Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới định tuệ trong hệ thống giáo dục Phật giáo

08/04/201318:53(Xem: 4194)
Giới định tuệ trong hệ thống giáo dục Phật giáo

hoasen1

Luận văn tốt nghiệp

GIỚI - ĐỊNH - TUỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Thích Nguyên Hùng

CHƯƠNG I

I. DẪN NHẬP

1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Có biết bao là sự biến cố giữa cuộc đời và cũng có biết bao sự khổ đau giữa cuộc sống trầm luân sanh tử, vì do những cái giả tạm không thực mà tạo nên. Nếu giáo dục được hiểu là suối nguồn văn hĩa và văn minh của nhân loại, thì đâu sẽ là một nền giáo dục đích thực để có thể đưa đến chấm dứt khổ đau trầm luân cho lồi người ?. Và nỗi khổ đau trầm luân này sẽ đeo đẳng con người mãi, nếu giáo dục chỉ được thiết lập trên cơ sở tư duy hữu ngã, tư duy của tham lam, sân hận và si mê. Trong khi đó, tất cả những nỗ lực muôn thuở của con người không ngồi mục đích mang lại hạnh phúc thiết thực cho nhân loại và hịa bình lâu dài cho thế giới. Thế thì, con đường cần được mở ra trước mặt phải là một hướng giáo dục xây dựng trên cơ sở Từ bi và ánh sáng Trí tuệ của đạo Phật. Vì chính nơi đây tất cả mọi tham lam, sân hận và si mê sẽ được tan biến, và cũng có nghĩa là khổ đau trầm luân sẽ vắng mặt. Giới, Định, Tuệ chính là con đường giáo dục như thế.

2. PHẠM VI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ơn lại lời dạy năm xưa của đức Thế Tơn khi Ngài dùng ảnh dụ nắm lá trong tay để xác nhận với chư Thánh đệ tử rằng, những gì Ngài đem ra giảng dạy thì ít như nắm lá trong tay và những gì mà Ngài biết rõ thì nhiều như lá trong tồn khu rừng. Vì chính những điều này, như Đức Thế Tơn đã huấn thị: “Những gì mà Ngài không đem ra giảng dạy là những gì không phải căn bản cho phạm hạnh, không đưa đến ly tham, giải thốt, Giác ngộ, Niết bàn”. (sđd.,tr.442). Cũng tương tự như vậy, những gì hiểu biết và đem ra giảng dạy của chư vị giáo thọ sư thì như lá trong khu rừng nhưng những gì lãnh hội được của Tăng ni có lẽ chỉ như lá trong lịng bàn tay.

Cho nên, đối với đề tài “Giới, Định,Tuệ trong hệ thống giáo dục Phật giáo” là một đề tài tầm cỡ về mặt nghiên cứu cũng như tu tập. Vì chúng ta biết rằng, những gì mà đức Thế Tơn đã giảng thuyết trong suốt 45 năm hoằng pháp lợi sanh của Ngài không ngồi Giới, Định, Tuệ và con đường tu tập ngang qua Giới, Định, Tuệ. Như chúng ta đều biết, trong những ngày cuối cùng trước khi nhập Đại Niết Bàn, trên đường từ Magadha đến Kusinara đức Thế Tơn đã dừng chân ở nhiều nơi trên đường và hầu hết Ngài khuyên tu Giới, Định, Tuệ. Ngài đã nhắc đi nhắc lại rằng: “Này các Tỷ kheo, đây là Giới, đây là Định, đây là Tuệ, Định tu cùng với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ tu cùng với Định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm tu cùng với Tuệ sẽ đưa đến giải thốt hồn tồn các lậu hoặc.”

Nhưng với khả năng hiểu biết còn hạn chế, và với phạm vi cho phép của một luận văn tốt nghiệp, người viết không thể đi sâu vào nghiên cứu chi tiết được rừng giáo lý Giới, Định, Tuệ. Cũng như không thể đi sâu vào khảo cứu thấu đáo hệ thống giáo dục tồn diện này được. Bên cạnh đó, người viết cũng không dám có tham vọng đưa ra được một quan điểm mới nào, mà chỉ cố gắng bám sát đề tài, trình bày những khái niệm chung nhất, cập nhật nhất trong việc giáo dục con người trong xã hội hiện đại. Qua đó, kết hợp nêu bật giá trị thiết thực của Giới, Định, Tuệ trong việc giáo dục con người nhằm giải quyết nỗi khổ đau trầm luân sanh tử.

Tác giả nhận thấy rằng, trong mọi thời đại các hệ thống giáo dục tùy theo giai đoạn lịch sử, tùy theo hồn cảnh xã hội, tùy theo thể chế chính trị…thì phương pháp giáo dục và nội dung giáo dục tuy có khác nhau. Nhưng nhìn chung, con người vẫn truyền trao cho nhau những kinh nghiệm về lao động, về học tập, về sáng tạo, về việc đối nhân xử thế…Ngày nay, ở các cấp tiểu học, trung học và nhất là các bậc cao đẳng và đại học phần lớn chỉ đào tạo con người có một vài ngành nghề nhất định nào đó để đáp ứng cơng việc làm ăn, sinh sống mà quên đi việc dạy con người làm người, dạy con người nhân cách và đạo đức. Và nhất là phải dạy con người biết cách để đối mặt với một sự thật miên viễn, đó là già, là bệnh, là chết. Hay có chăng chỉ là dạy một cách phớt lờ, qua loa đại khái.

Chúng ta thấy rằng, trong xã hội hiện đại khi mà con người đem vật chất ra để làm thước đo quyết định cho tất cả. Rồi lấy đó làm một hệ thống lý luận để giáo dục, thì rõ ràng đạo đức của con người giữa xã hội đang đứng trước một giai đoạn khủng hoảng và nguy cơ sẽ khủng hoảng nghiêm trọng. Ngồi ra, con người phải lo lắng và đau khổ nhiều hơn trước những căn bệnh hiểm nghèo, trước mơi trường sống bị đe dọa, trước những nỗi thống khổ của đói, nghèo, chết chĩc do thiên tai, do động đất, do sĩng thần…mang lại. Và một nỗi đau thương hơn nữa do chính con người trực tiếp tạo ra đó là chiến tranh, đó là vũ khí giết người hàng loạt, đó là thử nghiệm bom nguyên tử, hĩa học, đó là khủng bố…Như thế, có lẽ đã do nhận thức sai lầm ở chỗ nào đây trong việc giáo dục đào tạo con người để rồi nỗi khổ đau triền miên này cứ dai dẳng mãi mà không thể nào giải quyết được.

