Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Vài suy nghĩ về luật nhân quả

06/03/201118:30(Xem: 6788)
Chương 6: Vài suy nghĩ về luật nhân quả

NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG 6: VÀI SUY NGHĨ VỀ LUẬT NHÂN QUẢ

Những tập hồ sơ của ông Cayce trình bày cho ta thấy biết bao nhiêu những sự đau khổ của người đời, có thể phân tách ra thành nhiều loại, đau khổ bệnh tật về thể xác lẫn tinh thần. Những hồ sơ đó làm nổi bật những khía cạnh báo ứng của luật nhân quả, bởi vì những người đến nhờ ông Cayce giúp đỡ, trước hết thường là những người đau khổ vì bệnh tật.

Một người đầy đủ sức khỏe không có lý do tìm đến bác sĩ; và một người sung sướng ít khi thấy cần phải tìm hiểu về mục đích rốt ráo và ý nghĩa của cuộc đời. Chính vì thế mà phần lớn những cuộc quan sát bằng thần nhãn của ông Cayce được thực hiện cho những người đang chịu đau khổ vì những bệnh tật khó khăn, hoặc có khi là những sự đau khổ tinh thần rất lớn mà không có một vị y sĩ, một nhà tâm lý, hay một vị mục sư nào có thể tìm ra cách giải quyết.

Nhưng những cuộc soi kiếp của ông Cayce cũng cho thấy giá trị của sự đau khổ trên phương diện luân lý và tinh thần. Nhờ thấy rõ nguyên nhân sự đau khổ nên nó không còn là một điều khủng khiếp và đáng sợ đối với chúng ta. Trái lại, những cuộc soi kiếp đó đã khuyến khích, an ủi, giúp nguồn cảm hứng và xoa dịu những tâm hồn đau khổ một cách sâu sắc. Người ta không còn khao khát tránh né đau khổ, mà hiểu được rằng đó là những kết quả tất nhiên phải chịu đựng do những việc làm xấu ác của chính mình trong quá khứ. Và điều đó ngay lập tức làm thay đổi quan niệm ứng xử cũng như tâm tính, nhân cách của họ để hướng đến sự hiền thiện.

Tuy nhiên, những tập hồ sơ Cayce không phải chỉ gồm có những trường hợp chữa bệnh và giúp đỡ những kẻ bệnh tật khốn khó mà thôi. Trong những chương sau, chúng ta sẽ thấy sự tác dụng của Luật nhân quả trong việc rèn luyện khả năng, đức tính, thiên tài... và những bẩm tính cùng tư chất đủ loại trong con người, làm căn bản cho sự khám phá những tài năng ẩn tàng cũng như vấn đề hướng thiện, giúp cho mỗi người tìm thấy được con đường chân chính để noi theo trong cuộc đời.

Một hoàn cảnh tốt và một thân thể kiện toàn là do những nghiệp quả tốt đưa đến. Nhưng những cuộc soi kiếp thường không giải thích về nguyên nhân của những quả báo tốt lành, vì người ta cho rằng không phải những người được yên lành sung sướng, mà chỉ có những trường hợp đau khổ mới đáng được chú ý. Những người được soi kiếp cũng đồng quan niệm với cái khuynh hướng chung của mọi người, là một số phận tốt lành hạnh phúc không cần phải giải thích lý do; mọi người đều cho rằng mình có quyền được hưởng một số phận yên lành tốt đẹp. Chỉ khi nào bị điêu linh khốn khổ, tai họa dập dồn, thì người ta mới bắt đầu tự hỏi tại sao họ lại bị như thế!

Một thân hình tốt đẹp cũng là do nghiệp quả tốt mang đến. Những cuộc soi kiếp thỉnh thoảng cũng cho biết rằng một thân hình cân đối xinh đẹp trong kiếp này là kết quả của sự săn sóc giữ gìn thân thể trong kiếp trước. Nhưng trong một cuộc soi kiếp, ông Cayce có đưa ra một trường hợp lý thú về sắc đẹp do một lý do nghiệp quả khác hẳn. Đó là trường hợp của một người mẫu có sắc đẹp nổi tiếng ở New York. Cô có hai bàn tay tuyệt đẹp, và được các hãng buôn mời chụp ảnh làm mẫu để quảng cáo cho những món hàng trang sức như thuốc nhuộm móng tay, dầu thơm, và đồ nữ trang...

