Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến Trình Phát Triển Phật Giáo

04/01/201117:31(Xem: 5788)
Tiến Trình Phát Triển Phật Giáo

Duc The Ton 1

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO 

Trần Quang Thuận


Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết  pháp  lần đầu  tiên cho nhóm  Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến  bây giờ, trải qua một   không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng  Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những  đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung QuốcViệt NamTây TạngĐại HànNhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.

Nói đến lộ trình là nói đến những đoạn đường bằng phẳng, đầy hoa  thơm  cỏ lạ, dân  cư đông  đúc, hiền hòa vui vẻ, kinh tế phồn  thịnh, văn hóa rực rỡ; là nói đến những  đoạn đường gồ ghề khúc khuỷu, lên thác xuống ghềnh, dân chúng khổ sở, nghi kỵ, hung bạo; là nói đến những đoạn đường xuyên quanúi tuyết, đồng cỏ mênh  mông, dân cư thưa thớt; là nói đến  những đoạn  đường  băng  qua  sa mạc hoang  vu, không  có bóng người…

Trong tiến  trình  phát  triển,  Phật  giáo  đã  đi qua những đoạn đường đó. Ta hãy xem Phật giáo đã được đón nhận như thế nào, tô điểm những đoạn đường đó như thế nào; Đức Phật, các bậc thánh Tăng đã hoằng truyền đạo pháp bằng phương thức nào, đem lại mức độ thành quả ra sao.

Nghiên cứu lộ trình phát triển Phật giáo, các học giả Trung Hoa chia làm năm thời kỳ (Ngũ thời Thuyết giáo), chư Tổ dựa vào tín tâm và thành quả chia làm ba thời kỳ (Chánh phápTượng pháp và Mạt pháp). Ở đây, chúng tôi căn cứ vào bối cảnh lịch sử, địa dư, phát triển tông phái… chia làm bốn thời kỳ. Cách phân chia thời kỳ một cách tổng quát như thế này chỉ có giá trị tương đối; vì trên thực tếranh giớithời kỳ chồng  chất lên nhau, có tính cách máy móc, không hoàn toàn xác đáng. Bốn thời kỳ ấy là:

  1. Thời kỳ I có thể đặt tên là Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủythời kỳ Phật tại thế cho đến Đại hội Kết tập II, sau khi Phật nhập Niết-bàn 100 năm.
  2. 2. Thời kỳ II từ sau Đại hội Kết tập II đến Đại hội Kết tập III, thời Phật giáo Bộ phái, từ năm 100 đến năm 400 sau khi Phật nhập Niết-bàn. Trong thời kỳ này Phật giáo lúc đầu chia làm hai bộ pháiTrưởng lão bộ và Đại chúng bộ, sau biến thành hai mươi phái, thuộc Tiểu thừa Phật giáo với Thượng tọa bộ lấy Sri Lanka làm trung tâmthuyết Nhất thiết hữu bộ lấy Kashmir làm căn cứ địa và Đại chúng bộ lấy Mathura làm địa điểm chính.
  3. Thời kỳ III từ sau Đại hội Kết tập III đến thế kỷ thứ XII, thời Phật giáo Thượng tọa bộ phát triển ở phương Nam, thời Phật giáo Đại thừaMật giáoKim Cang thừa xuất hiện ở phương Bắc, đồng thời sự vắng mặt dần dần của Phật giáo tại xứ Phật.
  4. Thời kỳ IV, thời kỳ Phật giáo suy thoái từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XIX và thời kỳ phục hưngtừ cuối thế kỷ thứ XIX cho đến nay.

Trên phương  diện địa dư, thời kỳ I, Phật giáo đóng khung trong lãnh thổ Ấn Độđặc biệt dọc theo đồng bằng sông HằngThời kỳ II, Phật giáo truyền khắp lãnh thổ Ấn ĐộThời kỳ III, Phật giáo trở thành quốc giáo tại Ấn Độtrở thành một tôn giáo hoàn vũ, truyền đến các nước vùng Cận Đông, Đông Á, Viễn Đông, đặc biệt tại Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Lào, Mã Lai, Nam Dương, Trung QuốcViệt NamTây TạngĐại HànNhật BảnThời kỳ IV, Phật giáo không còn ngự trị trên đất Ấn, một phần vì sự xâm lăng của Hồi giáo từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XII, Tăng Ni bị giết, các trung tâm Phật giáo như Nalanda, Vikramashila, Odantapura… bị thiêu  hủy; phần  khác, muốn  phổ  cập Phật đạo  giữa nhân gianPhật giáo sử dụng quá nhiều biểu tượng và nghi lễ Ấn Độ giáo, bị Ấn Độ giáo cải cách tiếm dụng, làm mất đặc tính của mình. Vào cuối thế kỷ thứ XII, Phật giáo bị Ấn Độ giáo đồng hóa, chỉ còn lại vài trung tâm biệt lập ở Magadha, Bengal, Orissa, Nam Ấn Độ; nhưng Phật giáo lúc này đã tràn đến các nước khác ở Á châu để rồi từ đó đến Âu châu và Mỹ châu.

