Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 16: Ngoại tình và ly dị

06/03/201118:30(Xem: 4895)
Chương 16: Ngoại tình và ly dị

NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG 16: NGOẠI TÌNH VÀ LY DỊ

Trong tất cả những xứ theo chế độ một vợ một chồng thì sự ngoại tình là việc vẫn thường xảy ra. Sự giải thích căn bản của hiện tượng này có lẽ là vì lý do sinh lý. Nhưng trong những nguyên nhân của vấn đề ngoại tình, ngoài yếu tố sinh lý lẽ tất nhiên còn có những yếu tố xã hội và tâm lý nữa.

Nhưng nếu người ta áp dụng thuyết luân hồi thì thật là một điều lý thú để tìm hiểu xem sự ngoại tình có thể là do nhân quả hay không? Những tập hồ sơ Cayce có ghi chép ba trường hợp đáng kể mà sự ngoại tình dường như do nhân quả gây nên.

Trường hợp thứ nhất là của một thiếu phụ có hai con mà người chồng đã ngoại tình với một người đàn bà khác trong tám năm. Người vợ chỉ biết được việc ấy trong hai năm sau cùng.

Trong cuộc soi kiếp, nàng hỏi tại sao phải chịu đựng một sự phụ bạc đau đớn như thế? Câu trả lời là:

– Đó là vì trong kiếp trước chính bà đã ngoại tình với một người đàn ông khác.

Trường hợp thứ hai là của một thiếu phụ đã phản bội chồng một cách trắng trợn trong kiếp trước, dưới vương triều nước Pháp. Hiện nay nàng đã có những hành vi tương tự với người chồng nàng bây giờ, và người này lại chính là tình nhân của nàng trong kiếp trước.

Trường hợp thứ ba là của một người đàn bà mà người chồng trong năm đầu tiên sau khi thành hôn đã bắt đầu chè chén say sưa và chơi bời đàng điếm. Có nhiều lần anh ta đưa cả một người đàn bà khác về nhà. Người vợ vẫn trung thành và sống chung với chồng, khi chồng nàng không đem tình nhân về nhà. Rốt cuộc nàng lại mắc phải bệnh phong tình do người chồng lây sang.

Cuộc soi kiếp truy nguyên cái thảm trạng của người đàn bà này ở kiếp trước. Trong kiếp đó, nàng là đứa con hoang của một một thủy thủ Mỹ và một người đàn bà Nhật. Có lẽ sự kiện này gây cho nàng cái ý niệm rằng nàng là một kẻ ngoài vòng pháp luật. Khi lớn lên, nàng tự buông thả theo một cuộc đời chơi bời trụy lạc. Không bao lâu, nàng dã gieo rắc bệnh phong tình cho nhiều người đàn ông khác. Cuộc soi kiếp nói:

– Bởi những nghiệp xấu gây ra đã đem lại quả báo cho đương sự trong kiếp này.

Nói tóm lại, những trường hợp kể trên dường như chỉ ra rằng sự phản bội của một người chồng hay người vợ có thể là do nhân quả gây nên. Nhưng những thí dụ đó không phải để chứng minh rằng tất cả mọi trường hợp ngoại tình đều là do quả báo. Việc một người phản bội vợ có thể do quả báo mà người vợ ấy phải chịu vì cô ta đã phản bội một người khác trong kiếp trước; nhưng dầu sao thì sự ngoại tình của người chồng cũng có thể do những khiếm khuyết trong tâm tính của người vợ.

Sự ngoại tình rất có thể chỉ là một phản ứng nhất thời đối với một tình trạng hiện tại. Muốn biết xem một trường hợp ngoại tình có phải là do nhân quả hay không, nếu ta không có thần nhãn để nhìn xem quá khứ, thì ta cần phải xét cả những yếu tố lỗi lầm hay khuyết điểm của người vợ hay người chồng trong hiện tại, có thể là nguyên nhân làm cho đương sự đi tìm nguồn an ủi ở một người tình nhân khác.

Theo luật nhân quả, nếu một người đã ngoại tình trong quá khứ thì phải chịu quả báo tương ứng trong hiện tại. Nhưng vì muốn giúp mọi người phát triển những đức tánh trung thành và tình thương đối với kẻ khác nên trong những cuộc soi kiếp ông Cayce thường khuyên không nên ly dị. Nếu một cuộc hôn nhân đau khổ là quả báo do những lỗi lầm trong quá khứ, thì sự đoạn tuyệt và trốn tránh cũng không có ích gì, vì sớm muộn gì người ấy cũng phải trả xong món nợ đó mà thôi. Vì thế, giải pháp tốt hơn là phải tự mình rèn luyện một sức mạnh tinh thần cần thiết để đối phó và vượt qua được nghịch cảnh đó.

Tuy nhiên, những cuộc soi kiếp cũng không ngăn cấm sự ly dị một cách tuyệt đối, mà có nhiều trường hợp lại tán thành quyết định này. Những tiêu chuẩn để xét đoán xem một trường hợp ly dị là nên hay không nên, dường như có hai loại, đó là bổn phận đối với những đứa con và bổn phận giữa hai vợ chồng.

