Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Phẩm Phân biệt nghiệp

11/11/201018:00(Xem: 13720)
IV. Phẩm Phân biệt nghiệp

IV. PHẨMPHÂN BIỆT NGHIỆP

Trướcđây phẩm Thế gian nói về kết quả đau khổ của mê lầm,nhưng đã có quả tất phải có nhân, nhân đây chính là hoặcvà nghiệp. Hoặc chỉ cho phiền não, tức tâm hư vọng, nhậnthức sai lầm sự lý của vũ trụ vạn hữu, sanh tâm đắmtrước. Rồi từ sự sai lầm đắm trước đó, khởi lên nhữngtác vi nơi thân,nói năng nơi miệng, đó là nghiệp. Ðối vớikết quả được thành tựu, chính nghiệplà nguyên nhântrực tiếp, còn hoặclà trợ duyên gián tiếp. Vì nếucó phiền não mà không khởi nghiệp thì cũng không thể chiêucảm quả báo. Hoặc như hạt giống, nghiệp như đất, nước,phân, tro, môi trường. Có hạt giống mà không có môi trườngđất nước, hạt giống không thể mọc thành cây. Bởi vậy,tiếptheo phẩm Thế gian, ở đây giảng phẩm Nghiệp.

PhẩmNghiệp gồm 131 bài tụng, chia làm hai đoạn. Xem đồ biểusau:


PHẨMNGHIỆP*Thể tánh của nghiệp-Thể tánh của nghiệp
-Các mặt khác của nghiệp
-Ý nghĩa biểu-vô biểu của nghiệp
*Nghiệp được nói trong các kinh
ÐoạnI. THỂ TÁNH CỦA NGHIỆP

Thuyếtminh về thể tánh của nghiệp, là đề cập đến hai nghiệp,ba nghiệp và năm nghiệp.

Hainghiệp là tư nghiệp và tư dĩ nghiệp. Chính sự hoạtđộng tư lự phân biệt trong nội tâm là tư nghiệp. Từ đóphát ra hành động nơi thân, nói năng nơi miệng, đó là tưdĩ nghiệp.

Banghiệp là từ hai nghiệp này chia ra: thân nghiệp, ngữ nghiệptức tư dĩ nghiệp, và ý nghiệp tức tư nghiệp.

Nămnghiệp lại là từ ba nghiệp trên chia ra, tức là trong hainghiệp thân và ngữ đều có hai loại biểu nghiệp và vôbiểu nghiệp. Như biểu đồ dưới đây:


HaiNghiệpBaNghiệpNămNghiệp
NGHIỆPTưnghiệpÝnghiệpÝnghiệp
Tưdĩ nghiệpThânnghiệpThânbiểu,
Thânvô biểu
NgữnghiệpNgữbiểu,
Ngữvô biểu.
Nămnghiệp như thế nào? Bất luận là một việc gì, trước tiênta suy nghĩ, tính toán về việc đó, đó là ý nghiệp. Khi sựtính toán được phát động ra nơi thân với những nét rõrệt trông thấy được, đó là thân biểu nghiệp,nhưng trongkhi đang khởi lên thân biểu nghiệp, bên trong vẫn có nhữngnăng lực vô hình, chiếu trong quy luật nhân quả kích độngthúc đẩy thân hành động hoặc không hành động, đó làthân vô biểu nghiệp, vì năng lực nầy tiềm ẩn khó trôngthấy được. Ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp cũngtương tự như thế.

Nhưngtại sao ngoài thân biểu nghiệp và ngữ biểu nghiệp lạithêm vô biểu nghiệp của thân và ngữ như thế?

Chânlý đương nhiên trong vũ trụ, hễ đã có nhân thì có quả.Vậy khi tạo thân và ngữ biểu nghiệp, hoặc lành hoặc dữ,nó nhất định đưa đến kết quả hoặc khổ hoặc vui trongtương lai. Nhưng khi thân và ngữ biểu nghiệp đình chỉ vàcũng chưa kết thành quả, trong khi đó, nếu không có cái gìtồn tại liên tục, để dẫn đến kết quả, thì sẽ mắcphải điều rất sai lầm là có tạo nghiệp nhân mà khôngthọ quả báo, hoặc nghiệp nhân đã tiêu mất mà vẫn cókết qủa, thì hóa ra không nhân cũng có quả. Thế nên biết,phải có năng lực vô hình tồn tại liên tục dẫn từ nhânđến quả, năng lực đó vô hình không thể thấy được,nên gọi là vô biểu nghiệp.

*TIẾT I. THỂ TÁNH CỦA NGHIỆP

Nămnghiệp vừa kể trên lấy gì làm thể?

Ýnghiệp là sự hoạt động tư duy của nội tâm, cố nhiênlấy tư tâm sở làm thể. Còn thân và ngữ vô biểu nghiệpthì có sự tranh luận dị đồng.

Tát-bà-đabộ cho hình sắclà thể của thân biểu nghiệp, âmthanhlà thể của ngữ biểu nghiệp, bởi thân biểu nghiệptức chỉ cho động tác nơi thân thể mà động tác tất phảidựa vào hình sắc dài ngắn...sai biệt mới có được. Nếulìa hình sắc có dài ngắn.. .sai biệt thì không thể nào cóđộng tác; ngữ biểu nghiệp tức chỉ cho tác động củangôn ngữ, nếu lìa âm thanh thì không có tác động của ngônngữ.

-Kinh bộ ngược lại, lấy tư tâm sởcó khả năng khiếnthân thể vận động, gọi tắc là động thân tư, chínhcái đó là thể của thân biểu nghiệp, và tư tâm sở cókhả năng phát động ngôn ngữ, gọi tắt là phát ngữ tư,đó chính là thể của ngữ biểu nghiệp. Nghiệp có nghĩalà tạo tác, mà tạo tác tức tư tâm sở. Chính tư tâm sởđó dựa nơi thân phát hiện gọi là thân nghiệp, dựa nơilời phát hiện gọi là ngữ nghiệp, dựa nơi ý phát hiệngọi là ý nghiệp. Ba nghiệp sở dĩ khác nhau vì có thân, ngữ,ý khác nhau, chứ thật thể không ngoài tư tâm sở.

Cònthân và ngữ vô biểu nghiệp, theo Tát- bà-đa bộ là thậtpháp, lấy sắc thân do đại chủng tạo thành làm thể. Kinhbộ ngược lại, cho là giả pháp, dựa trên chủng tử củatư tâm sở mà giả lập ra thôi. Ðó là điểm tranh luận tốiyếu của hai bộ với lý lẽ dưới đây:

Tát-bà-đadẫn ra tám bằng chứng làm cơ sở cho lập nghĩa của mìnhnhưng đều không được Kinh bộ thừa nhận. Kinh bộ bác vàcũng đưa chủ trương mình ra:

1.Bằng chứng Phật nói có ba loại sắc. Theo kinh Tạp A-hàmcuốn 13, sắc chia ra làm ba loại: Loại có thấy có đối nhưxanh, vàng, đỏ, trắng v.v...Loại không thấy có đối nhưnăm căn và thanh, hương, vị, xúc chỉ có sự chướng ngạigiữa nó với cái khác (hữu đối) chứ không thể thấy. Ngoàihai loại này, kinh còn nói đến không thấy không đối, rõràng loại này chỉ cho các sắc vô biểu, nếu không có sắcvô biểu thật, thì loại sắc không thấy không đối đểchỉ cái gì. Kinh bộ không đồng ý, cho rằng sắc không thấykhông đối là sắc của cảnh giới trong định, nó không đốingại và mắt không thấy được, chứ không phải thật córiêng.

2.Bằng chứng về sắc vô lậu, cảnh thấy nghe hay biết củaphàm phu như năm căn, năm cảnh đều thuộc hữu lậu, nhưngtrong kinh Tăng nhất A-hàm: "Pháp vô lậu là thế nào?Là đối với các sắc ở quá khứ, vị lai, hiện tại, nókhông làm khởi lên tâm ái nhiễm, sân nhuế, cho đến đốivới thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, đó gọi là phápvô lậu". Như thế, ngoài sắc hữu lậu, kinh còn nói sắcvô lậu, nếu không có sắc vô lậu, thì lấy gì để gọilà sắc vô lậu? Nhưng Kinh bộ cũng cho sắc này cũng là sắccảnh giới của định, do định vô lậu phát khởi, nên gọilà sắc vô lậu thế thôi.

3.Bằng chứng về phước nghiệp tăng trưởng, có bảy phướcnghiệp:

(1).Bố thí cho người đi đường thuyền.
(2).Bố thí cho người đi bộ .
(3).Bố thí cho người bệnh tật.
(4).Bố thí cho người săn sóc bệnh nhân .
(5).Bố thí vườn rừng.
(6).Bố thí cho người thường đi khất thực.
(7).Tùy thời bố thí.

(Bảyphước nghiệp này theo kinh nói có khác hơn).

