Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 6790)
Chương 17: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XVII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Hạng phàm phu thấp kém

Đại sư Liên Trì tự xưng mình là hạng phàm phu thấp kém. Đại sư Ấn Quang tự xưng Tăng cơm cháo là do các Ngài thường ôm lòng hổ thẹn. Còn chúng ta ư? Chúng ta mỗi người trái lại ghánh lấy thói xấu ngã mạn từ vô thuỷ kiếp đến nay, đôi khi không có một chút hổ thẹn hay khiêm tốn. Học hiểu chưa được một mà lại cho là thực hành được mười. Lời nói và hành động luôn cống cao, ngã mạn, chỉ thấy lỗi của người mà không thấy lỗi của mình. Thường tự cho mình là hay, không chịu hạ thấp mình để tự soi xét lại. Hãy xem sự học vấn và sự thấy hiểu của các bậc cổ đức. Phẩm hạnh và sự hành trì của cá Ngài chiếu sáng xưa nay, được nhiều người mến phục, song các Ngài vẫn cứ ôm lòng hổ thẹn, nhún nhường hết mực. Vì vậy, ân đức của Ngài thấm nhuần mãi đến nay. Chúng ta mỗi người phải biết hổ thẹn ra nước mắt, thầm cảm sâu xa và xấu hổ tột bậc. Hết sức thành thật và bình thường trong sinh hoạt hằng ngày, tịnh xét và sửa lỗi lầm. Nên hổ thẹn và thành tâm sám hối, bỏ xuống tất cả thói xấu cống cao ngã mạn của chính mình mới xứng đáng là người học Phật chân chánh.

2. Giặc vô thường cuối cùng phải đến

Đại sư Thiện Đạo nói kệ rằng:

Tuổi già da gà, tóc bạc

Dáng đi lụ khụ khó khăn

Dầu cho vàng ngọc đầy nhà,

Khó khỏi suy, già, bệnh, chết

Dẫu ông ngàn thứ khoái lạc,

Vô thường trọn phải đến nơi.

Chỉ có lối tắt tu hành

Hằng niệm A-di-đà phật.

Chúng ta hãy mỗi ngày đang từng bước đi đến già suy, mỗi ngày đi gần đến hố thẳm chết chóc. Nhưng lại có được mấy người thể nhận mạng sống là vô thường? Hãy thật sự thấy rõ và buông xuống, bắt đầu gia sức thực hành! Sớm vì mình chuẩn bị cho việc lớn sinh tử không thể tránh khỏi. Vì thế, mỗi người nên có tâm hổ thẹn và hốt hoảng nghĩ đến vô thường. Đốc thúc chính mình gấp rút tu hành, khởi niềm tin chân thật phát nguyện tha thiết. Mong nương nhờ sức gia hộ của Phật, được rất nhanh chóng mà đơn giản, vững vàng nhưng rất nhiệm mầu là phương pháp trì danh hiệu Phật .Với một câu Nam mô A-di-đà Phật tròn đầy, thuần khiết, giản đơn mà chân thật. Đời này sẽ thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc ở phương Tây, sẽ sớm giải thoát sinh tử và chứng quả Phật.

3. Uốn nắn chính mình

Đại sư Ấn Quang dạy: ”Chỉ lo việc nhà mình, chớ lo việc nhà người. Nên xem việc tốt, không xem việc xấu. Coi tất cả mọi người là Bồ-tát, chỉ một mình ta là phàm phu”. Nên học tập chí khí xem người khác đều đúng, riêng ta không đúng; người khác đều tốt, riêng ta không tốt. Đem hết tinh lực và thời gian hao phí vào xem người khác đúng hay không đúng không bằng quay lại xét nơi mình. Dùng thời gian để quán chiếu lại chính mình, uốn nắn lời nói và hành động và cử chỉ của chính mình. Xem xét việc xét người khác đúng sai là vô ích, đối với mình có tổn giảm. Xem lại chính mình, tự mình có thể nhân đây xem lại lỗi lầm, đổi ác thay thiện. Người khác sẽ nhận thấy cảm được và dần dần chuyển hoá. Thấy người hiền nghĩ muốn bằng. Sự sai biệt và kết quả lúc này sẽ có chiều hướng tốt đẹp.

4. Một câu niệm Phật nhiếp hết tất cả

Đại sư Ngẫu Ích nói: ”Niệm danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật thuần thục, thì tất cả tinh hoa của Tam tạng kinh điển đều ở trong ấy. Một ngàn bảy trăm công án, các cơ quan hướng thượng cũng ở bên trong, ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Tam tụ tịnh giới cũng ở trong ấy”. Một danh hiệu Phật đầy đủ tất cả thiền, giáo, mật chú và tất cả phương pháp tu hành. Một danh hiệu Phật đầy đủ tất cả Giới, Định, Tuệ pháp môn Tịnh độ đích thực không thể nghĩ, không thể bàn!

5. Niệm Phật chính là thiền

Bạn nghĩ cần phải học thiền ư? Hãy niệm Phật đi! Vì trong kinh Đại Tập dạy chúng ta rằng: ”Niệm Phật chính là thiền vô thượng thậm thâm vi diệu”.

6. Niệm Phật chính là mật

Bạn nghĩ cần phải học mật tông ư? Hãy niệm Phật đi! Bởi một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật, sáu chữ hồng danh này nương vào Phạn văn chưa phiên dịch một chữ. Đó là mật chú đơn giản, chân thật nhất.

7. Niệm Phật chính là giáo

Bạn nghĩ cần phải học kinh giáo ư? Hãy niệm Phật đi! Vì niệm Phật chính là tụng hết thảy kinh. Một câu Nam mô A-di-đà Phật là tinh hoa cô đọng của ba tạng kinh điển.