Mặt khác, chúng ta nhận thấy rằng, hiện nay lồi người đang đứng trên một đỉnh cao của sự thành tựu về khoa học. Cái giai đoạn mà người ta thường đem khoa học ra để làm thước đo chân lý cho sự sống. Nhưng dẫu sao con người vẫn đang chìm ngập trong sự thống khổ, lo lắng và mất cân bằng. Những căn bệnh hiểm nghèo vẫn hồnh hành khắp đó đây. Và nếu đem sự phát triển của khoa học này nhằm mở lối cho cuộc sống, thì có thể, và chỉ có thể giải quyết được cái khổ của nghèo đói, cái khổ của nóng lạnh và thậm chí cho đến cái khổ của mù chữ. Nhưng không làm sao tránh được cái khổ của già, của bệnh và của chết.

Từ những vấn đề quan yếu này, tác giả nhận thấy rằng cần phải có một đường hướng giáo dục cấp thiết được đặt ra, giúp con người nhận chân ngay giá trị đích thực của sự sống, để con người hết lo âu, hết sợ hãi, hết tham vọng và hết khổ đau. Mà giá trị ấy là gì? Là chân nguyên, là “bản lai diện mục”, là con đường đi ra khỏi sự thống khổ trầm luân. Mà con đường ấy chính là tư duy Vơ ngã, là con đường tu tập ngang qua Giới, Định, Tuệ. Một con đường, một hệ thống giáo lý mà Đức Thế Tơn đã tuyên thuyết cách đây hơn 2500 năm. Giáo lý tuy cũ, rất cũ, nhưng từ trước không theo bây giờ ta mới theo thì cũng là mới! Đem một triết lý từ ngàn xưa khốc cho một chiếc áo hợp thời, nghĩa là biết vận dụng đúng lúc, đúng trình độ thì hiệu quả của nó vẫn là mới, vẫn là thù thắng vậy. Và đây cũng chính là lý do mà người viết đã chọn đây để làm đề tài cho luận văn của mình. Một mặt, tác giả hy vọng có thể đóng gĩp thêm một hạt sương dù rất nhỏ nhưng để tơ điểm cho ánh bình minh. Mặt khác, nhằm trau dồi thêm kiến thức trên lộ trình học đạo, tư duy và tu tập của chính bản thân mình.

II. GIÁO DỤC VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC

1. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC

Giáo dục đã có từ rất lâu đời, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào chung nhất cho hai chữ giáo dục. Vì như chúng ta đều biết, giáo dục là một hiện tượng tự nhiên của xã hội, là một hiện tượng xã hội đặc biệt của con người. Cho nên, có lẽ tùy theo giai đoạn lịch sử, tùy theo bối cảnh xã hội, tùy theo phong tục văn hĩa, tùy theo thể chế chính trị…mà người ta có những cách hiểu, cách nhìn nhận, cách khái niệm khác nhau về giáo dục.

Tuy nhiên, khi ở một gĩc độ chung nhất nào đó thì ta có thể thấy được người ta có những quan niệm như sau về giáo dục:

- Theo quan niệm phương Tây thì, nguyên ngữ “Éducation”(giáo dục) bắt nguồn từ tiếng La-tinh cổ là: “Educere” hay “Educare”:

• E : ra khỏi, thốt khỏi

• Ducere: dẫn dắt, hướng dẫn.

Theo đó thì, giáo dục là hướng dẫn, là dẫn dắt con người từ tình trạng này đến tình trạng khác tốt đẹp hơn, hồn mỹ hơn.

- Theo quan niệm phương Đơng thì:

• Giáo : dạy

• Dục : nuơi

Theo đó thì, giáo dục gồm những tác động nhằm biến đổi cả tinh thần và thể chất của con người sao cho ngày một hồn thiện hơn, tốt đẹp hơn.

Theo hai định nghĩa trên, con người được quan niệm như một tồn thể bất khả phân. Giáo dục là phương tiện phục vụ cho cứu cánh, tức là cho con người được phát triển tồn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển điều hịa các quan năng để họ tự mưu cầu hạnh phúc và có thế tích cực gĩp phần hữu hiệu vào sự cải thiện các điều kiện sinh hoạt của cộng đồng.

Và, cái nơi văn hĩa, văn minh của nhân loại phải là xuất phát từ giáo dục. Vì rằng, khi người đi sau thì thừa hưởng khối kiến thức, thừa hưởng những kinh nghiệm của người đi trước thì trên cơ sở đó họ phát minh ra cái mới, cái đẹp làm cho xã hội lồi người không ngừng phát triển. Và chính tại đây, giáo dục cũng được phát triển để cho phù hợp về cả nội dung lẫn hình thức. Giáo sư W.O.Lester Smith chủ tịch Hội nghiên cứu giáo dục Anh quốc đại học Luân Đơn đã nói: “ Khi nghĩ về giáo dục ta không được quên rằng giáo dục có tính cách phát triển của một cơ thể. Nó thường xuyên tùy thuộc và liên tục thay đổi để tự thích ứng với những nhu cầu mới và hồn cảnh mới. Nếu cứ khư khư muốn đơn giản hĩa ý nghĩa của giáo dục vào một định nghĩa theo chủ quan có tính giáo điều thì ắt hẳn không phải thái độ đúng đắn của nhà giáo dục. Giáo dục do đó không phải chỉ thay đổi theo thời gian mà còn thay đổi theo hồn cảnh. Nó mang ý nghĩa và quan niệm khác nhau theo mỗi hồn cảnh và ngay cả trong cùng một quốc gia nó cũng địi hỏi một ý nghĩa một quan niệm khác nhau cho vùng nơng thơn và đơ thị kỹ nghệ.”( Sđd tr.22-23).

2. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC

a. Mẫu người giáo dục

Khi nói đến vấn đề này thì chúng ta biết rằng hiện nay vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Vì như chúng ta đã biết, xã hội lồi người thì mang tính phong phú muôn màu muôn vẻ. Mà khi nhắc đến mẫu người giáo dục là chúng ta nghĩ ngay đến một biểu tượng nhất định, một con người mang tính chuẩn mực cụ thể. Như mẫu người ở phương Tây xưa kia là: Chính nhân hiệp sĩ, nhà bác học và bây giờ là cá nhân thành cơng trong xã hội. còn phương Đơng mẫu người trước đây là người quân tử, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm trọng. Cố nhiên điều này cũng tạo ra được một biểu tượng chuẩn mực cho xã hội. Nhưng trong chừng mực nào đó nó làm mất đi cái giá trị đa phương diện muôn màu muôn vẻ của con người. Nếu cố tạo ra một mẫu người nhất định như thế chẳng khác nào sửa người cho vừa áo. Như vậy, có thể có một nhận định sai lầm ở chỗ nào đây?

b. Đạo đức và nhân cách

Đạo đức và nhân cách là một giá trị sống do tư duy và hành động của con người tạo ra. Chúng phải được kế tục và phải liên tục phát triển theo sự tiến bộ của xã hội. Vì khi xã hội phát triển thì trong đó bao hàm luơn sự thay hình đổi dạng của giá trị văn hĩa, lối sống, lối ứng xử, cách làm người… của con người. Mà một khi, chúng ta không có một mơi trường giáo dục tốt từ gia đình, học đường cho đến xã hội hay có những đường lối, chủ trương không phù hợp trong việc giáo dục thì chính ở chỗ nhận thức sai lầm và thiếu trách nhiệm, tất nhiên sẽ dẫn đến hậu quả đạo đức và nhân cách bị khủng hoảng.

“Lịch sử đã chứng minh vai trị to lớn của giáo dục trên mọi mặt của đời sống xã hội, còn trong sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục được đánh giá là vai trị chủ đạo.”

Về phương diện xã hội của con người, đạo đức và nhân cách được hiểu là mối liên hệ giữa con người với con người trong xã hội; khi kinh tế phát triển nhanh thì mối liên hệ ấy hẳn phải thay đổi ngồi ý muốn của con người. Tương tự, khi một chính sách hay một thể chế chính trị thay đổi, mối liên hệ ấy không duy trì theo nếp cũ. Nếu không có một hệ thống giáo dục tồn diện để bắt nhịp theo sự thay đổi của thời cuộc nhằm hướng dẫn con người ý thức trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội thì đạo đức và nhân cách sẽ bị khủng hoảng.

Ngày nay, chúng ta đang đứng trước một thềm kĩ nghệ khoa học hiện đại. Các nhà máy, các khu cơng nghiệp mọc lên khắp đó đây dẫn đến sự đơ thị hĩa diễn ra nhanh chĩng. Người dân từ các nơng thơn bỏ trang trại, bỏ sự cày sâu cuốc bẩm lên đơ thị vào các nhà máy làm ăn kiếm sống. Lẽ tất nhiên, vấn đề an ninh ở đơ thị vẫn có hạn với một lượng dân cư vừa phải. Nhưng ở đây sự bùng nổ dân số theo cơ giới đã diễn ra một cách rõ rệt. Một mặt, do ý thức, tư duy của mỗi con người ở nơng thơn còn nhiều cục bộ, họ chưa nắm bắt kịp nếp sống văn hĩa, văn minh ở đơ thị. Mặt khác, nhiều vấn đề phức tạp nữa xảy ra, xuất phát từ những nhận định sai lầm trong nếp nghĩ của mỗi con người, cho nên các tệ nạn xã hội, các hành vi hành động thiếu nhân tính diễn ra. Nguyên nhân chính yếu vẫn là sự mất thăng bằng trong đạo đức và nhân cách.

Chúng ta cần hiểu rằng, đạo đức được xây dựng trên cơ sở của nhân cách. Bởi lẽ, trong chừng mực nào đó ta có thể hiểu nhân cách là tư cách, là cách thức làm người của mỗi con người. Có nghĩa rằng, ta nên làm như thế này, ta nên làm như thế kia và thế này là không được làm, như thế kia là không được làm… rồi từ đó ý nghĩa của đạo đức được xuất hiện. Như thế giáo dục phải có trách nhiệm hướng dẫn con người nhận thức đúng đắn đâu là điều được làm và đâu là điều không được làm. Nghĩa là dạy con người nhận thức một cách rõ ràng rằng: “ Nhân cách là cách đối xử trong con người đối với gia đình, cũng như ngồi xã hội. Nhân cách là một hình thức xử thế cao đẹp hồn tồn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng con người mình là một con người có giáo dục, biết suy nghiệm những điều phải trái ở trên đời. Nhân cách là những gì thể hiện sự giáo dục hiện hữu trong con người. Nó là hình thức xã giao tốt đẹp và nhiều lịch sự nhất của con người”. Đồng thời, dạy con người quyền tự do và tư cách làm người của chính mình. Dạy con ngươi nhận thức được: “Nhân cách là tư cách làm người với danh nghĩa một nhân vị sống có ý thức, lý trí và tự do, chủ động tư duy, lời nói, hành vi của mình và làm chủ thể các bổn phận cùng những quyền lợi của mình”.

c. Tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội hiện nay là một vấn đề cấp bách ở các đơ thị lớn, mà tất cả những người làm giáo dục phải gánh chung một trách nhiệm với tồn thể cộng đồng.

Như chúng ta đã biết, khi một con người sinh ra giữa cuộc đời, nếu họ được ở trong một mơi trường tốt với đầy đủ tiện nghi cũng như thơng tin về giáo dục từ gia đình, học đường đến xã hội, thì đây sẽ là bước khởi đầu thành cơng trong cơng việc giáo dục hướng dẫn con người vươn tới giá trị hồn thiện.

Từ trước đến nay, gia đình, học đường và xã hội là ba yếu tố quan trọng luơn cần có một mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau trong việc giáo dục con người.

Thứ nhất, đối với gia đình, thì khi một đứa bé mới được sinh ra, giai đoạn ấu nhi là giai đoạn khởi đầu của đời người. Mọi hành động, ngơn ngữ, tư tưởng, ý chí, tính cách…của con người tất cả đều được nắn đúc, hình thành ngay trong giai đoạn này. Như vậy, giáo dục ấu nhi phần lớn lấy gia đình làm trung tâm. Cho nên trách nhiệm trọng đại của những người làm cha, làm mẹ không thể không chú ý đến hành vi, cử chỉ, cách ăn nói, nằm ngồi của mình, và cũng không thể không cố gắng tạo những hồn cảnh tốt đẹp trong gia đình để gieo vào trong lịng các trẻ em những ý niệm tốt đẹp về cuộc đời. Những đức tính hy sinh, nhẫn nại, trật tự, ơn hịa, khiêm ái… cũng phải luyện tập cho trẻ ngay trong giai đoạn này.

