Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Saanen, 18 tháng bảy 1968: Từ Nói chuyện và Đối thoại ở Saanen 1968

10/07/201114:34(Xem: 3402)
17. Saanen, 18 tháng bảy 1968: Từ Nói chuyện và Đối thoại ở Saanen 1968

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Saanen, 18 tháng bảy 1968:Từ Nói chuyện và Đối thoại ở Saanen 1968

Muốn tìm hiểu vui thú, nhân tố rất quan trọng đó trong sống, chúng ta cũng phải hiểu rõ tình yêu là gì, và trong hiểu rõ tình yêu chúng ta cũng phải tìm ra vẻ đẹp là gì. Vì vậy có ba việc được bao gồm: có vui thú; có vẻ đẹp, mà chúng ta nói và cảm thấy nhiều về nó; và có tình yêu – từ ngữ đó mà đã bị hiểu sai lầm. Chúng ta sẽ thâm nhập từng bước một, khá sốt sắng tuy nhiên lại từ tốn, bởi vì một lãnh vực rộng lớn thuộc sự tồn tại của con người như thế được bao phủ bởi ba sự việc này. Và để đạt được bất kỳ kết luận nào, để nói “Đây là vui thú”, hay “Người ta không được có vui thú”, hay “Đây là tình yêu”, “Đây là vẻ đẹp”, đối với tôi dường như là đòi hỏi sự hiểu rõ và cảm thấy chắc chắn nhất về vẻ đẹp, về tình yêu, và về vui thú. Vì vậy chúng ta phải, nếu chúng ta có một chút thông minh, tránh bất kỳ công thức, bất kỳ kết luận, bất kỳ giải thích khẳng định nào về chủ đề sâu sắc này. Để hiệp thông cùng sự thật thăm thẳm của ba sự việc này không là một vấn đề của trí năng hoặc của sự định nghĩa những từ ngữ, cũng không của bất kỳ sự cảm thấy siêu nhiên, huyền bí, hay mơ hồ nào đó.

Với hầu hết chúng ta, vui thú và sự biểu lộ của nó là rất quan trọng. Hầu hết những giá trị luân lý của chúng ta được đặt nền tảng trên nó, trên vui thú tức khắc hay tột bực; sự di truyền và khuynh hướng tâm lý của chúng ta và những phản ứng loạn thần kinh lẫn thân thể của chúng ta được đặt nền tảng trên vui thú. Nếu bạn tìm hiểu không chỉ những giá trị và những đánh giá bên ngoài của xã hội, mà còn cả nhìn bên trong chính bạn, bạn sẽ thấy rằng vui thú và sự đánh giá của nó là theo đưổi chính trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có lẽ kháng cự, chúng ta có lẽ hy sinh, chúng ta có lẽ thành tựu hay khước từ, nhưng tại khúc cuối của nó luôn luôn có ý thức của đạt được vui thú, thỏa mãn, mãn nguyện, của được hài lòng hay được mãn nguyện. Tự-biểu lộ và tự-thành tựu là một hình thức của vui thú; và khi vui thú đó bị cản trở, ngăn chặn, có sợ hãi, và từ sợ hãi đó có sự hung hăng.

Làm ơn, hãy quan sát điều này trong chính bạn. Bạn không chỉ đang lắng nghe một lô từ ngữ hay ý tưởng; chúng chẳng có ý nghĩa gì cả. Bạn có thể đọc trong một quyển sách một sự giải thích tâm lý mà sẽ chẳng có giá trị gì. Nhưng nếu chúng ta cùng nhau tìm hiểu, từng bước một, vậy thì bạn sẽ thấy cho chính mình từ nó một sự việc lạ thường hiện diện.

