Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 14: Liên hệ và cô lập

18/07/201102:02(Xem: 3544)
Chương 14: Liên hệ và cô lập

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG XIV
LIÊN HỆ VÀ CÔ LẬP

Sống là trải nghiệm, trải nghiệm trong liên hệ. Người ta không thể sống trong cô lập; vì vậy, sống là liên hệ và liên hệ là hành động. Và làm thế nào người ta có được khả năng hiểu rõ sự liên hệ đó mà là sống? Liên hệ có nghĩa không những hiệp thông cùng những con người nhưng còn cả tiếp xúc mật thiết cùng những sự vật và những ý tưởng? Sống là liên hệ, mà được thể hiện qua tiếp xúc với những sự việc, với những con người và với những ý tưởng. Trong hiểu rõ sự liên hệ, chúng ta sẽ có khả năng gặp gỡ sự sống trọn vẹn, tổng thể. Vì vậy vấn đề của chúng ta không là khả năng – vì khả năng không tách khỏi sự liên hệ – nhưng trái lại hiểu rõ sự liên hệ, mà một cách tự nhiên, sẽ tạo ra khả năng của mềm dẻo cao độ, của thích ứng mau lẹ, của phản ứng nhạy bén.

Chắc chắn, liên hệ là một cái gương trong đó bạn khám phá được chính bạn. Nếu không có liên hệ bạn không hiện diện; hiện diện là có liên hệ; có liên hệ là sự hiện diện. Bạn hiện diện chỉ trong liên hệ; ngược lại, bạn không hiện diện, sự hiện diện không có ý nghĩa. Không phải vì bạn suy nghĩ bạn hiện diện, mà bạn hiện diện. Bạn hiện diện bởi vì bạn có liên hệ; và chính bởi không-hiểu rõ về liên hệ mới gây ra xung đột.

Hiện nay, không có hiểu rõ về liên hệ, bởi vì chúng ta sử dụng liên hệ chỉ như một phương tiện của thành tựu hơn nữa, chuyển đổi thêm nữa, trở thành thêm nữa. Nhưng liên hệ là một phương tiện của tự-khám phá, bởi vì liên hệ là hiện diện, nó là sự hiện diện. Nếu không có liên hệ, tôi không hiện diện. Muốn hiểu rõ về chính mình, tôi phải hiểu rõ về liên hệ. Liên hệ là một cái gương trong đó tôi có thể thấy về chính mình. Cái gương đó có thể hoặc bị biến dạng, hoặc nó có thể giống hệt ‘là’, đang phản ảnh cái là. Nhưng hầu hết chúng ta nhìn thấy trong liên hệ, trong cái gương đó, những sự việc chúng ta ưa thích nhìn thấy hơn; chúng ta không nhìn thấy cái là. Chúng ta lý tưởng hóa, tẩu thoát, chúng ta thích sống trong tương lai hơn là hiểu rõ liên hệ đó trong hiện tại tức khắc.