Thứ hai, giáo dục học đường ngồi việc đào tạo một vốn kiến thức về khoa học, về xã hội ra thì phải trực tiếp truyền trao cho học viên giềng mối đạo đức, ý thức trách nhiệm, lẽ sống ở đời…Đào tạo những con người lý tưởng là mục đích chính của nội dung cũng như phương pháp đạo đức giáo dục. Con người lý tưởng ở đây là con người đối với bản thân thì thực hành theo những hạnh kiểm hợp với luân lý đạo đức. Đối với gia đình thì sống theo tinh thần thân, hiếu, hạnh. Đối với tập thể thì giữ gìn kỷ luật, trật tự, trung chánh. Đối với quốc gia thì có lịng yêu nước, thực hiện những cơng việc có lợi ích chung. còn đối với quốc tế thì thực hành theo chủ trương hịa bình, yêu chuộng và dân chủ.

Thứ ba, giáo dục xã hội tức là ngành giáo dục thiên trọng về mặt cải tiến xã hội. Kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng thời gian giáo dục ở học đường quá ngắn ngủi đối với đời sống con người. Nhất là những người sau khi rời khỏi ghế nhà trường ra lăn lộn với cuộc sống thực tế, thì chính đây mới là mơi trường giáo dục dành cho mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp để trở thành con người thật sự của xã hội.

d. Vấn đề an sinh cho cuộc sống

Như chúng ta đều biết, tất cả những nỗ lực của con người không ngồi mục đích mang lại hạnh phúc và sự bình an lâu dài cho cuộc sống. Nhưng có lẽ đã có một sự sai lầm hoặc thiếu sĩt nào đây trong tư duy, trong nhận thức, trong hành vi hành động mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn mãi chìm đắm trong lo âu và khổ hải. Mẫu số chung cho tất cả các mệnh đề này vẫn đang là một ẩn số và con đường để khai thơng cho ẩn số này thì giáo dục phải có cùng chung một trách nhiệm.

Bản chất của sự sống thì không cho ta khổ đau hay hạnh phúc. Điều này nói lên rằng vốn dĩ giữa chúng là những cá thể dị biệt. Khi chúng ta tạo tác hay hành động kết quả mang lại là khổ đau hay hạnh phúc thì tùy thuộc vào tính thiện ác trong bản chất hành động và tùy thuộc vào cách thức và khả năng cảm nhận về kết quả của hành động ấy.

Trong cuộc sống thì “ Ai cũng muốn xa lánh điều khổ, ai cũng muốn có hạnh phúc. Vậy hãy lấy lịng mình suy ra lịng người đừng gây đau khổ cho người khác”. Tuy nhiên, khi khoa học kỹ thuật đã tiến lên trên một đỉnh cao thì liệu họ có lấy cái thiện cái ác ra để làm thước đo nhằm đáp ứng nhu cầu hạnh phúc và hịa bình thật sự cho cuộc sống hay không? Hay trên đà phát triển của lịng tham ái, họ muốn chiếm dụng thật nhiều của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu sự sống của mình. Rồi họ bằng cách này hay cách khác, hoặc bằng nhiều thủ đoạn, hoặc chế tạo ra nhiều thứ vũ khí giết người và trong đó có cả vũ khí giết người hàng loạt nhằm chiến tranh cướp đoạt để đe dọa mạng sống của con người? Dẫu có dùng vũ khí vào chiến tranh chính nghĩa đi nữa nhưng cũng vẫn làm cho máu đỗ xương tàn. Mặt khác, thì vì đâu mà có được vũ khí để người ta mang đi chiến tranh phi nghĩa, mang đi khủng bố, mang đi giết chĩc?…Ta không phủ nhận những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đáp ứng rất nhiều cho đời sống con người. Và một mặt là đánh dấu một cách rõ nét nền văn minh của nhân loại. Nhưng chúng ta vẫn thấy rõ rằng do đâu mà con người mãi khổ đau, mãi lo âu và sợ hãi? Phải nói thật là ngây ngơ khi giả thiết các vấn đề do lồi người tác tạo để dẫn đến bạo động có thể giải quyết bằng tranh đấu. Có lẽ chính ở chỗ nhận thức sai lầm và tư duy hữu ngã của con người mang lại.

Khi nhìn trực diện vào sự sống thì ta mới thấy rằng con người là trung tâm của vũ trụ. Hạnh phúc cũng do chính con người tạo ra và mất hạnh phúc cũng bởi chính con người. Vậy nên: “ Cái gì làm cho con người thành một con người? Không phải cái mặt mà cái lịng người ta ăn ở với nhau. Vậy cái gì làm cho xã hội lồi người thành một xã hội lồi người? Nhất định cũng không phải những dụng cụ chứng tỏ một trình độ tiến hĩa kỹ thuật mà là những tình người khi xử dụng những dụng cụ ấy trong cuộc sống chung với nhau.” Như thế, chính giáo dục Phật giáo mới có thể đánh thức được Phật tánh trong mỗi con người. Phật tánh ấy chính là thể tánh sáng suốt, là lịng từ bi, là tánh thiện để thật sự mang lại hạnh phúc và hịa bình lâu dài cho cuộc sống.

e. Vấn đề mơi trường sống

Mơi trường sống hiện nay là một đề tài cấp bách mà các nhà làm giáo dục phải cùng chung một trọng trách với tất cả cộng đồng. Bởi lẽ, mơi sinh hiện đang bị đe dọa trước cơn khủng hoảng nghiêm trọng.

Khủng hoảng mơi sinh hiện tại là sự ơ nhiễm mơi sinh: ơ nhiễm không khí, nước và đất. Chúng là hậu quả của các phĩng xạ, sự phân hạch, bụi bặm thiên nhiên, cháy rừng, giao thơng vận tải, sự thiêu đốt và các nguồn khác như trong các trang web và sách báo đã ghi lại, các ơ nhiễm ấy do các cuộc thí nghiệm bom nguyên tử, các vũ khí hĩa học, các hơi độc thốt ra từ các xưởng kĩ nghệ, nạn phá rừng và săn bắt bừa bãi…Và đây cũng là hệ quả tất yếu của sự phát triển nhanh kĩ nghệ. Một mặt là hệ quả của sự thiếu trách nhiệm đối với mơi sinh của con người.