Những trường hợp mà ông Cayce khuyên nên ly dị một cách rõ rệt thường là những trường hợp mà hai vợ chồng không có con. Hoặc nếu có, thì đó là những trường hợp mà sự ly dị sẽ có lợi cho những đứa con; hay là những trường hợp mà một trong hai vợ chồng không đối phó nổi với hoàn cảnh và lôi cuốn cả người kia xuống vực sâu.

Trường hợp điển hình là của một người đàn bà ở tiểu bang New Jersey, bốn mươi chín tuổi, không có con và trong hôn nhân không có hạnh phúc. Cuộc soi kiếp khuyên nàng nên ly dị chồng và nên dùng khả năng của mình để đi dạy học.

Cuộc soi kiếp nói:

– Hôn nhân là một việc tốt, đó là một đời sống tự nhiên cho mọi người trên thế gian. Nhưng khi đời sống giữa vợ chồng thiếu sự hòa hợp đến nỗi làm ngăn trở sự thực hiện những mục đích căn bản của cuộc đời, và nếu sự bất hòa ấy quá rõ rệt, không thể sửa đổi được nữa, thì tốt hơn là hai người nên chia tay nhau.

Một thí dụ trái ngược hẳn với thí dụ trên là trường hợp của một người đàn bà lớn hơn chồng đến hai mươi tuổi. Giữa hai người có một sự bất hòa rất lớn; người chồng say sưa chè chén quá độ, đánh đập vợ con và có một cách cư xử rất thô bỉ. Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce không nói đến vấn đề quả báo trong trường hợp này, nhưng không khuyên hai người ly dị. Ông nói:

– Giữa hai người đã xảy ra những xung đột và bất đồng ý kiến. Hai người đừng tìm cách tránh xa nhau mà hãy có một thái độ thản nhiên, ôn hòa với nhau. Đừng để ý quá nhiều đến những sự khinh rẻ hay trách móc, giận hờn; mà hãy biết rằng thật ra bà chỉ đang gặt hái những gì bà đã gieo. Vậy bà hãy cố gắng săn sóc giúp đỡ chồng trong mọi trường hợp và làm cho người chồng tất cả những gì mà bà muốn rằng chồng bà sẽ làm cho bà...

Người ta có thể nghĩ rằng trong trường hợp này, sự gắn bó giữa hai người có lẽ là một món nợ quả báo cần phải trả.

Vì không có đủ bằng chứng soi xét bằng thần nhãn về những sự việc xảy ra trong các kiếp trước, người ta phải thừa nhận rằng thật không dễ gì mà biết được những trường hợp nào là nên đoạn tuyệt và ly dị. Tuy nhiên, sự chấp nhận những khó khăn, trắc trở trong đời sống vợ chồng với một tinh thần hy sinh và chấp nhận những đắng cay, thử thách thường là cơ hội để tu dưỡng và phát triển nhiều đức tính. Xét vì người bạn trăm năm đến với ta do những sợi dây nhân duyên đã có từ trước, không phải do sự ngẫu nhiên tình cờ, nên dầu cho hôn nhân có là một hoàn cảnh khó khăn trắc trở, ta vẫn nên xem đó như một cơ hội để tu dưỡng bằng sự hy sinh quên mình và hành động vị tha. Từ nhận thức đó thì sự ly dị dường như bao giờ cũng là một quyết định thiếu sót.

Trái lại nếu chúng ta cho rằng không ai có quyền cưỡng ép bất cứ một người nào sống trong sự giam hãm trói buộc, là nguồn gốc của mọi sự xung đột, bất hòa và trái hẳn với tâm tình tánh chất của người ấy;, thì chúng ta sẽ tán thành sự ly dị như một biện pháp hợp lý và lành mạnh, cũng như ta hủy bỏ một bản hợp đồng hay khế ước không có lợi chẳng hạn.

Trong cả hai trường hợp, mỗi bên đều có sự cực đoan của nó và chắc chắn sẽ không thích hợp với một số trường hợp. Như thế, tốt nhất là chúng ta nên trở về với sự quân bình, phán xét mọi việc một cách hoàn toàn khách quan và tuân theo cái luật lệ vàng của con đường trung đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2011(Xem: 4877)
Chúng ta có thói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
13/07/2011(Xem: 5569)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
10/07/2011(Xem: 4246)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
12/06/2011(Xem: 4762)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
30/05/2011(Xem: 18682)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 5791)
From the 6th to 16th of June 2007, His Holiness the Dalai Lama will visit Australia. This is his fifth trip here to teach the Buddha-Dharma. Everyone here is anxiously waiting for His arrival. His first four visits occurred in 1982, 1992, 1996 and 2002. In 2002, there were approximately 110,000 people (from cities like Geelong, Melbourne, Sydney and Canberra) who came to listen to his preaching, in order to change and develop their spiritual lives. It can be said that His Holiness the Dalai Lama is the greatest Buddhist preacher in the modern age and has written many books on Buddhism, These have attracted many western readers to read about Buddhism.
12/05/2011(Xem: 5876)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 4767)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
25/04/2011(Xem: 10601)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
20/03/2011(Xem: 4040)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567