Hãy luôn nhớ chúng ta không đang nói rằng chúng ta không được có vui thú, vui thú đó là sai trái, như những nhóm tôn giáo khác nhau khắp thế giới duy trì. Chúng ta không đang nói rằng bạn phải cấm đoán, khước từ, kiểm soát, thăng hoa lên một mức độ cao hơn, và mọi loại sự việc như thế. Chúng ta chỉ đang tìm hiểu. Và nếu chúng ta có thể tìm hiểu hoàn toàn khách quan, sâu thẳm, vậy thì từ đó hiện diện một trạng thái khác hẳn của cái trí mà có một hạnh phúc, nhưng không phải vui thú; hạnh phúc là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Chúng ta biết vui thú là gì: nhìn ngắm một hòn núi đẹp, một cái cây xinh xinh, ánh sáng trong một đám mây bị đuổi bắt bởi gió trôi ngang bầu trời, vẻ đẹp của một con sông cùng dòng nước chảy trong xanh của nó. Có nhiều vui thú trong nhìn ngắm tất cả nững sự việc này hay trong thấy khuôn mặt đẹp của một người phụ nữ, một người đàn ông, hay một em bé. Tất cả chúng ta đều biết vui thú có từ sờ, nếm, thấy, nghe. Và khi vui thú mãnh liệt đó bị duy trì bởi tư tưởng, lúc đó có hành động nghịch lại mà là hung hăng, trả đũa, tức giận, hận thù, được sinh ra từ cảm giác không có được vui thú mà bạn đang theo đuổi đó, và thế là sợ hãi, mà lại nữa quá rõ ràng nếu bạn quan sát nó. Bất kỳ loại trải nghiệm nào đều bị duy trì bởi tư tưởng, vui thú về một trải nghiệm của ngày hôm qua, dù nó là bất kỳ điều gì, thuộc nhục dục, tình dục, thị giác. Tư tưởng ấp ủ, tư tưởng nghiền ngẫm vui thú, nghĩ đi nghĩ lại về nó, tạo ra một hình ảnh hay một bức tranh mà nuôi dưỡng nó, cho nó chất dinh dưỡng. Tư tưởng cho sự duy trì đến vui thú của ngày hôm qua đó, cho nó một tiếp tục hôm nay và ngày mai. Làm ơn hãy nhận thấy nó. Và khi vui thú được duy trì bởi tư tưởng đó bị ngăn cản, bởi vì nó bị giới hạn bởi hoàn cảnh, bởi vô vàn hình thức của ngăn cản, vậy thì tư tưởng phản kháng, nó quay năng lượng của nó vào hung hăng, vào hận thù, vào bạo lực, mà lại nữa là một hình thức khác của vui thú.

Hầu hết chúng ta tìm kiếm vui thú qua tự-biểu lộ. Chúng ta muốn biểu lộ mình, dù trong những việc nhỏ nhoi hay to tát. Người họa sĩ muốn biểu lộ anh ấy trên khung vải vẽ, người viết văn trong những quyển sách, người nhạc sĩ khi sử dụng một nhạc cụ, và vân vân. Tự-biểu lộ này – mà từ đó người ta có được vui thú vô cùng – là vui thú hay sao? Khi người họa sĩ biểu lộ anh ấy, anh ấy có được vui thú và hài lòng mãnh liệt. Đó là vẻ đẹp? Hay, bởi vì anh ấy không thể chuyển tải trọn vẹn trên khung vải vẽ hay trong những từ ngữ điều gì anh ấy cảm thấy, có sự bất mãn, mà là một hình thức khác của vui thú?

Vì vậy vẻ đẹp là vui thú? Khi có tự-biểu lộ trong bất kỳ hình thức nào, nó chuyển tải vẻ đẹp? Tình yêu là vui thú? Hiện nay hầu như tình yêu đã trở thành đồng nghĩa với tình dục lẫn sự diễn tả của nó và tất cả việc đó được bao gồm trong nó – tự-quên mình và vân vân. Khi tư tưởng có được vui thú mãnh liệt từ cái gì đó, đó là tình yêu? Khi nó bị ngăn chặn nó trở thành ghen tuông, hận thù, tức giận. Vui thú dẫn đến thống trị, sở hữu, lệ thuộc, và thế là sợ hãi. Vì vậy người ta tự hỏi, tình yêu là vui thú? Tình yêu là ham muốn trong tất cả những hình thức tinh tế của nó – ham muốn tình dục, tình bè bạn, tánh nhạy cảm, trạng thái tự-quên mình? Tất cả việc đó là tình yêu, và nếu không phải, vậy thì điều gì là tình yêu?