8. Niệm Phật chính là Giới, Định, Tuệ

Giải thích và phát huy hết ý nghĩa của ba tạng kinh điển chẳng qua chỉ có ba chữ Giới, Định, Tuệ mà thôi. Nhưng một câu Nam mô A-di-đà Phật đầy đủ và viên mãn phước đức và trí tuệ. Nói hết tất cả lời tốt trong thiên hạ chẳng bằng không nói một lời mà chỉ thầm niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật. Làm hết tất cả việc tốt trong thiên hạ chẳng bằng không làm gì, chỉ chuyên niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật. Học hết tất cả học vấn của thế gian không bằng không biết một chữ, chuyên niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật.

9. Đại Bồ-tát Văn thù và Phổ Hiền đều niệm Phật.

Trong kinh Quán Phật Tam-muội, ngài Bồ-tát Văn-thù nói kệ rằng:

Nguyện tôi khi mạng chung,

Diệt hết các chướng ngại.

Đối diện Phật Di-đà,

Sinh về nước Cực Lạc.

Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện kinh Hoa Nghiêm, ngài Bồ-tát Phổ Hiền nói kệ:

Nguyện cho tôi khi sắp lâm chung

Trừ sạch tất cả các chướng ngại.

Mắt thấy rõ đức Phật Di-đà,

Tức được sinh về nước Cực Lạc.

Đến như những bậc đại Bồ-tát như Ngài Văn Thù, Phổ Hiền còn niệm Phật, nguyện cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Ngày nay không ít người coi thường việc niệm Phật phát nguyện vãng sinh. Thật đáng tiếc! Đáng thương thay! Bạn tự cho mình là hạng người gì? Đức Phật chỉ dạy, khuyên bảo chúng sinh sinh về cõi Cực Lạc Phương Tây, bạn lại không chịu nghe lời Phật dạy. Đem “giá trị Liên Thành” vô giá đổi một văn tiền có giá trị vứt bỏ bên đống rác. Đáng trách bạn không biết tốt hay xấu. Có mắt không tròng, nên nhìn không thấy Thái Sơn, nghiệp chướng quá nặng, phước báu lại mong manh!

(Giá trị liên thành: Thời chiến Quốc, vua nhà Tần muốn đem 15 Thành để đổi lấy viên ngọc họ Hoà nước Triệu. Sau này gọi phẩm vật quý trọng là giá trị Liên Thành).

10. Pháp môn đặc biệt

Đại sư Ấn Quang tán thán pháp môn Tịnh độ: ”Chín cõi chúng sinh lìa pháp môn này không thể viên thành quả Phật, mười phương chư Phật bỏ pháp môn này dưới không thể lợi khắp các hạng chúng sinh”. Niệm Phật là pháp môn đặc biệt. Đức Phật một đời chỉ dạy, căn cơ thượng, trung và hạ đều được lợi ích. Tất cả chúng sinh trong pháp giới đều nên tu tập. Trên đến Bồ-tát Đẳng Giác, dưới đến kẻ buôn bán nhỏ, hạng đầy tớ thấp hèn, chỉ cần chịu niệm Phật đều giống như nhau; thừa cơ nương vào sức Phật cứu độ, chót vót vượt phàm vào Thánh thoát khỏi sinh tử. Niệm Phật là pháp môn vô thượng, rất cao siêu, huyền diệu không thể nghĩ bàn, chỉ trong một đời là thành tựu.

11. Bình thường rất cao, thành thật rất diệu

Tâm bình thường thì đạo càng cao, lòng thành thật thì pháp phật mầu nhiệm. Pháp môn tu hành cao siêu, mầu nhiệm chính là giữ tâm rất bình thường. Tu hành và học vấn sâu xa chính là hết lòng thành thật. Một câu Nam mô A-di-đà Phật rất bình thường nhưng rất cao siêu và mầu nhiệm. Một câu Nam mô A-di-đà Phật rất thành thật nhưng rất sâu xa. Chúng ta có thể giữ tâm như ngu, nhưng bình thường và thành thật, thường niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật. Từ thuỷ đến chung, vĩnh viễn không thay đổi, chính là hạng người bậc nhất trong số người tu tập Phật pháp.

12. Lấy thân làm phép tắc

Dùng lời nói để người tuân theo rất khó, nhưng dùng thân giáo để người tuân theo thì rất dễ. Vì thế, người học Phật nghĩ muốn hoằng dương Phật pháp để được tư lợi và lợi tha, phương thức đơn giản chính là lấy thân làm phép tắc. Trong sinh hoạt phải luôn nghiêm chỉnh, lúc tu hành phải trang nghiêm, suy nghĩ phải chín chắn. Trong cuộc sống phải giữ tâm khiêm nhường, từ tốn tiếp đãi người. Giữ hạnh không sát sinh, luôn ăn chay và chuộc mạng phóng sinh. Tâm thành thật niệm Phật cầu sinh Cực Lạc, khiến cho người cùng làng, cùng phố cảm lây đến sự lợi ích của việc học Phật. Tâm luôn vui vẻ cùng nương tựa học Phật và được thấm nhuần ân Phật . Đây chính là sự hoằng pháp rất tốt có hiệu quả cao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2012(Xem: 6272)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 35242)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6636)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/05/2012(Xem: 4311)
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại. Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người: 1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn. 2) Phát triển khả năng của con người.
10/05/2012(Xem: 4227)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
10/04/2012(Xem: 4739)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
26/03/2012(Xem: 5801)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
19/03/2012(Xem: 7717)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 52989)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 1220)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]