Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Từ quyển Tự do khỏi cái đã được biết

14/07/201100:46(Xem: 3553)
03. Từ quyển Tự do khỏi cái đã được biết

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Từ quyển Tự do khỏi cái đã được biết

Sự quan tâm mãi mãi, cơ bản của bạn trong sống là gì? Gạt bỏ tất cả những câu trả lời quanh co và xử lý câu hỏi này một cách trực tiếp và chân thật, bạn sẽ trả lời như thế nào? Bạn biết chứ?

Nó không là quan tâm đến chính bạn à? Dẫu vậy, đó là điều gì hầu hết chúng ta đều sẽ nói nếu chúng ta trả lời một cách chân thật. Tôi quan tâm đến sự tiến bộ của tôi, công việc của tôi, gia đình của tôi, góc nhỏ xíu nào đó mà tôi sống trong nó, có một vị trí tốt đẹp hơn cho chính tôi, thanh danh nhiều hơn, quyền hành nhiều hơn, chi phối những người khác nhiều hơn, và vân vân. Tôi nghĩ nó sẽ hợp lý, phải không, khi thú nhận với chính chúng ta rằng từ cơ bản đó là điều gì hầu hết chúng ta đều quan tâm đến – cái tôi trước tiên?

Một số người trong chúng ta sẽ nói rằng từ cơ bản quan tâm đến chính chúng ta là điều sai trái. Nhưng điều gì sai trái về nó là rằng chúng ta hiếm khi nào thú nhận nó một cách nghiêm túc, chân thật. Vậy là nó đó kìa – từ cơ bản người ta quan tâm đến chính người ta, và vì những lý do của truyền thống hay học thuyết khác nhau, người ta suy nghĩ điều đó là sai trái. Nhưng điều gì người ta suy nghĩ lại không có liên quan. Tại sao lại giới thiệu nhân tố thuộc sai trái của nó? Đó là một ý tưởng, một khái niệm. Điều gì là một sự kiện là rằng từ cơ bản và mãi mãi người ta quan tâm đến chính người ta.

Bạn có lẽ nói rằng giúp đỡ một người khác gây thỏa mãn nhiều hơn suy nghĩ về chính bạn. Sự khác biệt là gì? Nó vẫn còn là tự-quan tâm. Nếu nó trao tặng bạn sự thỏa mãn nhiều hơn khi giúp đỡ những người khác, bạn quan tâm đến cái gì sẽ trao tặng bạn sự thỏa mãn nhiều hơn. Tại sao lại đem bất kỳ học thuyết nào vào nó? Tại sao lại có sự suy nghĩ hai mặt này? Tại sao không nói, ‘Điều gì tôi thực sự mong muốn là sự thỏa mãn, dù trong tình dục, hay trong giúp đỡ những người khác, hay trong trở thành một vị thánh, một người khoa học, hay một người chính trị vĩ đại.’? Nó cùng là tiến trình, phải không? Sự thỏa mãn, trong mọi phương hướng, tinh tế hay lộ liễu, là điều gì chúng ta mong muốn. Khi chúng ta nói chúng ta mong muốn sự tự do, chúng ta mong muốn nó bởi vì chúng ta suy nghĩ nó có lẽ gây thỏa mãn vô cùng, và dĩ nhiên, sự thỏa mãn tột đỉnh là ý tưởng kỳ dị của tự-thành tựu về chính mình này. Điều gì chúng ta thực sự đang tìm kiếm là một thỏa mãn trong đó không-thỏa mãn gì cả.

Hầu hết chúng ta đều khao khát sự thỏa mãn của có một vị trí trong xã hội bởi vì chúng ta sợ hãi không là ai cả. Xã hội được xây dựng vững vàng đến độ một công dân có một vị trí được kính trọng được đối xử quá lịch sự, trái lại một con người không có vị trí lại bị đối xử thừa thô bạo. Mọi người trong thế giới mong muốn một vị trí, dù trong xã hội, trong gia đình, hay ngồi bên tay phải của Thượng đế, và vị trí này phải được công nhận bởi những người khác, nếu không nó chẳng là vị trí gì cả. Chúng ta phải luôn luôn ngồi trên cái bục. Phía bên trong chúng ta là những vũng xoáy của đau khổ và ma mãnh và thế là, phía bên ngoài được coi như một nhân vật nổi tiếng gây thỏa mãn rất nhiều. Sự khao khát vị trí, thanh danh, quyền hành này, được công nhận trong xã hội là một hình bóng nổi bật trong khía cạnh nào đó, là một ao ước để thống trị những người khác, và ao ước thống trị này là một hình thức của hung hăng. Vị thánh mà tìm kiếm một vị trí liên quan đến tình trạng thánh thiện của anh ấy cũng hung hăng như con gà đang mổ tìm kiếm thức ăn trong vườn. Và nguyên nhân của sự hung hăng này là gì? Nó là sợ hãi, phải không?