Nếu bạn đã quan sát cái trí riêng của bạn đang vận hành, đang ý thức được chính hoạt động của bộ não, bạn sẽ thấy rằng từ thời xa xưa, từ ngay lúc khởi đầu, con người đã theo đuổi vui thú. Nếu bạn đã quan sát thú vật, bạn thấy vui thú là một việc quan trọng cực kỳ, và theo đuổi vui thú lẫn hung hăng khi vui thú đó bị ngăn cản.

Chúng ta bị dựng lên trên nền tảng đó; những đánh giá của chúng ta, những giá trị của chúng ta, những đòi hỏi thuộc xã hội của chúng ta, những liên hệ của chúng ta, và vân vân, được đặt nền tảng trên nguyên tắc cơ bản của vui thú này và tự-biểu lộ của nó. Và khi việc đó bị cản trở, khi việc đó bị kiểm soát, bị bóp nghẹt, bị ngăn ngừa, vậy thì có tức giận, vậy thì có hung hăng, mà trở thành một hình thức khác của vui thú.

Vui thú có liên hệ gì với tình yêu? Hay vui thú không có liên hệ gì với tình yêu? Tình yêu là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn? Tình yêu là cái gì đó mà không bị phân chia bởi xã hội, bởi tôn giáo – như xác thịt và thiêng liêng? Làm thế nào bạn sẽ tìm ra? Làm thế nào bạn sẽ tìm ra cho chính bạn, không phải được chỉ bảo bởi một người khác. Nếu người nào đó giải thích cho bạn nó là gì và bạn nói, “Vâng, điều đó đúng”, nó không là của bạn, nó không là cái gì đó mà bạn đã tự khám phá và cảm thấy sâu thẳm cho chính mình.

Vui thú của tự-biểu lộ có liên hệ gì với vẻ đẹp và tình yêu? Một người khoa học, một triết gia, một người công nghệ phải biết sự thật của những điều đó. Với một con người quan tâm đến sống hàng ngày, đến kiếm kế sinh nhai, đến gia đình, và vân vân, sự thật là cái gì đó không chuyển động? Hay nó là cái gì đó không bao giờ đứng yên, không bao giờ cố định, nhưng luôn luôn chuyển động mà bạn phát giác khi bạn theo cùng? Sự thật không là một hiện tượng thuộc trí năng, nó không là công việc thuộc cảm giác hay cảm xúc. Và chúng ta phải tìm ra sự thật của vui thú, sự thật của vẻ đẹp, và sự thât của tình yêu là gì.

Người ta đã thấy sự hành hạ của tình yêu, sự lệ thuộc vào nó, sự sợ hãi về nó, sự cô độc của không được thương yêu, và sự tìm kiếm mãi mãi về nó trong mọi loại liên hệ, không bao giờ tìm được tình yêu cho sự thỏa mãn trọn vẹn của người ta. Vì vậy người ta hỏi, tình yêu là sự thỏa mãn, và cùng lúc, một hành hạ bị bao quanh bởi ghen tuông, ganh ghét, hận thù, tức giận, lệ thuộc?

Khi không có vẻ đẹp trong tâm hồn, chúng ta đến những nhà bảo tàng và những buổi hòa nhạc. Chúng ta trầm trồ khi thấy vẻ đẹp của một đền thờ cổ ở Hy lạp với những cái cột hoành tráng của nó, sự cân đối của nó tương phản bầu trời xanh. Chúng ta nói vô tận về vẻ đẹp; chúng ta hoàn toàn không còn tiếp xúc với thiên nhiên bởi vì những con người hiện đại đang sống càng lúc càng đông trong những đô thị. Có những tổ chức được thành lập để vào những vùng quê nhìn ngắm chim chóc, cây cối, và sông ngòi, như thể bằng cách thành lập những tổ chức nhìn ngắm cây cối bạn sẽ tiếp xúc với thiên nhiên và hiệp thông lạ thường cùng vẻ đẹp vô cùng đó! Chính bởi vì chúng ta đã không còn tiếp xúc cùng thiên nhiên nên những bức họa, những nhà bảo tàng, và những buổi hòa nhạc mới đảm trách vai trò quan trọng như thế.