Chúng ta biết rằng giữa con người và mơi trường sống luơn có một mối quan hệ rất mật thiết, liên tục, tự nhiên và không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, khi mơi trường bị ơ nhiễm thì chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp vào sức khỏe cũng như tuổi thọ của con người. Hơn thế nữa, một khi mơi trường bị ơ nhiễm một cách nghiêm trọng, trái đất nóng lên, suy giảm ozon ở tầng bình lưu làm thay đổi khí hậu tồn cầu…thì mạng sống của tất cả các sinh vật trong đó có con người ở trên hành tinh này sẽ bị đe dọa và có thể dẫn đến sự tận diệt trong một tương lai gần.

Như vậy, ngay tại đây, một hệ thống giáo dục về bảo vệ mơi sinh cấp thiết cần phải được đặt ra một cách hồn thiện và sớm nhất, nhằm giáo dục con người nhận thức được những hiểm họa do ơ nhiễm mơi sinh gây ra. Giáo dục con người những gì phải làm, những gì không được làm để bảo vệ mơi sinh. Giáo dục con người nhận chân được mối quan hệ mật thiết giữa con người và mơi trường sống để con người tự bảo vệ chính mình tức là bảo vệ mơi trường.

III. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Giáo dục Phật giáo là một phương tiện tối yếu để khai mở cánh cửa trí tuệ của con người, giúp con người nhận chân được thật tướng đích thực của vạn pháp, nhằm đưa họ đi vào chân, thiện, mỹ. Trên cơ sở đó, trong lộ trình tu tập, con người “phản quang tự kỷ” để phát triển tiềm năng sáng suốt, đánh thức Phật tánh vốn có ở trong mình và đi vào con đường Giác ngộ, giải thốt. Yếu tố cốt lõi trong hệ thống giáo dục Phật giáo là hướng dẫn hành giả đoạn ác, tu thiện, chứng quả vơ sanh. Và có thể bao hàm trong ý nghĩa bài kệ sau:

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.

( Pháp cú, kệ 183 )

Nếu như tất cả nước ở ngồi biển khơi chỉ có một vị là vị mặn, thì giáo lý mà đức Thế Tơn thuyết ra cũng thế, chỉ có một vị là hương vị Giải thốt. Trong kinh Tăng Chi đức Phật có dạy: “Này Paharada, biển lớn chỉ có một vị, đó là vị mặn. Cũng vậy, này Paharada, pháp này của Ta cũng chỉ có một vị là vị giải thốt.”(Tăng chi III, tr 57.Sđd). Điều này nói lên rằng, tư tưởng cốt lõi trong tồn bộ hệ thống tam tạng giáo điển luơn mang tính nhất quán, như một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối. Tính nhất quán ấy chính là Từ bi và Trí tuệ. Chúng được xây dựng trên nền tảng của ba mơn Vơ lậu học Giới, Định, Tuệ. Và trên cơ sở này hành giả tu tập nhằm chuyển hĩa từ con người mê lầm thành đức Phật giác ngộ và giải thốt, chuyển hĩa tạng thức thành Như lai tạng. Nghĩa là phá trừ ngã chấp và pháp chấp, không còn mê chấp giữa thế giới chủ quan và khách quan. Nhận chân thực tánh của vạn pháp là vơ tánh, là bình đẳng, là viên dung vơ ngại.

Chúng ta thấy rằng, trong suốt 45 năm thuyết giáo của đức Phật, Ngài đã tùy theo những trình độ, những căn cơ, những thời điểm khác nhau mà giảng bày ra nhiều phương tiện để dẫn dắt con người đi vào đạo giải thốt. Giáo lý mà ngài đã thuyết giảng với nhiều đề mục phong phú và ý nghĩa thì rất thậm thâm, vi diệu. Các nhà nghiên cứu Phật học sau này đã căn cứ vào đó để phân chia ra theo thời giáo.

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật.

A Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát,

Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm,

Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên.

Thế thì, quan niệm trở về với bản thể nhất nguyên là quan niệm bao trùm mọi tư tưởng, mọi phương pháp trong tổng thể giáo lý Phật đà. Mặc dù, trong đó thời A Hàm là thời dạy về thế giới Hữu cho hàng Tiểu thừa; thời Bát Nhã là thời thuyết về thế giới Không cho hàng Đại thừa; thời Duy Ma, Thắng Man, Pháp Hoa là thời trung đạo thuyết về phi hữu phi không của Thế tơn nhất thừa. Đặc biệt trong đó thời Hoa Nghiêm đức Phật đã thuyết trong thiền định 21 ngày đầu tiên sau khi thành đạo. Và thời pháp này, đức Thế tơn tuyên thuyết nhằm vào các cõi trời và các vị Bồ tát từ sơ địa trở lên mới nghe và am hiểu được. Như vậy, đây là phương pháp, là chủ trương giáo dục bằng “phương tiện thiện xảo” trong Phật giáo, là sự khéo léo của khả năng thuyết giáo, hướng dẫn thích hợp tùy theo căn tính mỗi chúng sinh để đưa đến địa vị Phật thừa. Thế nên, trong chừng mực nào đó thì ta thấy còn có phân biệt cao thấp, còn chia ra các thừa…Nhưng nhìn trên tổng thể thì chỉ có duy nhất một thừa, ấy là Phật thừa. “Ba thừa cũng chỉ là một thừa. Ba thừa là phương tiện, một thừa mới là cứu cánh. Chứng đắc nhất thừa là chứng đắc vơ thượng giác ngộ. Vơ thượng giác ngộ chính là Niết bàn giới. Và Niết bàn giới chính là pháp thân của Như lai.” Và con đường để đi đến Nhất thừa đạo quả là lấy Bồ đề tâm làm khởi điểm, làm chánh nhân “Hạt giống của Bồ đề tâm đã được gieo xuống và được tài bồi bằng những chất liệu của đại bi, bằng quy, giới, nguyện và hành, để sẽ đâm hoa kết trái của trí huệ Nhất thừa. Bồ đề tâm là khởi điểm và Nhất thừa là cứu cánh, hay nói cách khác, Bồ đề tâm là chánh nhân và Nhất thừa là chánh quả trong quá trình Bồ tát đạo.”

Và Bồ đề tâm này được xây dựng trên cơ sở của niềm tin. Vì rằng, biển Phật pháp thì mênh mơng vơ lượng và chỉ có thể thâm nhập bằng tín. Như ý nghĩa trong kinh Hoa Nghiêm mà đức Phật đã dạy: “Tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của cơng đức, nuơi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dịng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết bàn.” Nguyên văn là:

“Tín vi đạo nguyên cơng đức mẫu

Trưởng dưỡng nhất thiết chư thiện căn

Thốt ly sanh tử xuất mê lưu

Trực vãng Niết bàn vơ thượng đạo.”