Sợ hãi là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong sống. Một cái trí bị trói buộc trong sợ hãi sống trong hoang mang, trong xung đột, và thế là phải bạo lực, hung hăng, và bị biến dạng. Nó không dám chuyển động khỏi những khuôn mẫu thuộc suy nghĩ riêng của nó, và điều này nuôi dưỡng sự đạo đức giả. Nếu chúng ta không được tự do khỏi sợ hãi, chúng ta có lẽ leo lên những đỉnh núi cao nhất, sáng chế mọi loại Thượng đế, nhưng chúng ta vẫn còn trong tối tăm.

Đang sống trong một xã hội dốt nát, bại hoại như chúng ta đang sống, với sự giáo dục ganh đua mà chúng ta thâu nhận, mà tạo ra sợ hãi, tất cả chúng ta đều bị chất đầy những sợ hãi thuộc loại nào đó, và sợ hãi là một sự việc khiếp đảm mà làm hư hỏng, thiên lệch, và đờ đẫn sống hàng ngày của chúng ta.

Có sợ hãi thuộc thân thể, nhưng đó là một phản ứng mà chúng ta thừa hưởng từ những thú vật. Ở đây chính là những sợ hãi thuộc tâm lý mà chúng ta quan tâm, bởi vì khi chúng ta hiểu rõ những sợ hãi tâm lý bám chặt rễ, chúng ta sẽ có thể gặp gỡ những sợ hãi thú vật, trái lại quan tâm đến những sợ hãi thú vật trước sẽ không bao giờ giúp đỡ chúng ta hiểu rõ những sợ hãi thuộc tâm lý.

Tất cả chúng ta đều sợ hãi cái gì đó: không có sợ hãi trong trừu tượng, nó luôn luôn liên quan đến cái gì đó. Bạn biết những sợ hãi riêng của bạn – sợ hãi mất việc làm của bạn, không có đủ lương thực hay tiền bạc, hay điều gì những người hàng xóm hay công chúng suy nghĩ về bạn, hay không là một người thành công, mất vị trí của bạn trong xã hội, bị khinh miệt hay bị diễu cợt – sợ hãi đau khổ hay bệnh tật, bị thống trị, không bao giờ biết tình yêu là gì hay không được thương yêu, mất người vợ hay con cái của bạn, sợ hãi chết, sống trong một thế giới giống như chết, nhàm chán hoàn toàn, không sống dựa vào những hình ảnh mà những người khác dựng lên về bạn, mất sự trung thành của bạn – tất cả những thứ này và vô số những sợ hãi khác – bạn biết những sợ hãi đặc biệt riêng của bạn? Và bạn thường làm gì cho nó? Bạn chạy trốn khỏi chúng, phải không, hay sáng chế những ý tưởng và những hình ảnh để che đậy chúng? Nhưng chạy trốn khỏi sợ hãi chỉ làm gia tăng nó.

Một trong những nguyên nhân chính của sợ hãi là chúng ta không muốn đối diện với chính chúng ta như chúng ta là. Vậy là, cùng với chính những sợ hãi, chúng ta phải tìm hiểu mạng lưới của những tẩu thoát mà chúng ta đã khai triển để giải thoát chính chúng ta khỏi chúng. Nếu cái trí, trong đó được bao gồm bộ não, cố gắng chế ngự sợ hãi, đè nén nó, kỷ luật nó, kiểm soát nó, diễn giải nó dựa vào những quy định của cái gì khác, có mâu thuẫn, có xung đột, và xung đột đó là một lãng phí của năng lượng.

Vậy thì việc đầu tiên phải tự-hỏi chính chúng ta là sợ hãi là gì và làm thế nào nó nảy sinh? Chúng ta có ý gì qua chính từ ngữ sợ hãi? Tôi đang tự-hỏi chính mình sợ hãi là gì, không phải tôi sợ hãi cái gì.

