Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Từ quyển Vượt khỏi bạo lực, San Diego State College, 6 tháng tư 1970

14/07/201100:46(Xem: 3219)
13. Từ quyển Vượt khỏi bạo lực, San Diego State College, 6 tháng tư 1970

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Từ quyển Vượt khỏi Bạo lực
San Diego State College, 6 tháng tư 1970

Tôi nghĩ, chúng ta nên tìm hiểu vấn đề của sợ hãi một cách trọn vẹn, hiểu rõ nó một cách đầy đủ, để cho khi chúng ta rời nơi này chúng ta sẽ không còn nó. Việc đó có thể thực hiện được; nó không chỉ là một lý thuyết, hay một hy vọng. Nếu người ta trao chú ý trọn vẹn đến vấn đề của sợ hãi này, đến làm thế người ta tiếp cận nó, nhìn nó, lúc đó người ta sẽ phát giác rằng cái trí – cái trí mà đã trải qua đau khổ quá nhiều, đã chịu đựng quá nhiều phiền muộn, đã sống cùng bất hạnh và sợ hãi vô bờ bến – sẽ được hoàn toàn tự do khỏi nó. Muốn tìm hiểu điều này người ta phải tuyệt đối cần thiết không có thành kiến mà sẽ ngăn cản người ta không hiểu rõ sự thật của ‘cái gì là’. Cùng nhau thực hiện chuyến hành trình này hàm ý không có cả chấp nhận lẫn phủ nhận; cũng không nói với chính mình rằng loại bỏ sự sợ hãi là điều tuyệt đối không thể được, cũng không có thể được. Người ta cần một cái trí tự do để tìm hiểu vấn đề này; một cái trí mà, bởi vì đã không có kết luận nào, được tự do để quan sát, để tìm hiểu.

Có quá nhiều sợ hãi thuộc tâm lý và thuộc hệ thần kinh thân thể. Muốn tìm hiểu mỗi hình thức khác nhau của sợ hãi này, tìm hiểu mỗi khía cạnh, cần một lượng thời gian quá nhiều. Nhưng người ta có thể quan sát chất lượng thông thường của sợ hãi; người ta có thể quan sát bản chất và cấu trúc thông thường của sợ hãi mà không bị lạc lối trong chi tiết của một hình thức đặc biệt thuộc những sợ hãi của người ta. Khi người ta hiểu rõ bản chất và cấu trúc của sợ hãi như thế, vậy là người ta có thể tiếp cận, cùng hiểu rõ đó, sự sợ hãi đặc biệt.

Người ta có lẽ sợ hãi bóng tối, người ta có lẽ sợ hãi người vợ hay người chồng của người ta, hay điều gì công chúng nói hay suy nghĩ hay làm; người ta có lẽ sợ hãi ý thức cô độc, hay sự trống rỗng của sống, sự nhàm chán của tồn tại không ý nghĩa mà người ta sống. Người ta có lẽ sợ hãi tương lai, sự không chắc chắn và không-an toàn của ngày mai – hay quả bom. Người ta có lẽ sợ hãi chết, sự kết thúc sống của người ta. Có quá nhiều hình thức của sợ hãi, những sợ hãi loạn thần kinh cũng như những sợ hãi hợp lý và khôn ngoan – không hiểu sợ hãi có khi nào hợp lý và khôn ngoan. Hầu hết chúng ta sợ hãi quá khứ, hôm nay và ngày mai một cách loạn thần kinh; đến độ thời gian được bao hàm trong sợ hãi.

Không những chỉ có những sợ hãi bên ngoài mà người ta nhận biết được, nhưng còn cả những sợ hãi giấu giếm, không phát hiện được trong những ngõ ngách sâu thẳm của cái trí người ta. Làm thế nào người ta sẽ giải quyết những sợ hãi biết được cũng như những sợ hãi được giấu giếm? Chắc chắn sợ hãi đang ở trong chuyển động đi khỏi ‘cái gì là’; nó là sự tẩu thoát, lẩn trốn, bỏ chạy khỏi ‘cái gì là’ thực sự; do bởi sự tẩu thoát này mới tạo ra sợ hãi. Cũng vậy, khi có sự so sánh, thuộc bất kỳ loại nào, có nuôi dưỡng sợ hãi – so sánh cái gì bạn là với cái gì bạn nghĩ bạn nên là. Vì vậy sợ hãi ở trong chuyển động đi khỏi cái gì là thực sự, không phải trong cái vật mà bạn chuyển động khỏi nó.

