Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 15: Liên Trì Cảnh Sách

25/04/201116:08(Xem: 7572)
Chương 15: Liên Trì Cảnh Sách

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hóa Saigon 2007

Chương XV

LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH

1. Niệm Phật được qua sinh tử

Kinh đại Tập nói rằng: ”Thời mạt pháp, ức vạn người tu hành, hiếm có một người được đạo. Chỉ nương pháp môn niệm Phật, được qua biển sinh tử”. Chúng ta học Phật phải biết tha thiết thể nhận. Tu hành vào thời mạt pháp này, muốn giải thoát sinh tử, nếu không tu pháp môn niệm Phật thì tất cả các pháp môn khác tuyệt đối không thể thành tựu. Rất mong mọi người đều có thể buông bỏ vọng tâm, thành thật chấp trì danh hiệu Phật. Nhất tâm niệm Phật mới thật sự đời này làm xong việc sinh tử, thoát khỏi vòng luân hồi.

2. Niệm Phật càng về sau càng quan trọng

Thời mạt pháp tương lai sẽ đến đoạn cuối cùng. Pháp môn niệm Phật nhất định càng về sau càng quan trọng. Chúng sinh đời vị lai phước báu mỏng dần, nghiệp chướng nặng thêm. Như ngày này một bộ kinh điển quý báu, để mặc cho hư hết, không xem tới. Có thể đến cuối cùng, Phật giáo tại thế gian còn lưu truyền một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Chúng sinh đã quá đau khổ, nương tựa một câu Phật hiệu là nương tựa vào sức thệ nguyện đại từ đại bi của Phật A-di-đà. Chỉ cần đơn giản chấp trì danh hiệu Phật, tin và nguyện vãng sinh, liền có thể nương nhờ sức Phật cứu vớt thoát khỏi biển khổ sinh tử. Như đây có thể thấy một câu Nam mô A-di-đà Phật thật tinh hoa vô cùng trong Tam tạng kinh điển của Phật giáo.

3. Mạng sống có hạn

Mạng sống có hạn. Chúng ta không thể có nhiều thời giờ bỏ phí. Người học Phật không thể lưng chừng lưỡng lự. Có lúc thấy cần tham thiền học mật chú, có lúc thấy cần đi sâu vào kinh giáo. Cần phải chân thật niệm Phật, dùng một pháp môn để thể nhập trí tuệ. Khéo léo nơi pháp môn niệm Phật mà hạ thủ công phu. Niệm thuần thục rồi, Tam tạng kinh điển bao hàm ở trong ấy. Thật ra, tất cả pháp môn thiền, mật hay luật đều thu nhiếp trong một câu Nam mô A-di-đà Phật. Thành tâm niệm Phật thì tất cả sự lợi ích đều có thể đạt được. Không thành tâm, đời này chỉ là kết duyên với Phật pháp mà thôi. Nói đến giải thoát sinh tử không có một chút tư cách.

4. Biển bổn nguyện của Phật Di-đà

Đại sư Thiện Đạo nói rằng: ”Nguyên nhân đức Phật xuất hiện ở đời, chỉ nói bổn nguyện của Phật Di-đà” Đức Phật Thích-ca Mâu-ni vì thế thị hiện nơi cõi Ta-bà Ngũ trược này, chính là dạy bảo chúng sinh đang đau khổ niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật.

5. Thành thật

Thành thật là bí quyết mà người học Phật vào thời mạt pháp phải ghi nhớ trong tâm. Chúng ta nên nương vào một vị thiện tri thức chân chính, chỉ còn trong sinh hoạt hàng ngày phải thành thật niệm Phật, trì giới và sửa đổi thói quen xấu. Tất cả phải thành thật làm hết bổn phận. Trong tất cả việc tu hành, phải hết lòng thành thật làm hết bổn phận. Trong tất cả việc tu hành phải hết lòng thành thật, không nên nói huyền nói diệu, không vì danh lợi. Chỉ một lòng thành thật khởi niệm tin sâu, phát nguyện tha thiết cầu sinh về thế giới Cực Lạc. Học Phật như đây rất dễ thành tựu.

6. Thành thật niệm Phật

Đại sư Liên Trì là bậc Tổ sư đời thứ nhất của tông Tịnh độ vào đời nhà Minh. Trước khi vãng sinh Cực Lạc đại chúng cầu thỉnh để lại lời di chúc. Đại sư dạy rằng ”Thành thật niệm Phật”. Tổ sư một đời tu hành chỉ để lại bốn chữ đơn giản, nhưng bốn chữ ấy đã nhiếp tất cả cương lĩnh của người tu hành thật sự bên trong. Vào thời mạt pháp, ma mạnh pháp yếu, chúng tà đầy dẫy. Chúng ta chỉ cần nắm chắc bốn chữ “thành thật niệm Phật” này làm nguyên tắc cho việc tu hành thì không bị tất cả tà ma ngăn trở, mê hoặc điên đảo.

7. Đệ tử Phật chân chánh

Tất cả việc tu hành không nên xa rời pháp niệm Phật, tất cả sự hành trì không nên trái với sự thành thật. Không niệm Phật, tu hành không thể thành tựu; không thành thật, tu hành không thể được đắc lực. Nhớ kỹ lời giáo huấn để lại của Đại sư Liên Trì; “Thành thật niệm Phật”. Chúng ta chỉ có thành thật trì danh hiệu Phật mới đúng là đệ tử chân chánh của Ngài.