Tôi sống một loại sống nào đó; tôi suy nghĩ trong một khuôn mẫu nào đó; tôi có những niềm tin và những tín điều nào đó và tôi không muốn những khuôn mẫu của sự tồn tại đó bị quấy rầy bởi vì tôi có những gốc rễ trong chúng. Tôi không muốn chúng bị quấy rầy bởi vì sự quấy rầy tạo ra một trạng thái không biết và tôi không thích điều đó. Nếu tôi bị xé nát vụn khỏi mọi thứ tôi biết và tin tưởng, tôi muốn được chắc chắn một cách hợp lý về trạng thái của những sự việc mà tôi sắp sửa đi tới. Vì vậy những tế bào của bộ não đã tạo ra một khuôn mẫu và những tế bào của bộ não đó khước từ tạo ra một khuôn mẫu khác, mà có lẽ không-chắc chắn. Chuyển động khỏi chắc chắn sang không-chắc chắn là cái gì mà tôi gọi là sợ hãi.

Tại khoảnh khắc thực sự, khi tôi đang ngồi ở đây, tôi không sợ hãi; tôi không sợ hãi trong hiện tại, không việc gì đang xảy đến cho tôi, không ai đang đe dọa tôi hay lấy đi bất kỳ thứ gì khỏi tôi. Nhưng ngoài khoảnh khắc thực sự, có một tầng sâu hơn trong cái trí mà có ý thức hay không ý thức đang suy nghĩ về điều gì có lẽ xảy ra trong tương lai hay đang lo lắng rằng cái gì đó từ quá khứ có lẽ xảy đến bất thình lình cho tôi. Thế là tôi sợ hãi cả quá khứ lẫn tương lai. Tôi đã phân chia thời gian thành quá khứ và tương lai. Tư tưởng len lỏi vào, nói, ‘Hãy cẩn thận để nó không xảy ra lại’, hay, ‘Hãy chuẩn bị cho tương lai. Tương lai có lẽ gây nguy hiểm cho bạn. Lúc này bạn đã có cái gì đó nhưng bạn có lẽ sẽ mất nó. Ngày mai bạn có lẽ chết, người vợ của bạn có lẽ bỏ bạn, bạn có lẽ mất công việc của bạn. Bạn có lẽ không bao giờ được nổi tiếng. Bạn có lẽ bị cô độc. Bạn muốn được tuyệt đối bảo đảm cho ngày mai’.

Lúc này hãy dùng một hình thức đặc biệt riêng của bạn về sợ hãi. Hãy nhìn ngắm nó. Hãy theo dõi những phản ứng của bạn đối với nó. Liệu bạn có thể nhìn ngắm nó mà không có bất kỳ chuyển động nào của tẩu thoát, đánh giá, chỉ trích hay kiềm chế? Liệu bạn có thể nhìn ngắm sợ hãi đó mà không có từ ngữ gây ra sợ hãi? Ví dụ, liệu bạn có thể nhìn ngắm chết, mà không có từ ngữ kích động sự sợ hãi về chết? Chính từ ngữ tạo ra một rung động, phải không, giống như từ ngữ tình yêu tạo ra rung động riêng của nó, hình ảnh riêng của nó? Bây giờ hình ảnh bạn có trong cái trí của bạn về chết, ký ức của quá nhiều cái chết bạn đã trông thấy và sự liên tưởng của bạn đến những biến cố đó – nó là cái hình ảnh đang tạo ra sợ hãi phải không? Hay bạn thực sự sợ hãi đang đến một kết thúc, không phải sợ hãi cái hình ảnh đang tạo ra một kết thúc? Từ ngữ chết đang gây cho bạn sợ hãi hay sự kết thúc thực sự? Nếu nó là từ ngữ hay ký ức đang gây cho bạn sợ hãi vậy thì nó không là sợ hãi gì cả.

Ví dụ, cách đây hai năm bạn bị bệnh, và ký ức của đau đớn đó, cơn bệnh đó, vẫn còn, và lúc này ký ức đang vận hành và nói, ‘Hãy cẩn thận, đừng bị bệnh lại’. Vậy là ký ức cùng sự liên tưởng của nó đang tạo ra sợ hãi, và đó không là sợ hãi gì cả bởi vì tại khoảnh khắc này bạn thực sự có sức khỏe rất tốt. Tư tưởng, mà luôn luôn cũ kỹ, bởi vì tư tưởng là sự đáp lại của ký ức và những kỷ niệm luôn luôn cũ kỹ – tư tưởng tạo tác, trong thời gian, cảm giác bạn bị sợ hãi, mà không là sự kiện thực sự. Sự kiện thực sự là bạn khỏe mạnh. Nhưng trải nghiệm, mà vẫn còn trong cái trí như một kỷ niệm, kích động tư tưởng, ‘Hãy cẩn thận, đừng bị bệnh lại’.

