不解佛法,則何異俗人。今我等粗知禮義,略解佛法,袈裟被體,戒品沾身,此之重恩,從師長得。若求小果,僅能自利;今為大乘,普願利人。則世出世間二種師長,俱蒙利益。是為發菩提心第三因緣也。

Âm Hán Việt:

Bất tri lễ nghĩa, tắc đồng ư dị loại. Bất giải Phật pháp, tắc hà dị tục nhân. Kim ngã đẳng thô tri lễ nghĩa, lược giải Phật pháp, ca sa bị thể, giới phẩm triêm thân, thử chi trọng ân, tùng sư trưởng đắc. Nhược cầu tiểu quả, cẩn năng tự lợi, kim vị đại thừa, phổ nguyện lợi nhân. Tắc thế, xuất thế gian nhị chủng sư trưởng, câu mông lợi ích. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tam nhân duyên dã.

Dịch:

Không hiểu biết lễ nghĩa thì chẳng khác gì cầm thú, Phật pháp không hiểu thì cũng như người phàm tục. Nay ta được biết chút ít về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp, ca sa trang nghiêm đắp thân, giới pháp nhuận thấm thân mình, được như thế là nhờ ân đức sâu nặng của sư trưởng. Nếu chỉ cầu quả nhỏ thì chỉ có lợi riêng cho bản thân mình mà thôi. Nay phải phát tâm đại thừa, phổ nguyện lợi ích hết thảy chúng sanh. Như thế thì sư trưởng thế gian và sư trưởng xuất thế đều được lợi ích. Đó là nhân duyên thứ ba của sự phát Tâm Bồ đề.

Giảng:

Bất tri lễ nghĩa, tắc đồng ư dị loại: Dị loại tức là cầm thú. Chúng ta xem các thứ cầm thú – chim bay thú chạy, đều không hiểu lễ nghĩa. Nhưng cũng có thứ hiểu biết, như quạ biết mớm mồi lại cho mẹ, báo đáp ân mẹ, dê con quỳ bú sữa mẹ, đó cũng là thứ cầm thú biết hiếu thuận, vì thiên tánh của nó thiện lương. Vậy không biết lễ tiết và nghĩa khí, thì giống như dị loại, không khác gì loài súc sanh ; nếu mặt người dạ thú, cũng tức là không hiểu lễ nghĩa, cho nên nói : "không hiểu lễ".

Bất giải Phật pháp, tắc hà dị tục nhân; Nếu người tu hành học đạo mà không hiểu Phật pháp, thì cùng với người thế tục có khác gì chăng ? không có gì sai khác.

Cho nên kim ngã đẳng thô tri lễ nghĩa, lược giải Phật phápnay chúng ta, chính là Đại sư Tỉnh Am nói những người cùng loại, tức là những người xuất gia, hoặc là những người tin theo Phật ; ngã đẳng tức là chúng ta. Thô tri, là biết một cách đại khái đơn giản. Chúng ta biết chút ít về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp.

Ca sa bị thể: Ca sa là y phục của người xuất gia. "Mạc đạo ca sa dung dị đắc, giai nhân lũ thế chủng Bồ đề", có nghĩa là chớ bảo Cà sa dễ dàng được, đều do nhiều kiếp gieo trồng hạt giống Bồ đề. Xuất gia không phải là việc dễ dàng, nếu không có căn lành thì không thể xuất gia, dù có xuất gia cũng không được lâu dài. Mà cần phải phát nguyện đời đời thế thế đồng tửnhập đạo tu hành, phát tâm Bồ đề. Chưa lập gia đình nhập đạo tương đối tu hành, cũng dễ đắc được ngũ nhãn lục thông. Một khi không phải đồng tử thì không dễ tu hành ; đương nhiên cũng có thể tu hành nhưng không dễ dàng vậy.

Giới phẩm triêm thân: Giới có ngũ giới, bát giới, Bồ tát 10 giới trọng 48 giới khinh, Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới. Giới phẩm tức là thọ giới Tỳ kheo giới, Sa di giới, Bồ tát giới. Vậy thì "chúng sanh thọ Phật giới, tức nhập chư Phật vị" (kinh Phạm Võng). Chúng sanh thọ giới của Phật thì vào địa vị chư Phật, cho nên nói giới phẩm triêm thân tức là đắc được giới thể của Kim Cang quang minh bảo giới.

Thử chi trọng ân, tùng sư trưởng đắc: Cà sa trang nghiêm đắp thân, giới pháp nhuận thấm thân mình, ân đức sâu nặng như thế là nhờ Sư trưởng mà được.

Nhược cầu tiểu quả, cẩn năng tự lợi: Đã được Cà sa đắp thân, giới pháp nhuận thấm thân mình, nếu không tu pháp Đại thừa, chỉ tu đạo Tiểu thừa, chỉ cầu chứng quả A la hán, đó cũng tốt, nhưng đây chỉ là tự lợi mà không thể lợi tha, chỉ có thể tự giác mà không thể giác tha, chỉ có thể tự độ mà không thể độ tha.

Kim vị đại thừa, phổ nguyện lợi nhân: Nay vì chủng tử Đại thừa, phát tâm Bồ đề, phổ nguyện lợi ích cho tất cả chúng sanh mà quên đi bản thân mình.

Tắc thế, xuất thế gian nhị chủng sư trưởng, câu mông lợi ích : Như thế Sư trưởng thế gian và Sư trưởng xuất thế, cả hai Sư trưởng đều được ích lợi. Đó là báo ân Sư trưởng, vì thầy là người dạy chúng ta, chúng ta tu hành hành đạo, là do Thầy giúp cho chúng ta thành tựu. Vậy thì Sư trưởng thế gian và Sư trưởng xuất thế gian cũng đều được lợi ích.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tam nhân duyên dã: Đây là nhân duyên thứ ba của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2022(Xem: 36566)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
17/11/2021(Xem: 25315)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 21215)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13379)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 14923)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15072)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 17739)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 16739)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
24/06/2021(Xem: 5030)
Lòng Từ bi là một giá trị phổ quát. Tranh đấu cho công bằng xã hội – nghĩa là bảo đảm quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người – thường xuất phát từ sự phẫn nộ, thúc đẩy con người chống lại những bất công có hệ thống. Tôi tin rằng đấu tranh cho công bằng xã hội sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được kích hoạt bởi lòng từ bi. Nếu động lực đấu tranh cho công bằng xã hội của chúng ta là do lòng từ bi đích thực, chúng ta sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoạt động tích cực hơn nhằm bảo đảm cho tất cả mọi người có được một phẩm chất đời sống xứng đáng. Tôi tin rằng nữ giới có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đấu tranh cho công bằng xã hội bằng cách tu tập lòng từ bi và trí tuệ.
07/05/2021(Xem: 21075)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]