Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Sự cô độc: Từ quyển Bình phẩm về sống Tập 1

10/07/201114:34(Xem: 3092)
10. Sự cô độc: Từ quyển Bình phẩm về sống Tập 1

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Sự cô độc:
Từ quyển Bình phẩm về sống Tập 1

Người con trai của bà ấy vừa mới chết, và bà ấy nói rằng bây giờ bà ấy chẳng biết làm gì nữa. Bà ấy dư thừa thời gian, bà ấy quá chán nản, âu sầu và đau khổ đến độ bà ấy sẵn sàng chết đi. Bà ấy đã nuôi nấng cậu ấy bằng sự thông minh và chăm sóc chu đáo, và cậu ấy đã đi học tại một trong những ngôi trường tốt nhất rồi vào đại học. Bà ấy không làm hư hỏng cậu con mặc dù cậu ấy có đủ mọi thứ cần thiết. Bà ấy đã trao niềm tin và hy vọng vào cậu con, và đã cho cậu ấy tất cả thương yêu của bà; bởi vì không còn ai khác để chia sẻ, bà ấy và người chồng đã ly thân từ lâu rồi. Cậu con trai bị chết vì sự chẩn đoán và giải phẫu lầm lẫn – mặc dù, bà ấy mỉm cười thêm vào, các bác sĩ đã nói rằng cuộc giải phẫu “thành công”. Lúc này, bà ấy bị bỏ lại một mình, và cuộc sống dường như chẳng còn hy vọng lẫn mục đích. Bà ấy đã khóc khi cậu con chết, cho đến khi chẳng còn giọt nước mắt nào, và chỉ còn sót lại một trống rỗng chán ngán lẫn âu sầu. Bà ấy đã có những kế hoạch cho cả hai người, nhưng bây giờ, bà ấy hoàn toàn mất phương hướng.

Cơn gió đang thổi từ biển vào, mát mẻ và trong lành, và dưới cái cây là sự tĩnh lặng. Những màu sắc trên những hòn núi thật sinh động, và con chim giẻ cùi màu xanh đậm đang hót líu lo. Một con bò khệnh khạng đi qua, được theo sau bởi con bê của nó, và một con sóc vọt lên một cái cây, kêu liến thoắng. Nó ngồi trên một cái cành rồi bắt đầu trách móc, và tiếng trách móc tiếp tục một khoảng thời gian dài, đuôi của nó nhấp nhô lên xuống. Nó có cặp mắt sáng rực và những cái móng thật sắc. Một con thằn lằn bò ra sưởi ấm, rồi le lưỡi liếm một con ruồi. Những ngọn cây đang lay động nhe nhẹ, và một cây khô tương phản bầu trời thật thẳng và tuyệt đẹp. Nó đang được tẩy trắng bởi mặt trời. Có một cây khô khác bên cạnh nó, sẫm màu và cong queo, vừa mới bị mục nát. Một vài đám mây lơ lửng trên những hòn núi xa xa.

Trạng thái cô độc thật lạ lùng, và nó cũng gây kinh hãi làm sao! Chúng ta không bao giờ dám cho phép mình tiến sát gần nó; và nếu qua sự tình cờ nào đó chúng ta gần gũi nó, vội vàng chúng ta trốn chạy thật nhanh. Chúng ta sẽ làm bất kỳ thứ gì để tẩu thoát khỏi sự cô độc, để che đậy nó. Dường như sự quan tâm của cả tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong là lẩn tránh nó hay khuất phục nó. Lẩn tránh hay khuất phục sự cô độc đều vô ích; mặc dù bị đè nén hay bị bỏ quên, sự đau khổ, cái vấn đề, vẫn còn đó. Bạn có lẽ bị cuốn hút trong một đám đông, nhưng vẫn còn hoàn toàn cô độc; bạn có lẽ hoạt động thật nhiều, nhưng lặng lẽ sự cô độc len lẻn lan vào bạn; đặt quyển sách xuống, và nó ở đó. Vui chơi và nhậu nhẹt không thể dìm chết sự cô độc; có lẽ nhất thời bạn tạm quên nó, nhưng khi tiếng cười đùa và những ảnh hưởng của rượu qua đi, sự sợ hãi của cô độc quay trở lại, bạn có lẽ đầy tham vọng và thành công, bạn có lẽ có thật nhiều quyền hành với những người khác, bạn có lẽ dư thừa hiểu biết, bạn có lẽ tôn sùng và quên lãng mình trong những nghi lễ không đầu không đuôi; nhưng dù bạn muốn làm bất kỳ việc gì, sự đau khổ của cô độc vẫn còn tiếp tục. Bạn có lẽ tồn tại chỉ vì người con trai, vì người Thầy, vì sự biểu lộ tài năng của bạn; nhưng giống như màn đêm, cô độc phủ kín bạn. Bạn có lẽ thương yêu hay hận thù, tẩu thoát nó tùy theo những đòi hỏi thuộc tâm lý và tính khí; nhưng cô độc ở đó, đang chờ đợi và đang quan sát, đang thối lui chỉ để tiến tới lại.

