Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hiện lòng từ

23/10/201116:36(Xem: 576)
Thực hiện lòng từ
labode_2
THỰC HIỆN LÒNG TỪ

By Gyatso
Cư sĩ Liên Hoa dịch

Sự chia sẻ và từ tâm cũng như mong muốn cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau, đều được các tôn giáo lớn ngưỡng mộ, khen ngợi là đạo đức, và cũng là một trong hai nền tảng của đời sống gương mẫu của người theo đạo Phật: hiểu rõ sâu xa về nguồn gốc của khổ đau và làm thế nào để cứu giúp tạm thời, sau đó chuyển hoá tận gốc rễ của nó. Tất cả chúng sinh đều bị trôi lăn theo Bánh Xe Luân hồi, khi thì trở thành người, lúc thì thú vật, lúc rơi vào địa ngục, hoặc là ngạ quỉ hay cõi trời và dù ở cảnh giới nào khi bị khổ đau, mọi sinh linh đều là đối tượng cần đến của lòng từ.

Người Thầy đầu tiên của tôi, Lama Thubten Yeshe khi chứng kiến cảnh tranh cãi, chỉ trích, ganh ghét, giận dữ lẫn nhau… giữa các sinh viên người Tây phương, đã nói rằng: ”Các bạn thật là kỳ lạ, hình như chỉ có lòng thương đối với các súc vật, hơn là giữa các bạn với nhau”.

Bạn vẫn còn bị mâu thuẫn với vấn đề như là cảm thấy khó khăn khi chia sẻ tình thương và quan tâm đến sự an lạc của kẻ thù hoặc người thường có thái độ công kích giá trị của mình, vì chúng ta nhìn ra ngoại giới dựa trên căn bản đạo đức của xã hội, nơi mà bạn trưởng thành, được hun đúc theo khuôn mẫu bởi kinh nghiệm, đức tin, và giá trị đạo đức có sẵn. Dĩ nhiên, ta chấp chặt là giá trị đạo đức của mình tốt nhất, hoặc ngược lại, thì bạn không cần đến, ví như khi bị những gì gây đụng chạm đến bản ngã, thì tự nhiên, bạn phản ứng lại không cần biết đến quan điểm của kẻ khác, nên trở thành chai sạn, bảo thủ và đánh mất lòng từ.

Mặc dù rất cố gắng để không trở thành người độc đoán, nhưng trong lòng bạn, rất nhiều bảo thủ, dù không hẳn hoàn toàn, vì vẫn còn cơ hội để bạn có thể vượt qua con đường mà Lama Yeshe từng quan sát, nhận xét về hành xử của những người khác và truyền trao lại cách hoá giải tùy theo căn cơ của họ. Điều nầy thật rất tốt, ví như thái độ khiêm cung cần có, nhưng dù thực hiện được hay không, cũng tùy thuộc vào lòng chân thành của từ tâm và có tuệ giác.

Với mục đích duy nhất giúp đỡ kẻ khác, bạn có thể đóng vai trò của một người nông dân hoặc mang bất cứ vai trò gì của xã hội, mà họ cần cầu đến, không cần dán bất cứ nhãn hiệu đặc biệt riêng của một người nào.

Giải thoát thực sự đến từ tâm, nên bạn có thể chọn bất cứ hình trạng nào để làm ích lợi cho tha nhân và mình là soạn giả. Ai cũng muốn đời sống được an lạc, nên bạn có thể giúp đỡ tha nhân mà không làm gì sai lạc nghiêm trọng, một khi đã có chánh niệm đúng và sai - và bạn không cảm thấy cần phải nghiêm túc bảo vệ con đường được chọn và phản ứng lại bằng các hành vi trái ngược, vì như vậy, sẽ làm bạn thất bại trong khả năng giao tế với người khác. Cho nên, không thể nhìn sự việc đúng hay sai, vì con người quan trọng hơn mọi nguyên tắc, và có thể chuyển hoá, còn nguyên lý thì cố định.

Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân, gốc rễ của đau khổ, được Đức Phật dạy rằng đó là các hành vi bị thúc đẩy bởi bản ngã, tham lam, và sân hận. Để thuyết phục cho mọi người từ bỏ thói quen bị sai khiến bởi các hành động này, bạn phải có khả năng giao tiếp, tiếp cận và giáp mặt tùy theo căn cơ của họ.

Bao lâu trong vai trò diễn viên, mà bạn luôn tỉnh thức, có nghĩa là bạn sẽ thoát ra khỏi sự âu lo về lòng tin hoặc sợ hãi làm sai lại nguyên tắc của bạn. Bạn không cần nguyên lý để có lòng từ, khi điều đó nhiều lần gây trở ngại cho từ tâm có mặt. Lòng từ đến từ tuệ giác, và có mục đích hoàn thiện cuộc sống thực tại mà không ai có thể phủ nhận. Lòng từ bi đem lại lại hạnh phúc và trợ giúp tha nhân, đồng thời, sự trải nghiệm khi ban tặng tình thương và từ bi, sẽ làm thăng hoa hạnh phúc và an lạc.

Bây giờ con đường bi tâm được mở, nhưng, bạn thắc mắc là tại sao nên có lòng từ bi đối với những hữu tình nguy hiểm? Bạn có nên vui mừng khi họ đau khổ như hậu quả mà họ phải trả? Câu trả lời là dứt khoát không. Cho dù đau khổ là được xem như là sự trừng phạt của Thượng đế hoặc các nghiệp xấu chin mùi, bạn cần phải có lòng từ bi với họ, vì tất cả chúng sinh đều giống nhau - đơn giản chỉ là cố gắng tìm hạnh phúc - và, vì họ nhận thức sai lầm về các nguyên nhân thực sự hạnh phúc và bất hạnh, như bạn đã từng phạm vấp phải. Do đó, bạn cần lòng tha thứ cho những sai lầm của con em chúng ta và yêu thương chúng. Nhưng, tại sao bạn phải yêu thương tất cả mọi người khác? Bởi vì trong cuộc sống của quá khứ, nhiều lần, chúng ta từng có các mối quan hệ nhân duyên với tất cả các sinh linh khác, họ đã từng vô cùng tốt với bạn, và đó là điều tự nhiên, bởi vì tất cả chúng sinh đều cùng chung một gia đình.

Tôi học được những lời dạy này từ Lama Yeshe, người thực hành lòng từ một cách thành tựu và giảng dạy lại cho chúng ta, nhưng bạn vẫn phải nỗ lực vượt qua rào cản với chính thái độ chấp ngã của mình, khi thực hiện từ tâm. Tuy nhiên, những thói quen xấu không thể thay đổi trong thời gian ngắn, mà cần nuôi dưỡng những chất liệu tâm từ từng chút một trong đời sống hàng ngày của bạn.

Gyatso

15.10.2011

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 3832)
Khi mỗi cá nhân có cái nhìn chánh tri kiến trong vấn đề giới tính, ắt hẳn họ sẽ xây dựng một gia đình tốt đẹp. Mỗi gia đình đều có một đời sống như vậy sẽ góp phần thiết lập đời sống hạnh phúc cho toàn xã hội, cho mỗi quốc gia dân tộc.
10/09/2010(Xem: 51091)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 4085)
Thế giới có thể vượt qua cực điểm của nó rất nhanh trong tương lai gần đây và đi ngang qua điều không thể tránh những sự tác động to lớn trong tương lai lên loài người và những sự sống khác trên hành tinh. Ai sẽ chịu trách nhiệm thực sự hay trách nhiệm đạo đức? Những nhà khoa học? Phương tiện truyền thông? Những sự quan tâm đặc biệt? Những nhà chính trị? Công luận ngày nay? Con cái hay cháu chắt chúng ta? Ai sẽ phải trả giá này?
03/09/2010(Xem: 3754)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
28/08/2010(Xem: 52879)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51972)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
18/07/2010(Xem: 12796)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13156)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
16/06/2010(Xem: 6411)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567