Quả báo tốt lành khiến cho cô có sắc đẹp trong kiếp này được truy nguyên từ một kiếp trước trong một tu viện ở Anh quốc. Trong tu viện, cô dành trọn cuộc đời và dùng hai bàn tay để làm những công việc hèn mọn và thấp kém nhất với một tinh thần phụng sự và hoàn toàn hiến dâng. Cái chí nguyện tâm linh ấy đã đem đến cho cô trong kiếp này một thân hình mỹ lệ với hai bàn tay đẹp đẽ khác thường. Đây là một triển vọng đáng khuyến khích cho những ai mong muốn có sắc đẹp!

Những quả báo đau khổ xảy đến cho ta có lẽ gây cho ta một ấn tượng sâu xa thấm thía hơn là những quả báo tốt lành, nhất là nó lại càng thấm thía hơn và cần thiết hơn vào thời buổi hỗn loạn và suy đồi hiện nay. Người thời nay trí khôn đã mở rộng, khoa học càng ngày càng phát triển, cuộc sống tinh thần cần dựa trên một nền tảng thông minh có thể làm thỏa mãn được lý trí. Một phép xử thế đúng đắn, hợp với lẽ đạo là cần thiết để đem đến cho con người một đời sống hạnh phúc, an vui và giải thoát. Người ta sẽ nhận thấy tầm quan trọng lớn lao của điều này khi hiểu rõ hơn về luật nhân quả và luân hồi.

Vì thế, giáo lý minh triết cổ truyền đem đến cho ta một phương thuốc thần hiệu để chữa khỏi chứng bệnh liệt nhược tinh thần của nhiều giáo phái hiện nay. Có lẽ những sự hành phạt đau khổ của luật nhân quả mà chúng tôi trình bày trong quyển sách này sẽ không làm nản lòng những ai chấp nhận thuyết luân hồi; trái lại nó còn đem đến cho họ niềm hy vọng, một sự yêu đời và một đức tin mới mẻ căn cứ trên sự tin tưởng ở sự công bằng và khách quan tuyệt đối của nhân quả, luôn chi phối tất cả mọi sự việc trên thế gian.

Những thí dụ kể trên có lẽ sẽ làm cho người ta phải dè dặt, cẩn thận hơn trong những hành động và cử chỉ của đời sống hằng ngày. Khi ta biết rằng sự tàn nhẫn độc ác có thể gây nên quả báo đui mù tàn tật, bệnh mất máu, bệnh suyễn hay bệnh liệt bại; sự hoang dâm có thể gây nên chứng bệnh động kinh (Epilepsie); sự áp chế đè nén kẻ khác có thể đem đến bệnh liệt bại... thì những điều đó có thể làm cho chúng ta dễ quay đầu hướng thiện và cố gắng sống một đời sống tốt lành hơn.

Ngoài ra, những trường hợp kể trên đem đến sự giải thích về tình trạng thê thảm của hàng triệu người đang đau khổ vì đủ loại bệnh tật trên thế gian. Chúng ta không thường xuyên nhìn thấy được những kẻ tật nguyền, què quặt, đui mù, câm điếc, điên khùng, những người bị các chứng bệnh nan y, liệt bại, động kinh, cùi phong, những người cụt tay cụt chân vì tai nạn hay vì chiến tranh.v.v... vì những người xấu số đáng thương ấy luôn ẩn trú trong nhà, hoặc nằm yên trong các bệnh viện. Chúng ta chỉ tình cờ gặp họ một đôi khi ở ngoài đường phố, và không biết rõ tổng số những người bệnh tật đau khổ ấy lên đến bao nhiêu! Nhưng nếu ta lưu tâm một chút, ta sẽ biết ngay về sự tồn tại của họ trên thế gian này, với một thành phần rất đông đảo và những số phận hết sức thảm thương.