Trên phương  diện giáo lýthời kỳ I, thời đại Phật giáo Nguyên thủy, những lời thuyết pháp của Phật đều trực tiếp, minh bạchdễ hiểu, không có gì khúc mắc, bí ẩnMục đích Phật nói pháp  không nhằm  vào việc trao truyền trí thức cho hàng đệ tử, không bắt họ cố thủ giáo điềuMục đích chính của Ngài là chuyển mê khai ngộ.

Ở thời kỳ II, thời Phật giáo Bộ phái, thời A-tỳ-đạt-ma (A-tỳ-đàm: Abhidhamma) thì mọi vấn đề đều được định nghĩa, phân loại, rồi đứng trên lập trường, trên góc độ khác nhau để thuyết  minh (Chư môn Phân biệt), như Phật Âm (Buddhaghosa)  nhận  định: “Trong Kinh, Ngũ Uẩn được giải thích một cách tổng hợp, trong A-tỳ-đàm thì dùng Kinh, Luận, Vấn đáp để thuyết minh một cách chi ly. Thập nhị xứThập bát giới, Tứ đế… cũng thế”. Đây là thời kỳ Phân tâm học Phật giáo phát triển mạnh, đi sâu vào bản thể(Svabhava).

Trong thời kỳ I, thời Phật giáo Nguyên thủyĐức Phật và hàng  đệ tử thân  tín của Ngài khi quan  sát bất kỳ vấn đề gì đều lấy con người làm tiêu chuẩn và hướng đến thực hiện lý tưởng, chứ không phải quan sát để quan sátlý luận để lý luận. Do đó, những vấn đề như thế giới là hữu biên hay vô biên, thể xác và linh hồn là hai hay là một… Phật giữ im lặngChủ đích của Phật là làm cho những  người nghe  pháp  cũng được giải thoát như chính Ngài.  Vì vậyvấn đề gì không trực tiếp đưa đến  việc thực hiện giải thoát  Niết-bàn, thì dầu vấn đề ấy có hấp dẫn mấy chăng nữa, Phật cũng không chú ý lắm, không bỏ thì giờ lãng phí luận bàn. Danh từ Phật học gọi là hý luậnlý luận mà chơi, lý luận để làm thỏa mãn sự tò mò, lý luận để chứng minh mức độ hiểu biết. Phật cứu chúng  sinh gấp rút như cứu người bị tên độc bắn. Việc trước mắt là phải chữa trị vết thương không cần tìm hiểu mũi tên từ đâu bắn tới, do ai bắn, tại sao bắn… Phật khuyên hàng đệ tử đừng bắt chước các Takki, các nhà ngụy biện đương thời mải mê lýluận mà quên thực tế. Không vì lý luận mà nghiên  cứu lý luận, không vì tư biện mà nghiên cứu  tư  biện  như  Áo nghĩa  thư  (Upanishads, Nhất Nguyên luận), Số luận (Samkhya, Nhị nguyên  luận), Thắng luận  (Vaisesika, Tự  nhiên  luận)  đương  thời, mà lý luận hay triết học phải được thực tế hóa. Do đó, vũ trụ quan  của Phật giáo là lấy nhân  sinh quan làm chủ điểm; và nhân sinh ở đây, chân tướng của nó không phải là một giả tưởng hình nhi thượng  Phạm (Brahma), Thần (Shiva, Vishnu). Phương phápkhảo sát của Phật không xuất phát từ hình nhi thượng học mà có thể nói là khoa học, không phải diễn dịch mà quy nạp, đặt nặng hiện tượng hơn bản thểsinh diệt hơn trường cửu (Xem Tiểu thừa Phật giáoTư tưởng luận, tr.21-23, Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận, tr. 74-79, bản dịch Thích Quảng Độ).

