Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. New York, 18 tháng sáu 1950

10/07/201114:34(Xem: 3591)
7. New York, 18 tháng sáu 1950

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

New York, 18 tháng sáu 1950

Người hỏi: Làm thế nào tôi có thể loại bỏ sự sợ hãi, mà gây ảnh hưởng tất cả những hoạt động của tôi?

Krishnamurti:Đây là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi sự chú ý cẩn thận. Và nếu chúng ta không theo sát và tìm hiểu nó đầy đủ, trong ý nghĩa của trải nghiệm mỗi bước khi chúng ta đang bàn luận, chúng ta sẽ không thể có mặt tại điểm kết thúc nơi được tự do khỏi sự sợ hãi.

Chúng ta có ý gì qua từ ngữ sợ hãi? Sợ hãi cái gì? Có nhiều loại sợ hãi, và chúng ta không cần phân tích mọi sợ hãi. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng sợ hãi hiện diện khi sự hiểu rõ về liên hệ của chúng ta không trọn vẹn. Liên hệ không chỉ giữa những con người, nhưng còn giữa chúng ta và thiên nhiên, giữa chúng ta và tài sản, giữa chúng ta và những ý tưởng; và chừng nào sự liên hệ đó không được hiểu rõ trọn vẹn, phải có sợ hãi. Sống là liên hệ. Tồn tại là có liên quan, và nếu không có liên hệ không có sống. Không gì có thể tồn tại trong cô lập, và chừng nào cái trí còn tìm kiếm sự cô lập, phải có sợ hãi. Vì vậy sợ hãi không là trừu tượng; nó tồn tại chỉ trong liên hệ với cái gì đó.

Bây giờ, câu hỏi là làm thế nào loại bỏ sợ hãi. Trước hết, bất kỳ điều gì mà bị khuất phục phải được chế ngự lặp đi lặp lại. Không vấn đề nào có thể bị khuất phục, được chế ngự hoàn toàn; nó có thể được hiểu rõ nhưng không thể được chế ngự. Chúng là hai tiến hành hoàn toàn khác hẳn, và sự tiến hành chế ngự dẫn đến hỗn loạn thêm nữa, sợ hãi thêm nữa. Kháng cự, chi phối, đấu tranh với một vấn đề, hay dựng lên một hàng rào chống cự nó, chỉ tạo ra xung đột thêm nữa. Trái lại nếu chúng ta có thể hiểu rõ sự sợ hãi, thâm nhập nó trọn vẹn từng bước một, thám hiểm toàn nội dung của nó, vậy thì sợ hãi sẽ không trở lại trong bất kỳ hình thức nào – và đó là điều gì tôi hy vọng chúng ta có thể thực hiện lúc này.

Như tôi đã nói, sợ hãi không là một trừu tượng; nó tồn tại chỉ trong sự liên hệ. Lúc này, chúng ta có ý gì qua từ ngữ sợ hãi? Theo cơ bản, chúng ta sợ hãi không hiện diện, không trở thành. Bây giờ, khi có sự sợ hãi của không hiện diện, của không tiến tới, hay sự sợ hãi của cái không biết được, của chết, liệu sợ hãi đó có thể bị khuất phục bởi sự quyết tâm, bởi một kết luận, bởi bất kỳ chọn lựa nào? Chắc chắn là không. Chỉ cấm đoán, thăng hoa, hay thay thế tạo ra kháng cự thêm nữa, phải không? Vì vậy sợ hãi không bao giờ có thể bị khuất phục qua mọi hình thức của kỷ luật, qua mọi hình thức của kháng cự. Cũng không thể có sự tự do khỏi sợ hãi qua sự tìm kiếm một câu trả lời, hay qua sự giải thích thuần túy bằng từ ngữ hoặc trí năng.