8. Học Phật chân chánh

Nếu chúng ta đã chân chánh học Phật thì càng học càng đạt đến chỗ đơn giản và thuần thục, càng học nhất định càng khiêm tốn và luôn biết hổ thẹn. Đơn giản và thuần thục đến mức trong sinh hoạt chỉ là một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật tràn ngập trong tâm; tâm khiêm tốn đến lúc chỉ thấy tất cả mọi người đều là Bồ-tát, duy chỉ có mình ta là phàm phu. Lòng hổ thẹn nên tất cả việc tốt chỉ hướng cho người khác, nếu có việc xấu, lỗi lầm mình nhận lấy hết. Người có tâm lượng cao cả này trên đường học Phật sẽ đạt được thành tựu chân chánh.

9. Đối tượng của học tập

Đối tượng của chúng ta cần học tập chẳng phải là bậc đại pháp sư tiếng tăm đồn xa được vạn người yêu mến, cũng chẳng phải nhà đại thông gia có học vấn sâu rộng mà chính là hạng thường dân. Hạng thường dân này bản chất thật thà, trong sinh hoạt luôn nhất tâm niệm Phật, ngoài ra tất cả đều chẳng lo nghĩ. Giữ bổn phận như người ngu khở khạo. Như đây mới có thể thầm khế hợp với chỗ huyền diệu của đạo, chân chánh đạt đến chỗ lợi ích thật của Phật pháp.

10. Thật thà là quý, bình thường là phước

Hãy xem người chân chánh được vãng sanh đều là những người thật thà. Người không thật thà ở đời có thể kiếm được tiếng khen trống rỗng và danh dự suông, cuối cùng phần vãng sinh Cực Lạc thì lại càng ít. Vì thế thật thà và bình thường là phước báu. Người có thể hết sức thật thà và bình thường niệm danh hiệu Phật chính là người học Phật hạng nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2010(Xem: 17740)
Đây không phải là một sáng tác. Tài liệu nhỏ này chỉ trích soạn những lời hay ý đẹp trong các bài giảng của chư Tôn Đức, sách báo của Phật giáo đã xuất bản từ trước đến nay, hệ thống lại thành một bài giảng chuyên đề. Công việc của chúng tôi là lượm lặt những bông hoa thơm đẹp để kết thành một tràng hoa đẹp. Phổ biến tập tài liệu này, ước mong nó sẽ cung cấp một vài kiến thức cần thiết cho quý vị “Tân Giảng Sư” và cũng là tài liệu nghiên cứu cho những người học Phật sơ cơ.
18/10/2010(Xem: 4263)
Tuy đức Phật không đề cập nhiều về chính trị, Ngài chỉ thuần chỉ dạy cho hàng đệ tử tu tập con đường giải thoát nhưng tất cả lời dạy của ngài đều vì lợi ích cho chư thiên và loài người.
12/10/2010(Xem: 14205)
Thật là một ích lợi lớn khi có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thức tích cực và khá quân bình. Chúng ta hoàn toàn có lợi khi quen với một tâm thái đúng đắn, nhưng thói quen nhường bước cho những xúc động xung đột như giận dữ dựng lên những chướng ngại có tầm cỡ. Tuy nhiên, có thể vượt khỏi chúng. Chúng ta đạt đến đó bằng cách chánh niệm nhận ra mỗi một phiền não này ngay khi chúng biểu lộ và chữa lành nó tức thì. Khi người ta nắm lấy mọi cơ hội để thực tập như vậy, những phiền não thôi ngự trị chúng ta trong vòng vài năm. Về lâu về dài, ngay người dễ nổi giận nhất cũng đạt được sự gìn giữ tính bình thản.
11/10/2010(Xem: 6168)
Sự tạo nghiệp của ý thức phát xuất từ nhiều nguyên nhân, có thể là do sự phán đoán sai lầm của ý thức trong trường hợp phi lượng (sự nhận xét sai về đối tượng) mà tạo ra nghiệp. Cũng có thể là do bản ngã chấp trước, là nguyên nhân dẫn dắt Ý thức đến chỗ sai lầm mà tạo ra nghiệp, cũng có thể là do những chủng tử bất thiện trong thức thứ tám phát khởi ra hiện hành mà tạo ra nghiệp v.v...
11/10/2010(Xem: 1107)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
08/10/2010(Xem: 4647)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 4194)
Có thể nói không ngoa rằng lịch sử Phật giáo được khởi đi từ một giấc mơ, đó là giấc mơ “con voi trắng sáu ngà” nổi tiếng của Hoàng hậu Ma Gia. Giấc mơ này đã được ghi lại trong rất nhiều các kinh sách Phật giáo như Phổ Diệu Kinh (Lalitvistara), Phật Bản Hạnh Tập Kinh (Abiniskramanasutra), Phật Sở Hành Tán (Buddhacarita), Đại Sự (Mahavastu) và đặc biệt là trong bộ Nhân Duyên Truyện (Nidana Katha) được coi như là bộ tiểu sử chính thức về cuộc đời Đức Phật theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy
18/09/2010(Xem: 4628)
Khi mỗi cá nhân có cái nhìn chánh tri kiến trong vấn đề giới tính, ắt hẳn họ sẽ xây dựng một gia đình tốt đẹp. Mỗi gia đình đều có một đời sống như vậy sẽ góp phần thiết lập đời sống hạnh phúc cho toàn xã hội, cho mỗi quốc gia dân tộc.
10/09/2010(Xem: 59816)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 5064)
Thế giới có thể vượt qua cực điểm của nó rất nhanh trong tương lai gần đây và đi ngang qua điều không thể tránh những sự tác động to lớn trong tương lai lên loài người và những sự sống khác trên hành tinh. Ai sẽ chịu trách nhiệm thực sự hay trách nhiệm đạo đức? Những nhà khoa học? Phương tiện truyền thông? Những sự quan tâm đặc biệt? Những nhà chính trị? Công luận ngày nay? Con cái hay cháu chắt chúng ta? Ai sẽ phải trả giá này?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]