Trạng thái cô độc là ý thức của tách rời hoàn toàn; và những hoạt động của chúng ta không đang tự-khép kín hay sao? Mặc dù những suy nghĩ và những cảm xúc của chúng ta rất chan hòa, chúng không đang loại trừ và phân chia hay sao? Chúng ta không đang tìm kiếm sự thống trị trong những liên hệ của chúng ta, trong những quyền lợi và những sở hữu của chúng ta, và thế là đang tạo ra sự kháng cự hay sao? Chúng ta không suy nghĩ công việc như “công việc của bạn” và “công việc của tôi” hay sao? Chúng ta không nhận dạng với tập thể, với quốc gia, hoặc với một ít người hay sao? Toàn bộ khuynh hướng của chúng ta không là cô lập mình, phân chia và tách rời hay sao? Chính hoạt động của cái tôi, tại bất kỳ mức độ nào, là phương cách của cô lập; và trạng thái cô độc là trạng thái ý thức của cái tôi không hoạt động. Hoạt động, dù thuộc vật chất hay tâm lý, trở thành một phương tiện của tự-bành trướng; và khi không có hoạt động thuộc bất kỳ loại nào, có một trạng thái của ý thức được sự trống rỗng của cái tôi. Chính bởi sự trống rỗng này mà chúng ta tìm kiếm để lấp đầy, và trong lấp đầy nó chúng ta lãng phí sống của chúng ta, dù ở mức độ cao quý hay thấp hèn. Có lẽ dường như không có sự nguy hại thuộc xã hội trong lấp đầy sự trống rỗng này ở mức độ cao quý; nhưng ảo tưởng nuôi dưỡng sự phá hoại và đau khổ không kể xiết, mà có lẽ không thấy liền. Sự khao khát lấp kín trạng thái trống rỗng này – hoặc chạy trốn nó, mà là cùng sự việc – không thể làm thăng hoa hay đè nén; bởi vì ai là cái thực thể mà đè nén hay thăng hoa? Không phải chính thực thể đó là một hình thức khác của khao khát hay sao? Những mục đích của khao khát có lẽ thay đổi, nhưng mọi khao khát không giống nhau hay sao? Bạn có lẽ thay đổi mục đích của khao khát từ nhậu nhẹt qua ý tưởng; nhưng nếu không hiểu rõ toàn tiến hành của khao khát, ảo tưởng là điều không tránh khỏi.