KinhTrungA-hàm, phẩm Thế Gian Phước nói tiếp: "Kẻ thiện nam,tín nữ nào, khi đã tạo được bảy thứ phước thế gianđó, hoặc đi, hoặc đến, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặcngủ, hoặc thức, hoặc ngày, hoặc đêm, phước đó vẫn thườngsanh, càng lúc càng thâm, càng lúc càng rộng". Hữu bộcho phước nghiệp thường tăng trưởng đó là vô biểu sắcthật có. Nhưng Kinh bộ không nhất trí, bộ này cho đó làchỉ dựa trên chủng tử của tư tâm sở mà giả lập ra,chứ không thật có sắc vô biểu. Khi ta suy nghĩ về bố thí,suy nghĩ đó thật là hạt giống huân tập tồn tại trong ta.Về sau dù có khi khởi ác tâm, có khi khởi vô ký tâm, nhưngchủng tử đó vẫn âm thầm tương tục biến chuyển đểđưa đến kết quả mà gọi là phước nghiệp tăng trưởngthế thôi, chứ không sắc gì gọi là sắc vô biểu cả.

4.Bằng chứng không làm mà vẫn thành nghiệp, như có ngườinuốn giết một kẻ khác, nhưng không tự tay giết, chỉ xúibảo người khác giết. Khi người bị giết chết, thì ngườichủ mưu giết dù không tự tay giết cũng mắc ác nghiệp.Hữu bộ cho cái ác nghiệp không tự làm mà vẫn thành nàylà vô biểu sắc thật có. Nhưng theo Kinh bộ đó chỉ là chủngtử của tư tâm sở, lấy tư tâm sở làm thể. Bởi chínhtrong khi mưu tính xúi bảo người khác giết đó, thì chủngtử của một niệm xúi giết dấy lên trong tâm và tiếp tụcchuyển biến tăng trưởng cho đến khi người xúi bảo hoànthành công việc giết chết kẻ mưu giết, khi ấy, ngườimưu tính xúi bảo mắc tội ác nghiệp sát sanh thế thôi, chứkhông cần thật có một vô biểu sắc nào cả.

5.Bằng chứng sắc pháp xứ, kinh Tạp A-hàm 13 nói: "Bí-sônên biết, pháp thuộc ngoại xứ sẽ không nhiếp vào mườimột xứ, nó không thấy không đối". Theo đây, về phápxứ sở, kinh nói đó là pháp không thấy không đối, chứkhông nói vô sắc. Vậy nên nói pháp xứ không có nghĩa ngăncấm sự tồn tại riêng biệt của vô biểu sắc. Nếu phápxứ không phải là vô biểu sắc, cớ sao kinh không nói ngaylà vô sắc mà chỉ nói là không thấy không đối. Như Kinhbộ lại vẫn cho sắc đó thuộc cảnh giới của định, vàbác những điều trích dẫn của Hữu bộ không đủ để chứngminh sự thật có của sắc vô biểu được.

6.Bằng chứng là tám chi thánh đạo, trong tám chi thánh đạo,có ba chi thuộc sắc pháp, đó là chánh ngữ, chánh nghiệpchánhmạng. Người tu chánh đạo, khi nhập chánh định, thânkhông hoạt động nên không có chánh nghiệp, miệng không nóinăng nên không có chánh ngữ, không đi khất thực nên khôngcó chánh mạng. Tuy trong định không có ba chi đó, nhưng vẫnphải thừa nhận người nhập định đó có đủ tám chi Thánhđạo, chính nhờ có sắc vô biểu của chánh ngữ, chánh nghiệp,chánh mạng trong khi nhập định. Nếu giả sử không có sắcvô biểu của ba chi đó, thì khi xuất định, ba chi đó từđâu hiện ra? Vô lẽ người nhập định lại không có támchi Thánh đạo như người không nhập định sao? Nhưng Kinhbộ cũng không nhất trí, họ cho trong khi nhập đ?nh vẫn cóchánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là do dựa nơi tư tâmsở mà giả lập, chứ không có thật thể. Trong định khôngcó biểu nghiệp về chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng nhưngnhờ có tư tâm sở suy nghĩ về ba chi chánh ngữ, chánh nghiệp,chánh mạng đó, nên khi xuất định có ba chi đó xuất hiện,chứ không phải từ sắc vô biểu.

7.Bằng chứng về giới biệt giải thoát, khi một người thọđắc giới biệt giải thoát, sau đó có lúc khởi ác tâm,vô ký tâm, thậm chí vô tâm, nhưng giới thể vẫn không mất.Hữu bộ cho giới thể không mất ấy là sắc vô biểu thậtcó. Nhưng Kinh bộ vẫn cho giới thể đó lấy tư tâm sở làmthể. Từ nơi tư chủng tử, có khả năng phòng phi chỉ ác,gọi đó là giới thể, dựa vào đó thành lập luật nghi biệtgiải thoát, chứ chẳng có sắc vô biểu gì cả.

8.Bằng chứng giới là bờ đê. Khi thọ giới xong, lấy giớilàm bờ đê ngăn chận không cho nước tràn ra ao hồ, đã biếtgiới là bờ đê, tất nó có thật thể mới ngăn chận được,và có ngăn chận được mới gọi là bờ đê. Hữu bộ chođó là sắc vô biểu thật có. Nhưng Kinh bộ vẫn cho tư tâmsở là thể có khả năng ngăn chận đó. Người thọ giớikhi phát nguyện từ nay về sau quyết định không phạm điềutội ác, từ đó mỗi niệm mỗi niệm tiếp tục tự nhiênngăn chận không cho phạm tội ác, đó gọi là bờ đê, chứkhông có sắc vô biểu nào nào cả.

Tómlại, Hữu bộ chủ trương ý nghiệp, lấy tư tâm sở làmthể, hình sắc và ngôn ngữ do tư tâm sở phát động dẫnsanh ra, gọi là thân biểu nghiệp và ngữ biểu nghiệp, đềuthuộc sắc pháp. Thân biểu lấy hình sắc làm thể,ngữ biểu lấy âm thanh làm thể, rồi từ đó dẫn khởira một sắc pháp không thể biểu thị, không có đối ngạigọi là vô biểu sắc, hay vô biểu nghiệp, nó lấy sắc dođại chủng tạo làm thật thể. Như vậy, theo Hữu bộ, biểuvà vô biểu sắc đều có thật thể. Nhưng Kinh bộ ngượclại, luận Tỳ-bà-sa 122, 123 nói: "Biểu, vô biểu nghiệpđều không thật thể". Nhà thí dụ sư (Kinh bộ) nói: "Nghiệpthân, ngữ, ý đều chỉ là tư" (Biểu, vô biểu nghiệp,vô thật thể tánh,thí dụ giả thuyết thân ngữ, ý, nghiệpgiai thị nhất tư). Và theo Kinh bộ, tư chia ra bốn thứ: 1)Thẩmlự;2)Quyết định;3)Ðộngthân; 4)Phát ngữ. Khi ta định làm gì, trước tiênsuy xét (thẩm tư lự), tiếp đó quyết định làm, và làmbằng cách nào (quyết định tư), cả hai đều thuộc ý nghiệp;từ hai tư đó, có sự cử độüng thân (động thân tư) vàphát ra ngôn ngữ (ngữ phát tư), tức thân nghiệp và ngữnghiệp. Do đó, đủ biết thân biểu nghiệp, ngữ biểu nghiệpđều không có thật thể, hoàn toàn do tư tâm sở phát động.Ðến như vô biểu nghiệp cũng vậy, không phải có một loạisắc thật có riêng biệt gọi là sắc vô biểu, mà chính dotư tâm sở huân tập thầm kín, tiếp tục chuyển biến màhình thành, nó là giả có. Như vậy, vô biểu nghiệp hay vôbiểu sắc không gì khác hơn là chủng tử của tư tâm sởvi tế tiềm tàng tiếp tục chuyển biến vậy. Xem đồ biểu:

CÁCNGHIỆP LẤY GÌ LÀM THỂ, THEO CHỦ TRƯƠNG CỦA HỮU BỘ VÀKINH BỘ sau:


ÝNGHIỆPÝTưtâm sở làm thểHữubộ
Thẩmlự tưKinhbộ
Quyếtđịnh tưKinhbộ
BIỂUThânHìnhsắc làm thểHữubộ
Phátđộng làm thểChínhlượng bộ
Độngthân tưKinhbộ
NgữÂmthanh làm thểHữubộ
Hànhđộng làm thểChínhlượng bộ
Phátngữ tưKinhbộ
VÔBIỂUThânSắcdo đại chủng tạoHữubộ
Chủngtử tư tâm sởKinhbộ
NgữSắcdo đại chủng tạoHữubộ
Chủngtử tư tâm sởKinhbộ
Vềnghĩa của chủng tử tư tâm sởcủa Kinh bộ như thếnào?

Nhưviệc thọ giới, từ khi phát nguyện dứt bảy chi tội áccủa thân, ngữ, nhưng chưa chính thức thọ giới, còn ở giaiđoạn của hạnh vị, thì huân tập thành bảy chủng tử tưgia hạnh. Cho đến sau khi gặp thắng duyên (cơ duyên tốt),qua lần kiết-ma thứ ba xong, từ nơi chủng tử tư gia hạnh,huân tập thành chủng tử tư căn bản, từ đó, bảy chi chủngtử này cứ mỗi niệm tăng trưởng mãi đến khi gặp duyênxả giới mới mất. Về ác giới cũng vậy, lại cũng có nghĩatừ một chủng tử tư, sát-na sát-na, bảy chi công năng tăngtrưởng. Ðại thừa cũng chia xẻ nghĩa này, nhưng cho rằngtư chủng tử huân tập nơi thức thứ tám, thức thứ támnắm giữ tư chủng tử đó. Trong khi đó Kinh bộ lại nói,tư chủng tử này hân tập nơi sắc tâm, và sắc tâm nắmgiữ tư chủng tử, nếu lìa sắc tâm tư chủng tử không thểcó được.