Mặt khác, đạo Phật lấy con người làm trung tâm giáo dục, nhằm mục đích chuyển hĩa con người từ mê lầm đến giác ngộ. Đạo Phật không xa lìa cuộc đời, không tách khỏi cuộc đời, đạo và đời là nhất thể, đạo vốn là đời được giác ngộ giải thốt khỏi các phiền não các lậu hoặc, đem đến an lạc, hạnh phúc thật sự cho con người trong kiếp sống hiện tại và tương lai. Như vậy, tư tưởng giáo dục Nhất thừa của Phật giáo là không loại trừ một đối tượng nào ra ngồi khả năng giáo dục và không coi đối tượng nào là không có khả năng đạt hiệu quả giáo dục. Chúng là hệ quả tất yếu, là một tầm nhìn rất trí tuệ và bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh. Và tất cả đều xuất phát từ lời dạy của đức Thế Tơn: “ Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Vậy nên, một khi vơ minh phiền não được đoạn trừ thì Phật tánh hiển bày và thành Phật, thành Phật ngay giữa cõi Ta bà ngũ trược này. Từ kẻ nhất xiển đề cho đến người nữ, ác nhân chính cơ đều thành Phật tất cả. “Mục tiêu Nhất thừa không đơn giản chỉ là mục tiêu hướng thượng của Bồ tát, nghĩa là của một hạng chúng sanh ưu việt, mà cần phải được xác định nó là mục tiêu cứu cánh của bất cứ ai trong những nỗ lực kiên trì thể hiện trọn vẹn tất cả ý nghĩa sinh tồn của mình trong cuộc đời này.”

Con đường giáo dục Phật giáo mà đức Thế tơn đã phương tiện thuyết ra thì có vơ lượng nhưng tựu trung lại cũng không ngồi ba lĩnh vực Giới học, Định học và Tuệ học. Và con đường tu tập để đưa đến Giác ngộ, Giải thốt lẽ tất nhiên cũng không ngồi ba lĩnh vực ấy. Vị hành giả muốn đạt được mục đích, nghĩa là muốn đạt được quả vị thù thắng, muốn an lạc và hạnh phúc thật sự ngay giữa cuộc đời này thì phải nỗ lực tu tập, thực hành ngay bằng chính con đường ấy. Vì khi ta nói đến mục đích của giáo dục thì như Herbert Spencer đã nói: “ Mục đích của giáo dục không phải là để biết mà để hành động”. Chúng ta biết rằng giáo pháp là do đức Thế tơn đã phương tiện mà thuyết ra thì chính giáo pháp ấy cũng là phương tiện. Như Ngài đã từng dạy: “Nhất thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ”. Thế thì, điều quan trọng là ta phải hành động, nghĩa là ta phải vận dụng tu tập giáo pháp ấy như thế nào để có thể mang lại quả vị thù thắng.

CHƯƠNG II

NỘI DUNG CỦA GIỚI ĐỊNH TUỆ

I. GIỚI

Giới là từ Hán dịch từ chữ Sìla, thường được hiểu là giới hạnh, điều luật, đạo đức. Dùng để: “ Phịng ngừa, ngăn cấm sự sai trái của thân và tâm” . Cho nên, khi nói về giới chúng ta hiểu ngay rằng: “Chớ làm các điều ác” “Hãy làm các hạnh lành” như bài kệ khuyên không nên làm các điều ác, nên làm các điều lành của đức Phật. Tuy nhiên, Sìla nguyên nghĩa là sự tự nhiên, là thĩi quen. Có điều là khi chúng ta vượt ra khỏi những quy luật của tự nhiên, vượt ra khỏi sự vận hành tất yếu của mơi trường, của xã hội thì chúng ta sẽ bị trở ngại. Như thế, để khỏi bị trở ngại thì những điều nên làm và không nên làm được đặt ra, và ý nghĩa thù thắng về mặt đạo đức của giới luật cũng được xuất hiện.

Theo Thanh Tịnh đạo thì: “ Giới có nghĩa là chế ngự theo năm cách như sau: Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha; chế ngự bằng tỉnh giác; chế ngự bằng tri kiến; chế ngự bằng kham nhẫn; chế ngự bằng tinh tấn. Giới có nghĩa là kết hợp, vì nó kết hợp ba nghiệp thân, khẩu, ý hướng đến con đường thánh thiện. Giới có nghĩa là nền tảng, vì nó làm cơ sở cho các thiện pháp phát sinh. Giới còn có nghĩa là thanh lương, vì nó làm cho người giữ giới cảm thấy thân tâm mát mẻ” .

Khi ta học về giới là học về luật tắc trong sinh hoạt cộng đồng nói chung và trong tu sĩ Phật giáo nói riêng. Về những điều thiện phải làm và những điều ác phải tránh. Về giữ gìn thân, khẩu, ý để khỏi tạo nghiệp xấu nhằm không trở ngại đến bước đường tu tập của một Tỳ kheo. Như thế, giới còn được hiểu là giới học, là học tập, là tu hành theo giới bổn Tỳ kheo, là bộ Giới Kinh gồm những giới luật do đức Phật chế. Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu thì chúng ta có được sáu bộ luật của sáu tơng phái khác nhau. Đó là các bộ:

- Theravada Vinàya.

- Mahàsanghika Vinàya.

- Mula-Sarvastivàda.

- Mahàsasàka-Sarvastivàda.

- Pharmaguptaka-Sarvastivàda.

- Sarvastivàda.