Bây giờ, chúng ta sợ hãi cái gì? Liệu chúng ta sợ hãi một sự kiện, hay một ý tưởng về sự kiện? Làm ơn hãy thấy mấu chốt này. Chúng ta sợ hãi về sự kiện như nó là, hay chúng ta sợ hãi về điều gì chúng ra suy nghĩ nó là? Ví dụ chết, chúng ta sợ hãi về sự kiện chết, hay sợ hãi về ý tưởng chết? Sự kiện là một việc, và ý tưởng về sự kiện là một việc khác. Tôi sợ hãi về từ ngữ chết, hay sợ hãi về chính sự kiện? Bởi vì tôi sợ hãi về từ ngữ, về ý tưởng, tôi không bao giờ hiểu rõ sự kiện, tôi không bao giờ quan sát sự kiện, tôi không bao giờ liên hệ trực tiếp cùng sự kiện. Chỉ khi nào tôi hiệp thông trọn vẹn cùng sự kiện mới không có sợ hãi. Nhưng nếu tôi không hiệp thông cùng sự kiện, vậy thì có sợ hãi; và không có hiệp thông cùng sự kiện chừng nào tôi còn có một ý tưởng, một quan điểm, một lý thuyết, về sự kiện. Vì vậy tôi phải rất rõ ràng liệu tôi sợ hãi từ ngữ, ý tưởng, hay sợ hãi sự kiện. Nếu tôi giáp mặt sự kiện, không có gì phải hiểu rõ về nó, sự kiện ở đó, và tôi có thể giải quyết nó. Nhưng nếu tôi sợ hãi từ ngữ, vậy thì tôi phải hiểu rõ từ ngữ, tìm hiểu toàn tiến hành của từ ngữ hàm ý điều gì.

Ví dụ, người ta sợ hãi trạng thái cô độc, người ta sợ hãi sự nhức nhối, sự đau đớn của cô độc. Chắc chắn sợ hãi đó tồn tại bởi vì người ta chưa bao giờ thực sự quan sát trạng thái cô độc, người ta chưa bao giờ hiệp thông trọn vẹn cùng nó. Khoảnh khắc người ta hoàn toàn cởi mở đến sự kiện cô độc, người ta có thể hiểu rõ nó là gì; nhưng người ta có một ý tưởng, một quan điểm về nó, được đặt nền tảng trên hiểu biết có trước, và chính ý tưởng, quan điểm này, hiểu biết có trước này về sự kiện, tạo ra sự kiện. Vì vậy chắc chắn sợ hãi là kết quả của việc đặt danh tánh, đặt thuật ngữ, chiếu rọi một biểu tượng để đại diện sự kiện; đó là, sợ hãi không tách rời khỏi từ ngữ.

Ví dụ, tôi có một phản ứng đến trạng thái cô độc; đó là, tôi nói tôi sợ hãi không là gì cả. Tôi sợ hãi về chính sự kiện, hay sợ hãi đó được đánh thức bởi vì tôi có sự hiểu biết có trước về sự kiện, hiểu biết là từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh? Làm thế nào có thể có sợ hãi về một sự kiện? Khi tôi giáp mặt với sự kiện, hiệp thông trực tiếp cùng nó, tôi có thể quan sát nó, nhìn ngắm nó; vậy là không có sợ hãi về sự kiện. Điều gì gây ra sợ hãi là sự sợ hãi của tôi về sự kiện, sự kiện có lẽ là gì hay làm gì.

Vì vậy chính là quan điểm của tôi, ý tưởng của tôi, trải nghiệm của tôi, hiểu biết của tôi, mới gây ra sự sợ hãi. Chừng nào còn có sự giải thích về sự kiện – cho sự kiện một danh tánh và vì vậy đang ủng hộ hay chỉ trích nó – chừng nào tư tưởng còn đang nhận xét sự kiện như một người quan sát, phải có sợ hãi. Tư tưởng là sản phẩm của quá khứ; nó chỉ có thể tồn tại qua sự giải thích bằng từ ngữ, qua những biểu tượng, qua những hình ảnh; và chừng nào tư tưởng còn đang quan tâm hay đang diễn giải sự kiện, phải có sợ hãi.

