Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 17: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7128)
Chương 17: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XVII

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Hạng phàm phu thấp kém

Đại sư Liên Trì tự xưng mình là hạng phàm phu thấp kém. Đại sư Ấn Quang tự xưng Tăng cơm cháo là do các Ngài thường ôm lòng hổ thẹn. Còn chúng ta ư? Chúng ta mỗi người trái lại ghánh lấy thói xấu ngã mạn từ vô thuỷ kiếp đến nay, đôi khi không có một chút hổ thẹn hay khiêm tốn. Học hiểu chưa được một mà lại cho là thực hành được mười. Lời nói và hành động luôn cống cao, ngã mạn, chỉ thấy lỗi của người mà không thấy lỗi của mình. Thường tự cho mình là hay, không chịu hạ thấp mình để tự soi xét lại. Hãy xem sự học vấn và sự thấy hiểu của các bậc cổ đức. Phẩm hạnh và sự hành trì của cá Ngài chiếu sáng xưa nay, được nhiều người mến phục, song các Ngài vẫn cứ ôm lòng hổ thẹn, nhún nhường hết mực. Vì vậy, ân đức của Ngài thấm nhuần mãi đến nay. Chúng ta mỗi người phải biết hổ thẹn ra nước mắt, thầm cảm sâu xa và xấu hổ tột bậc. Hết sức thành thật và bình thường trong sinh hoạt hằng ngày, tịnh xét và sửa lỗi lầm. Nên hổ thẹn và thành tâm sám hối, bỏ xuống tất cả thói xấu cống cao ngã mạn của chính mình mới xứng đáng là người học Phật chân chánh.

2. Giặc vô thường cuối cùng phải đến

Đại sư Thiện Đạo nói kệ rằng:

Tuổi già da gà, tóc bạc

Dáng đi lụ khụ khó khăn

Dầu cho vàng ngọc đầy nhà,

Khó khỏi suy, già, bệnh, chết

Dẫu ông ngàn thứ khoái lạc,

Vô thường trọn phải đến nơi.

Chỉ có lối tắt tu hành

Hằng niệm A-di-đà phật.

Chúng ta hãy mỗi ngày đang từng bước đi đến già suy, mỗi ngày đi gần đến hố thẳm chết chóc. Nhưng lại có được mấy người thể nhận mạng sống là vô thường? Hãy thật sự thấy rõ và buông xuống, bắt đầu gia sức thực hành! Sớm vì mình chuẩn bị cho việc lớn sinh tử không thể tránh khỏi. Vì thế, mỗi người nên có tâm hổ thẹn và hốt hoảng nghĩ đến vô thường. Đốc thúc chính mình gấp rút tu hành, khởi niềm tin chân thật phát nguyện tha thiết. Mong nương nhờ sức gia hộ của Phật, được rất nhanh chóng mà đơn giản, vững vàng nhưng rất nhiệm mầu là phương pháp trì danh hiệu Phật .Với một câu Nam mô A-di-đà Phật tròn đầy, thuần khiết, giản đơn mà chân thật. Đời này sẽ thành tựu hạnh nguyện vãng sinh Cực Lạc ở phương Tây, sẽ sớm giải thoát sinh tử và chứng quả Phật.

3. Uốn nắn chính mình

Đại sư Ấn Quang dạy: ”Chỉ lo việc nhà mình, chớ lo việc nhà người. Nên xem việc tốt, không xem việc xấu. Coi tất cả mọi người là Bồ-tát, chỉ một mình ta là phàm phu”. Nên học tập chí khí xem người khác đều đúng, riêng ta không đúng; người khác đều tốt, riêng ta không tốt. Đem hết tinh lực và thời gian hao phí vào xem người khác đúng hay không đúng không bằng quay lại xét nơi mình. Dùng thời gian để quán chiếu lại chính mình, uốn nắn lời nói và hành động và cử chỉ của chính mình. Xem xét việc xét người khác đúng sai là vô ích, đối với mình có tổn giảm. Xem lại chính mình, tự mình có thể nhân đây xem lại lỗi lầm, đổi ác thay thiện. Người khác sẽ nhận thấy cảm được và dần dần chuyển hoá. Thấy người hiền nghĩ muốn bằng. Sự sai biệt và kết quả lúc này sẽ có chiều hướng tốt đẹp.