Trong thời kỳ II lấy những  lời thí dụ của Phật làm luận  chứng. Thí dụ,  trong  Tạp A-hàm quyển  38, Đại  Tạng 2, tr. 278, phần  hạ, Phật thường  nói “Không một hương thơm nào có thể bay ngược gió, duy chỉ có hương thơm của sự giữ giới thanh tịnh, dù thuận hay nghịch, không nơi nào không bay tới”. Câu-xá luận quyển  11 cho rằng hương dù ngược gió cũng có sức xông tới. Hương ở đây không còn là hương thơm thông thường xuất phát  từ hoa, lá, hương trầm… mà là hương của giải thoátgiác ngộ. Từ đó, vấn đề gì cũng được đặt ra và cố gắng giải đáp: Tại sao núi cao, biển rộng, tại sao động vật đi ngang mà người đi dọc… Ở đây, ta thấy lời dạy của Phật được hiểu theo ý hơn là theo lời. Văn tự, ngôn  thuyết  chỉ là phương  tiện chứ không phải cứu cánh, một đoạn đường khá xa mà chư Tổ đã đạt được trong  tiến  trình  phát  triển  Phật  giáo. Chính từ khởi điểm này mà giáo lý Phật được diễn dịch, được thâm nhập từ nhiều góc độ khác nhau: bậc thượng căn hiểu theo thượng căn, bậc trung căn theo trung căn, bậc hạ căn theo hạ căn; giống như cây cỏ tùy theo khả năng mà chứa đựng hay thọ nhận nước mưa. Chúng sinh tùy theo căn cơ thọ nhận pháp vũ.

Trong  thời kỳ I,  thời Phật giáo Nguyên thủy,  tâm là chủ yếu và phương  pháp  nắm bắt tâm là quan sátduyên khởi, một tức hết thảy, hết thảy là một. Nhưng vào thời kỳ II, thời Phật giáo Bộ phái, thời Phật giáo A- tỳ-đàm thì chủ yếu là thuyết  minh sự thật. Trong thời kỳ I, Kinh, Luật là quan trọng; trong thời kỳII, Luận là chủ yếu.

Trong thời kỳ II, vào khoảng 100 năm sau Phật nhập diệtPhật giáo Nguyên thủy bắt đầu chia thành hai bộ pháiTrưởng lão bộ và Đại chúng bộ. Thật ra, trong thời kỳ Phật còn tại thế, khuynh hướng phân  hóa đã xuất hiện qua vụ tranh chấp giữa chư tăng tại Kiều-thượng- di (Kausambi) và vụ Đề-bà-đạt-đa  vào hạ năm thứ 36 sau khi Phật thành  đạo, nhưng  nhờ đức độ của Phật quá vĩ đại nên sự thống  nhất  của Tăng-già vẫn được duy trì. Sau khi Phật nhập  diệt trong  vòng 100 năm, nhờ đức độ của các bậc Trưởng lão nên Giáo đoàn vẫn không bị tan rã. Nhưng sau 100 năm, sức cảm hóa của các bậc Tôn túc ngày một suy giảm, sự giải thích Giáo nghĩa (Kinh) và Giới luật (Luật) có nhiều điểm bất đồng, vì Phật giáo đã lan rộng đến nhiều địa phương, chịu ảnh hưởng văn hóa, phong  tục, tập quán, phong  thổ địa phương, mà Phật giáo lại không có những định chế cần thiết và thỏa đáng  để giải quyết dị đồng, nên đi đến phân hóa; biểu lộ trên bình diện Giới luật có mười điểm dị biệt gọi là Thập sự phi pháp, trên bình diện Giáo Lý có năm điều liên quan đến quả vị A-la-hán , gọi là Ngũ sựĐại hội Kết tập II được triệu tập để san định Tam tạngđồng thời giải quyết những dị biệt. Đại hội không mang lại kết quả mong muốn nên chia làm hai bộ pháiTrưởng lão bộ họp tại Phệ-xá-ly với 700 đại Tăng thuộc Trưởng lão bộtham gia; một đại hội khác được tổ chức tại Ma-kiệt-đà do hàng  đại Tăng thuộc Đại chúng bộ tham gia.

Vào khoảng  200 năm sau Phật nhập  diệt, theo  Dị bộ Tôn luân luận, từ Đại chúng bộ phát sinh tám phái. Vào khoảng  từ 300 đến 400 năm sau Phật nhập  diệt, từ Trưởng lão bộ phát sinh mười phái; tổng cộng là hai mươi phái nếu kể luôn cả hai giáo phái chính là Trưởng lão bộ và Đại chúng bộ. Đây là cách phân loại của phái Thuyết Nhất thiết hữu gọi tắt là Hữu Phái. Theo số phân loại của phái Thương tọa của Tích Lan (Trưởng lão bộ khi truyền đến Tích Lan trở thành Thương tọa bộ của Nam phương) thì Thương tọa bộ gồm mười một phái, Đại chúng  bộ gồm năm phái, tổng cộng là mười tám phái nếu kể luôn Thương tọa bộ và Đại chúng bộ.