Có một trạng thái trống rỗng, một ý thức hoang vắng bên trong mà luôn luôn đang tìm kiếm tự-biểu lộ và vui thú, và vì vậy nuôi dưỡng sự sợ hãi của không có nó trọn vẹn, và thế là có sự kháng cự, sự hung hăng. Chúng ta tiến tới để lấp đầy hoang vắng bên trong đó, trạng thái trống rỗng đó và ý thức của cô lập lẫn cô độc hoàn toàn đó – mà tôi chắc chắn bạn đã cảm thấy – bằng những quyển sách, bằng hiểu biết, bằng những liên hệ, bằng mọi hình thức của bịp bợm; nhưng tại khúc cuối của nó, vẫn còn có sự trống rỗng không thể lấp đầy này. Vậy là chúng ta nương nhờ Thượng đế, nguồn an ủi cuối cùng. Khi có trạng thái trống rỗng này và ý thức hoang vắng sâu thẳm, không đáy này, tình yêu, vẻ đẹp, có thể có được hay sao? Nếu người ta tỉnh thức được trạng thái trống rỗng này và không tẩu thoát khỏi nó, vậy thì người ta phải làm gì? Chúng ta đã thử lấp đầy nó bằng những thần thánh, bằng hiểu biết, bằng trải nghiệm, bằng âm nhạc, bằng những bức tranh, bằng thông tin công nghệ lạ lùng; đó là điều gì chúng ta bận rộn từ sáng đến khuya. Khi người ta nhận ra rằng trạng thái trống rỗng này không thể lấp đầy được bởi bất kỳ người nào, người ta hiểu rõ sự quan trọng của điều này. Nếu bạn lấp đầy nó bằng cái gì được gọi là liên hệ với một người khác, hay với một hình ảnh, vậy thì từ đó sinh ra sự lệ thuộc và sự sợ hãi mất mát, vậy thì sự sở hữu hung hăng, ghen tuông, và tất cả điều đó theo sau. Vậy là người ta tự hỏi: Liệu trạng thái trống rỗng đó có thể được lấp đầy bởi bất kỳ cái gì, bởi hoạt động xã hội, những việc thiện, đến tu viện và tham thiền, rèn luyện mình để được tỉnh thức? – mà là một vô lý cực kỳ. Nếu người ta không thể lấp đầy nó, vậy thì người ta phải làm gì? Bạn hiểu rõ sự quan trọng của câu hỏi này chứ? Người ta đã thử lấp đầy nó bằng điều gì người ta gọi là vui thú, qua tự-biểu lộ, tìm kiếm sự thật, Thượng đế; người ta nhận ra rằng chẳng cái gì có thể lấp đầy nó, ngay cả hình ảnh người ta đã tạo ra về chính người ta hoặc hình ảnh hay học thuyết người ta đã tạo ra về thế giới, chẳng cái gì cả. Và thế là người ta đã sử dụng vẻ đẹp, tình yêu, và vui thú để che đậy trạng thái trống rỗng này, và nếu người ta không còn tẩu thoát nhưng ở nguyên cùng trạng thái này, vậy thì người ta phải làm gì?

Trạng thái cô độc này, ý thức của hoang vắng sâu thẳm bên trong này là gì? Nó là gì và làm thế nào nó hiện diện được? Nó hiện diện bởi vì chúng ta đang cố gắng lấp đầy nó, hay đang cố gắng tẩu thoát khỏi nó? Nó hiện diện bởi vì chúng ta sợ hãi nó? Nó chỉ là một ý tưởng về trống rỗng, và vì vậy cái trí không bao giờ tiếp xúc với cái gì thực sự là, không bao giờ hiệp thông cùng nó?