TIẾT2: CÁC MẶT KHÁC CỦA NGHIỆP

Trongtiết này, luận văn trước hết nêu ra bốn loại là lọaicóchấp thọ không chấp thọ, loại năm sự, loạitìnhphi tình, loại đại chủng đồng dịvà sau mớinói đến tánh chất hệ thuộc vào ba cõi, chín địa củanghiệp, nhưng ở đây, chỉ nói về loại sau hết, tứclà tánh chất hệ thuộc của nghiệp vào ba cõi, chín địamà thôi.

VỀTÁNH CHẤT CỦA NGHIỆP

Nghiệpcó ba tánh: thiện, ác, vô ký, song chỉ có hai tánh thiện vàác mới là nghiệp, chứ vô ký tánh không phải nghiệp. Doý nghiệp thiện hay ác mà phát sinh ra thân biểu và vô biểunghiệp, cũng như khẩu biểu và vô biểu nghiệp thiện hayác. Nhưng ý nghiệp vô ký chỉ phát ra thân hoặc ngữ biểunghiệp vô ký, chứ không có thân, ngữ vô biểu nghiệp.Tạisao vậy? Vì tính vô ký chẳng phải lành dữ, thế lực củanó quá yếu không thể chiêu cảm được kết quả như nghiệpthiện hay ác, vì vậy, chỉ có thân, ngữ biểu nghiệp vôký. Chứ không có vô biểu vô ký.

Nhưngsao gọi là thiện ác vô ký?

LuậnTỳ-bà-sa51nói: "Nếu pháp không chiêu cảm quả khả ái,lạc thọ thì gọi là thiện, còn nếu chiêu cảm quả khôngkhả ái, khổ thọ thì gọi là ác, nếu khác với cả hai sựđó thì gọi là vô ký".

LuậnCâu-xá15nói: "Nghiệp an ổn hay chiêu cảm được quả báokhả ái và Niết-bàn, tạm thời và vĩnh viễn xa lìa thốngkhổ gọi là thiện, nghiệp không an ổn hay chiêu cảm quảbáo bất khả ái, gọi là ác; còn nghiệp trái với hai tánhtrên gọi là vô ký. Ðây là căn cứ sự cảm quả để phânbiệt thiện, ác,vô ký tánh".

LuậnCâu-xá13:‘’Lại căn cứ vào nguyên do để chia ba tánh thiện, ác,vô ký; mỗi tánh đều có bốn thứ là: thắng nghĩa, tự tánh,tương ưng, đẳng khởi".

Bốnthứ thiện

1.Thắng nghiã thiện: Chỉ Niết-bàn rất an ổn, vĩnh viễn,bặt dứt dấu vết thống khổ. Thắng nghĩa có nghĩa là tuyệtvời, tuyệt đối.

2.Tự tánh thiện: Tức chỉ cho năm tâm sở tàm, quý, vôtham, vô sân, vô si, có tự thể là thiện, chứ không nhờcái khác mới có như tương ưng và đẳng khởi thiện.

3.Tương ưng thiện: Tức những tâm sở nhờ tương ưng vớinăm tâm sở tự tánh thiện ở trên mà thành, chứ tự thểnó không phải là thiện.

4.Ðẳng khởi thiện: Chỉ cho thân, ngữ thiện nghiệp dosự phối hợp bình đẳng của tự tánh thiện và tương ưngthiện mà khởi lên.

Bốnthứ ác

1.Thắngnghĩa ác: Chỉ sanh tử, và sanh tử tự tánh rất là khổ,xấu ác cùng cực.

2.Tự tánh ác:Chỉ năm tâm sở: vô tàm, vô quý, tham, sân,si; vì tự thể nó là ác, chứ không phải chờ tương ưng,đẳng khởi mới thành ác.

3.Tương ưng ác:Chỉ các tâm tâm sở mà tự tánh không phảiác, nhưng và tương ưng với năm tâm sở tự tánh ác mà thành.

4.Ðẳng khởi ác: Chỉ thân, ngữ ác nghiệp do sự phốihợp bình đẳng của tự tánh ác và tương ưng ác mà khởilên.

Vôký tánh chỉ có thắng nghĩa vô ký, tức chỉ cho hư khôngvô vi và phi trạch diệt vô vi. Vì thể của hai vô vi này làthường trú, nên gọi là thắng nghĩa, nhưng nó không phảilà cái chứng đắc của đạo nên không được gọi là thiệnmà chỉ gọi là vô ký. Ngoài ra, trong 46 tâm sở, thứ nàocũng thông cả hai hoặc ba tánh, nhưng không có thứ nào thuầnlà vô ký, nên không lập tự tánh vô ký, và đã không cótự tánh vô ký thì cũng không có tương ưng và đẳng khởivô ký.

Nếulại lấy giới và địa để phân biệt năm nghiệp vừa nêutrên thì sẽ thấy ý nghiệp thiện và vô ký ở cả ba cõi,chín địa đều có; còn ác nghiệp chỉ giới hạn ở cõiDục; thiện vô biểu thông cả hai cõi Dục và Sắc. Ác vôbiểu chỉ giới hạn ở cõi Dục. Thân, ngữ thiện biểu nghiệpthông cả cõi Dục và Sơ thiền, còn ác biểu nghiệp chỉgiới hạn ở cõi Dục. Tánh vô phú vô ký chỉ giới hạnở Sơ thiền.

BIỂỜỒ NGHIỆP PHÂN BIỆT THEO GIỚI ÐỊA


NGHIỆPNghiệpThiệnởba cõi, chín địa
Vôký
Ácchỉcó ở cõi Dục
BiểuThiệnchỉcó ở cõi Dục và Sơ thiền
Hữuphúchỉcó ở cõi Dục
Vôký
Ácchỉcó ở cõi Dục và cõi Sắc
VôbiểuThiệnchỉcó ở cõi Dục
Ác
*TIẾT 3. Ý NGHĨA BIỂU NGHIỆP

VÔBIỂU NGHIỆP

Tướngtrạng biểu nghiệp - vô biểu nghiệp như thế nào? Vô biểucó ba:

1.Luật nghi vô biểu:Thuộc thiện, lại chia làm ba:

a.Biệt giải thoát luật nghi vô biểu: Thành tựu do sự dứttrừ từng tội nơi thân và ngữ.

b.Tịnh lự luật nghi vô biểu:Cũng gọi là "định cộnggiới"nhờ nhập định, tự nhiên rời bỏ các tội lỗinơi thân và ngữ. Vô biểu này phát sinh trong khi nhập định,khi xuất định thì mất.

c.Vô lậu luật nghi vô biểu: Còn gọi là "đạo cộnggiới" Khi thiện tâm vô lậu khởi lên, tự nhiên lìa bỏcác tội lỗi nơi thân, ngữ. Nó phát sinh ngay khi thiện tâmvô lậu phát sinh, và diệt mất ngay khi thiện tâm vô lậudiệt.

2.Bấtluật nghi vô biểu:Thuộc ác.

3.Phi luật nghi phi bất luật nghi vô biểu:Ở giữa hai thứtrên.

Biệtgiải thoát luật nghi có tám thứ: Bí-sô, Bí-sô-ni, Chánh học,Cần sách, Cần sách nữ, Cận sự nam, Cận sự nữ và Cậntrụ luật nghi. Nhưng thực chất chỉ có bốn: Bí-sô, Cầnsách, Cận sự và Cận trụ. Vì lìa Bí-sô không thể có Bí-sôni, lìa Cần sách không thể có Cần sách nữ và Chánh học.Lìa Cận sự không thể có Cận trụ luật nghi.

Trongtám biệt giải thoát luật nghi, Cận trụ, Cận sự nam, Cậnsự nữ thuộc giới tại gia. Còn năm thứ kia thuộc về giớixuất gia. Lại nữa, cận trụ luật nghi là giới chỉ thọtrong một ngày một đêm, qua khỏi một ngày một đêm gọilà đêm hết (dạ tận) giới tự nhiên xả, cò bảy thứ kialà giới thọ suốt đời.Về giới Cận trụ, theo Kinh bộ,không những chỉ thọ trong một ngày đêm là có thể thọtrong nhiều ngày đêm.

Hỏi:Luật nghi và bất luật nghi vô biểu nghiệp phải chăng đềudo biểu nghiệp sanh hay không do biểu nghiệp sanh?

Ðáp:Do biểu nghiệp sanh cũng có, không do biểu nghiệp sanh cũngcó. Xem biểu đồ dưới đây sẽ rõ:


VÔBIỂULuậtnghi (Thiện)Biệtgiải thoát luật nghiBísô giới
Bísô ni giới
Chánhhọc
Cầnsách
Cầnsách nữ
Cậnsự giới
Cậnsự nữ
Cậntrụ giới
Biểuvà Vô biểu nghiệp
-Tịnh lự luật nghi
-Vô lậu luật nghi
Chỉdo Vô biểu
Bấtluật nghi (Ác)Biểuvà Vô biểu nghiệp
Philuật Phi phi bất luật nghi (phi thiện phi ác)
Hỏi:Vô biểu ấy làm sao thành tựu được? Như thế nào là xảbỏ?

