Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Hành động và Ý tưởng

18/07/201102:02(Xem: 4361)
Chương 5: Hành động và Ý tưởng

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG V
HÀNH ĐỘNG VÀ Ý TƯỞNG

Tôi muốn bàn luận về chủ đề hành động. Thoạt đầu điều này có lẽ khá khó hiểu và sâu sắc nhưng tôi hy vọng qua suy nghĩ nó cẩn thận chúng ta sẽ có thể thấy vấn đề rõ ràng, bởi vì toàn sự tồn tại của chúng ta, toàn sống của chúng ta, là một tiến hành của hành động.

Hầu hết chúng ta đều sống trong một chuỗi của những hành động, của những hành động dường như không liên kết, không rõ ràng, đang dẫn đến sự phân rã, sự tuyệt vọng. Nó là một chủ đề liên quan đến mỗi người chúng ta, bởi vì chúng ta sống nhờ hành động và nếu không có hành động không có sống, không có trải nghiệm, không có suy nghĩ. Tư tưởng là hành động; và chỉ theo đuổi hành động tại một mức độ đặc biệt nào đó của ý thức, mà là phía bên ngoài, chỉ bị trói buộc trong hành động phía bên ngoài mà không hiểu rõ về toàn qui trình của chính hành động, chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta đến tuyệt vọng, đến đau khổ.

Sống của chúng ta là một chuỗi của những hành động hay một qui trình của hành động tại những mức độ khác nhau của ý thức. Ý thức là đang trải nghiệm, đang đặt tên và đang ghi lại. Đó là, ý thức là thách thức và phản ứng, mà là trải nghiệm, sau đó quy định hay đặt tên, và cuối cùng ghi lại, mà là ký ức. Qui trình này là hành động, đúng chứ? Ý thức là hành động; và nếu không có thách thức, phản ứng, nếu không có trải nghiệm, đặt tên hay quy định, nếu không có ghi lại, mà là ký ức, không có hành động.

Bây giờ hành động tạo ra người hành động. Đó là, người hành động hiện diện khi hành động có một kết quả, một mục đích trong cái trí. Nếu không có kết quả trong hành động, vậy thì không có người hành động; nhưng nếu có một kết quả hay một mục đích trong cái trí, vậy thì hành động tạo ra người hành động. Vậy là người hành động, hành động, và kết quả hay mục đích là một qui trình duy nhất, một qui trình nhất thể, mà hiện diện khi hành động có một mục đích trong cái trí. Hành động hướng về một kết quả là ý muốn; ngược lại không có ý muốn, phải không? Ham muốn để đạt được một mục đích tạo ra ý muốn, mà là người hành động – tôi muốn thành tựu, tôi muốn viết một quyển sách, tôi muốn là một người giàu có, tôi muốn vẽ một bức tranh.

Chúng ta quen thuộc với ba trạng thái này: người hành động, hành động và kết quả. Đó là sự tồn tại hàng ngày của chúng ta. Tôi chỉ đang giải thích cái gì là; nhưng chúng ta sẽ bắt đầu hiểu rõ làm thế nào để thay đổi cái gì là chỉ khi nào chúng ta tìm hiểu nó một cách rõ ràng, để cho không có ảo tưởng hay thành kiến, không có khuynh hướng liên quan đến nó. Bây giờ ba trạng thái này mà cấu thành trải nghiệm – người hành động, hành động và kết quả – và chắc chắn là một qui trình của trở thành. Ngược lại không có trở thành, phải không? Nếu không có người hành động, và nếu không có hành động hướng về một kết quả, không có trở thành; nhưng sống như chúng ta biết nó, sống hàng ngày của chúng ta, là một qui trình của trở thành. Tôi nghèo khổ và tôi hành động với một mục đích trong cái trí, mà là trở thành giàu có. Tôi xấu xí và tôi muốn trở thành đẹp đẽ. Vì vậy, sống của tôi là một qui trình của trở thành cái gì đó. Ý muốn để hiện diện là ý muốn để trở thành, tại những mức độ khác nhau của ý thức, trong những trạng thái khác nhau, mà trong đó có thách thức, phản ứng, đặt tên và ghi lại. Bây giờ trở thành này là xung đột, trở thành này là đau khổ, đúng chứ? Nó là một đấu tranh liên tục: tôi là cái này và tôi muốn trở thành cái kia.

Vậy thì, tiếp theo, vấn đề là, liệu có hành động mà không có trở thành này? Liệu có hành động mà không có đau khổ này, không có đấu tranh liên tục này? Nếu không có mục đích, không có người hành động, bởi vì hành động có một mục đích trong cái trí tạo ra người hành động. Nhưng liệu có thể có hành động mà không có một mục đích trong cái trí, và thế là không có người hành động – đó là không có ham muốn một kết quả? Hành động như thế không là một trở thành, và vì vậy không là một xung đột. Có một trạng thái của hành động, một trạng thái của trải nghiệm, không có người trải nghiệm và trải nghiệm. Điều này có vẻ hơi hơi triết lý nhưng thật ra, nó rất đơn giản.