Trong sáu bộ luật trên, bộ Theravada Vinàya của Thượng tọa bộ là đầy đủ và hệ thống nhất. Bộ Theravada Vinàya này có tên Pàli là Vinàya Pitaka mà ngày nay người ta vẫn gọi là Luật tạng. Và chúng được phân biệt thành ba phần trong nội dung là:

1. Pàtimokkha ( Ba-la-đề-mộc-xoa) tức bộ giới bổn Tỳ kheo.

2. Mahavagga (Đại phẩm): ghi lại những quy định trong sinh hoạt của Tăng già như thọ giới, nhập hạ, ăn mặc, thuốc men, các quyền của Tỷ kheo…

3. Cullavagga ( Tiểu phẩm): ghi lại những quy định về cách cư xử, đối đãi giữa các Tỷ kheo Tăng, Ni…

Như chúng ta đều biết sự hình thành các bộ luật tương đối khá chậm đến gần cả chục thế kỷ sau thời đức Phật. Vào lúc khởi đầu, Tăng già là một giáo đồn Sa mơn hịa hợp, các Tỷ kheo đều rất thanh tịnh và ai cũng đạt Thánh quả, nên giới luật là không cần thiết để đặt ra. Cho đến khi Tăng già đã lớn mạnh, thì sự xen tạp đã bắt đầu xảy ra, tất nhiên trong đó gồm luơn những điều sai trái. Do đó, đức Phật phải đặt ra những điều lệ lẻ tẻ “nên làm…” và “không nên làm…” để giáo dục đệ tử. Và phần duyên khởi đưa đến lời dạy của đức Phật theo từng trường hợp riêng lẻ lại không được sắp xếp một cách hệ thống. Riêng chỉ có bộ Pàtimokkha là tương đối hồn chỉnh và hệ thống nhất, lại còn quy định những điều vi phạm. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Phật học thì những tài liệu về nội dung của bản Pàtimokkha vào thời kỳ đầu của Tăng già vẫn chưa được tìm thấy. Và các nội dung liên quan tới việc khảo cứu chủ yếu dựa vào các sớ luận của luận sư Buddaghosa (Phật Âm), được viết vào khoảng cả ngàn năm sau khi các sự việc xảy ra. Mặc dù bộ Pàtimokkha rải rác trong các kinh được chính đức Phật đã từng nhắc nhở rằng, đây là nội dung tu trì căn bản nhất để từ đó các Tỷ kheo thăng tiến lên trên con đường giải thốt tối hậu.

Khi tu trì, giữ giới, chế ngự theo giới bổn Pàtimokkha thì sẽ làm cho Tăng già được ổn định và hịa hợp. Vì chính Pàtimokkha là giới bổn dẫn dắt các Tỳ kheo tiếp cận được với giáo lý của Phật Đà, thúc liểm thân tâm, ngăn ngừa tam độc, đưa giáo đồn vào một thể hịa hợp thanh tịnh nhằm tiến thẳng vào con đường Giải thốt, Giác ngộ. “ Pàtimokkha gồm tiếp đầu ngữ là Pàti, có nghĩa là hướng về, theo chiều hướng và Mokkha có nghĩa là Giải thốt. Theo đó, Pàtimokkha có nghĩa là sự đưa đến giải thốt. Từ Hán dịch Pàtimokkha là Giải thốt, Biệt giải thốt, Biệt biệt giải thốt, Tùy thuận giải thốt…đều là lấy gốc ở từ Mokkha và diển thêm nghĩa theo ý nghĩa của tồn bộ nội dung của Pàtimokkha. Ta có thể hiểu Pàtimokka là những hành vi, những học pháp đưa đến sự giải thốt” .

Cùng với ý nghĩa trên, đức Phật cũng đã nêu ra mười lý do thiết lập giới luật để các Tỷ kheo đệ tử tu tập. Mười lý do này còn được nhắc lại trong Tăng Chi Bộ kinh khi đức Phật trả lời trưởng lão Upàli (Ưu-bà-ly) về mục đích tuyên dạy Pàtimokkha của đức Phật. “ Này Upàli, đây là mười lý do khiến ta tuyên dạy Pàtimokkha. Mười lý do này là gì?

- Để Tăng-già được mỹ mãn.

- Để Tăng-già được ổn thuận.

- Để kiềm giữ các Tỷ kheo khĩ kiềm giữ.

- Để thiện Tỷ kheo được ổn thuận.

- Để chế ngự các lậu hoặc (Àsava) trong hiện tại.

- Để ngăn ngừa các lậu hoặc đời sau.

- Để tạo tin tưởng cho những người ít tin tưởng.

- Để xác tín cho những người có lịng tin.

- Để chánh pháp được vững bền.

- Để phù trợ cho luật.

Này Upàli, đấy là mười lý do nhằm dạy dỗ các đệ tử của Như Lai và là mục đích tuyên dạy Pàtimokkha”.

Như vậy, việc thiết lập giới luật của đức Phật không ngồi mục đích lợi ích hữu tình, dẫn dắt chúng sanh vào nẽo đường Giải thốt. Điều này càng được rõ ràng hơn khi trong ý nghĩa của Pàtimokkha là Biệt giải thốt hay Xứ xứ giải thốt, Tùy thuận giải thốt. Biệt giải thốt hay Xứ xứ giải thốt là giải thốt từng phần; giữ giới nhiều thì giải thốt nhiều, giữ giới ít thì giải thốt ít. Tùy thuận giải thốt là giải thốt tùy thuộc vào quả hữu vi hay vơ vi của người hành. “Giải thốt tiếng Phạn là Moksa, Mutti dịch là giải thốt, có nghĩa là lìa bỏ mọi trĩi buộc mà được tự tại. Cởi bỏ sự trĩi buộc của hoặc nghiệp, thốt ra khỏi khổ quả của tam giới”. Ngồi ra, còn một mục đích quan trọng hơn mà Thế Tơn thiết lập giới luật là để cho Chánh pháp thường trụ mãi giữa thế gian.

Đến đây ta thấy rõ rằng ý nghĩa thù thắng của giới luật là dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sự ràng buộc khổ đau trong Tam giới và không mang một sự trĩi buộc, cố chấp, cứng nhắc nào như là giới điều mà hồn tồn mang ý nghĩa tự nguyện. Kết quả của việc giữ giới là mang lại an vui hạnh phúc cho mình và cho người, tạo nên niềm tin cho kẻ khác, làm cho cuộc sống cộng đồng được hài hịa và an ổn. Và vì vậy nó đúng với tinh thần Từ bi và Trí tuệ trong tồn bộ hệ thống giáo lý mà đức Thế tơn đã tuyên thuyết. Bởi lẽ, khi tự thân người giữ giới được lợi ích an lạc và giải thốt đó là trí tuệ và mang đến cho kẻ khác niềm tin yêu hạnh phúc đó là từ bi. Chính điều này là nền tảng cơ bản để mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống. Và đó cũng chính là tinh thần Tự giác, Giác tha và Giác hạnh viên mãn.