Ðáp:Trong ba thứ luật nghi: Biệt giải thoát, tịnh lự và vô lậu.Trước nói về biệt giải thoát luật nghi. Câu-xá ký14nói " Luật nghi biệt giải thoát do người khác dạy màđược thàh tựu". Nghĩa là nhờ sự truyền dạy của ngườikhác mà đắc giới. Có hai cách:

1.Từ cá nhân Tăng-già (Tăng-già bổ-đặc-già-la) mà thọ đắc,đó là giới Cận sự, Cận sự nữ, Cận trú, Cần sách, Cầnsách nữ. Câu-xá Quang ký 14nói: "Cần sách, Cần sáchnữ từ nơi hai vị Tăng mà thọ đắc; Cận sự, Cận sựnữ, Cận trú chỉ từ một vị Tăng mà thọ đắc".

2.Từ Tăng già (Tăng chúng, bốn nguời trở lên) mà thọ đắc.Ðó là giới Bí-sô, Bí-sô-ni và Chánh học, phải từ nơinăm vị hoặc mười vị Tăng mà thọ đắc.

Nếunói rộng về sự duyên đắc giới cụ túc, thì có sự bấtđồng giữa bốn bộ luật, năm bộ luận.

Sựbất đồng trong bốn bộ luật:

a.Luật Thập Tụng nêu mười duyên đắc giới.
b.Luật Tứ Phần nêu năm duyên.
c.Luật Tăng Kỳ nêu bốn duyên.
d.Luật Ngũ Phần nêu năm duyên.

Sựbất đồng trong năm bộ luận:

a.Luận Tỳ-ni mẫu, năm duyên.
b.Luận Ma-đắc-lặc-già, mười duyên .
c.Luận Thiện Kiến, tám duyên.
d.Luận Tát-bà-đa, bảy duyên.
đ.Luận Minh Liễu, bảy duyên.

Giữacác thuyết dị đồng đó, Câu-xá chọn Thập Tụng luậtnêu mười duyên đắc giới:

1.Tự nhiên đắc:Trường hợp Phật và Ðộc giác do vôsư trí ngộ đạo tự nhiên đắc giới.
2.Kiến đế đắc:Còn gọi là nhập chánh tánh ly sanh, trườnghợp năm Tỳ-kheo Kiều-trần-như, thấy lý Tứ đế mà đắcgiới.
3.Thiện tai đắc: Trường hợp Da-xá, do Phật bảo: "Thiệnlai Tỷ kheo"(Ehi Bikkhu) mà đắc giới.
4.Tự thệ đắc:Tức trường hợp Ðại Ca-diếp do tin vàphát lời thệ rằng: "Phật là Ðại sư của mình" màđắc giới.
5.Luận nghị đắc: Hoặc gọi là "đáp vấn" tức trườnghợp chú bé bảy tuổi Tô-đà-di, nhân Phật hỏi: "Nhà ngươiở đâu?" Chú bé đáp: "Ba cõi không nhà (tam giớivô gia)", câu đáp làm vừa ý Phật, nên dù tuổi chưa đủhai mươi, Phật vẫn cho phép Tăng kiết ma thọ cụ túc cho.
6.Thọ trọng pháp: Tức trường hợp Ðại Sanh Chủ thọtám kỉnh pháp mà đắc giới.
7.Khiển sứ đắc:trường hợp Pháp Thọ Tỷ-kheo-ni. Muốnđến giữa Tăng thọ giới nhưng vì tướng mạo đoan nghiêmsợ đi đường bất trắc, Phật sai sứ đến truyền giớicho.
8.Biên ngũ đắc: Do bốn người làm Tăng chúng và vị trìluật làm người thứ năm để Kiết ma (trì luật vi đệ ngũnhân), tức trường hợp ở nơi không đủ mười vị Tăngkiết ma truyền giới.
9.Kiết-ma đắc:Hoặc còn gọi do thập chúng, tức trườnghợp ở nơi đủ mười Tăng kiềt-ma truyền giới, nhiều hơnkhông ngại.
10.Tam quy đắc:Còn gọi là tam ngữ đắc, tức trường hợpnhóm sáu mươi người hiền (lục thập hiền bộ). Tuy nhiên,đối với tam ngữ đắc này, Luật Thập Tụng 60 nói: "Nếukhi Phật chưa chế pháp bạch tứ kiết ma, người nào quy mạngvề Phật, xướng ba lần: Tôi theo Phật xuất gia,ngườiđó đã khéo thọ đắc cụ túc giới. Nhưng nếu sau khi Phậtđã chế pháp bạch tứ kiết ma, thì xướng ba lần xuất giakhông gọi là đắc cụ túc giới". Luận Hữu bộ nói:"Tam ngữ đắc, tam quy đắc, chỉ trong thời gian tám nămsau Phật thành đạo thì được, còn sau tám năm đó thì khôngthể đắc giới".

Trongmười cách đắc giới trên, tám cách sau có đủ biểu, vôbiểu nghiệp, còn hai cách trước chỉ có vô biểu nghiệp.

Tịnhlự luật nghi vô biểu cũng gọi là định cọng giớivô biểu. Khi nhập định hữu lậu vị, chí, trung gian,căn bản hay cận phần thì liền có vô biểu cùng định tâmphát sinh.

Vôlậu luật nghi vô biểu cũng gọi là đạo cọng giới,cũng vậy, khi nhập định vô lậu vị chí, trung gian hay cănbản, hễ pháp vô lậu xuất hiện, thì cùng lúc xa lìa xáctội lỗi nơi thân, ngữ, nên tự nhiên phát sinh vô biểu [*].

[*]Cõi sắc và vô sắc chia ra tám địa (bốn thiền, bốn định),mỗi địa đều có căn bản định và cận phần định. Khidứt hết tư hoặc của cõi dục, chính thức được địnhsơ thiền, đó gọi là sơ thiền căn bản định, nhưng khimới phục được tư hoặc của cõi dục, chỉ phát sinh thiềnđịnh tương tự gần với căn bản định, đó gọi là sơthiền cận phần định. Nhị thiền cho đến phi phi tưởngmỗi địa cũng đều có căn bản và cận phần định nhưthế. Nhưng cận phần định của sơ thiền là từ dục giớitán địa bước lên sắc giới định địa, đó là điểmkhác với các phần định kia, nên cận phần định sơ thiềnđược mang tên riêng là vị chí định hay vị đắc địnhthay vì gọi cận phần định. Trung gian định cũng gọi làtrung gian thiền, trung gian tịnh lự. Sơ thiền còn có cả tâmsở tầm và từ, Nhị thiền trở nên đều dứt hết tầmtừ. Nhưng khi sắp ra khỏi sơ thiền và chưa lên nhị thiền,thì đã vứt bỏ tầm chỉ còn từ (vô tầm duy tứ địa),chínhtại đây gọi là trung gian định, ở chót sơ thiền và đạiphạm thiên vương thường trụ thiền định này

Tịnhlự và vô lậu luật nghi không cần nhờ bởi người kháctruyền thọ, nên không có biểu nghiệp.

Trongba thứ luật nghi trên, biệt giải thoát là giới không chuyểntheo tâm (bất tùy tâm chuyển), nghĩa là khi đã đắc giớirồi, sau đó, dù tâm có thay đổi, lúc ác, lúc vô ký hoặcvô tâm, nhưng không xả giới hì giới thể vẫn tồn tạikhông mất. Ngược lại, định cọng giới và đạo cọng giớilà giới chuyển theo tâm (tùy tâm chuyển), hễ tâm nhập địnhthì có, xuất định thì mất.

Lại,ba luật nghi đều có công năng phòng phi chỉ ác, nhưng cáchthức đạt được khác nhau. Biệt giải thoát chỉ ở tántâm vị và loài người thành đạt được qua cả ba giai đoạngia hạnh, căn b?n và hậu khởi. Chẳng hạn, về việc sátsinh, trước tiên móng lên ý nghĩ sát sinh, hoặc chuẩn bịdụng cụ để giết, đó là gia hạnh nghiệp đạo. Khi chínhthức giết và người, vật bị giết chết hẳn, đó là cănbản nghiệp đạo. Sau khi giết xong, chẳng những không h?ihận, lại còn thích thú đắc ý, do đó vô biểu nghiệp sáttiếp tục không dứt, đó là hậu khởi nghiệp đạo. Khi thọđắc giới, đối với ba cách hay ba giai đoạn sát sinh cóthể thề dứt bỏ không làm. Như vậy là biệt giải thoátgiới từ ba cách hay ba giai đoạn đó mà đạt được. Nhưngtịnh lự và vô lậu luật nghi lại khác, chỉ do định tâmmà đạt thành, khi tâm nhập định thì có, khi xuất địnhthì mất. Vì vậy, hai luật nghi này chỉ đắc thành ở cănbản nghiệp đạo, chứ không đắc thành từ gia hạnh và hậukhởi.