Vậy là chúng ta thấy rằng tư tưởng nuôi dưỡng một loại sợ hãi. Nhưng liệu có sợ hãi nào khác ngoại trừ việc đó? Sợ hãi luôn luôn là kết quả của tư tưởng và, nếu như thế, liệu có bất kỳ hình thức nào khác của sợ hãi? Chúng ta sợ hãi chết – đó là, cái gì đó mà sẽ xảy đến vào ngày mai hay ngày mốt, trong thời gian. Có một khoảng cách giữa thực sự và cái gì sẽ là. Bây giờ, tư tưởng đã trải nghiệm trạng thái này; bằng cách quan sát chết nó nói, ‘Tôi sẽ chết’. Tư tưởng tạo ra sợ hãi về chết, và nếu nó không tạo ra, liệu có bất kỳ sợ hãi nào khác không?

Sợ hãi là kết quả của tư tưởng? Nếu nó là như vậy, vì tư tưởng luôn luôn cũ kỹ, sợ hãi luôn luôn cũ kỹ. Như chúng ta đã nói, không có tư tưởng mới mẻ. Nếu chúng ta công nhận nó, nó đã cũ kỹ rồi. Vì vậy điều gì chúng ta sợ hãi là sự lặp lại của cái cũ kỹ – tư tưởng của cái gì đã là đang chiếu rọi vào tương lai. Vậy là tư tưởng chịu trách nhiệm cho sợ hãi. Đây là như thế, bạn có thể tự thấy nó cho chính bạn. Khi bạn đối diện với cái gì đó ngay tức khắc, không có sợ hãi. Chỉ khi nào tư tưởng chen vào mới có sợ hãi.

Vì vậy, lúc này câu hỏi của chúng ta là, liệu cái trí có thể trọn vẹn, tổng thể sống trong hiện tại? Chỉ một cái trí như thế mới không có sợ hãi. Nhưng muốn hiểu rõ điều này, bạn phải hiểu rõ cấu trúc của tư tưởng, ký ức, và thời gian. Và trong hiểu rõ nó, hiểu rõ không thuộc trí năng, không thuộc từ ngữ, nhưng thực sự bằng quả tim của bạn, cái trí của bạn, khí phách của bạn, bạn sẽ được tự do khỏi sợ hãi; lúc đó cái trí có thể sử dụng tư tưởng mà không tạo tác sợ hãi.

Dĩ nhiên, tư tưởng, giống như ký ức, phải cần thiết trong sống hàng ngày. Nó chỉ là công cụ chúng ta có dành cho giao tiếp, làm những công việc của chúng ta và vân vân. Tư tưởng là sự đáp lại đến ký ức, ký ức mà đã được tích lũy qua trải nghiệm, hiểu biết, truyền thống, thời gian. Và từ nền tảng của ký ức này chúng ta phản ứng, và phản ứng này là suy nghĩ. Vì vậy tư tưởng có cần thiết tại những mức độ nào đó, nhưng khi tư tưởng chiếu rọi chính nó thuộc tâm lý như tương lai và quá khứ, đang tạo tác sợ hãi cũng như vui thú, cái trí bị biến thành đờ đẫn và thế là không-hành động là điều không tránh khỏi.

Vậy là tôi tự hỏi mình, ‘Tại sao, tại sao, tại sao, tôi suy nghĩ về tương lai và quá khứ dựa vào vui thú và đau khổ, khi biết rằng suy nghĩ như thế tạo tác sợ hãi? Liệu tư tưởng, thuộc tâm lý, không thể ngừng lại, bởi vì nếu không sợ hãi sẽ không bao giờ kết thúc?’

Một trong những chức năng của tư tưởng là luôn luôn bận rộn với cái gì đó. Hầu hết chúng ta đều mong muốn những cái trí của chúng ta liên tục được bận rộn để cho chúng ta được ngăn cản không thấy chính chúng ta như chúng ta thực sự là. Chúng ta sợ hãi bị trống không. Chúng ta sợ hãi nhìn ngắm những sợ hãi của chúng ta.