Không điều gì trong những vấn đề của sợ hãi này có thể giải quyết được qua ý chí – tự nói với mình, ‘Tôi sẽ không sợ hãi.’ Những hành động của ý chí như thế không có ý nghĩa.

Chúng ta đang suy xét một vấn đề rất nghiêm túc mà người ta phải trao trọn sự chú ý của người ta. Người ta không thể trao trọn chú ý nếu người ta đang diễn giải hay đang giải thích hay đang so sánh điều gì đang được nói với điều gì người ta biết rồi. Người ta phải lắng nghe – một nghệ thuật mà người ta phải học hỏi, bởi vì thông thường người ta luôn luôn đang so sánh, đang đánh giá, đang chỉ trích, đang đồng ý, đang phủ nhận, và người ta không đang lắng nghe gì cả; thật ra người ta đang ngăn cản mình lắng nghe. Lắng nghe trọn vẹn hàm ý rằng người ta trao toàn chú ý của người ta – nó không có nghĩa người ta đồng ý hay không-đồng ý. Không có đồng ý hay không-đồng ý khi chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu; nhưng ‘cái kính hiển vi’ qua đó người ta nhìn có lẽ không rõ ràng. Nếu người ta nhìn qua một dụng cụ rõ ràng vậy thì điều gì người ta thấy cũng là điều gì người khác sẽ thấy; vì vậy không có vấn đề của đồng ý hay không-đồng ý. Trong cố gắng tìm hiểu toàn vấn đề của sợ hãi người ta phải trao chú ý trọn vẹn của người ta; và vẫn vậy, nếu sợ hãi không được giải quyết nó làm chết cái trí, khiến cái trí vô cảm, đờ đẫn.

Nó xảy ra như thế nào để cho những sợ hãi giấu giếm được phơi bày? Người ta có thể biết những sợ hãi lộ liễu – làm thế nào để giải quyết khi chúng sẽ đến trong chốc lát nữa – nhưng có những sợ hãi giấu giếm mà có lẽ còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy làm thế nào người ta sẽ giải quyết chúng, làm thế nào người ta sẽ phơi bày chúng? Liệu chúng có thể được phơi bày qua sự phân tích, tìm kiếm nguyên nhân của chúng? Sự phân tích sẽ làm tự do cái trí khỏi sợ hãi, không phải một sợ hãi loạn thần kinh đặc biệt nào, nhưng toàn cấu trúc của sợ hãi? Trong sự phân tích được bao hàm, không chỉ thời gian mà còn cả người phân tích – mất nhiều, nhiều ngày, năm, thậm chí nguyên cuộc đời của người ta, tại khúc cuối của nó có lẽ bạn đã hiểu rõ một chút ít, nhưng bạn đã sẵn sàng cho nấm mồ. Ai là người phân tích? Nếu anh ấy là một người chuyên nghiệp, chuyên gia có một bằng cấp, anh ấy cũng sẽ tiêu tốn thời gian; anh ấy cũng là kết quả của nhiều hình thức bị quy định. Nếu người ta tự phân tích chính mình, cũng được hàm ý người phân tích, người kiểm duyệt, và anh ấy sẽ phân tích sự sợ hãi mà chính anh ấy đã tạo ra. Trong bất kỳ biến cố nào, sự phân tích cần thời gian; trong khoảng trống giữa điều bạn đang phân tích và kết thúc nó, nhiều nhân tố khác sẽ nảy sinh mà cho nó một phương hướng khác hẳn. Bạn phải thấy sự thật rằng sự phân tích không là phương cách đúng, bởi vì người phân tích là một mảnh trong số nhiều mảnh khác mà tạo thành cái ‘tôi’, cái ngã, bản ngã – anh ấy là kết quả của thời gian, anh ấy bị quy định. Khi thấy sự phân tích hàm ý thời gian và không mang lại sự kết thúc của sợ hãi có nghĩa rằng bạn đã hoàn toàn loại bỏ toàn ý tưởng của thay đổi gia tăng từ từ; bạn đã thấy rằng ngay nhân tố của thay đổi là một trong những nguyên nhân chính của sự sợ hãi.