Phật giáo Bộ phái (Theo  Dị bộ Tôn luân luận của Thuyết  Nhất thiết Hữu Bộ)

Đại chúng  bộ (Mahasanghika) sau Phật nhập  diệt chừng 200 năm, phát xuất các giáo phái sau:

  1. Nhất Thuyết bộ (Ekavyavahàarika; 2. Thuyết Xuất thế bộ (Lakattaravadina); 3. Kế Dận bộ (Khôi Sơn trụ bộ, Kaukukkutika); 4. Đa văn bộ (Bahusrytiyaka); 5. Thuyết Giả bộ (Phân Biệt Thuyết bộ, Prajnapativadina); 6. Chế Đa Sơn bộ (Caityasaila); 7. Tây Sơn thụ bộ (Aparasaila);
  2. Bắc Sơn thụ bộ (Uttarasaila).

Trưởng lão bộ (Sthavira) sau trở thành Tuyết sơn bộ (Haimavàra), sau Phật nhập  diệt chừng 300-400 năm, phát xuất các giáo phái sau:

  1. Thuyết Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada), còn gọi làThuyết Nhân bộ (Hetuvada); 2. Độc tử bộ(Vatsiputriya);
  1. Pháp thượng bộ  (Dharmottariya);  4. Hiển vũ  bộ (Bhadrayàniya); 5. Chính lượng  bộ  (Sammitiya); Mật lâm sơn bộ (Sandagirika); 7. Hóa địa bộ (Mahisasaka);
  2. Pháp tạng  bộ  (Dharmaguptaka);   Ẩm quang   bộ (Kasiyapiya) còn gọi là Thiện tuế  bộ (Suvarsaka); 10. Kinh lượng bộ (Sautrantika) còn gọi là Thuyết chuyển bộ (Samkrantivàda).

Theo Đảo sử Tích Lan

Từ Thương tọa bộ phát xuất:

  1. Bạt Xà Tử bộ (Độc Tử bộ); 2. Chính Lượng bộ; 3. Mật lâm sơn bộ (Lục thành bộ); 4. Hiển thừa bộ; 5. Pháp thượng bộ; 6. Hóa địa bộ; 7. Pháp tạng bộ; 8. Nhất thiết hữu bộ; 9. Ca diếp bộ (Ẩm quang bộ); 10, Thuyết chuyển bộ. 11. Kinh lượng bộ.

Từ Đại chúng bộ xuất phát:

  1. Chế đa sơn bộ; 2. Nhất thuyết bộ; 3. Ngưu tôn bộ (Kế dận hay Khôi sơn trụ bộ); 4. Thuyết Giả bộ; 5. Đa văn bộ.

Ngoài 18 bộ trên, Đảo sử Tích Lan còn đề cập đến sáu phái của Tuyết sơn bộ (Thương tọa bộ), đó là:

  1. Ấn-đa-lạt; b. Vương sơn; c. Nghĩa thành; d. Đông sơn; e. Tây sơn; f. Tây sơn Vương.

Nói một cách tổng quát, hệ thống Thương tọa bộ có khuynh hướng bảo thủduy trì và bảo vệ truyền thốnghệ thống Đại chúng bộ thì lấy lý tưởng hay chủ đích làm  phương châmTuy nhiên, nếu đi sâu vào chủ trương của các phái, chúng  ta thấy có những  phái thuộc Thương tọa  bộ lại rất cấp tiến như Hữu phái, có những  phái thuộc Đại chúng bộ lại rất bảo thủ như Đa văn bộ. Mỗi hệ thống bộ phái đều có Tam tạng kinh điển riêng. Tam tạng của hệ thống bộ phái Nam phương của Tiểu thừa viết bằng tiếng Pali còn được bảo trì nguyên  vẹn; còn Tam tạng  của hệ thống  bộ phái Bắc phương  của Tiểu thừa viết bằng chữ Sanskrit, phần nhiều của Hữu phái, vì chiến tranh, vì ngoại xâm chủ trương tiêu diệt kinh, tượng, chùa chiền Phật giáo, nên  không  còn nguyên vẹn, chỉ còn dịch bản Trung Hoa, Tây Tạng.

Thời kỳ III từ đại hội Kết tập III đến Đại hội Kết tập IV và về sau, từ thế kỷ III trước kỷ nguyên  đến thế kỷ XII sau kỷ nguyên,  đánh  dấu  sự phát  triển của Nam phương Phật giáo, sự xuất hiện của Đại thừa, Mật thừa, Kim cang thừa, sự suy thoái của Phật giáo Ấn Độ tại đất Phật.

