Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Đi tìm ý nghĩa

19/01/201109:01(Xem: 10183)
2. Đi tìm ý nghĩa

Ý TÌNH THÂN
Tỷ kheo Thích Trí Siêu

2. Đi tìm ý nghĩa

Ta từ đâu đến, sinh ra đời để làm gì và chết sẽ đi về đâu? Một người bình dân như tôi sẽ trả lời: "Ta từ bụng mẹ chui ra, sinh ra đời để sống như bao nhiêu người khác và chết thì trở về với cát bụi. Thế là hết cuộc đời!" Mới nghe thấy xuôi tai nhưng thực tế không phải đơn giản như vậy.

Sinh ra đời để sống như bao nhiêu người là sao? Là ăn, ngủ, đi làm kiếm tiền nuôi gia đình, lớn tuổi về hưu, già bệnh rồi chết! Ăn ngủ cho sướng cái thân, đi làm kiếm tiền cũng để nuôi thân và nuôi những người thân. Nhìn kỹ một chút thì bản tính tự nhiên của con người là đi tìm sung sướng hạnh phúc, không ai dại gì đi tìm khổ đau. Tôi làm theo bao nhiêu người khác vì tôi tin rằng làm như thế sẽ có hạnh phúc. Trên đời này ai cũng đi tìm hạnh phúc, từ kẻ cùng đinh hạ tiện cho tới quốc vương, tổng thống, ngay cả những người từ bỏ cuộc đời đi tu cũng vì muốn tìm một sự an lạc hạnh phúc chân thật. Cái bản năng đi tìm hạnh phúc này hình như đã có từ kiếp nào rồi. Một đứa trẻ sơ sinh, khi đói nó biết khóc đòi ăn, được mẹ cho bú thì yên ngay. Con nít nào cũng thích kẹo bánh, ngay cả người lớn cũng hảo ngọt, được ai ăn nói dịu dàng khen ngợi thì sung sướng hoan hỷ.

Trở lại câu hỏi: Ta từ đâu đến? Sinh ra đời để làm gì? Chết đi về đâu? Câu hỏi đầu và câu hỏi cuối đa số chúng ta không để ý và nhiều lúc không muốn nghĩ tới vì nó có vẻ siêu hình. Nhưng sinh ra đời để làm gì thì chắc bạn sẽ đồng ý với tôi là sinh ra đời để sống và trong lúc sống mọi người đều đi tìm hạnh phúc.

Làm sao có được hạnh phúc? Trở lại câu chuyện hồi nãy, tôi nghĩ rằng khi có được bằng kỹ sư thì tôi sẽ hạnh phúc. Nhưng khi đậu xong bằng kỹ sư tôi chỉ sung sướng được hai ngày rồi hết. Sau đó tôi nghĩ chuyện đi kiếm việc làm. Có việc làm rồi tôi nghĩ đến chuyện cưới vợ để xây dựng mái ấm hạnh phúc. Nhưng sống với vợ một thời gian không thấy hạnh phúc, tôi nghĩ nếu có con thì chắc sẽ đem lại hạnh phúc. Có con rồi thì ôi thôi, còn tệ hơn nữa! Cuối cùng hạnh phúc đâu không thấy mà thấy toàn chuyện buồn phiền, thất vọng. Nhưng còn may cho tôi là gặp được bạn lành biết đạo, cứu tôi ra khỏi cơn khủng hoảng. Trong xã hội hiện nay có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh như tôi và họ xuống dốc luôn, rơi vào nghiện ngập, rượu chè, hút sách hoặc tự tử. Đi tìm hạnh phúc mà chỉ thấy khổ đau!

Cuộc đời thật là oái ăm! Nói vậy thì hơi oan cho đời, vì oái ăm hay không là do mình tạo chứ không phải tại người hay hoàn cảnh bên ngoài. Vì không hiểu biết (vô minh) nên ta lầm tạo nghiệp xấu và phải lãnh chịu quả khổ. Muốn hết khổ thì phải học hỏi và tu sửa.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 1131)
Trong thời đại bây giờ, con người hình như có quá ít thời giờ để nghĩ đến riêng cho bản thân mình, do bởi quá sức bận rộn với cuộc sống, nghề nghiệp, mà phải lao động suốt ngày, đôi khi quên cả hơi thở của chính mình mà chỉ biết lo làm việc, tối tăm mặt mũi vì “trăm ngàn công việc”. Cho đến một hôm, tôi đã ngẫm nghĩ, nghe ngóng và do bởi quá bức xúc, tôi phải viết lên những thầm nghĩ của chính mình.
01/08/2011(Xem: 14274)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
20/07/2011(Xem: 5406)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
19/07/2011(Xem: 1189)
Giáo dục tâm-sinh lý luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục xã hội. Cũng vậy, vấn đề này đã được Phật giáo đặt ra gần 3 ngàn năm qua. Ngày nay cuộc sống xã hội phát triển tốc độ với nền văn hoá đa chiều đã tác động không ít vào đời sống tuổi trẻ; ngay cả thế giới của người đứng tuổi từng trải vẫn không ngoại lệ, vẫn bị rơi vào tâm-sinh lý bế tắc, gây bất ổn cho cuộc sống bản thân và gia đình, hình thành nên nhiều tệ đoan cho xã hội. Vì vậy, giáo dục tâm-sinh lý là vấn đề cần đặt lại, làm thế nào cho mọi người ý thức để phát triển và hoàn thiện nhân cách theo chiều hướng lành mạnh, thăng hoa và bền vững, đem lại cuộc sống hạnh phúc chân thật cho bản thân, và bình an bền vững cho xã hội.
18/07/2011(Xem: 7044)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
18/07/2011(Xem: 6523)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
14/07/2011(Xem: 5544)
Chúng ta có thói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
13/07/2011(Xem: 6524)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
10/07/2011(Xem: 4777)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
12/06/2011(Xem: 5554)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]