4. Một câu niệm Phật nhiếp hết tất cả

Đại sư Ngẫu Ích nói: ”Niệm danh hiệu Nam mô A-di-đà Phật thuần thục, thì tất cả tinh hoa của Tam tạng kinh điển đều ở trong ấy. Một ngàn bảy trăm công án, các cơ quan hướng thượng cũng ở bên trong, ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Tam tụ tịnh giới cũng ở trong ấy”. Một danh hiệu Phật đầy đủ tất cả thiền, giáo, mật chú và tất cả phương pháp tu hành. Một danh hiệu Phật đầy đủ tất cả Giới, Định, Tuệ pháp môn Tịnh độ đích thực không thể nghĩ, không thể bàn!

5. Niệm Phật chính là thiền

Bạn nghĩ cần phải học thiền ư? Hãy niệm Phật đi! Vì trong kinh Đại Tập dạy chúng ta rằng: ”Niệm Phật chính là thiền vô thượng thậm thâm vi diệu”.

6. Niệm Phật chính là mật

Bạn nghĩ cần phải học mật tông ư? Hãy niệm Phật đi! Bởi một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật, sáu chữ hồng danh này nương vào Phạn văn chưa phiên dịch một chữ. Đó là mật chú đơn giản, chân thật nhất.

7. Niệm Phật chính là giáo

Bạn nghĩ cần phải học kinh giáo ư? Hãy niệm Phật đi! Vì niệm Phật chính là tụng hết thảy kinh. Một câu Nam mô A-di-đà Phật là tinh hoa cô đọng của ba tạng kinh điển.

8. Niệm Phật chính là Giới, Định, Tuệ

Giải thích và phát huy hết ý nghĩa của ba tạng kinh điển chẳng qua chỉ có ba chữ Giới, Định, Tuệ mà thôi. Nhưng một câu Nam mô A-di-đà Phật đầy đủ và viên mãn phước đức và trí tuệ. Nói hết tất cả lời tốt trong thiên hạ chẳng bằng không nói một lời mà chỉ thầm niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật. Làm hết tất cả việc tốt trong thiên hạ chẳng bằng không làm gì, chỉ chuyên niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật. Học hết tất cả học vấn của thế gian không bằng không biết một chữ, chuyên niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật.

9. Đại Bồ-tát Văn thù và Phổ Hiền đều niệm Phật.

Trong kinh Quán Phật Tam-muội, ngài Bồ-tát Văn-thù nói kệ rằng:

Nguyện tôi khi mạng chung,

Diệt hết các chướng ngại.

Đối diện Phật Di-đà,

Sinh về nước Cực Lạc.

Trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện kinh Hoa Nghiêm, ngài Bồ-tát Phổ Hiền nói kệ:

Nguyện cho tôi khi sắp lâm chung

Trừ sạch tất cả các chướng ngại.

Mắt thấy rõ đức Phật Di-đà,

Tức được sinh về nước Cực Lạc.

Đến như những bậc đại Bồ-tát như Ngài Văn Thù, Phổ Hiền còn niệm Phật, nguyện cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Ngày nay không ít người coi thường việc niệm Phật phát nguyện vãng sinh. Thật đáng tiếc! Đáng thương thay! Bạn tự cho mình là hạng người gì? Đức Phật chỉ dạy, khuyên bảo chúng sinh sinh về cõi Cực Lạc Phương Tây, bạn lại không chịu nghe lời Phật dạy. Đem “giá trị Liên Thành” vô giá đổi một văn tiền có giá trị vứt bỏ bên đống rác. Đáng trách bạn không biết tốt hay xấu. Có mắt không tròng, nên nhìn không thấy Thái Sơn, nghiệp chướng quá nặng, phước báu lại mong manh!

