Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tổ Cáy

11/01/201115:30(Xem: 4641)
11. Tổ Cáy

THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

TỔ CÁY

Trong thời đại này có một việc làm như vậy cũng xứng đáng làm Tổ rồi, chứ nói đến học cả trăm kinh vạn quyển. Đó là chuyện xảy ra từ đời Hậu Lê thường kể về Tổ Cáy.

Tổ là vị chủ Chùa, là người Trú trì, người niên cao lạp trưởng trong chốn Tòng lâm.

Nguyên trước ngày chưa xuất gia, Tổ đã có lòng thương vật khác thường. Một hôm bà mẹ đi chợ mua về một rổ "cáy" để làm thức ăn cho đình dùng cơm trong ngày ("Cáy" là loại rạm, cuađồng nhỏ. Khi rổ cáyđược đặt gần chỗ Ngài nghỉ, tiếng cáy kêu phát ra một âm thanh rù rì rủ rỉ y như tiếng nỉ non của người bị nạn.Động lòngtrắc ẩn trước tiếng kêu ấy, Tổ mang cả rổ cáy ra đổ xuống đồng ruộng

Đến giờ làm thức ăn, thấy không có rổ cáy, bà hỏi con, Tổ tình thật thức mẹ: "Con chịu không nổi tiếng kêu đau thương của "cáy"nênđã mang đi đổ xuống đồng hết rồi".

Một thời gian sau, Tổ xin mẹ đi xuất gia. Bỏ những người thương, xa mọi người thân quyến (cát ái từ thân), Tổ cất bước vân du học đạo, trải qua mấy chục năm không về thăm quê được. Quê hương sinh ra Tổ nay đãđổi đời, tang thưong dâu bể, vậtđổi sao dời không còn dấu tích ngày xưa. Tổ cũng lớn lên theo năm tháng vàđược bổ làm Trú trì chùa Hoè Nhai (Hà Nội).

Một hôm, Tổ có dịp đi qua thôn cũ, thấy một cái chòi rách nát, trong có một bà cụ già bán nước và cau trầuđể độ sống qua ngày tháng. Khi vào trong quán, Tổ nhận ra ngay bà bán quán ấy là mẹ mình. Tuy nhiên, Tổ vẫn làm như người không quen biết. Tổ hỏi thăm bà cụ về quê hương, nhưng bà cụ này không hay biết ngườiđối diện với bà chính là conđẻ của mình. Một thoáng suy nghĩ Tổ mới nói với bà cụ: "Thưa cụ, một mình cụ ở đây đêm hôm đơn chiếc lấy ai giúp đỡ, nếu bà cụ về chùa tôi làm công quả thì hay biết mấy". Bà cụ rất mừng và nói rằng: "Nếu sư cụ cho phép thì con sẽ về và xinđược ăn mày côngđức Sư cụ". Thế là bà cụđược đưa về chùa để làm công quả.

Khi đến chùa, Tăng chúng và bổn đạo đông đúc nên Tổ không nói cho ai biết. Tổ im lặng bố trí chỗ ở cho bà cụ và phân bố công việc hằng ngày cho bà cụ làm, đặc biệt Tổ khuyên bà cụ vừa làm vừa niệm Phật thường xuyên. Mỗi ngày Tổ ra sân lấy gậy khoanh một đám cỏ cho bà cụ nhổ, tùy theo sức khoẻ của bà cụ mỗi ngày đám cỏ được khoanh nhỏ lại. Ngày ngày làm công quả như thế, sức khoẻ của bà cụ cũng theo năm tháng suy yếu dần. Cho đến một ngày kia, thân không còn vật lộnđược với thời gian, bà cụđã từ giã cõiđời và ra đi vào buổi hoàng hôn bên cạnh tình thương và sự hộ niệm của chúng Tăng. Cái gì có hình thì có hoại. bà cụ đã kết thúc thân mạng tại khuôn viên của một ngôi chùa cổ kính. Tổ vẫn điềm nhiên lo liệu khâm liệm cho xác mẹ. Chođến khi nắp quan tài từ từ khép lại,đứng trước quan tài mẹ, Tổ mới nói cho Tăng chúng và bổnđạo biết, người trong quan tài này chính là mẹ đẻ của mình. Khi nghe Tổ nói, ai ai cũng rơi lệ. Có người nghĩ Tổ là vị chân tu, nên không cho ai biết. Có người nghĩ Tổ đề phòng rằng, nếu Tổ nhận mẹ ngay thì tâm lý ỷ thị của bà cụ làm Tăng chúng Phật lòng chăng! Riêng Tổ thì vẫn im lặng cầu kinh

Tuy là việc hiếu đạo bình thường trong chốn Thiên môn, nhưng người đời sau thường hay nhắc nhở và kể cho con cháu mình biết về vị Tổ này. Người ta thường kết hợp tên đạo (Tổ) và sự việc khi còn ở đời (Cáy) để chỉ cho một vị chân tu. Đạo đời hợp nhất. Không phô trương nhưng vẫn có ý nghĩa.Đạo và đời tuy hai mà một và được gọi là: Tổ Cáy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2011(Xem: 4863)
Chúng ta có thói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
13/07/2011(Xem: 5559)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
10/07/2011(Xem: 4236)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
12/06/2011(Xem: 4759)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
30/05/2011(Xem: 18647)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 5788)
From the 6th to 16th of June 2007, His Holiness the Dalai Lama will visit Australia. This is his fifth trip here to teach the Buddha-Dharma. Everyone here is anxiously waiting for His arrival. His first four visits occurred in 1982, 1992, 1996 and 2002. In 2002, there were approximately 110,000 people (from cities like Geelong, Melbourne, Sydney and Canberra) who came to listen to his preaching, in order to change and develop their spiritual lives. It can be said that His Holiness the Dalai Lama is the greatest Buddhist preacher in the modern age and has written many books on Buddhism, These have attracted many western readers to read about Buddhism.
12/05/2011(Xem: 5862)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 4759)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
25/04/2011(Xem: 10592)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
20/03/2011(Xem: 4037)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567