Lạinữa, đối với bất cứ chúng sanh nào và bất cứ ở đâu,bất cứ lúc nào và bất cứ vì lẽ gì, thọ trì cấm giới,quyết dứt bảy chi tội của thân ngữ đối với đối tượngđó, mới gọi là đắc giới. Nếu chỉ dứt tội lỗi theonăm sự hạn định sau đây, thì chỉ gọi là diệu hạnh,chứ không thể gọi là giới. Năm hạn định là:

a.Hữu tình định: Tức thề rằng, ta chỉ lìa sự giếtđối với loài hữu tình này chứ không đối với loài khác.
b.Chi định: Tức thề ta chỉ giữ cấm giới không giếthoặc không trộm... chứ không phải giữ cả bảy chi tịnhgiới.
c.Xứ định:Chỉ lìa sát sinh ở chỗ này chứ không phảiở chỗ khác.
d.Thời định: Tức chỉ lìa sát sinh trong thời gian này,chứ không phải ở thời gian khác.
đ.Duyên định: Tức như thề lìa mọi sự sát sinh, trừ vìlý do chiến đấu.



Hỏi:Còn bất luật nghi vô biểu (ác giới) làm sao đắc thành?

Ðáp:Do hai lý do: 1. Làm; 2. Thề làm.

1.Làm: Như trường hợp sanh vào nhà bất luật nghi, như nhàthợ săn, đồ tể... lúc thơ ấu có mục kích việc làm ác,tự nhiên tâm tập nhiễm suy tư theo thói ác đó, nhưng chưanhúng tay làm thì chưa thành ác giới, đến khi nhúng tay làmtức liền thành ác giới vô biểu.

2.Thề làm: Như trường hợp không sanh vào nhà ác giới,nhưng do thấy việc ác như sát sinh, trộm cắp... có lợi lộcnhiều, bèn thề nguyện suốt đời làm các việc đó đểnuôi sống. Ngay khi thề nguyện như vậy, liền thành ác giớivô biểu, dù chưa nhúng tay làm.

Tuyvậy, theo Hữu bộ, dù làm hay thề làm cũng phải đối vớitất cả chúng sanh suốt đời, và đủ cả bảy chi mới thànhác giới vô biểu, nếu không, chỉ thành sự ác ở chặnggiữa là phi luật nghi, phi bất luật nghi mà thôi. Ngược lại,theo Kinh bộ, dù không đủ cả bay chi, không suốt đời, khôngđối với tất cả chúng sanh, nhưng nếu làm hoặc thề làmđiều ác, vẫn thành bất luật nghi vô biểu (ác giới vôbiểu).

Hỏi:Còn phi luật nghi phi bất luật nghi do thế nào mà đắc thành?

Ðáp:Phi luật nghi phi bất luật nghi (phi thiện phi ác giới) đắcthành từ ba phương diện:

1.Do ruộng phước: Tức đối với người có phước đứcthường bố thí, cúng dường hoa quả, vườn cây... hoặc ngượclại, đánh mắng làm tổn thương,... Khi rời khỏi sự làmthiện hoặc làm ác như vậy, liền đắc thành phi luật nghiphi bất luật nghi vô biểu.

2.Do thọ lãnh: Tức thề làm. Như tự thề: "Hễ chưa đánhmắng hoặc chưa lễ Phật thì chưa ăn", khi vừa phát lờithề như vậy, liền đắc thành phi luật nghi phi bất luậtnghi vô biểu.

3.Do làm: Tức sau khi phát thiện tâm (lễ Phật) hay phát cáctâm (đánh mắng) một cách hăng hái, đưa đến hành động,thì ngay khi hành động liền đắc thành phi luật nghi phi bấtluật nghi vô biểu.

Tómlại, luật nghi và bất luật nghi vô biểu do biểu nghiệpdẫn đầu. Như tịnh lự và vô lậu luật nghi là hai giớitùy tâm chuyển, chỉ có vô biểu chứ không có biểu nghiệp.Biệt giải thoát luật nghi nếu từ người khác thọ đắc,thì chắc chắn có biểu nghiệp rồi mới thành vô biểu nghiệp.Nếu trường hợp tự nhiên đắc, kiến đế đắc, không từngười khác thọ đắc, thì chỉ có vô biểu mà không có biểunghiệp. Còn bất luật nghi vô biểu, nếu tự mình làm, thìtrước hết do biểu nghiệp rồi mới thành vô biểu nghiệp,nhưng nếu theo do người khác làm thì không do biểu nghiệpcũng vẫn thành vô biểu nghiệp.

Hỏi:Trên đã nói sự duyên đắc thiện giới, ác giới (luật nghi,bất luật nghi), vậy xả thiện giới, ác giới như thế nào?

Trướchãy nói về xả biệt giải thoát giới. Như đã biết, biệtgiải thoát giới có tám thứ, trong đó trừ giới cận trú,còn bảy giới kia đều do bốn duyên xả:

Cốý xả giới;
Mệnhchung;
Namnữ căn cùng xuất hiện;
Ðoạnthiện căn.

Giớicận trú ngoài bốn duyên trên còn thêm một duyên nữa làmãn một ngày đêm, vì giới này chỉ thọ một ngày đêm,hễ hết hạn thì giới tự nhiên xả.

Vềviệc xả giới này, Kinh bộ có quan điểm: "Bốn trọng giớisát, đạo, dâm, vọng là giới đoạn đầu, rất nặng, hễphạm một trong bốn giới ấy, thì tất cả giới xuất giađều mất". Hữu bộ trái lại, cho rằng giả sử phàm mộttrong bốn trọng giới đó cũng không hẳn mất hết giới xuấtgia, nếu biết chân thành sám hối, thề không trái và hộtrì các giới còn lại. Luận chủ theo kinh bộ.

Hỏi:Xả tịnh lự luật nghi thế nào?

Ðáp:Có ba duyên xả:

1.Dịch địa: Tức đổi vị trí, như từ hạ địa sanh lênthượng địa thì xả giới tại hạ địa, từ thượng địasanh xuống hạ địa thì xả giới thượng địa, vì địnhcọng giới hữu lậu luôn luôn ràng buộc theo giới và địavậy.
2.Thối chuyển: Lúc đầu được thắng định, sau sanh phiềnnão, mất thắng đ?nh nên giới cũng mất.
3.Mạng chung

Hỏi:Xả vô lậu luật nghi như thế nào?

Ðáp:Do ba duyên xả:

a.Ðược quả: Khi chứng được quả vị cao hơn, thìvô lậu đạo của quả vị thấp không còn nên giới cũngmất.
b.Luyện căn:Trước là độn căn, nhờ luyện tậptrở nên lợi căn, nên giới của độn căn cũng mất, và phátsinh giới lợi căn.
c.Bị thối chuyển:Khi quả vị bị thối thất thìgiới cũng mất theo luôn.

Hỏi:Xả bất luật nghi thế nào?

Ðáp:Do ba duyên xả: 1. Chết; 2. Nam nữ căn cùng xuất hiện; 3.Thọ đắc thiện giới.

Hỏi:Xả phi luật nghi phi bất luật nghi thế nào?

Ðáp:Do sáu duyên xả:

1.Tâm thể làm chấm dứt, như thề trong một thời gian nào làmthiện hoặc làm ác, nhưng đến nửa chừng hối hận, thềbỏ lời thề trước đó đi, thì giới cũng liền xả.
2.Do thế lực chấm dứt, tức do thế lực của lòng tin thanhtịnh dẫn sanh vô biểu thiện, do thế lực của phiền nãodẫn sanh vô biểu ác, như sức bay của mũi tên, đến ngangđộ nào đó thì rơi xuống. Cũng thế, đến độ nào đóthì giới xả.
3.Tác nghiệp chấm dứt, vô biểu vốn do tác nghiệp thiện áctạo thành, nếu khi lời thề còn, nhưng tác nghiệp chấm dứt,thì giới cũng xả.
4.Sự vật chấm dứt, như bố thí phòng xá, cầu,vườn, hoặcđặt lưới bẫy... Khi những thứ này hư hoại thì giới cũngxả.
5.Thọ mạng chấm dứt.
6.Thiện căn chấm dứt.

Ðoạn2: CÁC LOẠI NGHIỆP ÐƯỢC NÓI TRONG CÁC KINH

Trênđã nói thể tánh của nghiệp, đoạn này nói về các loạinghiệp được nói trong các kinh. Câu-xá Luận15nêu mười một thứ nghiệp:

1.Tam tánh nghiệp:Tức ba nghiệp thiện, ác, vô ký.

2.Phước thảy ba nghiệp: Tức là phước nghiệp (nghiệplành) ở cõi Dục, phi phước nghiệp (nghiệp ác) ở cõi Dục,bất động nghiệp ở cõi Sắc và Vô sắc.

3.Tam thọ nghiệp:Tức nghiệp thuận theo lạc thọ ở cõiDục và ở cõi Sơ, Nhị, Tam thiền; nghiệp thuận theo khổthọ là nghiệp bất thiện ở cõi Dục; nghiệp thuận theobất khổ bất lạc thọ ở từ Tam thiên lên đến trời Hữuđảnh.