Bây giờ nếu chúng ta tìm hiểu sống của chúng ta, liên hệ của chúng ta với một người khác, chúng ta sẽ thấy rằng nó là một qui trình của cô lập. Chúng ta thực sự không quan tâm đến người khác; mặc dù chúng ta nói nhiều về nó, thật ra chúng ta không quan tâm. Chúng ta liên hệ với người nào đó chỉ lâu dài đến chừng nào liên hệ đó còn gây thỏa mãn cho chúng ta, lâu dài đến chừng nào nó còn cho chúng ta một chỗ ẩn náu, lâu dài đến chừng nào nó còn làm hài lòng chúng ta. Nhưng khoảnh khắc có một bực bội trong liên hệ mà sinh ra sự không-thoải mái trong chính chúng ta, chúng ta từ bỏ liên hệ đó. Nói cách khác, có liên hệ chỉ chừng nào chúng ta còn được thỏa mãn. Điều này có lẽ hơi hơi khó nghe, nhưng nếu bạn thực sự tìm hiểu sống của bạn rất cặn kẽ bạn sẽ thấy rằng nó là một sự kiện; và lẩn tránh sự kiện là sống trong dốt nát, mà không bao giờ có thể tạo ra sự liên hệ đúng đắn. Nếu chúng ta nhìn vào sống của chúng ta và quan sát sự liên hệ, chúng ta thấy nó là một qui trình của dựng lên sự kháng cự chống lại một người khác, một bức tường qua đó chúng ta nhìn và quan sát một người khác; nhưng chúng ta luôn luôn vẫn có bức tường đó và tiếp tục ở đằng sau nó, dù nó là một bức tường tâm lý, một bức tường vật chất, một bức tường kinh tế hay một bức tường quốc gia. Chừng nào chúng ta còn sống trong tách rời, đằng sau một bức tường, không có liên hệ với một người khác; và chúng ta sống khép kín bởi vì nó gây nhiều thỏa mãn hơn, chúng ta nghĩ nó an toàn nhiều hơn. Thế giới quá vỡ vụn, có quá nhiều bất hạnh, quá nhiều đau khổ, chiến tranh, hủy hoại, phiền muộn, đến độ chúng ta muốn tẩu thoát và sống trong những bức tường của sự an toàn của con người tâm lý riêng của chúng ta. Vì vậy, đối với hầu hết chúng ta sự liên hệ là một qui trình tách rời, và rõ ràng sự liên hệ như thế dựng lên một xã hội cũng tách rời. Đó chính xác là điều gì đang xảy ra khắp thế giới: bạn vẫn ở trong cô lập của bạn và duỗi bàn tay của bạn qua bức tường, gọi nó là chủ nghĩa quốc gia, tình huynh đệ hay cái gì bạn muốn, nhưng thật ra những chính phủ, những quân đội cai trị. Vẫn còn bám vào những giới hạn riêng của bạn, bạn nghĩ rằng bạn có thể tạo ra một thế giới thống nhất, một thế giới hòa bình – mà là điều không thể xảy ra được. Chừng nào bạn còn có một biên giới, dù là quốc gia, kinh tế, tôn giáo, hay xã hội, không thể có hòa bình trong thế giới là một sự kiện hiển nhiên.

Qui trình của cô lập là một qui trình của tìm kiếm quyền lực; dù rằng người ta đang tìm kiếm quyền lực cho cá nhân hay một quốc gia hay chủng tộc đều phải có sự cô lập, bởi vì chính ham muốn quyền lực, vị trí, là sự phân chia. Rốt cuộc, đó là điều gì mỗi người muốn, phải không? Anh ấy muốn một vị trí đầy quyền lực mà trong đó anh ấy có thể thống trị, dù ở nhà, ở văn phòng hay trong một chế độ quan liêu. Mỗi người đang tìm kiếm quyền lực, và trong đang tìm kiếm quyền lực anh ấy sẽ thiết lập một xã hội được đặt nền tảng trên quyền lực, thuộc quân đội, kỹ nghệ, kinh tế và vân vân – mà lại nữa điều đó quá rõ ràng. Trong chính bản chất của nó, sự ham muốn quyền lực không đang gây tách rời hay sao? Tôi nghĩ rất quan trọng phải hiểu rõ điều này. Bởi vì con người mà muốn thế giới hòa bình, một thế giới trong đó không có những chiến tranh, không có sự hủy diệt thảm khốc, không có sự đau khổ thê thảm, trên một mức độ vô hạn, phải hiểu rõ câu hỏi căn bản này, đúng chứ? Một con người biết thương yêu, tử tế, không có ý thức của quyền lực, và vì vậy một con người như thế không bị trói buộc vào bất kỳ quốc gia, bất kỳ lá cờ nào. Anh ấy không có lá cờ.

Không có sự việc như sống trong cô lập – không quốc gia, không con người, không cá nhân nào, có thể sống trong cô lập, tuy nhiên, bởi vì bạn đang tìm kiếm quyền lực trong quá nhiều cách khác nhau, bạn nuôi dưỡng sự cô lập. Người theo chủ nghĩa quốc gia là một tai họa bởi vì qua tinh thần quốc gia, ái quốc, anh ta đang dựng lên một bức tường của cô lập. Anh ấy đồng hóa với chính quốc gia của anh ấy đến độ anh ấy dựng lên một bức tường chống lại một người khác. Điều gì xảy ra khi bạn dựng lên một bức tường chống lại cái gì đó? Cái gì đó đang luôn luôn đập lại bức tường của bạn. Khi bạn kháng cự cái gì đó, chính sự kháng cự thể hiện rằng bạn xung đột với cái còn lại. Vì vậy chủ nghĩa dân tộc, mà là qui trình của cô lập, mà là kết quả của tìm kiếm quyền lực, không thể mang lại hòa bình cho thế giới. Con người mà là một người theo chủ nghĩa quốc gia và nói về tình huynh đệ là một người đang lừa dối; anh ấy đang sống trong một trạng thái của mâu thuẫn.