Trong khoảnh khắc của trải nghiệm, bạn không nhận biết được về chính bạn như người trải nghiệm tách rời vật được trải nghiệm; bạn ở trong trạng thái trải nghiệm. Hãy suy nghĩ một ví dụ rất đơn giản: bạn tức giận. Trong khoảnh khắc của sự tức giận đó, không có người trải nghiệm lẫn vật được trải nghiệm; chỉ có đang trải nghiệm. Nhưng khoảnh khắc bạn ra khỏi nó, một tích tắc sau khi đang trải nghiệm, có người trải nghiệm và vật được trải nghiệm, người hành động và hành động có một mục đích trong cái trí – mà là loại bỏ hay kiềm chế sự tức giận. Lặp đi lặp lại chúng ta ở trong trạng thái này, trong trạng thái của đang trải nghiệm; nhưng luôn luôn chúng ta ra khỏi nó và cho nó một thuật ngữ, đặt tên và ghi lại nó, và thế là cho sự tiếp tục vào trở thành.

Nếu chúng ta có thể hiểu rõ ‘hành động’ theo ý nghĩa căn bản của từ ngữ, vậy thì sự hiểu rõ căn bản đó sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động phía bên ngoài của chúng ta; nhưng trước hết chúng ta phải hiểu rõ bản chất căn bản của hành động. Bây giờ, liệu hành động được tạo ra bởi một suy nghĩ? Bạn có một ý tưởng trước và sau đó, hành động? Hay hành động trước và sau đó, bởi vì hành động tạo ra xung đột, bạn dựng lên quanh nó một ý tưởng? Hành động tạo ra người hành động hay người hành động đến trước?

Rất quan trọng phải khám phá cái nào đến trước. Nếu ý tưởng đến trước, vậy thì hành động chỉ tuân phục vào một ý tưởng, và vì vậy nó không còn là hành động nữa nhưng là sự bắt chước, sự ép buộc tùy theo một ý tưởng. Rất quan trọng phải nhận ra điều này; bởi vì, do bởi đa phần xã hội của chúng ta được kết cấu trên mức độ từ ngữ hay trí năng, đối với tất cả chúng ta ý tưởng đến trước và hành động theo sau. Vì vậy hành động là một nô bộc của ý tưởng, và chắc chắn cấu trúc thuần túy của những ý tưởng gây hư hại cho hành động. Những ý tưởng nuôi dưỡng những ý tưởng thêm nữa, và khi chỉ có sự nuôi dưỡng của những ý tưởng liền có hận thù, và xã hội trở thành quá chênh vênh bởi qui trình trí năng của sự hình thành ý tưởng. Cấu trúc xã hội của chúng ta rất có trí năng; chúng ta đang vun quén trí năng mà không thèm lưu tâm đến bất kỳ yếu tố nào khác thuộc sự tồn tại của chúng ta, và vì vậy chúng ta bị kiềm tỏa bởi những ý tưởng.

Liệu những ý tưởng có thể sinh ra hành động, hay những ý tưởng chỉ đúc khuôn tư tưởng và vì vậy giới hạn hành động? Khi hành động bị thúc ép bởi một ý tưởng, hành động không bao giờ có thể giải thoát con người. Hiểu rõ mấu chốt này là điều quan trọng lạ thường cho chúng ta. Nếu một ý tưởng định hình hành động, vậy thì hành động không bao giờ có thể mang lại giải pháp cho những đau khổ của chúng ta bởi vì, trước khi nó có thể được đặt vào hành động, trước hết chúng ta phải tìm ra ý tưởng hiện diện như thế nào. Tìm hiểu về sự hình thành ý tưởng, về việc dựng lên những ý tưởng, dù rằng của những người xã hội học, những người tư bản, những người cộng sản, hay của vô số tôn giáo, có tầm quan trọng bậc nhất, đặc biệt khi xã hội của chúng ta đang bị nguy khốn, đang mời mọc một kết thúc bi thảm khác, một hủy diệt khác. Những người thực sự nghiêm túc trong ý định của họ để tìm ra giải pháp của con người cho nhiều vấn đề của chúng ta, trước hết phải hiểu rõ qui trinh hình thành ý tưởng này.