4.Tam thời nghiệp:Thời kỳ nghiệp thọ quả báo có hiệntại và vị lai, và thuận thứ thọ, thuận hậu thọ. Vềđiểm này có ba chủ trương khác nhau:

a.Nhà bốn nghiệp: Chủ trương có thuận hiện nghiệplà hiện tại tạo nghiệp, hiện tại thọ quả. Thuận sanhnghiệphiện tại tạo nghiệp, đời kế thọ quả. Thuậnhậu nghiệp, hiện tại tạo nghiệp, đời thứ ba trởđi mới thọ quả. Thuận bất định nghiệp, hiện tạitạo nghiệp, nhưng thời kỳ thọ quả không nhất định.

b.Nhà năm nghiệp: Chủ trương ngoài ba cách thọ quả báotrên. Riêng thuận bất định nghiệp lại chia ra có quả báonhất định, thời hạn thọ quả báo không nhất định, vàquả báo cùng thời hạn thọ quả báo đều nhất định.

c.Nhà tám nghiệp: Căn cứ bốn nghiệp nói trên, chia mỗinghiệp ra làm hai thứ mà thành tám nghiệp. Xem đồ biểu:


TÁMNGHIỆPThuậnhiện nghiệpBáođịnh - Thời định
Báobất định - Thời định
Thuậnsanh nghiệpBáođịnh - Thời định
Báobất định - Thời định
Thuậnhậu nghiệpBáođịnh - Thời định
Báobất định - Thời định
Thuậnbất định nghiệpBáođịnh - Thời bất định
Báobất định - Thời bất định
Ðốivới ba chủ trương trên, luận Câu-xá15 nói, "Ba nghiệpthuận hiện pháp thọ là định, cộng thêm nghiệp thuận bấtđịnh thành bốn, thuyết này đúng hơn". Trong chỉ rõ thờigian thọ quả định bất định, chính là giải thích bốnnghiệp tướng của kinh đã nói vậy. Như vậy đủ thấy luậnchủ Thế Thân chấp nhận thuyết bốn nghiệp. Nhưng trong bốnnghiệp đó, nghiệp nào dẫn đến quả tổng báo gọi là dẫnnghiệp?Nghiệp nào dẫn đến quả riêng mà gọi là mãnnghiệp?Theo luận Tỳ-bà-sa114n có ba thuyết:

(1)Hai nghiệp thuận sanh thọ, thuận hậu thọ, có đủ cả dẫnnghiệp, mãn nghiệp; còn hai nghiệp thuận hiện thọ, thuậnbất định thọ thì chỉ giới hạn nơi mãn nghiệp.

(2)Ba nghiệp thuận sanh thọ, thuận hậu thọ, và thuận bấtđịnh thọ có đủ cả dẫn nghiệp, mãn nghiệp, còn nghiệpthuận hiện thọ chỉ giới hạn ở mãn nghiệp.

(3)Bốn nghiệp đều có đủ cả dẫn nghiệp, mãn nghiệp, luậnTỳ-bà-sa2 đồng với thuyết này.

5.Thân tâm thọ nghiệp: Tức nghiệp do thân tho, nghiệp dotâm thọ. Nghiệp do tâm thọlà nghiệp thọ quả báo(dị thục) tương ưng với đệ lục ý thức. Như thiện nghiệpở từ trung gian định của Sắc giới đến cõi trời Hữờảnh, nó chỉ chiêu cảm do tâm lãnh thọ. Nghiệp do thânthọ là nghiệp chiêu cảm dị thục do thân lãnh thọ, nhưác nghiệp ở cõi Dục.

6.Ba nghiệp khúc trược uế: Tức do siểm khúc phát sinh ranghiệp thân ngữ ý gọi là nghiệp; do sân phát sinh ba nghiệpgọi la uế nghiệp. Do tham phát sinh ra nghiệp thân ngữ ý gọilà trược nghiệp.

7.Hắc bạch nghiệp:Gồm hắc hắc nghiệp là nghiệpác thọ quả báo ác ở cõi Dục; bạch bạch nghiệplà nghiệp lành thọ quả lành ở cõi Sắc; hắc bạch hắcbạch nghiệplà nghiệp lành dữ xen lộn nhau thọ quảbáo khả ái phi khả ái xen lộn ở cõi Dục.

8.Tam mâu-ni nghiệp:Ba nghiệp mâu-ni và ba nghiệp thanh tịnhnhư biểu đồ:


Banghiệp mâu niBanghiệp thanh tịnhBanghiệp
-Thân mâu-ni (.....)
-Ngữ mâu-ni (.....)
-Ý mâu-ni (.....)
Thânthanh tịnh
Ngữthanh tịnh
Ýthanh tịnh
(.....)Thân
(.....)Ngữ
(.....)Ý
Mâu-nitiếng Phạn là Muni, tàu dịch là tịch mặc, có nghĩa là phiềnnão dứt sạch, vắng lặng. Hàng thánh giả vô học dứt sạchmọi phiền não, nên thân nghiệp được gọi là thân mâu-ni,ngữ nghiệp được gọi là ngữ mâu-ni, ý nghiệp được gọilà ý mâu-ni. Thân ngữ ý đều thành diệu hạnh, nên gọilà thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh. Diệu hạnhthông cả hai loại thiện hữu lậu, thiện vô lậu, vì tạmthời và vĩnh viễn nó xa lìa mọi ác hạnh phiền não cấuuế.

9.Ba ác hạnh:Tức ba ác hạnh và ba diệu hạnh. Ba ác hạnhlà hết thảy ba nghiệp ác của thân, ngữ, ý; ba diệu hạnhlà hết thảy ba nghiệp lành của thân, ngữ, ý. Trong đó,ý ác hạnh và ý diệu hạnh không những nhiếp trọn ý nghiệpthiện ác mà ý ác hạnh còn nhiếp luôn cả tham, sân, tà kiến,ý diệu hạnh còn nhiếp luôn cả vô tham, vô sân, chánh kiến.Xem biểu đồ sau:


a.Ba ác hạnh:Banghiệp
Thânác hạnhThânnghiệp
Ngữác hạnhNgữnghiệp
Ýác hạnhÝnghiệp và tham, sân, tà kiến.

b.Ba diệu hạnh:Banghiệp
Thândiệu hạnhThânnghiệp
Ngữdiệu hạnhNgữnghiệp
Ýdiệu hạnhÝnghiệp và vô tham, vô sân, chánh kiến.
10.Mười nghiệp đạo:Có hai loại: mười ác nghiệp đạovà mười thiện nghiệp đạo:

10ác nghiệpThânSát,đạo, dâm (3)
NgữNóidối, hai lưỡi, thô ác, thêu dệt (4)
ÝTham,sân, tà kiến (3)
10thiện nghiệpThânLìasát, lìa đạo, lìa dâm (3)
NgữLìanói hai lưỡi, thô ác, thêu dệt (4)
ÝLìatham, lìa sân, chánh kiến (3)
Tấtcả việc lành dữ phát động ở thân, ngữ, ý đều kinh quaba giai đoạn gia hạnh, căn bản và hậu khởi (Kinh Ưu-bà-tắcBồ-tát Giới, phẩm nghiệp nói là phương tiện trang nghiêm,căn bản, thành dĩ. Kinh Phạm võng Bồ-tát giới nóilà sát nhân, sát duyên, sát pháp, sát nghiệp).

Giahạnh là tiền phương tiện; căn bản là ngay lúc sự việchoàn thành; hậu khởi là những hành động kế tiếp sau đónhư bắt thú, lột da, xẻ thịt... Trong ba phần gia hạnh, cănbản, hậu khởi đó, chỉ phần căn bản mới gọi nghiệpđạo. Luận Câu-xá 16 nói: "Về bất thiện, thân ác nghiệpđạotrừmột phần của thân ác hạnh không kể vào, đó là các thânnghiệp ác thuộc gia hạnh và hậu khởi, và các nghiệp nhưuống rượu, đánh, trói... vì những việc này không thô bạorõ rệt bằng những thân ác hạnh làm kẻ khác mất mạng,mất của, mất vợ, mà như Phật dạy, đặc biệt phải xalánh. Chỉ mấy việc ác chính làm kẻ khác mất mạng, mấtcủa... mới gọi là nghiệp đạo. Ngữ ác nghiệp đạo khôngkể những ngữ ác hành thuộc gia hạnh, hậu khởi và khinhvi. Ý ác nghiệp đạo không kể những ý ác hạnh thuộc tưduy ác và lòng tham nhẹ... Về thiện, thân thiện nghiệp đạotrừ một phần của thân diệu hạnh không kể vào, đó làthân thiện nghiệp thuộc gia hạnh, hậu khởi và các việckhác như bố thí, cúng dường, lìa uống rượu... Ngữ thiệnnghiệp đạo, trừ một phần của ngữ diệu hạnh như áingữ, thật ngữ... không kể vào. Ý thiện nghiệp đạo, trừmột phần của ý diệu hạnh như các tư duy thiện không kểvào.

Hỏi:Vì sao chỉ căn cứ vào phần căn bản để lập nghiệp đạo?

Ðạolà đường đi. Trong 10 ác nghiệp, tham, sân, tà kiến là đườngđi của tư tâm sở. Ba nghiệp thân, bốn nghiệp ngữ tự nólà nghiệp và cũng là đường đi của tư nghiệp (ý nghiệp),nên gọi là nghiệp đạo, hoặc gọi đủ là nghiệp nghiệpđạo. Nghĩa của 10 thiện nghiệp đạo cũng chiếu theo đóđể hiểu.

Hỏi:Mười điều lành, mười điều ác làm sao trở thành nghiệpđạo?

Trướcnói mười điều ác trở thành nghiệp đạo:

1.Thành nghiệp đạo sát sanh do đủ năm duyên:

a.Có tâm muốn giết.
b.Ðối tượng là loại hữu tình.