(Giá trị liên thành: Thời chiến Quốc, vua nhà Tần muốn đem 15 Thành để đổi lấy viên ngọc họ Hoà nước Triệu. Sau này gọi phẩm vật quý trọng là giá trị Liên Thành).

10. Pháp môn đặc biệt

Đại sư Ấn Quang tán thán pháp môn Tịnh độ: ”Chín cõi chúng sinh lìa pháp môn này không thể viên thành quả Phật, mười phương chư Phật bỏ pháp môn này dưới không thể lợi khắp các hạng chúng sinh”. Niệm Phật là pháp môn đặc biệt. Đức Phật một đời chỉ dạy, căn cơ thượng, trung và hạ đều được lợi ích. Tất cả chúng sinh trong pháp giới đều nên tu tập. Trên đến Bồ-tát Đẳng Giác, dưới đến kẻ buôn bán nhỏ, hạng đầy tớ thấp hèn, chỉ cần chịu niệm Phật đều giống như nhau; thừa cơ nương vào sức Phật cứu độ, chót vót vượt phàm vào Thánh thoát khỏi sinh tử. Niệm Phật là pháp môn vô thượng, rất cao siêu, huyền diệu không thể nghĩ bàn, chỉ trong một đời là thành tựu.

11. Bình thường rất cao, thành thật rất diệu

Tâm bình thường thì đạo càng cao, lòng thành thật thì pháp phật mầu nhiệm. Pháp môn tu hành cao siêu, mầu nhiệm chính là giữ tâm rất bình thường. Tu hành và học vấn sâu xa chính là hết lòng thành thật. Một câu Nam mô A-di-đà Phật rất bình thường nhưng rất cao siêu và mầu nhiệm. Một câu Nam mô A-di-đà Phật rất thành thật nhưng rất sâu xa. Chúng ta có thể giữ tâm như ngu, nhưng bình thường và thành thật, thường niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật. Từ thuỷ đến chung, vĩnh viễn không thay đổi, chính là hạng người bậc nhất trong số người tu tập Phật pháp.

12. Lấy thân làm phép tắc

Dùng lời nói để người tuân theo rất khó, nhưng dùng thân giáo để người tuân theo thì rất dễ. Vì thế, người học Phật nghĩ muốn hoằng dương Phật pháp để được tư lợi và lợi tha, phương thức đơn giản chính là lấy thân làm phép tắc. Trong sinh hoạt phải luôn nghiêm chỉnh, lúc tu hành phải trang nghiêm, suy nghĩ phải chín chắn. Trong cuộc sống phải giữ tâm khiêm nhường, từ tốn tiếp đãi người. Giữ hạnh không sát sinh, luôn ăn chay và chuộc mạng phóng sinh. Tâm thành thật niệm Phật cầu sinh Cực Lạc, khiến cho người cùng làng, cùng phố cảm lây đến sự lợi ích của việc học Phật. Tâm luôn vui vẻ cùng nương tựa học Phật và được thấm nhuần ân Phật . Đây chính là sự hoằng pháp rất tốt có hiệu quả cao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2014(Xem: 12005)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 30330)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
06/03/2014(Xem: 8622)
So với cấp “Phát tâm tín thành tựu” thì sự phát tâm của Bồ Tát Giải Hạnh nầy được minh thị bằng hai chữ “CHUYỄN THẮNG”. Nghĩa là chuyễn biến và thù thắng hơn trước. Luận viết: “Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát nầy từ sơ phát tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh chân như, tu phép Ly tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuận mà tu hành bố thí ba la mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuận mà tu hành trì giới ba la mật. Vì biế
20/02/2014(Xem: 12538)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 20182)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 8586)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
10/02/2014(Xem: 8748)
Tứ vô lượng tâm là bốn tâm vô biên, vô lượng, không có ngần mé, bao trùm tất cả chúng sanh. Tứ vô lượng tâm còn được gọi là bốn phạm trú (1) vì khi tu tập thành tựu
30/01/2014(Xem: 11808)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
25/12/2013(Xem: 6933)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
20/12/2013(Xem: 37284)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]