Trong thời kỳ II, chư Tổ đi sâu vào bản thểcon đường giải thoát chỉ có thể đạt được nếu chứng đắcthể hiện bản thể chân nhưtự tánh thanh tịnhThời kỳ III, hướng về vũ trụvạn hữuthời kỳ của Đại thừa. Ánh sáng giác ngộ  dựa vào sự hòa hợp, dung  nạp  giữa con người với vũ trụđồng thời sử dụngnhững  phương  thức cổ truyền phù phép  để đạt được mục tiêu bí ẩnthời kỳ của Mật tông, của Kim cang thừa.

Thời kỳ IV từ thế kỷ XIII đến naythời kỳ Phật giáo suy thoái sau thế kỷ thứ XV đến XVIII và thời kỳ Phật giáo phục hưng từ cuối thế kỷ XIX đến naythời kỳ Phật giáo lan truyền đến Âu, Mỹ, Úc, Phi châu; thời kỳ của Cách mạng Kỹ nghệ, Cách mạng Chính trị, Cách mạng Văn hóaCách mạng Tin học, Thành thị hóa, Chuyên môn hóa, Hoàn cầu hóa, Thời kỳ Khủng bố, Hiểm họa Nguyên tử.

Thời kỳ IV, tinh thần  Phật giáo đi sâu vào văn hóa dân  tộc để trở thành  nền  tảng  văn hóaxã hội của những quốc gia chịu ảnh hưởng Phật giáo, hứng chịu thử thách của những cuộc cách mạng dồn dập tới và đương đầu với những nền văn minh xa lạ.

Trên phương  diện chứng đắcquan niệm giác ngộ, mẫu  người giác ngộ  của từng  thời kỳ không  giống nhau. Thời kỳ I, con người lý tưởng, bậc thánh nhân lý tưởng A-la-hán, không còn đắm trước trần thếhoàn toàn cách biệt trần thế, không còn lặn lội trong cảnh ta-bà, luân hồi sinh tửThời kỳ II, mẫu người lý tưởng là Bồ-tát, vị đạo sư tình nguyện độ tận chúng sinh trước khi chứng  thành  Phật quảThời kỳ III,  mẫu  người lý tưởng là Siddha, vị tôn sư hòa hợp với vũ trụvạn hữu, không đối nghịch, không phân cách, có thể điều khiển nội lực và tha lực, điều khiển sức mạnh tâm linh bên trong, sức mạnh vũ trụ bên ngoài theo sở nguyện. Mẫu người lý tưởng của thời kỳ IV là anh hùng dân tộc, hòa mình với nhịp sống nhân  gian, thiên nhiều về xã hội hơn là nếp sống phản tỉnh nội tâm.

Trần Quang Thuận



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 1148)
Trong thời đại bây giờ, con người hình như có quá ít thời giờ để nghĩ đến riêng cho bản thân mình, do bởi quá sức bận rộn với cuộc sống, nghề nghiệp, mà phải lao động suốt ngày, đôi khi quên cả hơi thở của chính mình mà chỉ biết lo làm việc, tối tăm mặt mũi vì “trăm ngàn công việc”. Cho đến một hôm, tôi đã ngẫm nghĩ, nghe ngóng và do bởi quá bức xúc, tôi phải viết lên những thầm nghĩ của chính mình.
01/08/2011(Xem: 14437)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
20/07/2011(Xem: 5470)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
19/07/2011(Xem: 1212)
Giáo dục tâm-sinh lý luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục xã hội. Cũng vậy, vấn đề này đã được Phật giáo đặt ra gần 3 ngàn năm qua. Ngày nay cuộc sống xã hội phát triển tốc độ với nền văn hoá đa chiều đã tác động không ít vào đời sống tuổi trẻ; ngay cả thế giới của người đứng tuổi từng trải vẫn không ngoại lệ, vẫn bị rơi vào tâm-sinh lý bế tắc, gây bất ổn cho cuộc sống bản thân và gia đình, hình thành nên nhiều tệ đoan cho xã hội. Vì vậy, giáo dục tâm-sinh lý là vấn đề cần đặt lại, làm thế nào cho mọi người ý thức để phát triển và hoàn thiện nhân cách theo chiều hướng lành mạnh, thăng hoa và bền vững, đem lại cuộc sống hạnh phúc chân thật cho bản thân, và bình an bền vững cho xã hội.
18/07/2011(Xem: 7138)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
18/07/2011(Xem: 6567)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
14/07/2011(Xem: 5595)
Chúng ta có thói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
13/07/2011(Xem: 6625)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
10/07/2011(Xem: 4846)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
12/06/2011(Xem: 5660)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]