Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43. Địa Ngục ở đâu ? (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm & Huệ Hương ghi chép các điểm chính)

04/08/202003:45(Xem: 18615)
43. Địa Ngục ở đâu ? (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm & Huệ Hương ghi chép các điểm chính)






Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

 Hôm nay SP giảng bài kệ thứ 43: Địa ngục ở đâu?

Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.
Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật

Chúng sanh độ hết, mới chứng Bồ đề
Địa ngục chưa trống, thề không thành Phật.

Nhất tâm đảnh lễ Nam mô Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát.



Bài kệ này lấy từ Kinh Địa Tạng Công Đức Bổn Nguyện.


Bồ tát Địa Tạng là một trong sáu vị Bồ tát quan trọng trong hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa gồm có: Bồ tát Di Lặc, BT Văn Thù, BT Đại Hạnh Phổ Hiền, BT Quán Thế Âm và BT Đại Thế Chí.

Bồ tát Địa Tạng và BT Quán Thế Âm gần gũi với chúng sanh vì cả hai cùng phát đại nguyện cứu độ chúng sanh.
Ngài Địa Tạng Bồ Tát được tất cả chùa ở Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên tôn thờ.

Tương truyền, ở miền Bắc Triều Tiên thuộc nước Tân La có vị Thái tử tên Kim Kiều Giác, Ngài qua Cửu Hoa Sơn tu học. Người đời cho rằng Ngài Kim Kiều Giác là hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng. Trên đỉnh núi Cửu Hoa Sơn còn lưu lại dấu chân của Ngài trên một tảng đá, nơi Ngài đứng để thọ trì kinh Địa Tạng, Ngài cao 5m, dấu chân này có độ lún sâu khoảng 5cm.

Phái đoàn TV Quảng Đức đi hành hương đến nơi đây có cúng dường tấm kiếng mi- ca để che chắn bảo vệ dấu chân.
Do vậy tín ngưỡng của Triều Tiên đối với Ngài Địa Tạng rất cao.
Ở Nhật có  Chùa Vô Thủ Địa Tạng được cho là rất linh thiêng.

Tương truyền, sau khi có trận động đất, tôn tượng bị trôi lạc chôn vùi trong đất. Dân làng khi đào đất thấy tôn tượng không còn đầu, trên tượng có khắc tên Địa Tạng Vương Bồ Tát nên thỉnh về tôn thờ.

Tượng có công năng phù hộ cho các thai nhi, những người bị hiếm muộn và ngay cả những người có bệnh, thành tâm đến đảnh lễ, trì thần chú của Bồ Tát Địa Tạng " Án Ha Ha Vĩ Sa Ma Lý Ta Bà Ha", cầu khẩn đều được toại nguyện. Và sau đó những người này đến tạ lễ, viết kể lại trên một mảnh giấy bỏ vào cái chuông, và tất cả được kết tập thành bộ truyện với hơn 600 mẩu chuyện linh ứng.


HT Như Điển đã dịch ra chữ Việt gồm 3 quyển với tựa đề là “Những câu chuyện linh ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát."

Bạch Sư Phụ, con có cơ duyên được đến viếng Ngài hai lần, khi theo đoàn do HT Như Điển và đoàn do Sư Phụ hướng dẫn.

Lịch sử Kinh Địa Tạng thì vào mùa An Cư thứ 7 sau khi Phật thành đạo, Ngài đã bay lên Cung trời Đao Lợi giảng Kinh Địa Tạng cho Thân mẫu nghe.

Bên hệ Đại thừa chúng ta có Kinh Địa Tạng, bên Nguyên Thủy có bộ Vi Diệu Pháp là 2 bộ kinh mà Đức Phật giảng nói trên Cung Trời Đao Lợi. Sau này các nhà nghiên cứu cho rằng Kinh Địa Tạng không do Phật thuyết, mà do những vị Tổ Trung Quốc biên soạn từ các bản kinh gốc Nikaya: Trung Bộ Kinh (đọc Kinh Thiên Xứ), Trường Bộ Kinh (đọc Khởi Thế Nhân Bổn), Trường A Hàm (Đọc Kinh Thế Ký, phẩm 4 nói về địa ngục), nếu ai không tin có địa ngục thì nên đọc các kinh trên có ghi lại những lời Phật nói về địa ngục.




Địa ngục: Địa là đất; ngục là nơi giam cầm. Nơi đó vô lạc, khổ khí, khổ cụ làm cho người ta khổ sở, đau đớn.