Tôi khám phá trạng thái trống rỗng này trong tôi và tôi chấm dứt tẩu thoát, bởi vì chắc chắn đó là một hoạt động không chín chắn. Tôi ý thức được nó, nó ở đó và không gì có thể lấp đầy nó. Lúc này tôi tự hỏi: Làm thế nào trạng thái trống rỗng này hiện diện? Tất cả sống của tôi, tất cả những hoạt động những đảm đương hàng ngày của tôi, và vân vân, đã sinh ra nó? Có phải rằng cái ngã, cái tôi, cái vị kỷ, hay bất kỳ từ ngữ nào bạn có lẽ sử dụng, đang tự cô lập chính nó trong tất cả hoạt động của nó? Chính bản chất của cái ngã, cái tôi, cái vị kỷ, là cô lập; nó là tách rời. Tất cả những hoạt động này đã sinh ra trạng thái cô lập này, trạng thái trống rỗng sâu thẳm này trong chính tôi; vì vậy nó là một kết quả, một kết luận, không phải cái gì đó cố hữu, vốn có. Tôi thấy rằng chừng nào hoạt động của tôi còn là tự cho mình là trung tâm và tự-biểu lộ, phải có trống rỗng này, và tôi thấy rằng, để lấp đầy trống rỗng này, tôi thực hiện mọi loại nỗ lực; mà lại nữa là tự cho mình là trung tâm, và trạng thái trống rỗng đó trở thành rộng lớn hơn và sâu thẳm hơn. Liệu có thể vượt khỏi trạng thái này? Không phải bằng tẩu thoát khỏi nó, không phải bằng cách nói, “Tôi sẽ không tự cho mình là trung tâm”. Khi người ta nói “Tôi sẽ không tự cho mình là trung tâm”, người ta đã là tự cho mình là trung tâm rồi. Khi người ta vận dụng ý chí để phủ nhận hoạt động của cái tôi, chính ý chí đó là nhân tố của cô lập.

Cái trí đã bị quy định từ thế kỷ qua thế kỷ trong sự đòi hỏi có an toàn và an ninh của nó; nó đã thiết lập cả phần vật chất lẫn tâm lý hoạt động tự cho mình là trung tâm này; và hoạt động này tỏa khắp sống hàng ngày – gia đình của tôi, công việc của tôi, những sở hữu của tôi – và việc đó sinh ra trạng thái trống rỗng này, cô lập này. Làm thế nào hoạt động đó có thể kết thúc? Nó có thể kết thúc, hay người ta phải hoàn toàn không lưu tâm đến hoạt động đó và mang đến nó một chất lượng hoàn toàn khác?

Vậy là tôi thấy trạng thái trống rỗng này, tôi thấy làm thế nào nó đã hiện diện, tôi ý thức rằng ý chí hay bất kỳ hoạt động nào khác được vận dụng để xua tan người sáng chế trạng thái trống rỗng này chỉ là một hình thức khác của hoạt động tự cho mình là trung tâm. Tôi thấy tất cả việc đó rất rõ ràng, khách quan, và bỗng nhiên tôi nhận ra rằng tôi không thể làm bất kỳ điều gì về nó. Trước đây, tôi đã làm cái gì đó về nó: tôi đã tẩu thoát, hay tôi đã cố gắng lấp đầy nó, tôi đã cố gắng hiểu rõ nó, tôi đã cố gắng thâm nhập nó, nhưng tất cả chúng đều là những hình thức khác của cô lập. Vậy là bỗng nhiên tôi nhận ra rằng tôi không thể làm bất kỳ điều gì, rằng tôi càng cố gắng làm cái gì đó về nó nhiều bao nhiêu, tôi càng đang củng cố và thiết lập những bức tường của cô lập nhiều bấy nhiêu. Chính cái trí nhận ra rằng nó không thể làm bất kỳ điều gì về nó, rằng tư tưởng không thể tiếp xúc nó, bởi vì khoảnh khắc tư tưởng tiếp xúc nó, lại nữa nó nuôi dưỡng trạng thái trống rỗng. Vậy là bằng cách quan sát cẩn thạn, khách quan, tôi thấy toàn sự tiến hành này. Và chính động thái thấy nó đã đủ rồi. Hãy thấy điều gì đã xảy ra. Trước đây, tôi đã sử dụng năng lượng để lấp đầy trạng thái trống rỗng này, đã lang thang khắp mọi nơi, và lúc này tôi thấy sự vô lý của nó – cái trí thấy rất rõ ràng rằng nó thật vô lý làm sao. Vậy là lúc này tôi không đang lãng phí năng lượng. Tư tưởng trở nên bặt tăm; cái trí trở nên tuyệt đối đứng yên; nó đã thấy toàn cái bản đồ của điều này và thế là có tĩnh lặng. Trong tĩnh lặng đó không có cô độc. Khi có tĩnh lặng đó, tĩnh lặng tuyệt đối của cái trí đó, có vẻ đẹp và tình yêu, mà có lẽ hay có lẽ không tự biểu lộ nó.