Chúng ta có ý gì qua từ ngữ một ý tưởng? Làm thế nào một ý tưởng hiện diện? Và liệu ý tưởng lẫn hành động có thể được hợp lại cùng nhau? Giả sử tôi có một ý tưởng và tôi muốn thực hiện nó. Tôi tìm kiếm một phương pháp để thực hiện ý tưởng đó, và chúng ta suy xét, lãng phí thời gian và năng lượng của chúng ta để tranh cãi nên thực hiện ý tưởng như thế nào. Vì vậy, phải tìm ra những suy nghĩ hiện diện như thế nào là điều rất quan trọng; và sau khi tìm được sự thật của nó chúng ta có thể bàn luận về vấn đề của hành động. Nếu không có bàn luận về những ý tưởng, chỉ tìm ra phương cách hành động không có ý nghĩa gì cả.

Bây giờ làm thế nào bạn có một ý tưởng – một ý tưởng rất đơn giản, nó không nhất thiết phải là triết học, tôn giáo hay kinh tế? Rõ ràng nó là một qui trình suy nghĩ, đúng chứ? Ý tưởng là kết quả của một qui trình suy nghĩ. Nếu không có một qui trình suy nghĩ, không thể có ý tưởng. Vì vậy tôi phải hiểu rõ chính qui trình suy nghĩ trước khi tôi có thể hiểu rõ sản phẩm của nó, ý tưởng. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ suy nghĩ? Bạn suy nghĩ khi nào? Rõ ràng suy nghĩ là kết quả của một phản ứng, thuộc thần kinh hay tâm lý, đúng chứ? Nó là phản ứng tức khắc của những giác quan đến một cảm xúc, hay nó là phản ứng thuộc tâm lý của ký ức được lưu trữ. Có phản ứng tức khắc của hệ thần kinh đến một cảm xúc, và có phản ứng thuộc tâm lý của ký ức được lưu trữ, ảnh hưởng của chủng tộc, nhóm người, vị đạo sư, gia đình, truyền thống, và vân vân – tất cả điều đó chúng ta gọi là tư tưởng. Vì vậy qui trình suy nghĩ là sự phản ứng của ký ức, đúng chứ? Bạn sẽ không có những suy nghĩ nếu bạn không có ký ức; và phản ứng của ký ức đến một trải nghiệm nào đó mang qui trình suy nghĩ vào hành động. Ví dụ, tôi có những ký ức được lưu trữ về chủ nghĩa quốc gia, đang gọi chính tôi là một người Ấn độ giáo. Kho lưu trữ những ký ức của những phản ứng, những hành động, những hàm ý, những truyền thống, những phong tục quá khứ, phản ứng đến sự thách thức của một người Hồi giáo, một người Phật giáo hay một người Thiên chúa giáo, và phản ứng của ký ức đến sự thách thức chắc chắn tạo ra một qui trình suy nghĩ. Hãy nhìn ngắm qui trình suy nghĩ đang vận hành trong chính bạn và bạn có thể thể nghiệm trực tiếp sự thật của điều này. Bạn đã bị sỉ nhục bởi một ai đó, và điều đó vẫn còn trong ký ức của bạn; nó hình thành bộ phận của nền tảng quá khứ. Khi bạn gặp lại người đó, mà là sự thách thức, phản ứng là ký ức của sự sỉ nhục đó. Vì vậy phản ứng của ký ức, mà là qui trình suy nghĩ, tạo ra một ý tưởng; vì vậy ý tưởng luôn luôn bị quy định – và hiểu rõ điều này rất quan trọng. Đó là nói, ý tưởng là kết quả của qui trình suy nghĩ, qui trình suy nghĩ là phản ứng của ký ức, và ký ức luôn luôn bị quy định. Ký ức luôn luôn trong quá khứ, và ký ức đó được trao sự sống trong hiện tại bởi một thách thức. Ký ức không có sự sống trong chính nó; nó có sự sống trong hiện tại khi bị đối diện bởi một thách thức. Và tất cả ký ức, dù tiềm ẩn hay hoạt động; bị quy định, phải không?

Vì vậy phải có một cách tiếp cận hoàn toàn khác hẳn. Bạn phải tìm ra cho chính bạn, phía bên trong, dù liệu bạn đang hành động dựa trên một ý tưởng, và liệu có thể có hành động mà không hình thành ý tưởng. Chúng ta hãy tìm ra đó là gì: hành động mà không được đặt nền tảng trên một ý tưởng.