Vì vậy chính cái trí tạo ra sự sợ hãi, cái trí là sự tiến hành của tư tưởng. Suy nghĩ là sự giải thích bằng từ ngữ. Bạn không thể suy nghĩ nếu không có những từ ngữ, nếu không có những biểu tượng, những hình ảnh; những hình ảnh này, mà là những thành kiến, hiểu biết có trước, những sợ hãi của cái trí, được chiếu rọi trên sự kiện, và từ đó nảy sinh sự sợ hãi. Có tự do khỏi sợ hãi chỉ khi nào cái trí có thể quan sát sự kiện mà không diễn giải nó, mà không cho nó một danh tánh, một nhãn hiệu. Điều này khó khăn lắm, bởi vì những cảm thấy, những phản ứng, những lo âu chúng ta có, tức khắc được nhận dạng bởi cái trí và được cho một từ ngữ. Cảm giác ghen tuông được nhận dạng bởi từ ngữ đó. Bây giờ, liệu có thể không nhận dạng một cảm giác, quan sát cảm giác đó mà không đặt tên nó? Chính sự đặt tên cảm giác mới cho nó sự tiếp tục, cho nó sức mạnh. Khoảnh khắc bạn cho một cái tên đến sự việc mà bạn gọi là sợ hãi bạn củng cố nó, nhưng nếu bạn có thể quan sát cảm giác đó mà không đặt tên nó, bạn sẽ thấy rằng nó phai lạt đi. Vì vậy, nếu người ta muốn được hoàn toàn tự do khỏi sự sợ hãi, rất cần thiết phải hiểu rõ toàn tiến hành của đặt tên, của chiếu rọi những biểu tượng, những hình ảnh, cho danh tánh đến những sự kiện. Đó là, có thể có tự do khỏi sợ hãi chỉ khi nào có hiểu rõ về chính mình. Hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh, mà là kết thúc sợ hãi.

Người hỏi: Làm thế nào tôi có thể loại bỏ vĩnh viễn sự ham muốn tình dục?

Krishnamurti:Tại sao chúng ta muốn loại bỏ vĩnh viễn sự ham muốn. Bạn gọi nó là tình dục, người nào đó gọi nó là quyến luyến, sợ hãi và vân vân. Tại sao chúng ta muốn loại bỏ vĩnh viễn bất kỳ ham muốn nào? Bởi vì ham muốn đặc biệt đó đang quấy rầy chúng ta, và chúng ta không muốn bị quấy rầy. Đó là toàn tiến hành thuộc suy nghĩ của chúng ta, phải không? Chúng ta muốn được khép kín, không có bất kỳ ham muốn nào. Đó là, chúng ta muốn được tách rời, nhưng không thứ gì có thể sống trong tách rời, cô lập. Trong sự tìm kiếm Thượng đế của anh ấy, thực ra cái người tạm gọi là tôn giáo đang tìm kiếm sự cô lập hoàn toàn, mà trong đó anh ấy sẽ không bao giờ bị quấy rầy; nhưng một người như thế thực sự không là người tôn giáo. Những người tôn giáo thực sự là những người hiểu rõ sự liên hệ hoàn toàn, trọn vẹn, và vì vậy không có những vấn đề, không xung đột. Không phải rằng họ không bị quấy rầy, nhưng bởi vì họ không đang tìm kiếm sự chắc chắn, họ hiểu rõ sự quấy rầy, và thế là không có sự tiến hành tự-khép kín được tạo ra bởi sự ham muốn an toàn.

Bây giờ, câu hỏi này cần đến nhiều hiểu rõ, bởi vì chúng ta đang nói về cảm giác, mà là tư tưởng. Với hầu hết mọi người, tình dục đã trở thành một vấn đề quan trọng lạ kỳ. Những con người không sáng tạo, sợ hãi, khép kín, cắt đứt trong tất cả những phương hướng khác, tình dục là phương tiện duy nhất nhờ đó họ có thể tìm được một giải phóng, một hành động duy nhất trong đó cái tôi không hiện diện trong một tích tắc. Trong trạng thái ngắn ngủi của sự từ bỏ đó khi cái ngã, cái “tôi”, cùng tất cả những phiền muộn, những rối loạn và những lo âu của nó, không hiện diện, có sự hạnh phúc vô cùng. Qua trạng thái tự-quên mình có một ý thức của yên lặng, một giải phóng, và bởi vì thuộc tôn giáo, thuộc kinh tế, và trong mọi phương hướng khác, chúng ta không sáng tạo, tình dục trở thành một vấn đề quá quan trọng. Trong sống hàng ngày chúng ta chỉ là những cái máy hát đĩa, đang lặp lại những cụm từ mà chúng ta đã học; thuộc tôn giáo chúng ta là những nguời máy, tuân theo vị giáo sĩ một cách máy móc; thuộc kinh tế và xã hội chúng ta bị trói buộc, bị bóp nghẹt, bởi những ảnh hưởng chung quanh. Có một giải phóng cho chúng ta trong bất kỳ những việc đó? Chắc chắn là không; và nơi nào không có sự giải phóng, phải có tuyệt vọng. Đó là lý do tại sao hành động tình dục, trong đó có một giải phóng, đã trở thành một vấn đề sống còn cho hầu hết chúng ta. Và xã hội khuyến khích và kích thích nó qua những quảng cáo, những tạp chí, rạp chiếu phim, và mọi chuyện như thế.