Sự giải thích thông thường của các giáo sĩ đạo Gia Tô về những thảm trạng đau thương ấy là: “Đó là ý muốn của Chúa Trời!” Nhưng thật khó mà dung hòa cái ý niệm một đấng Cha Lành đầy lòng bác ái mà lại tạo ra những cảnh đau khổ lầm than đó cho những đứa con vô tội của Ngài! Về điểm này, người ta lại nói rằng ý muốn của Chúa Trời là một điều không thể cân nhắc suy lường, và càng không thể hiểu được! Nhưng rốt cuộc thì sự giải thích ấy không thể giải quyết được sự mâu thuẫn nói trên.

Thuyết luân hồi nhân quả đã đưa ra sự giải thích cho vấn đề bí ẩn đó bằng cách chỉ rõ rằng sự vật diễn ra trong vũ trụ không bao giờ do sự ngẫu nhiên tình cờ, mà là do tác động của một định luật tự nhiên rất công bằng và hợp lý. Đó là một định luật căn bản trong vũ trụ, theo đó thì những người đau khổ bệnh tật vốn là do những nguyên nhân xấu ác mà chính họ đã gây ra trong quá khứ, và bây giờ họ phải gánh lấy hậu quả. Không một ai phải chịu những cảnh lầm than khốn đốn nếu đó không phải là do những nguyên nhân xa hoặc gần mà họ đã tạo ra trong quá khứ.

Người Tây phương không thể chấp nhận quan niệm về luân hồi một cách dễ dàng vì nó có vẻ khó tin và không thể được chứng minh một cách khoa học, nghĩa là không có gì làm bằng chứng. Tuy nhiên, trong đời sống có biết bao nhiêu những chuyện khó tin mà chúng ta không hề nghĩ đến! Từ một cái trứng bé nhỏ chui ra một con nòng nọc, lội dưới nước như một con cá, rồi lớn dần và rụng đuôi để trở thành con ếch! Một con sâu kết một cái kén bằng tơ và sau đó ít lâu sẽ từ trong cái kén chui ra và trở thành một con bướm màu sắc sặc sỡ. Đó chỉ là một vài thí dụ lạ lùng để chỉ cho ta thấy rằng sự sống của một sinh vật có thể thay hình đổi dạng nhiều lần liên tiếp mà vẫn không mất cái cá tính riêng của nó; và chúng ta luôn chấp nhận những điều ấy một cách tự nhiên.

Nếu suy nghĩ kỹ, có lẽ ta sẽ thấy rằng những thí dụ đó cũng không khác gì việc tâm thức con người có thể tái sinh nhiều lần để có sự sống trong những thể xác khác nhau mà vẫn giữ nguyên vẹn cá tính của nó.

Những cuộc soi kiếp của ông Cayce mà nếu ta có thể chấp nhận được về phương diện tâm lý và luân lý sẽ giúp cho ta giải tỏa được nhiều sự hoài nghi. Những tài liệu lạ lùng đó là bằng chứng để giúp ta có một tầm hiểu biết sâu xa và đầy đủ hơn. Có lẽ nó sẽ giúp ta thấy rằng, ngoài những kiếp sống tầm thường, khó khăn và gò bó của chúng ta trong thế giới nhỏ hẹp này, còn có một tầm sinh hoạt rộng lớn bao la hơn nữa, và nếu chấp nhận sự nhìn sâu vào đời sống tâm linh, ta sẽ thấy rằng cuộc đời còn có những ý nghĩa sâu xa thâm trầm hơn những gì ta đã có thể tưởng tượng từ trước đến nay.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2012(Xem: 6274)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 35243)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6640)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/05/2012(Xem: 4311)
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại. Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người: 1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn. 2) Phát triển khả năng của con người.
10/05/2012(Xem: 4227)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
10/04/2012(Xem: 4739)
Trau dồi từ ái làm tiến bộ nguyện ước chúng sinh đánh mất hạnh phúc sẽ gặp gở hạnh phúc và nguyên nhân của nó. Bây giờ, mục tiêu là để mở rộng chu vi từ ái của chúng ta vượt khỏi phạm vi hiện tại. Chẳng hạn sự mở rộng sẽ đến một cách tự nhiên trong sự thực tập của chúng ta sau khi đã phát triển một cảm nhận tình cảm với người khác, những người muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau.
26/03/2012(Xem: 5801)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
19/03/2012(Xem: 7717)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 52992)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 1220)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]