Liệu người ta có thể sống trong thế giới mà không có ham muốn quyền lực, vị trí, uy quyền? Rõ ràng, người ta có thể. Người ta thực hiện được điều đó khi người ta không đồng hóa chính người ta với cái gì đó to tát hơn. Đồng hóa với cái gì đó to tát hơn này – đảng phái, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, Thượng đế – là sự tìm kiếm quyền lực. Bởi vì chính bạn đang trống rỗng, đờ đẫn, yếu ớt, bạn thích đồng hóa chính bạn với cái gì đó to tát hơn. Ham muốn đồng hóa chính bạn với cái gì đó to tát hơn là ham muốn quyền lực.

Liên hệ là một tiến hành tự-bộc lộ, và, nếu không hiểu rõ về chính mình, những phương cách của cái trí và quả tim riêng của người ta, chỉ thiết lập một trật tự phía bên ngoài, một hệ thống, một công thức ma mãnh, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Điều gì quan trọng là hiểu rõ về chính mình trong liên hệ với người khác. Vậy thì liên hệ trở thành không phải một qui trình của tách rời, nhưng một chuyển động mà trong đó bạn khám phá những động cơ riêng của bạn, những suy nghĩ riêng của bạn, những theo đuổi riêng của bạn; và chính khám phá đó là khởi đầu của giải thoát, khởi đầu của thay đổi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2010(Xem: 688)
Ontario, Canada – Nhiều người diễn giải Phật giáo thấy Đạo Phật là một trong vô số triết học và tôn giáo được biết từ cổ xưa. Đúng ra Phật giáo là một môn triết học thực tiển trong một ý nghĩa được phơi bày ngày nay. Môn triết học này thiết lập một hệ thống trị liệu rộng rãi. Trong phạm vi ấy Đức Thế Tôn là một nhà tâm lý trị liệu vô song. Trong phổ quát, Tâm lý trị liệu có nghĩa là sự điểu trị về những sự rối loạn cảm xúc, thái độ cá nhân căn cứ trước tiên trên sự giao tiếp bằng lời nói hay không lời nói. Đức Phật là một nhà chửa bệnh không thể bắt chước được giúp vô số người vượt qua căng thẳng, rắc rối về cảm xúc, và những vấn nạn giao thiệp qua thiền quán thân hữu.
27/10/2010(Xem: 7441)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
23/10/2010(Xem: 10410)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 4011)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
18/10/2010(Xem: 16494)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 3499)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
12/10/2010(Xem: 12591)
Thật là một ích lợi lớn khi có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thức tích cực và khá quân bình. Chúng ta hoàn toàn có lợi khi quen với một tâm thái đúng đắn, nhưng thói quen nhường bước cho những xúc động xung đột như giận dữ dựng lên những chướng ngại có tầm cỡ. Tuy nhiên, có thể vượt khỏi chúng. Chúng ta đạt đến đó bằng cách chánh niệm nhận ra mỗi một phiền não này ngay khi chúng biểu lộ và chữa lành nó tức thì. Khi người ta nắm lấy mọi cơ hội để thực tập như vậy, những phiền não thôi ngự trị chúng ta trong vòng vài năm. Về lâu về dài, ngay người dễ nổi giận nhất cũng đạt được sự gìn giữ tính bình thản.
11/10/2010(Xem: 5260)
Sự tạo nghiệp của ý thức phát xuất từ nhiều nguyên nhân, có thể là do sự phán đoán sai lầm của ý thức trong trường hợp phi lượng (sự nhận xét sai về đối tượng) mà tạo ra nghiệp. Cũng có thể là do bản ngã chấp trước, là nguyên nhân dẫn dắt Ý thức đến chỗ sai lầm mà tạo ra nghiệp, cũng có thể là do những chủng tử bất thiện trong thức thứ tám phát khởi ra hiện hành mà tạo ra nghiệp v.v...
11/10/2010(Xem: 636)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
08/10/2010(Xem: 3877)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567