Chừng nào cái trí, mà là kết quả, điểm tập trung của cảm giác, còn nghĩ rằng tình dục như một phương tiện của sự giải phóng cho nó, tình dục phải là một vấn đề, và vấn đề đó sẽ tiếp tục chừng nào chúng ta còn không thể sáng tạo một cách thông minh, tổng thể và không chỉ trong một phương hướng riêng biệt. Sáng tạo không liên quan đến cảm giác. Tình dục thuộc cái trí, và sáng tạo không thuộc cái trí. Sáng tạo không bao giờ là một sản phẩm của cái trí, một sản phẩm của tư tưởng, và trong ý nghĩa đó, tình dục, mà là một cảm giác, không bao giờ có thể sáng tạo. Nó có thể sản xuất những em bé, nhưng việc đó chắc chắn không là sáng tạo. Chừng nào chúng ta còn phụ thuộc cảm giác, phụ thuộc sự kích thích trong bất kỳ hình thức nào để có sự giải phóng, phải có tuyệt vọng bởi vì cái trí không thể nhận ra trạng thái sáng tạo là gì.

Vấn đề này không thể được giải quyết bởi bất kỳ kỷ luật nào, bởi bất kỳ cấm đoán, bởi bất kỳ công nhận hay quy định thuộc xã hội nào. Nó có thể được giải quyết chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ toàn tiến hành của cái trí. Bởi vì chính cái trí là tình dục. Chính là những hình ảnh, những tưởng tượng và những hình dung của cái trí mới kích thích nó hứng thú tình dục, và bởi vì cái trí là kết quả của cảm giác, nó chỉ có thể trở nên mỗi lúc một khoái cảm giác quan thêm. Một cái trí như thế không bao giờ có thể sáng tạo bởi vì sáng tạo không là cảm giác. Chỉ khi nào cái trí không tìm kiếm sự kích thích trong bất kỳ hình thức nào, cả bên ngoài lẫn bên trong, chỉ khi đó nó có thể hoàn toàn yên lặng, tự do, và chỉ trong tự do đó có sáng tạo. Chúng ta đã biến tình dục thành cái gì đó xấu xa bởi vì nó là cảm giác riêng tư duy nhất mà chúng ta có; tất cả những cảm giác khác đều là công khai, liên quan đến mọi người. Nhưng chừng nào chúng ta còn sử dụng cảm giác trong mọi hình thức như một phương tiện của giải thoát, nó sẽ chỉ gia tăng những vấn đề, sự hỗn loạn và phiền muộn, bởi vì giải thoát không bao giờ có thể hiện diện qua sự tìm kiếm một kết quả.

Người hỏi muốn kết thúc vĩnh viễn sự ham muốn tình dục bởi vì anh ấy có một ý tưởng rằng sau đó anh ấy sẽ ở trong một trạng thái tất cả mọi quấy rầy đã biến mất, đó là lý do tại sao anh ấy đang tìm kiếm nó, đang nỗ lực hướng đến nó. Chính nỗ lực hướng đến trạng thái đó đang ngăn cản anh ấy không được tự do để hiểu rõ sự tiến hành của cái trí. Chừng nào cái trí chỉ đang tìm kiếm một trạng thái vĩnh cửu trong đó nó sẽ không bị quấy rầy thuộc bất kỳ loại nào, nó đóng kín và thế là nó không bao giờ có thể sáng tạo. Chỉ khi nào cái trí được tự do khỏi sự ham muốn để trở thành cái gì đó, để đạt được một kết quả, và vì vậy được tự do khỏi sợ hãi, lúc đó nó có thể hoàn toàn yên lặng. Chỉ đến lúc đó có thể hiện diện sự sáng tạo đó mà là sự thật.

