Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Đức Bảo Thắng Như Lai (ghi lại sau khi nghe bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng hôm nay, 18-7-2020)

18/07/202012:58(Xem: 18014)
27. Đức Bảo Thắng Như Lai (ghi lại sau khi nghe bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng hôm nay, 18-7-2020)


27_TT Thich Nguyen Tang_Duc Bao Thang Nhu Lai


Nam Mô A Đi Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay Sư Phụ giảng bài kệ thứ 27 trong Nghi Đảnh Lễ Tam Bảo của Hòa Thượng Thích Trí Thủ:

 

Mâu ni tịch tịnh quán

Thị tắc viễn ly sanh

Thị danh vi bất thủ

Kim thế hậu thế tịnh.

Nhất tâm đảnh lễ Bảo Thắng Như Lai. 


Dịch nghĩa:

Quán tịch tịnh Mâu-ni
Làm cho viễn ly sanh khởi.
Quán ấy gọi là bất thủ (không nắm chấp)
Đời này, đời sau đều tịnh.

Một lòng kính lạy đức Bảo Thắng Như Lai. 

(Bản dịch của HT Thích Chơn Thiện)

 

Đức Bảo Thắng Như Lai, tiếng Phạn gọi là: Ratnaketu, là một trong bảy vị cổ Phật, ngài có công hạnh hay bố thí cho ngạ quỷ, Ngài trụ tại Phương nam cùng Đức Bảo Sanh Phật ( Phương Đông có Đức A Súc Phật, Phương Tây có Phật A Di Đà; Phương Bắc có ĐứcThành Tựu Phật; Trung ương có Đức Tỳ Lô Giá Na Phật).

Trong Nghi Mông Sơn Thí Thực có ghi danh hiệu của Phật Bảo Thắng, có năng lực giúp cho loài ngạ quỷ dứt trừ được lửa nghiệp phiền não sanh tử và sau đó được thác sanh vào cõi lành.

Sư phụ giải chữ Quán Mâu Ni tịch tịnh quá hay. Lần đầu tiên con nghe thấy:

Thích Ca thị Phật chi tánh
Mâu Ni thị Phật chi danh

Thích Ca dịch là Năng Nhơn
Mâu Ni dịch là Tịch Mặc

Năng là năng lực
Nhơn là từ bi

Tịch là không bị sự khổ sự vui làm động
Mặc là không bị phiền não quấy nhiễu.

Quán Mâu Ni là giữ tâm an bình tĩnh lặng, không bị khổ vui, phiền não nhiễm ô quấy động.


Muốn được yên tĩnh tâm hồn phải biết “viễn ly”, phải biết “ly sanh hỷ”, biết buông bỏ lập tức sẽ có niềm vui.

 

Muốn được tịch tĩnh yên ắng trong tâm phải biết buông xuống, không “chấp thủ”, là bám víu, là dính mắc, là cố chấp.

Chấp thủ là kiến hoặc, loại phiền não sai khiến và trói buộc con người trong đau khổ, đó là: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.

Chấp thủ  là nguồn gốc của bất hạnh & khổ đau.

Người chấp thủ là người cố chấp, cứng đầu, ra rời Tam Bảo và luôn có suy nghĩ một chiều, không bao giờ biết lắng nghe. Sư Phụ trưng dẫn lời Phật dạy trong Tăng chi bộ kinh, chương VI, phẩm IV, kinh số 36: “Người chấp trước sở kiến, kiên trì gìn giữ, rất khó rời bỏ. Vị ấy sống không cung kính, không tùy thuận bậc Đạo sư, không cung kính, không tùy thuận Pháp, không cung kính, không tùy thuận Tăng, không thành tựu đầy đủ các học pháp” 


Và Vua Trần Thái Tông (1218-1277) cũng nói về người chấp thủ là  Mắc mứu tình trần, Lấp tâm chấp tướng. Như tằm kéo kén, Càng buộc càng bền.

 

Sư Phụ cũng có giải thích về tác phẩm “Vô Môn Quan” của Thiền Sư Huệ Khai (1183-1260) Thiền Sư Tông Lâm Tế đời Tống,

một tác phẩm nói về 43 công án, yêu cầu hành giả phải buông bỏ mọi phiền não chấp thủ để có thể vượt qua “quan ải không có cửa”. Nếu không qua được thì tự hạ thấp mình và tự cô phụ đời tu của mình. (Nhược bất thấu đắc vô môn quan, diệc nãi cô phụ tự kỷ)

Kính Bạch Sư Phụ, bài kệ pháp hôm nay tuy đơn giản, nhưng  ý nghĩa thâm sâu, khó đạt được. Nhờ SP chỉ rõ nguyên nhân  của cái khổ  là từ sự bám víu” cái Tôi đáng sợ” của mình ,  tự dùng năng lực quán chiếu và buông xả “cái tôi” thì mới đạt được thảnh thơi tự tại.