Kinh Địa Tạng có 3 quyển (thượng, trung, hạ) do HT Thích Trí Tịnh dịch ra tiếng Việt.

Kinh Địa Tạng gần gũi và có công năng giúp cho chúng ta tránh ác làm lành.

Người thọ trì Kinh Địa Tạng miên mật sẽ được 7 lợi ích: Những mong cầu sẽ được thành tựu, trí tuệ phát sanh, tai nạn không đến gần, thoát khỏi hiểm nguy, tội chướng tiêu trừ, bịnh tật sẽ hết, được Chư Thiên quỷ Thần ủng hộ.

Trong kinh Địa Tạng, quyển Trung, phẩm 5 nói về danh hiệu địa ngục và những tội báo ở địa ngục.

Thầy Linh Như ở Mỹ có làm bài thơ tặng phật tử lúc Sư Phụ có qua Mỹ mời Thầy ngồi giảng chung với SP:

Một lòng giữ niệm Di Đà
Đài sen ao báu là nhà tương lai ...
Huyễn thân trả lại trần ai
Cõi thường tìm lại hình hài năm xưa

Tiền thân của Bồ Tát Địa Tạng :

-Là một trưởng giả gặp Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, có thân tướng rất trang nghiêm đẹp đẽ, trưởng giả hỏi tu hạnh gì mà được như vậy? Phật nói nhờ công đức hóa độ chúng sanh. Ngài Trưởng giả mới phát nguyện hóa độ cho tất cả chúng sanh thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề rồi mới thành Phật. Và Ngài đã được Phật thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai.

Sự: Có Đức Phật tên Sư tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai
Lý: Hành giả phải dựa vào sự mạnh mẽ của pháp tu Lục độ vạn hạnh để đạt được quả vị giải thoát và giác ngộ.

- Một vị nữ Bà la môn, mẹ chết, đến cầu Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai cho biết hiện tại mẹ đang ở đâu? Đức Phật hướng dẫn về nhà ngồi định tâm niệm Phật, sau đó tâm thức được quỷ Vô độc dẫn đi qua 3 biển để vào ngục thăm mẹ. Ba biển này là biểu hiện cho thân khẩu ý nghiệp. Khi về người nữ này lo tạo các công đức bố thí, phóng sanh, cúng dường để hồi hướng cho mẹ. Sau khi mẹ được thác sanh về cõi giới an lành,vị Bà la môn này cũng phát đại nguyện cứu độ cho tất cả chúng sanh hết khổ đau rồi thì mới thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề.

- Một người nữ tên Quang Mục, mẹ thích ăn cá trạnh, do sát sanh nên khi chết bị đọa địa ngục. Quang Mục đến chùa cầu xin Đức Phật Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai, nhờ Phật cứu độ giùm, cũng được Phật hướng dẫn tạo các công đức lành để hồi hướng cho mẹ. Và khi mẹ được thác sanh về cõi an lành, nàng cũng phát đại nguyện cứu độ cho tất cả chúng sanh khi nào hết khổ đau rồi mới chứng đạo quả Vô thượng Bô đề.

Trên chỉ là sự.

Về lý thì quang là sáng; mục là mắt. Mắt sáng gặp được Liên Hoa Mục Như Lai có hạt giống Phật thanh tịnh và con mắt sáng đã dẫn dắt trên con đường hành đạo không bị rơi vào ngục tối A tỳ.


Ngoài ra trong bài tựa của Kinh Địa Tạng cũng có hình ảnh nói về sự và lý của Bồ tát Địa Tạng: U Minh Giáo Chủ, Cưú Khổ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Địa là dày chắc; tạng là chứa đủ.
Bồ tát Địa Tạng là U Minh Giáo chủ: Đó là sự còn về lý chính là cõi lòng của chúng ta, mình là Địa Tạng, là giáo chủ cõi lòng của mình, địa ngục cũng là ở trong tâm ta.


Bồ Tát Địa Tạng tay cầm tích trượng có 12 khoen, tượng trưng 12 nhân duyên là duyên khởi đưa chúng sanh đi vào cảnh giới luân hồi. Nếu có minh châu soi sáng để chuyển từ vô minh thành minh sẽ giải quyết được sanh tử luân hồi.
Địa Tạng chính là ta; độ tận là độ tận chúng sanh (tham sân si .....) trong chính chúng ta.

Địa ngục vô gián. Khi trong lòng có những nỗi phiền lụy, khổ đau không ngừng nghỉ, không gián đoạn, thì đó là lúc chúng ta đang ở trong địa ngục Vô gián vậy.

