Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát và tánh không trong kinh tạng Pali và Đại Thừa

09/04/201312:45(Xem: 6179)
Bồ Tát và tánh không trong kinh tạng Pali và Đại Thừa


BỒ TÁT VÀ TÁNH KHÔNG
TRONG KINH TẠNG PALI VÀ ĐẠI THỪA


Luận án Tiến Sĩ của Tỳ Kheo Ni Thích Nữ Giới Hương

Có hai khái niệm sâu sắc, tinh tế và phổ biến trong tất cả các kinh điển Đại-thừa (Truyền thống Phật giáo Phát triển) là Bồ tát và Tánh không. Thật ra, hai khái niệm này có nguồn gốc từ kinh tạng Pali (Truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ). Nói cách khác, tác phẩm này nhằm giới thiệu quan điểm sống và phương pháp tu tập thực tiển để tuệ giác Tánh không và minh chứng với các đọc giả những học thuyết trong Phật giáo Đại thừa và Nguyên thuỷ thực chất là cùng nguồn gốc, bản chất và mục đích. Đọc giả cũng sẽ cảm nhận thế nào mà thuật từ Tánh không nghe có vẽ như phủ định, bi quan nhưng chân ý nghĩa của Tánh không lại là năng lực chính khiến vị Bồ tát trở nên tích cực và tận lòng trong việc xây dựng một thế giới nhân tâm tại đây.



LỜI GIỚI THIỆU

Trong kinh tạng Pāli, khái niệm Bồ-tát (Bodhisatta) là chỉ cho từ lúc thái tử Sĩ-đạt-đa xuất gia đến trước khi ngài chứng ngộ, hoặc từ khi ngài (hay các bồ tát) nhập thai đến trước khi ngài (hay các bồ tát) giác ngộ hoặc bồ tát là kiếp trước của các Đức Phật. Vài thế kỷ trôi qua, khi đại thừa xuất hiện, khái niệm bồ tát trong kinh điển Pāli phát triển trở thành học thuyết Bồ tát (Boddhisattva) với lý tưởng chủ đạo đóng vai trò chính trong phong trào đại thừa.

Trong các tôn giáo hữu thần như Thiên chúa giáo hay Hindu giáo thì Thượng đế hay thần Shiva được xem là đấng tối thượng, đấng sáng tạo tối cao có năng lực thưởng phạt và chúng sanh đau khổ cần phải được năng lực siêu nhiên cứu rỗi. Trong Phật giáo, bồ tát được xem như bậc đại nhân, các ngài cũng là con người bình thường vẫn bị chi phối bởi luật sinh diệt, nhân quả… tuy nhiên, bồ tát nỗ lực chuyển hoá nghiệp xấu, đau khổ của chính mình và chỉ con đường giải thoát, lợi lạc cho chúng sanh bằng tất cả tấm lòng từ bi hỉ xả vô lượng, chứ các ngài không phải bất tử hay thống lĩnh, làm chủ định mệnh của nhân loại.

Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mõi là tuệ giác tánh không. Kế thừa khái niệm không (Sunnatā) trong kinh điển Pali, tánh không (Sūnyatā) trong đại thừa được xem như là một thực tướng Bát-nhã, là con đường dẫn đến sự toàn tri đó là duyên khởi, trung đạo, niết-bàn và nhị đế. Với ý nghĩa đó, tánh không được xem như ý niệm căn bản của đại thừa, là một khái niệm tích cực mà ngài Long-thọ đã khẳng định:

With Sūnyatā, all is possible; without it, all is impossible’.[1]

Nghĩa là ‘Do Tánh khơng mà các pháp được thành lập, nếu khơng cĩ Tánh không, thì tất cả pháp khơng thể hình thành’.

Edward Conze cũng đã nói rằng có hai điều cống hiến lớn mà đại thừa đã cống hiến cho tư tưởng nhân loại, đó là việc sáng tạo ra lý tưởng Bồ tát và chi tiết hoá học thuyết Tánh không.[2]

Trong tác phẩm ‘Bồ tát và Tánh không trong kinh tạng Pāli và Đại thừa’dịch từ luận án Tiến sĩ Boddhisattva and Sūnyatā in the Pāli Nikāyas and Mahāyāna Sūtras: An Analysiscủa tỳ-kheo-ni Giới Hương, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu và đưa ra nhiều dẫn chứng từ nguyên bản kinh Pāli cũng như Hán tạng để so sánh, chứng minh mối liên quan giữa hai khái niệm Bồ tát và Tánh không. Thiết tưởng đây là một tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc sẽ giúp ích nhiều cho các học giả có tâm huyết muốn tìm hiểu sâu về đạo Phật, đặc biệt về lãnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu.