 

Cuối bài giảng Sư Phụ ngâm bài thơ “Cái Tôi” của Thầy Tánh Tuệ rất tuyệt vời diễn tả mọi hình tướng cái tôi đầy phiền não thường tình của chúng sanh, xin mời đại chúng đọc lại theo lời của Sư phụ:

 

Cái Tôi là cái chi chi

Mà hoài quanh quẩn chưa khi nào rời

Thuở còn bé dại nằm nôi

Đã cao giọng khóc cho... đời biết tên.

Điều gì cũng dễ lãng quên

Cái tôi - sâu đậm nhớ bền chẳng phai.

 

- Sớm mai đã ngắm hình hài

Thế gian kia hỏi mấy ai hơn mình.

Điểm tô, trau chuốt dáng hình

Thèm thuồng thiên hạ cái nhìn, xuýt xoa! 

 

Cái tôi theo tháng ngày qua

Măng non thành cụm tre già dặn hơn.

Trong nhà, cuối xóm, đầu thôn

Tôi là số một, tôi “ngon" hơn người.

Tôi khóc, không muốn ai cười

Thấy ai thành đạt tôi thời chẳng vui

Tôi nói ngược, chớ nói xuôi

Một khi tôi muốn có Trời mới can!

 

Tôi thành cái rốn không gian

Bên ngoài nảy nở, bất an trong lòng.

Truy tìm hai chữ thành công

Nên đường Danh, Lợi đèo bồng ngược xuôi.

Chiều cao chỉ một mét thôi

Nhưng muốn đời phải ngước đôi mắt nhìn,

Muốn nhân tâm hướng về mình

Dành bao thiện cảm, tâm tình cho tôi.

Tôi đi, tôi đứng, tôi ngồi

Là trung tâm điểm cho người ước mơ...

 

- Chiều nay, bỗng thật tình cờ

Vào chùa Sư cụ ngó lơ, tôi buồn!

Sư rằng: “Vạn sự vô thường,

Thân, tâm chiếc bóng trên tường, huyễn hư!

Con người khổ bởi khư khư

Ôm cái huyễn ngã, Chân như đoạn lìa.”

 

Ôi! Thanh âm chốn Bồ Đề

Nghe như vụn vỡ u mê nghìn đời.

- Còn “tôi”, còn nặng luân hồi

Buông tôi - nghe nhẹ đất trời thênh thang.

- Có “tôi”, trăm mối lo toan

Vắng “tôi”, đời sống bình an mọi bề.

Lời Sư, trăng rọi lối về

Xưa nay nằm mộng, chưa hề có tôi!

Ngước hư không, bẽn lẽn cười 

Thương “cái tôi” của một thời trẻ con!

 

Con xin thay mặt quý Phật tử gần xa thành kính tri ơn Sư Phụ đã từ bi ban cho chúng đệ tử mỗi ngày một bài pháp thật ý nghĩa để hàng đệ tử chúng con tinh tấn tu trì để có niềm an lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.


Nam Mô Bảo Thắng Như Lai.
Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2018(Xem: 14408)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 7882)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
12/01/2018(Xem: 5846)
Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm Trung Quán Luận của Long Thọ là tánh không. Ý nghĩa cốt lõi của tánh không như chúng ta đã biết là tánh không trong điều kiện duyên khởi.Trong các kệ tụng vi diệu, Long Thọ tỏ lòng kính trọng đức Phật như một vị thánh diễn giải các pháp thoại về duyên khởi với năng lực siêu nhiên. Vì vậy, Long Thọ ca ngợi đức Phật là một vị đạo sư vô song. Theo đạo Phật, nền tảng giáo lý duyên khởi là điều rất quan trọng.
06/01/2018(Xem: 13658)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
05/01/2018(Xem: 10486)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
02/01/2018(Xem: 6677)
Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta. Thưa quý vị! Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.
21/12/2017(Xem: 7658)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
15/12/2017(Xem: 77159)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 121648)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15743)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567