Chúng ta cùng nhau đi chung chuyến hành trình chứ? Điều gì chúng ta đang nói là một trong những sự việc khó khăn nhất và một trong những sự việc nguy hiểm nhất, bởi vì nếu chúng ta bị loạn thần kinh, như hầu hết chúng ta đều bị, vậy thì nó trở thành phức tạp và xấu xa. Nó là một vấn đề cực kỳ phức tạp; nhưng khi bạn nhìn ngắm nó, nó trở nên rất, rất đơn giản, và chính sự đơn giản của nó dẫn dắt bạn suy nghĩ rằng bạn đã nhận được nó.

Vậy là chỉ có hạnh phúc, mà vượt khỏi thời gian; có vẻ đẹp, mà không là sự biểu lộ của một cái trí ranh mãnh, nhưng vẻ đẹp mà biết được khi cái trí tĩnh lặng tuyệt đối. Đang có mưa và bạn có thể nghe tiếng tí tách của từng giọt mưa. Bạn có thể nghe nó bằng đôi tai của bạn, hay bạn có thể nghe nó từ tĩnh lặng thăm thẳm đó. Nếu bạn nghe nó bằng sự tĩnh lặng tuyệt đối của cái trí, vậy thì vẻ đẹp của nó là vẻ đẹp không thể diễn tả bằng từ ngữ hay trên khung vải vẽ, bởi vì vẻ đẹp đó là cái gì đó vượt khỏi tự-biểu lộ. Chắc chắn, tình yêu là hạnh phúc, mà không là vui thú.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2010(Xem: 16190)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
16/11/2010(Xem: 11466)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
11/11/2010(Xem: 20413)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8252)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 8305)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 5035)
Tôi đã từng đối diện với nhiều trường hợp khó khăn suốt con đường của cuộc đời tôi, và quê hương tôi đang trãi qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười thường xuyên, và cái cười của tôi là lây lan. Khi người ta hỏi tôi làm thế nào tôi có thể tìm thấy động lực để cười bây giờ, tôi trả lời rằng tôi là một cây cười chuyên môn. Cười là một đặc điểm của người Tây Tạng điều này khác biệt với người Nhật Bản hay Ấn Độ.
30/10/2010(Xem: 1115)
Ontario, Canada – Nhiều người diễn giải Phật giáo thấy Đạo Phật là một trong vô số triết học và tôn giáo được biết từ cổ xưa. Đúng ra Phật giáo là một môn triết học thực tiển trong một ý nghĩa được phơi bày ngày nay. Môn triết học này thiết lập một hệ thống trị liệu rộng rãi. Trong phạm vi ấy Đức Thế Tôn là một nhà tâm lý trị liệu vô song. Trong phổ quát, Tâm lý trị liệu có nghĩa là sự điểu trị về những sự rối loạn cảm xúc, thái độ cá nhân căn cứ trước tiên trên sự giao tiếp bằng lời nói hay không lời nói. Đức Phật là một nhà chửa bệnh không thể bắt chước được giúp vô số người vượt qua căng thẳng, rắc rối về cảm xúc, và những vấn nạn giao thiệp qua thiền quán thân hữu.
27/10/2010(Xem: 9973)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
23/10/2010(Xem: 11967)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 4820)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]