Theo ý thức bạn có thể nhận biết được những sợ hãi của bạn, nhưng ở những mức độ sâu hơn thuộc cái trí của bạn liệu bạn có nhận biết được nó? Và làm thế nào bạn sẽ tìm được những sợ hãi bị giấu giếm, bí mật? Sợ hãi phải được phân chia thành tầng ý thức bên ngoài và bên trong? Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Những chuyên gia, những người tâm lý học, và những người phân tích đã phân chia sợ hãi thành những tầng bên ngoài và bên trong, nhưng nếu bạn tuân theo điều gì người tâm lý học nói hay điều gì tôi nói, bạn đang hiểu những lý thuyết của chúng tôi, những tín điều của chúng tôi, những hiểu biết của chúng tôi; bạn không đang hiểu rõ về chính bạn. Bạn không thể hiểu rõ về chính bạn theo Freud hay Jung, hay theo tôi. Những lý thuyết của những người khác không quan trọng gì cả. Chính là của chính bạn nên bạn phải đặt ra câu hỏi, sợ hãi phải được phân chia thành tầng ý thức bên ngoài và bên trong hay sao? Hay chỉ có sợ hãi, mà bạn diễn giải thành những hình thức khác nhau? Chỉ có một ham muốn; chỉ có ham muốn. Bạn ham muốn. Những mục tiêu của ham muốn thay đổi, nhưng ham muốn luôn luôn giống hệt. Vậy là có lẽ trong cùng cách như thế, chỉ có sợ hãi. Bạn sợ hãi tất cả mọi loại sự việc nhưng chỉ có một sợ hãi.

Khi bạn nhận ra rằng sợ hãi không thể bị phân chia, bạn sẽ thấy rằng bạn đã loại bỏ hoàn toàn vấn đề của tầng ý thức bên trong này mà đã lừa dối những người tâm lý lẫn những người phân tích đến mức độ như thế. Khi bạn hiểu rõ rằng sợ hãi là một chuyển động duy nhất mà tự bộc lộ nó trong những cách khác nhau, và khi bạn thấy chuyển động chứ không phải mục tiêu mà chuyển động di chuyển đến, vậy là bạn đang đối diện một câu hỏi cực kỳ: Làm thế nào bạn có thể quan sát nó không có sự phân chia mà cái trí đã vun quén?

Chỉ có sợ hãi tổng thể, nhưng làm thế nào cái trí, mà suy nghĩ trong những mảnh, quan sát tổng thể bức tranh này? Liệu nó có thể? Chúng ta đã sống một cuộc sống của phân chia, và có thể quan sát sợ hãi tổng thể đó chỉ qua qui trình phân chia của tư tưởng. Toàn qui trình của bộ máy suy nghĩ là đập vỡ mọi thứ thành những mảnh: tôi thương yêu bạn và tôi thù ghét bạn; bạn là kẻ thù của tôi, bạn là người bạn của tôi; những đặc điểm và những khuynh hướng riêng của tôi, công việc của tôi, vị trí của tôi, thanh danh của tôi, người vợ của tôi, người con của tôi, quốc gia của tôi và quốc gia của bạn, Thượng đế của tôi và Thượng đế của bạn – tất cả điều đó là sự phân chia của tư tưởng. Và tư tưởng này quan sát trạng thái tổng thể của sợ hãi, hay cố gắng theo dõi nó, rồi rút nó thành những mảnh. Thế là, chúng ta thấy rằng cái trí có thể quan sát sợ hãi tổng thể này chỉ khi nào không có chuyển động của tư tưởng.

Liệu bạn có thể quan sát sợ hãi mà không có bất kỳ kết luận nào, mà không có bất kỳ can thiệp nào của hiểu biết mà bạn đã tích lũy về nó? Nếu bạn không thể, vậy thì cái gì bạn đang quan sát là quá khứ, không phải sợ hãi; nếu bạn có thể, vậy thì bạn đang quan sát sợ hãi lần đầu tiên mà không có sự can thiệp của quá khứ.