Không có thực thể tách rời khỏi khao khát; chỉ có khao khát; không có người khao khát. Khao khát khoác vào những mặt nạ khác nhau tại những thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào những hứng thú của nó. Ký ức của những hứng thú khác nhau này gặp gỡ cái mới mẻ, mà tạo ra xung đột, và thế là người chọn lựa bị sinh ra, tự thiết lập anh ấy như một thực thể tách rời và khác biệt sự khao khát. Nhưng thực thể không khác biệt những phẩm chất của nó. Thực thể mà cố gắng lấp đầy hay chạy trốn trạng thái trống rỗng, trạng thái không trọn vẹn, trạng thái cô độc, không khác biệt trạng thái mà anh ấy đang chạy trốn; anh ấy là trạng thái đó. Anh ấy không thể chạy trốn khỏi chính anh ấy; mọi việc anh ấy có thể làm là hiểu rõ chính anh ấy. Anh ấy là trạng thái cô độc của anh ấy, trạng thái trống rỗng của anh ấy; và chừng nào anh ấy còn suy nghĩ trạng thái đó như cái gì đó tách rời khỏi chính anh ấy, anh ấy sẽ ở trong ảo tưởng và xung đột liên tục. Khi anh ấy trực tiếp trải nghiệm rằng anh ấy là trạng thái cô độc riêng của anh ấy, chỉ đến lúc đó có thể có sự tự do khỏi sợ hãi. Sợ hãi tồn tại chỉ trong sự liên hệ với một ý tưởng, và ý tưởng là sự đáp lại của ký ức như tư tưởng. Tư tưởng là kết quả của trải nghiệm; và mặc dù nó có thể trầm tư về trạng thái trống rỗng, có những cảm giác về nó, tư tưởng lại không thể biết trực tiếp trạng thái trống rỗng. Từ ngữ trạng thái trống rỗng, cùng những ký ức về đau khổ và sợ hãi của nó, ngăn cản đang trải nghiệm nó trong sáng lại. Từ ngữ là ký ức, và khi từ ngữ không còn ý nghĩa, vậy là sự liên hệ giữa người trải nghiệm và vật được trải nghiệm hoàn toàn khác hẳn; vậy là liên hệ đó là trực tiếp và không qua một từ ngữ, không qua ký ức; vậy là người trải nghiệm là trải nghiệm, mà tự nó mang lại sự tự do khỏi sợ hãi.

Tình yêu và trạng thái trống rỗng không thể sống cùng nhau; khi có cảm thấy của trống rỗng, tình yêu không hiện diện. Bạn có lẽ giấu giếm trạng thái trống rỗng dưới từ ngữ tình yêu, nhưng khi mục tiêu của tình yêu của bạn không còn đó hay không đáp lại, lúc đó bạn ý thức được trạng thái trống rỗng, bạn bị tuyệt vọng. Chúng ta sử dụng từ ngữ tình yêu như một phương tiện tẩu thoát khỏi chính chúng ta, khỏi sự thiếu thốn riêng của chúng ta. Chúng ta bấu víu người chúng ta thương yêu, chúng ta ghen tuông, chúng ta nhớ anh ấy khi anh ấy không ở đó và hoàn toàn hụt hẫng khi anh ấy chết đi; và rồi chúng ta tìm kiếm sự thanh thản trong hình thức khác nào đó, trong niềm tin nào đó, trong thay thế nào đó. Tất cả điều này là tình yêu hay sao? Tình yêu không là ý tưởng, kết quả của sự liên tưởng; tình yêu không là cái gì đó để bị sử dụng như một tẩu thoát khỏi sự khốn khổ riêng của chúng ta, và khi chúng ta có sử dụng nó như thế, chúng ta làm cho những vấn đề thành không có những giải đáp. Tình yêu không là một trừu tượng, nhưng sự thực của nó có thể được trải nghiệm chỉ khi nào ý tưởng, cái trí, không còn là nhân tố tối thượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2012(Xem: 5110)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
19/03/2012(Xem: 6540)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 46190)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 805)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
18/02/2012(Xem: 16693)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
31/01/2012(Xem: 4301)
Chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đấy là một chủ đề quan trọng - là điều sẽ đưa lên câu hỏi về tích cực là gì và tiêu cực là gì. Có bất cứ điều gì tuyệt đối là tích cực hay tuyệt đối là tiêu cực hay không?
17/01/2012(Xem: 7554)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
11/01/2012(Xem: 5557)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
03/01/2012(Xem: 4483)
Có thể loại trừ những cảm xúc rắc rối một cách hoàn toàn, hay có thể chỉ có đè nén chúng mà thôi? Theo tuệ giác căn bản của Đạo Phật, tâm một cách cốt yếu là sáng rở và tri nhận. Do thế, những rắc rối cảm xúc không thể lưu trú trong bản chất của tâm; những thái độ chướng ngại ẩn tàng là tạm thời và nông cạn, và có thể bị loại trừ.
30/12/2011(Xem: 6030)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567