2.Tưởng đó là loại hữu tình.

a.Dùng sức giết.
b.Không giết lầm.

3.Thành lập đạo không cho mà lấy (trộm) do đủ năm duyên:

Móngtâm lấy cắp.
Ðốivới tài vật của kẻ khác.
Tưởngđó là tài vật của kẻ khác.
Dùngsức lấy.
Khôngphải lấy lầm đem về làm của mình.

4.Thành nghiệp đạo tà dâm có đủ bốn duyên:

Ðốivới không phải cảnh (vợ, hầu) mà làm việc không đánglàm.
Ðốivới không phải nơi (đạo) mà làm việc không đáng làm.
Ðốivới không phải chỗ mà làm việc không đáng làm.
Ðốivới phi thời mà làm việc không đáng làm.

5.Thành nghiệp đạo vọng ngữ (hư cuống ngữ) do đủ bốnduyên:

Tâmô nhiễm.
Tưtưởng và phát ngôn trái với điều luật nói.
Ngườibị lừa hiểu rõ điều được nghe.
Ngườinói dối biết rõ người nói dối.

6.Thành nghiệp đạo hai lưỡi (ly gián ngữ) do đủ bốn duyên:

Tâmô nhiễm.
Phátlời nói hại kẻ khác.
Ngườinghe hiểu rõ.
Ngườinói biết rõ mình nói hai lưỡi.

7.Thành nghiệp đạo nói thô ác (ác khẩu) do đủ bốn duyên:

Tâmô nhiễm.
Phátlời cộc cằn, thô bạo, chửi mắng kẻ khác.
Ngườinghe hiểu rõ.
Ngườinói biết rõ mình nói thô ác.

8.Thành nghiệp đạo nói thêu diệt (ỷ ngữ, tạp uế ngữ)do có đủ hai duyên:

Tâmô nhiễm.
Phátlời tà vạy, thêu dệt vẽ vời, dua nịnh, tạo các từ khúcsai trái dâm ô.

Phạmvi ỷ ngữ rất rộng, trừ ba thứ hư cuống ngữ, thô cácngữ, ly gián ngữ, tất cả ngôn từ điên đảo, tà vạy,phát ra với tâm ô nhiễm đều thuộc loại ỷ ngữ này.

9.Thành nghiệp đạo tham, do đối với tài vật của ngườikhác sanh lòng tham, mong cầu nghĩ tưởng làm sao vật đó thuộcvề mình, chứ không còn thuộc người khác.

10.Thành nghiệp đạo sân, do đối với loại hữu tình, sanh lònggiận giữ, muốn làm hại.

11.Thành nghiệp đạo tà kiến, do mê lầm bài bác lý nhân quảchính đáng, và chấp theo nhân quả tà vạy.

Hỏi:Trên đã nói đến 10 nghiệp đạo ác, còn thành tựu 10 nghiệpđạo thiện như thế nào?

Đáp:Ðây nói về người cần sách thọ giới Cụ túc. Khi lên giớiđàn, lễ đại Tăng, phát lời thành thật thỉnh Thân giáosư truyền giới, cho đến xong lần kiết-ma thứ ba, ngay ởsát-na này thành tựu 10 nghiệp đạo thiện.

Hỏi:Dựa vào tâm nào để thành tựu mười nghiệp đạo thiệnvà ác ấy?

Đáp:Giahạnh của mười nghiệp đạo ác do ba căn bất thiện là tham,sân,si mà phát sinh. Nhưng rốt cuộc, chính thức thành nghiệpđạo thì là do tâm sân nhuế mà thành nghiệp đạo sát sanh;do tham dục mà thành nghiệp đạo trộm cắp, tà dâm; do cảtham, sân, si mà thành hư cuống ngữ, ly gián ngữ tạp uếngữ; do sân nhuế mà thành thô ác ngữ, do tham phiền não màthành nghiệp đạo tham; do sân phiền não mà thành nghiệp đạosân; do si phiền não mà thành nghiệp đạo tà kiến.

Cònmười nghiệp đạo thiện, luận Câu-xá 16 nói:" Các nghiệpđạo thiện vô luận là gia hạnh, căn bản, hay hậu khởiđều từ ba thiện căn vô tham, vô sân, vô si mà khởi phát,mà là thiện tâm tất nhiên tương ưng với ba thiện căn.

11.Ba tà hạnh:Tức tà ngữ (nói lời tà), tà nghiệp (hànhđộng tà), tà mạng (nuôi sống tà). Tà ngữ là ngữ nghiệpdo sân và si phát sinh. Tà nghiệp là thân nghiệp do sân vàtham phát sinh. Tà mạng là thân ngữ nghiệp do tham và si phátsinh.

Hỏi:Tại sao ngoài tà ngữ, tà nghiệp còn lập thêm tà mạng nữa?

Đáp:Luận Bà sa 16nói: "Như trong ngữ nghiệp tạo bấtthiện nghiệp, nếu do lòng tham mà phát khởi thì gọi là tàngữ, cũng gọi là tà mạng, vì trong đó gồm có mục đíchnuôi sống nữa. Nếu do tâm sân si mà phát khởi, thì chỉgọi là tà ngữ, chứ không gọi là tà mạng, bởi không vìmục đích nuôi sống. Và thân nghiệp đạo bất thiện cũngvậy, nếu do lòng tham phát khởi, thì gọi là tà nghiệp, cũnggọi là tà mạng; nhưng nếu do sân si mà phát khởi, chỉ gọilà tà nghiệp chứ không gọi là tà mạng".

Lạihỏi: Nếu vậy thì sao Phật lại dạy riêng hai thứ chánhmạng và tà mạng?

Vìtà mạng là cuống hoặc lòng người, vi tế khó nhận thấy,cũng khó trừ cho sạch được. Như thế, lối nuôi sống tàvạy là hành vi khó cấm chế, nên Phật nêu riêng ra để nhắcnhở cần phải cố gắng sống theo lối sống chánh mạng.

Ngoàimười một loại nghiệp nói trên, Luận Câu-xá 17 cònđề cập đến hai thứ dẫn nghiệp và mãn nghiệp.Dẫnnghiệp là nghiệp dẫn đến quả báo chung (cựu dịch là tổngbáo nghiệp),mãn nghiệp là nghiệp dẫn đến quả báo riêng(cựu dịch: biệt báo nghiệp).Ví như loài người tuy khôngđồng nhau về cơ thể, trai, gái, lớn, bé, mập, gầy, xấu,đẹp cao, lùn, mạnh, yếu; về trí tuệ sáng, tối, nhanh, chậm;về tính tình lành, dữ, nhiều tham, sân, si, mạn, ít tham,sân, si, mạn; cho đến sang, hèn, thọ, yểu; cuộc đời suôngsẻ hay gặp khó khăn... nhưng vẫn đồng nhất dưới dạngcon người chứ không phải trời, hay thú vật. Nguyên nhânđưa đến kết quả đồng nhất đó gọi là dẫn nghiệp.Cònmọi sự bất đồng về cơ thể, trí tuệ, tính tình giữangười này với người khác, gọi đó là biệt báo, và nguyênnhân đưa đến biệt báo ấy gọi là mãn nghiệp.Vậy,nhân nghiệp thiện hay nghiệp ác mà phải sanh đến cõi lànhhay cõi dữ, đó là do dẫn nghiệp; tuy đồng sanh ra ở cõilành hay cõi dữ, nhưng từ cơ thể đến tính tình không aigiống ai đó là do mãn nghiệp.

Hỏi:Nhưng dẫn nghiệp ấy đều do nhiều nghiệp hợp lại hay chỉdo một nghiệp dẫn sanh đến cõi này hay cõi khác? Và chỉdẫn sanh ra một đời hay nhiều đời?

Đáp:Luận Câu-xá 17 giải thích:" Nhất nghiệp dẫn nhấtsanh, đa nghiệp năng viên mãn". (do một nghiệp dẫn sanh mộtđời, do nhiều nghiệp làm cho trọn vẹn). Như người thợvẽ phát họa hình dáng một đồ hình tổng quát, một conngười hay một con trâu chẳng hạn, phát họa đó dụ cho dẫnnghiệp; lại từ trên đồ hình đó, tô vẽ thêm đủ cácbộ phận, màu sắc đầy là dụ cho mãn nghiệp.

Tómlại, nghiệp có nhiều thứ, nhưng không ngoài ba thứ thân,ngữ, ý hoặc thiện, hoặc ác, hoặc trung dung, thuộc hữulậu hay thuộc vô lậu. Nghiệp thiện hữu lậu, tánh nó ítnhiều mùi vị bất lương, vị ngã trong đó. Còn thiện vôlậu, trái lại, hoàn toàn thanh tịnh, thoát hẳn mùi vị bấtlương, vị ngã. Ðó là diệu thiện.

Nayđây, nói nguyên nhân của mê không những chỉ ba nghiệp ác,mà cũng gồm luôn cả ba nghiệp thiện hữu lậu, vì nó lànguyên nhân trực tiếp chiêu cảm quả báo tốt lành trong cõingười, cõi trời. Nhưng đồng thời nó cũng là trợ üduyêntiến lên thiện vô lậu, mở đường cho sự giác ngộ, nênkhông thể xem thường được.