Khi nào bạn hành động mà không hình thành ý tưởng? Khi nào có một hành động mà không là kết quả của trải nghiệm? Như chúng ta đã nói, một hành động được đặt nền tảng trên trải nghiệm là giới hạn, và vì vậy một cản trở. Hành động không là kết quả của một ý tưởng là tự phát, khi qui trình suy nghĩ, được đặt nền tảng trên trải nghiệm, không đang kiểm soát hành động; mà có nghĩa rằng có hành động độc lập khỏi trải nghiệm khi cái trí không đang kiểm soát hành động. Đó là trạng thái duy nhất trong đó có hiểu rõ: khi cái trí, được đặt nền tảng trên trải nghiệm, không đang hướng dẫn hành động: khi suy nghĩ, được đặt nền tảng trên trải nghiệm, không đang định hình hành động. Hành động là gì, khi không có qui trình suy nghĩ. Liệu có thể có hành động mà không có qui trình suy nghĩ? Đó là, tôi muốn làm một cái cầu, một ngôi nhà, tôi biết phương pháp kỹ thuật, và phương pháp kỹ thuật nói cho tôi cách thực hiện nó. Chúng ta gọi đó là hành động. Có hành động của viết một bài thơ, của vẽ một bức tranh, của những trách nhiệm thuộc chính phủ, của những phản ứng thuộc môi trường, thuộc xã hội. Tất cả đều được đặt nền tảng trên một ý tưởng hay trải nghiệm sẵn có, đang định hình hành động. Nhưng liệu có một hành động khi không có sự hình thành ý tưởng?

Chắc chắn có hành động như thế khi ý tưởng kết thúc; và ý tưởng kết thúc chỉ khi nào có tình yêu. Tình yêu không là ký ức. Tình yêu không là trải nghiệm. Tình yêu không là suy nghĩ về con người mà người ta thương yêu, bởi vì lúc đó nó chỉ là tư tưởng. Bạn không thể suy nghĩ về tình yêu. Bạn có thể suy nghĩ về người bạn thương yêu hay hiến dâng – vị đạo sư của bạn, hình ảnh của bạn, người vợ của bạn, người chồng của bạn; nhưng suy nghĩ, biểu tượng, không là sự thật mà là tình yêu. Vì vậy tình yêu không là một trải nghiệm.

Khi có tình yêu có hành động, phải không? Và hành đó không đang giải thoát hay sao? Nó không là kết quả của trạng thái tâm lý, và không có khoảng trống giữa tình yêu và hành động, giống như có khoảng trống giữa ý tưởng và hành động. Ý tưởng luôn luôn cũ kỹ, tỏa bóng của nó vào ‘hiện tại’ và chúng ta luôn luôn đang cố gắng bắc một cây cầu giữa hành động và ý tưởng. Khi có tình yêu – mà không là một trạng thái tâm lý, mà không là sự hình thành ý tưởng, mà không là ký ức, mà không là kết quả của một trải nghiệm, của một kỷ luật bị rèn luyện – vậy thì chính tình yêu đó là hành động. Đó là cách duy nhất tạo ra sự giải thoát. Chừng nào còn có trạng thái tâm lý, chừng nào còn có sự định hình hành động bởi một ý tưởng mà là trải nghiệm, không thể có giải thoát; và chừng nào qui trình đó còn tiếp tục, tất cả hành động đều bị giới hạn. Khi sự thật của điều này được thấy, chất lượng của tình yêu, mà không là trạng thái tâm lý, mà bạn không thể suy nghĩ về nó, hiện diện.

Người ta phải nhận biết được toàn qui trình này: những ý tưởng hiện diện như thế nào, hành động khởi nguồn từ những ý tưởng như thế nào, và những ý tưởng kiểm soát hành động như thế nào, và vì vậy giới hạn hành động, gây lệ thuộc vào cảm xúc. Không đặt thành vấn đề chúng là những ý tưởng của ai, dù thuộc phe tả hay từ phe hữu. Chừng nào chúng ta còn đang bám vào những ý tưởng, chúng ta vẫn còn ở trong một trạng thái mà không có ‘trải nghiệm’ gì cả. Lúc đó chúng ta chỉ đang sống trong lãnh vực của thời gian – trong quá khứ, mà cho cảm xúc hơn nữa, hay trong tương lai, mà là một hình thức khác của cảm xúc. Chỉ khi nào cái trí được tự do khỏi ý tưởng, có thể có trải nghiệm.

Những ý tưởng không là sự thật; và sự thật là cái gì đó mà phải được trải nghiệm trực tiếp, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nó không là một trải nghiệm mà bạn mong muốn – mà lúc đó chỉ là cảm xúc. Chỉ khi nào người ta có thể vượt khỏi mớ tạp nhạp của những ý tưởng đó – mà là ‘cái tôi’, mà là cái trí, mà có một tiếp tục từng phần hay hoàn toàn – chỉ khi nào người ta có thể vượt khỏi điều đó, khi tư tưởng hoàn toàn yên lặng, có một trạng thái trải nghiệm. Vậy thì người ta sẽ biết sự thật là gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2014(Xem: 11799)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 29837)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
06/03/2014(Xem: 8517)
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước. Luận viết: “Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biế
20/02/2014(Xem: 12349)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 20017)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8495)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
10/02/2014(Xem: 8632)
Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu
30/01/2014(Xem: 11487)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 6853)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
20/12/2013(Xem: 36367)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]