Đối với tôi, đối với người nói, đây là một việc quan trọng; vì vậy ông ta cảm thấy rất mãnh liệt, ông ta nói mạnh mẽ; nhưng ông ta không đang tuyên truyền – chẳng có gì cho bạn để gia nhập, chẳng có gì cho bạn để tin tưởng; nhưng hãy quan sát và học hỏi và được tự do khỏi sợ hãi này.

Vậy là sự phân tích không là cách đúng đắn. Khi bạn thấy sự thật của điều đó, nó có nghĩa bạn không còn đang suy nghĩ dựa vào người phân tích mà sắp sửa phân tích, sắp sửa nhận xét và đánh giá, và cái trí của bạn được tự do khỏi gánh nặng đặc biệt được gọi là phân tích; thế là nó có khả năng nhìn trực tiếp.

Làm thế nào bạn sẽ nhìn sợ hãi này; làm thế nào bạn sẽ làm lộ diện tất cả cấu trúc của nó, tất cả những phần giấu giếm của nó? – qua những giấc mộng? Những giấc mộng là sự tiếp tục thuộc hoạt động của những tiếng đồng hồ thức giấc trong suốt giấc ngủ – phải không? Trong những giấc mộng bạn thấy rằng luôn luôn có hành động, điều này hay điều kia đang xảy ra trong những giấc mộng giống như trong những tiếng đồng hồ thức giấc, một tiếp tục mà vẫn còn là thành phần của nguyên một chuyển động. Vì vậy những giấc mộng không có giá trị. Bạn thấy điều gì đang xảy ra: bạn đang loại bỏ những sư việc mà bạn quen thuộc, phân tích, những giấc mộng, ý chí, thời gian; khi bạn loại bỏ tất cả những điều đó, cái trí trở nên nhạy cảm lạ thường – không những nhạy cảm mà còn cả thông minh. Lúc này cùng nhạy cảm và thông minh đó chúng ta sẽ nhìn sợ hãi. Nếu bạn thực sự thâm nhập điều này, bạn sẽ quay lưng lại toàn bộ cấu trúc xã hội mà trong đó thời gian, sự phân tích và ý chí đang hoạt động. Sợ hãi là gì? – làm thế nào nó hiện diện? Sợ hãi luôn luôn liên quan đến cái gì đó; nó không tồn tại một mình. Có sự sợ hãi của điều gì đã xảy ra ngày hôm qua liên quan đến có thể lặp lại nó vào ngày mai; luôn luôn có một điểm cố định từ đó sự liên quan có xảy ra. Làm thế nào sự sợ hãi chen vào điều này? Tôi đã trải qua đau khổ của ngày hôm qua: có ký ức của nó và tôi không muốn nó lặp lại vào ngày mai. Suy nghĩ về đau khổ của ngày hôm qua, suy nghĩ mà liên quan đến ký ức của đau khổ ngày hôm qua, chiếu rọi sự sợ hãi của lặp lại đau khổ đó vào ngày mai. Vậy là do bởi tư tưởng mới tạo ra sự sợ hãi. Tư tưởng nuôi dưỡng sợ hãi; tư tưởng cũng nuôi dưỡng vui thú. Để hiểu rõ sợ hãi bạn cũng phải hiểu rõ vui thú – chúng có liên quan qua lại; nếu không hiểu rõ điều này bạn không thể hiểu rõ điều còn lại; nó có nghĩa rằng người ta không thể nói, ‘Tôi phải có toàn vui thú và không có sợ hãi’; sợ hãi là mặt bên kia của cùng đồng tiền kẽm mà được gọi là vui thú.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2014(Xem: 11796)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 29827)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
06/03/2014(Xem: 8516)
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước. Luận viết: “Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biế
20/02/2014(Xem: 12349)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 20016)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8495)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
10/02/2014(Xem: 8629)
Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu
30/01/2014(Xem: 11485)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 6853)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
20/12/2013(Xem: 36367)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]