Bạn có thể quan sát chỉ khi nào cái trí rất yên lặng, giống như bạn có thể lắng nghe người nào đó đang nói gì chỉ khi nào cái trí của bạn không đang tự-huyên thuyên với chính nó, không đang tự-xúc tiến một đối thoại với chính nó về những vấn đề và những lo lắng riêng của nó. Trong cùng cách như vậy, liệu bạn có thể nhìn ngắm sợ hãi của bạn mà không cố gắng giải quyết nó, mà không mang vào đối nghịch của nó, sự can đảm – thực sự nhìn ngắm nó và không cố gắng tẩu thoát khỏi nó? Khi bạn nói, ‘Tôi phải chế ngự nó, tôi phải loại bỏ nó, tôi phải hiểu rõ nó’, bạn đang cố gắng tẩu thoát khỏi nó.

Bạn có thể nhìn ngắm một đám mây hay một cái cây hay chuyển động của một con sông bằng một cái trí khá yên lặng bởi vì chúng không quan trọng lắm đối với bạn, nhưng nhìn ngắm chính bạn lại khó khăn hơn nhiều bởi vì ở đó những đòi hỏi lại quá thực tế, những phản ứng lại quá mau lẹ. Vì vậy khi bạn trực tiếp tiếp xúc cùng sợ hãi hay thất vọng, cô độc hay ghen tuông, hay bất kỳ trạng thái xấu xa nào khác của cái trí, liệu bạn có thể nhìn ngắm nó trọn vẹn đến độ cái trí của bạn dư thừa yên lặng để thấy nó?

Liệu cái trí của bạn có thể trực nhận sợ hãi chứ không phải những dạng khác biệt của sợ hãi – trực nhận sợ hãi tổng thể, chứ không phải điều gì bạn sợ hãi? Nếu bạn chỉ quan sát những chi tiết của sợ hãi hay cố gắng giải quyết những sợ hãi của bạn cái này tiếp theo cái khác, bạn sẽ chẳng bao giờ đến được mấu chốt trọng tâm, mà là học hỏi để sống cùng sợ hãi.

Muốn sống cùng một sự việc đang sống như sợ hãi cần đến một cái trí và quả tim tinh tế lạ thường, không có kết luận và thế là có thể theo sát mọi chuyển động của sợ hãi. Vậy là, nếu bạn nhìn ngắm và sống cùng nó – và việc này không mất nguyên một ngày đâu, nó có thể chỉ mất một phút hay một giây để thấy toàn bản chất của sợ hãi – nếu bạn sống cùng nó quá trọn vẹn, dĩ nhiên bạn hỏi, ‘Ai là thực thể đang sống cùng sợ hãi? Đó là ai mà đang quan sát sợ hãi, đang theo dõi tất cả những chuyển động thuộc những hình thức khác nhau của sợ hãi cũng như đang tỉnh thức được yếu tố trọng tâm của sợ hãi? Người quan sát là một thực thể chết rồi, một sinh vật bất động, mà đã tích lũy nhiều hiểu biết và thông tin về chính anh ấy, và có phải nó là chính sinh vật chết rồi đó mà đang quan sát và đang sống cùng chuyển động của sợ hãi? Người quan sát là quá khứ hay anh ấy là sinh vật đang sống? Câu trả lời của bạn là gì? Đừng trả lời tôi, hãy tự-trả lời cho chính bạn. Bạn, người quan sát, một thực thể chết rồi đang quan sát một sự việc sự vật đang sống hay bạn là một sinh vật đang sống đang quan sát một sự việc sự vật đang sống? Bởi vì hai trạng thái tồn tại trong người quan sát.

Người quan sát là người kiểm duyệt mà không muốn sợ hãi; người quan sát là tổng thể của tất cả những trải nghiệm của anh ấy về sợ hãi. Vậy là người quan sát tách rời khỏi sự việc đó mà anh ấy gọi là sợ hãi; có không gian giữa chúng; anh ấy luôn luôn đang cố gắng khắc phục nó hay tẩu thoát khỏi nó và thế là trận chiến liên tục này giữa chính anh ấy và sợ hãi – trận chiến này thật là một lãng phí của năng lượng.