Ngày 28, tháng 3, năm 2006

Hoà Thượng Thích Mãn Giác
Viện chủ chùa Việt-nam tại Los Angeles, Hoa Kỳ

[1] The Middle Treatise, T 1564 in Vol. 30, tr. By Kumarajiva in 409 A.D., XXIV: 14; Nagarjuna’s
Twelve Gate Treatise, viii, Boston: D. Reidel Publishing Company, 1982.
[2] Edward Conze, Thirty years of Buddhist Studies, London, 1967, tr. 54


xem tiếp

---o0o---

Nguồn: Thư viện hoa sen

Trình bày: Linh Thọai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 722)
Dục lạc và phương pháp thoát ly dục lạc là đề tài được nói đến rất nhiều trong kinh tạng Pàli. Rất nhiều bản kinh, đoạn kinh và câu kinh thuộc kinh tạng Pàli đề cập vấn đề này. Đức Phật từng nếm trải lạc thú thế gian, hiểu rõ vị ngọt ...
08/04/2013(Xem: 845)
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta tự hào với 4000 năm văn hiến, với truyền thống hào hùng cha truyền con nối, chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Ngược dòng thời gian, từ đêm mờ quá khứ, ông cha ta đã đổ bao xương máu dựng xây đất nước, bằng vào khả năng trí tuệ của chính mình với một nền văn hóa dân tộc đầy tính tự chủ.
08/04/2013(Xem: 1277)
Bốn năm qua tại trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam chúng con đã được ban Giám Hiệu, Chư Tôn Ðức và chư vị giảng sư trong Ban Giảng Huấn với tất cả thiện tâm thiện chí, đã tân tụy truyền trao kiến thức cho hàng hậu học chúng con. Trí tuệ chúng con ngày thêm tỏa sáng thì công ơn của chư vị ân sư càng thêm sâu nặng chẳng biết bao giờ có thể đền đáp được.
08/04/2013(Xem: 828)
Từ xưa đến nay, khi nhận thức của nhân loại phát triển thì những vấn đề lớn của con người được đặt ra. Sống trong kiếp người với bao ưu phiền, khổ lụy, người ta luôn khao khát tìm ra một lẽ sống thích hợp để được an vui, hạnh phúc hơn. Rất nhiều nhà tư tưởng, trí thức của xã hội đã đưa ra những học thuyết, lý luận, cách sống tiến bộ, khoa học nhằm giúp ích cho con người.
08/04/2013(Xem: 774)
Thật là diễm phúc thay! Hạnh phúc thay! Một niềm sung sướng mà nhân loại cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ đã được đón nhận một bậc vĩ nhân giáng sanh vì đại nguyện: “Ta ra đời vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người”.
08/04/2013(Xem: 4101)
Có biết bao là sự biến cố giữa cuộc đời và cũng có biết bao sự khổ đau giữa cuộc sống trầm luân sanh tử, vì do những cái giả tạm không thực mà tạo nên. Nếu giáo dục được hiểu là suối nguồn văn hĩa và văn minh của nhân loại, thì đâu sẽ là một nền giáo dục đích thực để có thể đưa đến chấm dứt khổ đau trầm luân cho lồi người ?.
08/04/2013(Xem: 886)
Giới luật là điều cần thiết nhất cho người xuất gia vì “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn”, giới luật là những điều ngăn cấm từ kim khẩu của Phật thuyết chế ra thành giới pháp, giới tướng để các chúng đệ tử Phật thực hành giới hạnh, nghiêm trì giới đức nhằm ngăn ngừa tất cả tội lỗi và giữ nhân phẩm gìn thân khẩu ý được thanh tịnh. Nhờ giữ giới mà được định tâm, nhờ định tâm mà phát sinh trí tuệ giác ngộ.
08/04/2013(Xem: 1047)
Khi Đức Phật còn tại thế, hàng đệ tử nương đạo phong của Ngài tu tập mà chứng ngộ. Bởi trí tuệ siêu việt của ngài đã cảm hóa nhân sinh rất có hiệu quả. Do vậy chúng ta càng tự hào biết chừng nào khi nhân loại hòa nhập vào giáo lý thậm thâm vi diệu. Do vậy, Đạo Phật rất cần sự có mặt của Tu sĩ vừa có Giới hạnh, vừa có trình độ Phật học lẫn thế học thật vững vàng mới cùng nhau xây dựng ngôi nhà
08/04/2013(Xem: 839)
Mục đích tối thượng của người phát tâm xuất gia là đạt thành Phật qủa. Song, muốn thành tựu qủa Vô Thượng Giác, dù đi trên bất cứ lộ trình nào nhưng giai đoạn cuối tất yếu hành giả phải trải qua quá trình hành Bồ Tát đạo theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Kinh pháp hoa là một Đại Sự của Chư Phật, là yếu môn của Bồ Tát, là Chân Như Bình Đẳng của Như Lai.
08/04/2013(Xem: 989)
Ấn độ là một nước có nền văn hoá truyền thống lâu đời thuộc bậc nhất thế giới, với những trường phái triết học lỗi lạc. Nhưng không sao thoả mãn cái nhu cầu giải thoát con người ra khỏi xiềng xích nô lệ bởi xã hội thống trị phân chia giai cấp và không thể giải thoát khỏi sự ràng buộc bởi vật chất hay cố chấp của tinh thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]