Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hiện lòng từ

23/10/201116:36(Xem: 570)
Thực hiện lòng từ
labode_2
THỰC HIỆN LÒNG TỪ

By Gyatso
Cư sĩ Liên Hoa dịch

Sự chia sẻ và từ tâm cũng như mong muốn cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau, đều được các tôn giáo lớn ngưỡng mộ, khen ngợi là đạo đức, và cũng là một trong hai nền tảng của đời sống gương mẫu của người theo đạo Phật: hiểu rõ sâu xa về nguồn gốc của khổ đau và làm thế nào để cứu giúp tạm thời, sau đó chuyển hoá tận gốc rễ của nó. Tất cả chúng sinh đều bị trôi lăn theo Bánh Xe Luân hồi, khi thì trở thành người, lúc thì thú vật, lúc rơi vào địa ngục, hoặc là ngạ quỉ hay cõi trời và dù ở cảnh giới nào khi bị khổ đau, mọi sinh linh đều là đối tượng cần đến của lòng từ.

Người Thầy đầu tiên của tôi, Lama Thubten Yeshe khi chứng kiến cảnh tranh cãi, chỉ trích, ganh ghét, giận dữ lẫn nhau… giữa các sinh viên người Tây phương, đã nói rằng: ”Các bạn thật là kỳ lạ, hình như chỉ có lòng thương đối với các súc vật, hơn là giữa các bạn với nhau”.

Bạn vẫn còn bị mâu thuẫn với vấn đề như là cảm thấy khó khăn khi chia sẻ tình thương và quan tâm đến sự an lạc của kẻ thù hoặc người thường có thái độ công kích giá trị của mình, vì chúng ta nhìn ra ngoại giới dựa trên căn bản đạo đức của xã hội, nơi mà bạn trưởng thành, được hun đúc theo khuôn mẫu bởi kinh nghiệm, đức tin, và giá trị đạo đức có sẵn. Dĩ nhiên, ta chấp chặt là giá trị đạo đức của mình tốt nhất, hoặc ngược lại, thì bạn không cần đến, ví như khi bị những gì gây đụng chạm đến bản ngã, thì tự nhiên, bạn phản ứng lại không cần biết đến quan điểm của kẻ khác, nên trở thành chai sạn, bảo thủ và đánh mất lòng từ.

Mặc dù rất cố gắng để không trở thành người độc đoán, nhưng trong lòng bạn, rất nhiều bảo thủ, dù không hẳn hoàn toàn, vì vẫn còn cơ hội để bạn có thể vượt qua con đường mà Lama Yeshe từng quan sát, nhận xét về hành xử của những người khác và truyền trao lại cách hoá giải tùy theo căn cơ của họ. Điều nầy thật rất tốt, ví như thái độ khiêm cung cần có, nhưng dù thực hiện được hay không, cũng tùy thuộc vào lòng chân thành của từ tâm và có tuệ giác.

Với mục đích duy nhất giúp đỡ kẻ khác, bạn có thể đóng vai trò của một người nông dân hoặc mang bất cứ vai trò gì của xã hội, mà họ cần cầu đến, không cần dán bất cứ nhãn hiệu đặc biệt riêng của một người nào.

Giải thoát thực sự đến từ tâm, nên bạn có thể chọn bất cứ hình trạng nào để làm ích lợi cho tha nhân và mình là soạn giả. Ai cũng muốn đời sống được an lạc, nên bạn có thể giúp đỡ tha nhân mà không làm gì sai lạc nghiêm trọng, một khi đã có chánh niệm đúng và sai - và bạn không cảm thấy cần phải nghiêm túc bảo vệ con đường được chọn và phản ứng lại bằng các hành vi trái ngược, vì như vậy, sẽ làm bạn thất bại trong khả năng giao tế với người khác. Cho nên, không thể nhìn sự việc đúng hay sai, vì con người quan trọng hơn mọi nguyên tắc, và có thể chuyển hoá, còn nguyên lý thì cố định.

Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân, gốc rễ của đau khổ, được Đức Phật dạy rằng đó là các hành vi bị thúc đẩy bởi bản ngã, tham lam, và sân hận. Để thuyết phục cho mọi người từ bỏ thói quen bị sai khiến bởi các hành động này, bạn phải có khả năng giao tiếp, tiếp cận và giáp mặt tùy theo căn cơ của họ.

Bao lâu trong vai trò diễn viên, mà bạn luôn tỉnh thức, có nghĩa là bạn sẽ thoát ra khỏi sự âu lo về lòng tin hoặc sợ hãi làm sai lại nguyên tắc của bạn. Bạn không cần nguyên lý để có lòng từ, khi điều đó nhiều lần gây trở ngại cho từ tâm có mặt. Lòng từ đến từ tuệ giác, và có mục đích hoàn thiện cuộc sống thực tại mà không ai có thể phủ nhận. Lòng từ bi đem lại lại hạnh phúc và trợ giúp tha nhân, đồng thời, sự trải nghiệm khi ban tặng tình thương và từ bi, sẽ làm thăng hoa hạnh phúc và an lạc.

Bây giờ con đường bi tâm được mở, nhưng, bạn thắc mắc là tại sao nên có lòng từ bi đối với những hữu tình nguy hiểm? Bạn có nên vui mừng khi họ đau khổ như hậu quả mà họ phải trả? Câu trả lời là dứt khoát không. Cho dù đau khổ là được xem như là sự trừng phạt của Thượng đế hoặc các nghiệp xấu chin mùi, bạn cần phải có lòng từ bi với họ, vì tất cả chúng sinh đều giống nhau - đơn giản chỉ là cố gắng tìm hạnh phúc - và, vì họ nhận thức sai lầm về các nguyên nhân thực sự hạnh phúc và bất hạnh, như bạn đã từng phạm vấp phải. Do đó, bạn cần lòng tha thứ cho những sai lầm của con em chúng ta và yêu thương chúng. Nhưng, tại sao bạn phải yêu thương tất cả mọi người khác? Bởi vì trong cuộc sống của quá khứ, nhiều lần, chúng ta từng có các mối quan hệ nhân duyên với tất cả các sinh linh khác, họ đã từng vô cùng tốt với bạn, và đó là điều tự nhiên, bởi vì tất cả chúng sinh đều cùng chung một gia đình.

Tôi học được những lời dạy này từ Lama Yeshe, người thực hành lòng từ một cách thành tựu và giảng dạy lại cho chúng ta, nhưng bạn vẫn phải nỗ lực vượt qua rào cản với chính thái độ chấp ngã của mình, khi thực hiện từ tâm. Tuy nhiên, những thói quen xấu không thể thay đổi trong thời gian ngắn, mà cần nuôi dưỡng những chất liệu tâm từ từng chút một trong đời sống hàng ngày của bạn.

Gyatso

15.10.2011

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2012(Xem: 5101)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
19/03/2012(Xem: 6524)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 46124)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 800)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
18/02/2012(Xem: 16680)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
31/01/2012(Xem: 4298)
Chúng ta đối phó với những cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đấy là một chủ đề quan trọng - là điều sẽ đưa lên câu hỏi về tích cực là gì và tiêu cực là gì. Có bất cứ điều gì tuyệt đối là tích cực hay tuyệt đối là tiêu cực hay không?
17/01/2012(Xem: 7519)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
11/01/2012(Xem: 5531)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
03/01/2012(Xem: 4475)
Có thể loại trừ những cảm xúc rắc rối một cách hoàn toàn, hay có thể chỉ có đè nén chúng mà thôi? Theo tuệ giác căn bản của Đạo Phật, tâm một cách cốt yếu là sáng rở và tri nhận. Do thế, những rắc rối cảm xúc không thể lưu trú trong bản chất của tâm; những thái độ chướng ngại ẩn tàng là tạm thời và nông cạn, và có thể bị loại trừ.
30/12/2011(Xem: 6016)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567