-ooOoo-

PHỤLỤC PHẨM NGHIỆP

TheoTân Thượng tọa bộ như ngài Phật Minh (Buddhaghosa), căn cứtrên ba điểm là thời gian, công dụng,và quả báonặngnhẹ để phân loại các nghiệp như sau:

1.Căn cứ trên thời gian

Cấphiệu nghiệp: Nghiệp chỉ thọ quả báo ngay trong đờinày, nếu vì một tha lực nào đó ngăn chặn không thể thọquả báo thì nghiệp đó không còn hiệu lực nữa. Như ngườithợ săn bắn mũi tên đến con vật, nhưng không trúng thìmũi tên đó coi như bỏ, con vật không bị thương. Nghiệpnày tương tự thuận hiện thọ nghiệp nói trên.

Hưởnghiệu nghiệp: Nghiệp sẽ thọ quả báo vào đời sau, nếuđời sau vì một tha lực nào đó mà nghiệp bị ngăn cảnkhông thực hiện được thì nghiệp ấy vĩnh viễn không thựchiện được.

Vôđịnh kỳ hiệu nghiệp:Nghiệp sẽ thọ quả báo vào bấtcứ lúc nào trong tương lai, trừ khi người đó chứng đượcNiết-bàn trước khi thọ quả báo thì nghiệp ấy trở thànhvô hiệu. Ðây cũng tương tợ định nghiệp được nói trên.

Vôhiệu nghiệp hay Dĩ hữu nghiệp: Ðây là chỉ chung cảba nghiệp trên, mà hoặc vì tự nó bạt nhược, không thểsanh kết quả, hoặc bị nghiệp lực khác mạnh hơn làm tiêuhủy thì trở thành vô hiệu.

2.Căn cứ trên công dụng:Tức về mặt hành tướng, chianghiệp ra làm ba thứ:

Năngsanh nghiệp:Ðây chỉ cho hữu chitrong mười hai nhânduyên. Nó tiềm ẩn chờ cơ hội thuận hay nghịch mà phátsinh quả hay không phát sinh quả. Nghiệp này có tính chấtnhư hoãn hiệu nghiệp trên kia.

Năngtiêu nghiệp: Nghiệp này làm cho năng sanh và năng trì nghiệpdù thiện dù ác, đều bị thủ tiêu.

Nănghủy nghiệp:Nghiệp này còn mạnh hơn năng tiêu nghiệp.Nó đủ sức nhổ tận gốc rễ các nghiệp đang phát hiệnhay sẽ phát hiện.

3.Căn cứ trên quả báo nặng nhẹ:Chia ra bốn thứ:

a.Cực trọng nghiệp:Nghiệp rất mạnh, rất nặng, đủsức lôi cuốn các nghiệp khác theo nó về thiện hay về ác,nên nó có thể bao hàm bốn tánh chất năng sanh, năng trì,năng tiêu, năng hủy nghiệp trên kia.

b.Cậntử nghiệp:Là nghiệp có tính chất quyết định cho sựthọ sanh đời sau hiện lên trong khi sắp chết. Một ngườicó cực trọng nghiệp tự nhiên đã quyết định sự thọsanh đời sau vào cảnh khổ hay vui, nhưng nếu cực trọng nghiệpnày không có, thì kẻ sắp chết, trong giờ phút đó bất cứnghiệp gì hiện lên, nghiệp ấy đủ khả năng quyết địnhsự thọ sanh về sau của người đó.

c.Tậpquán nghiệp:Nghiệp do sự tập quán liên tục về ngônngữ, hành động, suy tư, nó yếu hơn cận tử nghiệp, nhưngnếu chiến thắng các nghiệp khác thì nó trở thành cận tửnghiệp.

d.Tíchlũy nghiệp:Là nghiệp tiïch lũy từ vô thỉ mà mỗi hữutình đều có đủ toàn bộ trong mình. Có thể gọi nó làcon chó săn thuộc vô định kỳ hiệu nghiệp. Nếu không cónhững nghiệp mới làm thay đổi, thì tích lũy nghiệp nàysẵn sàng hiện lên trong giờ sắp chết và trở thành cậntử nghiệp. Phi kẻ trí khó lòng nhận rõ được nó, nên cácnhà Tân Thượng tọa bộ ví nó như một hòn đá được ngườingu ném đi, mà dù khi chưa ném, hòn đá cũng đã vẫn ném rồi,nghĩa là tự nó rơi xuống, không cần đợi ném rơi.

Du-giàtông còn căn cứ trên các điểm dị, đồng tự biến, cọngbiến mà chia ra có cọng nghiệp và bất cọng nghiệp (biệtnghiệp). Như mọi người tương đồng tạo nghiệp đưa đếnkết qủa hiện thành một thế giới, một xã hội tương đồng,hoặc như mười người chung sức dựng lên một ngôi nhà,đó là cọng báo do cọng nghiệp, tức do công sức đồng nhaucủa mọi người trong đó tạo ra. Ðó là cọng nghiệp. Tuynhiên, trong cùng một thế giới, một xã hội, hay một ngôinhà, nhưng mỗi người có mỗi cơ thể, mỗi thái độ tâmlý, tình cảm khác nhau, hoặc mỗi người làm mỗi nghề, tậpmỗi việc khác nhau để đưa đến mỗi đời sống không giốngnhau. Ðó gọi là bất cọng nghiệp và bất cọng báo (biệtnghiệp, biệt báo). Nhưng hai thứ cọng nghiệp và bất cọngnghiệp này cũng luôn gắn liền nhau nên lại diễn ra nghiệpcọng trung bất cọng như cùng ở chung trong một ngôi nhà,rủi bị bão, nhà bị sập, có người chết, có người gãytay, có người u đầu... nhưng có người bình yên vô sự,kiểu như nói "đồng sàng dị mộng". Và nghiệp bất cọngtrungcọng, như trong ngôi nhà đó có một người tập tánh uốngrượu, nói khùng, gây gỗ, thậm chí châm lửa đốt nhà, vàngười đó bị chết thiêu, như vậy là nghiệp riêng ngườiđó làm, người đó chịu, nhưng những người khác ở cùngnhà cũng phải chịu họa lây. Ðó là bất cọng trung cọng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2010(Xem: 15920)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
16/11/2010(Xem: 11334)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
11/11/2010(Xem: 20228)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8136)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
02/11/2010(Xem: 8010)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 4959)
Tôi đã từng đối diện với nhiều trường hợp khó khăn suốt con đường của cuộc đời tôi, và quê hương tôi đang trãi qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười thường xuyên, và cái cười của tôi là lây lan. Khi người ta hỏi tôi làm thế nào tôi có thể tìm thấy động lực để cười bây giờ, tôi trả lời rằng tôi là một cây cười chuyên môn. Cười là một đặc điểm của người Tây Tạng điều này khác biệt với người Nhật Bản hay Ấn Độ.
30/10/2010(Xem: 1083)
Ontario, Canada – Nhiều người diễn giải Phật giáo thấy Đạo Phật là một trong vô số triết học và tôn giáo được biết từ cổ xưa. Đúng ra Phật giáo là một môn triết học thực tiển trong một ý nghĩa được phơi bày ngày nay. Môn triết học này thiết lập một hệ thống trị liệu rộng rãi. Trong phạm vi ấy Đức Thế Tôn là một nhà tâm lý trị liệu vô song. Trong phổ quát, Tâm lý trị liệu có nghĩa là sự điểu trị về những sự rối loạn cảm xúc, thái độ cá nhân căn cứ trước tiên trên sự giao tiếp bằng lời nói hay không lời nói. Đức Phật là một nhà chửa bệnh không thể bắt chước được giúp vô số người vượt qua căng thẳng, rắc rối về cảm xúc, và những vấn nạn giao thiệp qua thiền quán thân hữu.
27/10/2010(Xem: 9639)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
23/10/2010(Xem: 11820)
Trước hết, có lẽ tôi cần phải thú nhận là không có cách nào tôi có thể trình bày đầy đủ về thuyết Tiến Hóa. Lý do chính là: Tiến Hóa là một quy luật thiên nhiên trong vũ trụ, và trong gần 150 năm nay đã được kiểm chứng, phát triển, từ đó giải thích được nhiều điều trong vũ trụ, thiên nhiên. Ngày nay, thuyết Tiến Hóa bao trùm rất nhiều bộ môn khoa học. Do đó, không ai có thể tự cho là mình biết hết về thuyết Tiến Hóa. Một khó khăn khác tôi vấp phải khi viết về thuyết Tiến Hóa là những danh từ chuyên môn mà tôi không đủ khả năng để dịch ra tiếng Việt hoặc không biết là đã được dịch ra tiếng Việt. Vì những lý do trên, trong bài khảo luận này, tôi chỉ tự hạn trong chủ đề
19/10/2010(Xem: 4768)
Chỉ trong vòng 50 năm qua, ngành sinh học và y học thế giới đã phát triển nhanh chóng hơn là trong khoảng thời gian 50 thế kỷ trước, về hiểu biết cũng như khả năng tác động của con người trên sự sống. Sự phát triển này cũng làm nẩy sinh lên một số vấn đề đạo đức mới, được gom lại dưới danh từ "sinh đạo đức" (bioéthique). Những vấn đề này trở thành mỗi ngày một thêm phức tạp, chúng đã vô hình chung vượt khỏi khuôn khổ chuyên môn và đặt ra một cách rộng lớn cho toàn thể xã hội."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]