Người hỏi: Tôi không được thương yêu và tôi muốn được thương yêu, bởi vì nếu không có tình yêu cuộc sống không còn ý nghĩa. Làm thế nào tôi có thể đạt được khao khát này?

Krishnamurti:Tôi hy vọng bạn không chỉ đang lắng nghe những từ ngữ, bởi vì nếu như thế nó sẽ trở thành một xao lãng khác, một lãng phí thời gian. Nhưng nếu bạn thực sự đang trải nghiệm những sự việc mà chúng ta đang bàn luận, vậy thì nó sẽ có một ý nghĩa lạ thường; bởi vì mặc dù bạn có lẽ theo sát những từ ngữ bằng cái trí tầng ý thức bên ngoài, nếu bạn đang trải nghiệm điều gì đang được nói, tầng ý thức bên trong cũng tham gia trong nó. Nếu được trao một cơ hội, tầng ý thức bên trong sẽ bộc lộ toàn nội dung của nó, và thế là tạo ra một hiểu rõ trọn vẹn về chính chúng ta. Vì vậy tôi hy vọng bạn không chỉ đang lắng nghe một cuộc nói chuyện, nhưng thực sự đang trải nghiệm những sự việc khi chúng ta đang bàn luận.

Người hỏi muốn biết làm thế nào để thương yêu và được thương yêu. Đó không là tâm trạng của hầu hết chúng ta hay sao? Tất cả chúng ta đều muốn được thương yêu, và cũng muốn trao tặng tình yêu. Chúng ta nói nhiều về nó. Tất cả những tôn giáo, tất cả những người giảng đạo, đều nói về nó. Vì vậy chúng ta hãy tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ tình yêu.

Tình yêu là cảm giác? Tình yêu là một việc của cái trí? Bạn có thể suy nghĩ về tình yêu? Bạn có thể suy nghĩ về đối tượng của tình yêu, nhưng bạn không thể suy nghĩ về tình yêu, đúng chứ? Tôi có thể suy nghĩ về người tôi thương yêu; tôi có thể có một hình dung, một hình ảnh về người đó, và nhớ lại những cảm giác, những kỷ niệm, thuộc sự liên hệ của chúng tôi. Nhưng tình yêu là cảm giác, ký ức hay sao? Khi tôi nói, “Tôi muốn thương yêu và được thương yêu”, đó không chỉ là tư tưởng, một phản ảnh của cái trí hay sao? Tư tưởng là tình yêu à? Chúng ta nghĩ nó là như vậy, phải không? Đối với chúng ta, tình yêu là cảm giác. Đó là lý do tại sao chúng ta có những hình ảnh về những người chúng ta thương yêu, đó là lý do tại sao chúng ta suy nghĩ về họ và bị quyến luyến họ. Tất cả việc đó là một tiến hành của tư tưởng, phải không?

Bây giờ, tư tưởng bị tuyệt vọng trong những phương hướng khác nhau, và thế là nó nói, “Tôi tìm được hạnh phúc trong tình yêu, vì vậy tôi phải có tình yêu”. Đó là lý do tại sao chúng ta bấu víu người chúng ta thương yêu; đó là lý do tại sao chúng ta sở hữu người đó, cả thân thể lẫn tâm lý. Chúng ta tạo ra luật pháp để bảo vệ quyền sở hữu của cái gì chúng ta thương yêu, dù nó là một con người, một cây đàn dương cầm, một món tài sản, hay một ý tưởng, một niềm tin, bởi vì trong sở hữu – với tất cả những phức tạp của nó về ghen tuông, sợ hãi, ngờ vực, lo âu – chúng ta cảm thấy an toàn. Vậy là chúng ta đã biến tình yêu thành một sự việc của cái trí, và với những sự việc của cái trí chúng ta lấp đầy tâm hồn. Bởi vì tâm hồn bị trống rỗng, cái trí nói, “Tôi phải có tình yêu đó”, và chúng ta cố gắng làm mãn nguyện chúng ta qua người vợ, qua người chồng. Qua tình yêu chúng ta cố gắng trở thành cái gì đó. Đó là, tình yêu trở thành một việc gây ích lợi; chúng ta sử dụng tình yêu như một phương tiện đến một kết thúc.