Như bạn quan sát, bạn nhận ra rằng người quan sát chỉ là một mớ của những ý tưởng và những kỷ niệm mà không có bất kỳ giá trị hay thực chất nào, nhưng sợ hãi đó là một thực sự và rằng bạn đang cố gắng hiểu rõ một sự kiện bằng một trừu tượng mà, dĩ nhiên, bạn không thể làm được. Nhưng, thật ra, người quan sát mà nói ‘Tôi sợ hãi’ có bất kỳ khác biệt nào với sự việc được quan sát, mà là sợ hãi? Người quan sát là sợ hãi và khi điều đó được nhận ra, không còn có bất kỳ sự lãng phí của năng lượng trong nỗ lực loại bỏ sợ hãi, và khoảng cách không gian-thời gian giữa người quan sát và vật được quan sát biến mất. Khi bạn thấy rằng bạn là một bộ phận của sợ hãi, không tách rời khỏi nó – rằng bạn là sợ hãi – vậy là bạn không thể làm bất kỳ điều gì về nó; vậy là sợ hãi hoàn toàn đến một kết thúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2018(Xem: 9135)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
03/06/2018(Xem: 25308)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11813)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 11778)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 12766)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
05/03/2018(Xem: 6271)
Chân Thường Cuộc Sống Con Người! Thanh Quang Mỗi Con Người đều có Một Cuộc Sống- Cuộc Sống để Làm Người, nếu Con Người không có Ý Tâm- Cuộc Sống, Con người không thể Sống! Cuộc Sống Con Người, người ta thường phân ra Cuộc Sống Tinh thần Ý Tâm- Tâm Ý và Cuộc Sống Vật chất. Hai cuộc sống đó không thể tách rời nhau! Cái Thân Con Người ai cũng biết là duyên sinh giả hợp, tùy duyên theo luật sống Vô Thường-Sinh, Lão, Bệnh, Tử, không ai có thể sống hoài, sống mãi, vấn đề là Sống Với ai? Sống để làm gì? Sống như thế nào? Đời này và mai sau….
05/03/2018(Xem: 6505)
Giọt móc cỏ đầu phơi Tâm vô sắc tướng, có tạm bất an nhưng sẽ trở lại tự tánh không. Sắc thân, sinh diệt vô thường như mộng như ảo ảnh. An nhiên quán tự tại trong hiện tại không sợ hãi thất bại, đau khổ hay tham cầu mong thành công, hạnh phúc. Để tự nó đến đi tự nhiên rồi thì sẽ có đầy đủ cả hai. Để rồi đau khổ trong khoái lạc hay khoái lạc trong khổ đau? Vạn vật, có không,vô thường như sương ban mai đọng trên đầu những ngọn cỏ trước vô môn quan chỉ hiện hữu thoáng qua như những dòng chảytrong tâm tưởng. Tóm lại, AI (không có chủ từ ở những câu trên) đang bận tâm đây?
05/03/2018(Xem: 7917)
Khoa học kỷ thuật hiện đại đang dùng “Tâm ta” để sáng tạo robots với Artificial Intelligence (AI) trong những robots máy kia. Dĩ nhiên với suy nghĩ và hành động đơn phương độc đạo như người. Đây có thể là nhược điểm của nhân sinh mà chúng ta đã biết nhưng vẫn chưa cải tiến được. Điều mà chưa ai nghĩ tới đó là những bồ tát robots này chưa biết vô minh là gì cho nên chưa thật sự được con người viết super program và quantum software làm cho robots trở thành vô minh với tham sân si như là người phàm phu thật sự. Vì con người chưa đủ kiến thức, chưa đạt tới trình độ để biết language của vô minh, tham sân si và nhất là Tâm là cái gì để có thể nắm bắt rồi bỏ tất cả chúng nó vào não robots như là “AI” đó đã cố tâm hay vô tình, lầm lỡ bỏ những cái nghiệp quả báo hại đó vào thân xác của ta, rồi làm cho ta cứ ngỡ nhầm đó là “tâm ta ở trong thân ta.”
03/03/2018(Xem: 5924)
Não & Tâm Lê Huy Trứ Trong tựa đề, “Có phải Tâm là sản phẩm của Não hay Não nhận chỉ thị từ Tâm? ” Arjun Walia “Is Consciousness A Product Of The Brain Or Is The Brain The Receiver Of Consciousness?” Arjun Walia Arjun Walia diển tả, “Tâm là đường lối chúng ta cảm nhận và quan sát thế giới của chúng ta, chúng ta có thể nghĩ, chúng ta cố ý, cảm nhận, nhạy cảm hơn. Câu hỏi lớn nhất cho nhân tâm ngày nay “rằng thì là” (whether) nó đơn giản là một sản phẩm của não của chúng ta, hay nếu não nhận chỉ thị từ Tâm. Nếu Tâm không là đặc sản của não bộ thì nó có nghĩa là cái nhân thể vật chất không bị lệ thuộc vào chuỗi tâm thức, hoặc tự tâm.”
03/03/2018(Xem: 27949)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]