 
Từ câu: Thê thê thảm thảm chỉ tại nơi mình, Sư Phụ kể một chuyện nhân quả rất khủng khiếp ở làng chài Lăng Cô dưới đèo Hải Vân.

Chuyện kể về hai gia đình ở cạnh nhà nhau. Một bên là nhà Mệ Hoàng rất giàu, chủ hãng sản xuất nước mắm. Một bên là nhà nghèo, người chồng mất vì đi lính, người vợ là O Thơ, có nuôi con gà lấy trứng bán để sinh sống. Một hôm con gà gáy to, Bà Mệ Hoàng khó chịu, sai gia nhân sang bắt con gà. O Thơ chạy sang nhà Mệ Hoàng van nài khóc lóc xin lại con gà nhưng Mệ Hoàng đã không trả lại gà mà còn dã man nắm 2 chân con gà và xé  toạt tan xác con gà và nguyền rủa tàn độc O Thơ. O Thơ quá đau lòng ôm xác con gà khóc tức tửi không nên lời đến thăm mộ chồng, và sau đó dọn đi nơi khác ở.

Một năm sau, gia đình Mệ Hoàng bị nhiều tai ương: Con trai chết khi đi chài cá; cháu nội chết khi nhà cháy; Mệ Hoàng ngủ thấy hồn ma của anh Hùng (chồng O Thơ) về bóp cổ ngẹt thở, và đòi xé xác bà như con gà bị bà xé xác. Bà nhờ O Thơ khấn xin vong linh anh Hùng tha cho bà. Anh Hùng nhập vào ông anh của Mệ Hoàng khuyên bà phải tu Nhơn tích Đức và khuyên O Thơ vợ của anh lập gia đình.

Câu chuyện nhân quả hiện tiền là một bài học rất thực tại, giúp thức tỉnh lòng người phải coi chừng hành động, lời nói, ý nghĩ để không bị quả báo là điều không sao tránh khỏi nếu đã tạo nhân xấu ác.


Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho mỗi ngày một bài pháp tu đầy lợi lạc.

Cung kính,   
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)



Dia Nguc o dau




Nhìn xuống.




Kính dâng Thầy bài thơ khi học kinh Địa Tạng

qua bài pháp thoại "Địa ngục nơi đâu?" Kính chúc sức khỏe Thầy, HH





Từ lúc Tuổi Đông, cẩn thận luôn nhìn xuống,

Vì Bác sĩ nhắc nhở: ngã ...té khổ đời

Xương thoái hoá ...khó tránh lắm người ơi

Nằm mấy tháng ...ai đâu mà chăm sóc!



Học ...quả báo đến, rủi may như gió lốc

Vẫn ngày ngày tu Phước, nhớ Phật trong lòng

Nhưng muốn niệm Phật nhất tâm ..Dễ mà không !

Ý tưởng buông lung, quá khứ chập chùng tán loạn.



Quyết "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn"

Điều gì tai nghe, mắt thấy không giữ trong lòng

Ngày ngày vui bổn phận, nhiệm vụ cho xong

Nghiệp không chờ để trả....tạo thiện lành chuyển hoá!



Nhìn xuống Đất đã dưỡng nuôi....sản sinh cây lá

Đọc kinh Địa Tạng ...có địa ngục bởi tâm mình

Nên không dễ duôi...tưới tẩm chủng tử tốt phát sinh

Niệm Phật, thiền hành thường xuyên ...tâm ổn định!




" Nhành lúa cúi đầu ...là lúc lúa chín "

Tập nhìn xuống đất...tu tập cách khiêm cung

Dù cho giông tố ...có lúc bão bùng

Sẽ qua đi u ám ...mây trời xanh trắng!




Đời người huyễn ảo...xem ra rất ngắn!



Huệ Hương




1--Tu Vien Quang Duc Youtube channel

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2017(Xem: 8919)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
15/12/2017(Xem: 87913)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 138227)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18802)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 7365)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
21/11/2017(Xem: 11435)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
01/11/2017(Xem: 10561)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 23309)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
13/03/2017(Xem: 6513)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực.
01/02/2017(Xem: 5433)
Một số tư tưởng Phật học sau đây cùng nói lên nghĩa của Ý Giáo : Ý tưởng mong muốn đem giáo Pháp giải thoát của Phật ra, giảng dạy cho mọi người được biết mà tu tập. Tâm thông đạt mọi khế lý, giáo nghĩa Phật pháp. Tự mình làm thầy lấy mình để sửa tâm. Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Hành giả vào đạo Phật để tìm con đường giải thoát
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]