Vậy là chúng ta đã biến tình yêu thành một sự việc của cái trí. Cái trí trở thành công cụ của tình yêu, và cái trí chỉ là cảm giác. Tư tưởng là phản ứng của ký ức đến cảm giác. Nếu không có biểu tượng, từ ngữ, hình ảnh, không có ký ức, không có tư tưởng. Chúng ta biết cảm giác của điều tạm gọi là tình yêu, và chúng ta bám vào nó, và khi nó không còn chúng ta muốn sự biểu hiện khác nào đó của cùng cảm giác đó. Vì vậy chúng ta càng vun quén cảm giác nhiều bao nhiêu, chúng ta càng vun quén điều tạm gọi là hiểu biết nhiều bao nhiêu – mà chỉ là ký ức – chúng ta càng có ít tình yêu bấy nhiêu.

Chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm tình yêu. Phải có một qui trình tự-khép kín. Tình yêu hàm ý sự nhạy cảm, tình yêu hàm ý sự hiệp thông, và không thể có hiệp thông, không thể có nhạy cảm, chừng nào còn có qui trình tự-khép kín của tư tưởng. Chính qui trình của tư tưởng là sợ hãi, và làm thế nào có thể có hiệp thông cùng một người khác khi có sợ hãi, khi chúng ta sử dụng tư tưởng như một tiến hành của kích thích thêm nữa?

Có thể có tình yêu chỉ khi nào bạn hiểu rõ toàn tiến hành của cái trí. Tình yêu không thuộc cái trí, và bạn không thể suy nghĩ về tình yêu. Khi bạn nói, “Tôi muốn tình yêu”, bạn đang suy nghĩ về nó, bạn đang ao ước nó, mà là một cảm giác, một phương tiện đến một kết thúc. Vậy là không phải tình yêu mà bạn muốn, nhưng sự kích thích; bạn muốn một phương tiện qua đó bạn có thể tự-mãn nguyện chính bạn, dù nó là một người, một công việc, hay một hưng phấn đặc biệt, và vân vân. Chắc chắn, đó không là tình yêu. Tình yêu chỉ có thể hiện diện khi suy nghĩ của cái tôi vắng mặt, và sự tự do khỏi cái tôi hiện diện qua hiểu rõ về chính mình. Cùng hiểu rõ về chính mình có sự hiểu rõ. Và khi toàn tiến hành của cái tôi được bộc lộ và được hiểu rõ đầy đủ và trọn vẹn, lúc đó bạn sẽ biết thương yêu là gì. Lúc đó bạn sẽ thấy tình yêu không liên quan gì đến cảm giác, và nó không là một phương tiện của sự mãn nguyện. Lúc đó tình yêu là chính nó, không có bất kỳ kết quả nào. Tình yêu là một trạng thái của đang là, và trong trạng thái đó, cái “tôi”, cùng những nhận dạng, những lo âu, những sở hữu của nó, vắng mặt. Tình yêu không thể hiện diện, chừng nào những hoạt động của cái ngã, cái “tôi”, dù có ý thức hay không ý thức, tiếp tục hiện diện. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải hiểu rõ sự tiến hành của cái ngã, trung tâm của sự công nhận mà là cái “tôi”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/12/2013(Xem: 18060)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 16404)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 8870)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
16/12/2013(Xem: 14204)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 36051)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
13/12/2013(Xem: 14110)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
11/12/2013(Xem: 35306)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 22409)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
10/12/2013(Xem: 24533)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
03/12/2013(Xem: 58676)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]