Hướng đi của giới là ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại và tương lai. Và giới cũng là bước đầu đi đến Thiền định nên cũng được gọi là “ly dục, ly bất thiện pháp”, mở đầu cho điều kiện chứng đắc thiền thứ nhất. Chúng là biểu hiện của đời sống phạm hạnh. Một Tỷ kheo an trú trong giới bổn Pàtimokkha là để ngăn ngừa các ác nghiệp, giữ gìn thân, khẩu, ý được thanh tịnh. Trung Bộ Kinh VI ghi lại lời đức Phật dạy như sau: “Này các Tỷ kheo, hãy sống trong sự sở hữu giới hạnh, trong sự sở hữu Pàtimokkha. Hãy sống chế ngự với sự chế ngự của Pàtimokkha, trong sự sở hữu oai nghi chánh hạnh, thấy được sự nguy hiểm của những lỗi nhỏ nhất, xử lý chúng một cách đúng đắn. Hãy tu tập trong học giới”.

Giới sau này được chia thành giới của bậc xuất gia, được cơ đọng thành những pháp mơn: “Sống thành tựu giới uẩn thanh tịnh, hộ trì các căn, có tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác”. Và giới cho các bậc tại gia được ghi chép trong năm giới. Năm giới này được phân tích rộng thành mười hạnh.Và khi hành giả khéo hộ trì các căn trong việc hành trì giới luật thì sẽ mang đến một đời sống giới hạnh viên mãn. Đức Thế tơn đã dạy như sau: “ Này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo thiện xảo trong tu trì giới luật thì có bảy điều. Thế nào là bảy? Vị ấy biết thế nào là phạm lỗi; vị ấy biết thế nào là lỗi nhỏ; vị ấy biết thế nào là lỗi nặng; vị ấy đầy đức hạnh và sống mà được chế ngự bởi Pàtimokkha, tồn hảo trong chánh hạnh và oai nghi và tu tập trong học giới; Nếu muốn, vị ấy đắc Tứ thiền đưa đến an lạc trong hiện tại một cách dễ dàng, chẳng chút khĩ khăn nào;và do dứt lậu hoặc, vị ấy thể nhập tâm giải thốt, tuệ giải thốt vơ lậu và vị ấy biết thể nghiệm ngay trong đời này. Này các Tỷ kheo, một vị thiện xảo trong giới luật thì có bảy điều như thế” . Vậy thì, một đời sống phạm hạnh đúng nghĩa thì theo như đức Thế tơn đã dạy là phải chánh niệm tĩnh giác. Nghĩa là vị hành giả phải biết tàm quý, biết hổ thẹn và ăn năn trước những lỗi lầm mình đã tạo tác. Biết bày tỏ sám hối những điều mình đã vi phạm trước đại chúng. Có như vậy tâm mới được thanh tịnh và thuận tiện trên bước đường tiến tu đức hạnh đưa đến Định và Tuệ. Ngay cả bậc xuất gia phát tâm thuần chính có lúc cũng khởi phiền não, không thể tiết chế được mình mà phạm giới. Đây là chướng ngại lớn đối với việc tu tập Phật pháp. Điều này cần phải được hạn chế bằng giới luật. Người đã phạm giới thì buộc phải sám hối, để có thể trở lại thanh tịnh. Mặt khác, vị hành giả phải biết sống như thế nào mà không để cho sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu có thể chi phối tâm của mình. Thì đó là nền tảng cơ bản để cởi bỏ mọi ràng buộc của uế trược mà thanh tịnh đi ra khỏi khổ đau. Làm được điều này thì như một người có Trí viên mãn Định và Tuệ vậy. Trong kinh Tương Ưng I, tr. 13 đức Phật dạy:

“Người trú giới có trí

Tu tập tâm và tuệ

Nhiệt tâm và thận trọng

Tỷ kheo ấy thốt triền”.

Đến đây, ta thấy được rằng giới đóng một vai trị quan trọng và tối cần thiết trong hệ thống giáo dục Phật giáo. Rải rác trong các kinh đều có đề cập nhiều đến vị trí và vai trị của giới. Đặc biệt là Trường Bộ Kinh và Trường A Hàm. Điển hình là kinh Phạm Võng (của Nikàya) và kinh Phạm Động của Trường A Hàm xác định rất rõ vị trí của giới trong hệ thống giáo lý Phật Đà. Giới là bước khởi đầu của năm bước đi: Giới, Định, Tuệ, Giải thốt và Giải thốt tri kiến. Như vậy, nền tảng của bước khởi đầu là giới, nếu đi sai lầm hoặc rơi vào giới cấm thủ thì sẽ bị lạc đường và không thể thực hiện bốn bước tiếp theo được.

Qua đến Bắc tạng (Đại thừa) thì giới mang ý nghĩa rộng rãi và bao la hơn nhiều. Giới bao gồm cả Định và Tuệ: trong Giới có Định, trong Định có Tuệ…Biệt giải thốt giới ( hay Nhiếp luật nghi giới) và Định cộng giới là thuộc Hữu lậu giới, Đạo cộng giới thuộc về Tuệ giải thốt hay Vơ lậu giới.

Nhìn chung, ta thấy có sự phân loại hơi khác nhau trong trình bày về giới học của Bắc tạng và Nam tạng. Nhưng khi suy xét thật kỹ thì rõ ràng không có sự mâu thuẫn thật sự nào cả. Và con đường tối hậu chung nhất của chúng là dẫn dắt hành giả vào nẻo đường Giải thốt, Giác ngộ. Đó mới chính là hạnh phúc thật sự và miên viễn chính trên nền tảng thiết thực từ giới luật mang lại. Cho nên mọi con đường đi đến cứu cánh không ra ngồi giới. Xác chứng điều này, trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Thế Tơn dạy : “Giới là nền tảng của bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần và Tám Thánh đạo phần. Ví như đất là nền tảng, không có nó thì các loại động vật không thể di chuyển. Cũng thế, không có Giới thì ba mươi bảy phẩm trợ đạo tu tập không thể viên mãn được.”

II. ĐỊNH

Tiếng Pàli “Samàdhi” Hán dịch là Định, trong ý nghĩa chung là Thiền định. “Định tức là Thiền định, có khả năng thu nhiếp những tinh thần phân tán hỗn loạn để thấy tự tính của mình, hiểu rõ đạo lý, cho nên gọi là Định học”. Thiền định, như vậy, cũng là một phương pháp tu tập làm cho tâm vắng lặng, thanh tịnh, đưa tâm đến một sự tập trung cao độ trong sự chuyên chú, thành cái nhất điểm của tâm. Và trong sự tập trung chuyên chú ấy cần phải có một đề mục hay một đối tượng để làm cơ sở cho tâm quán sát. “Định nghĩa là tập trung tâm ý vào một đề tài hay một đối tượng duy nhất không được phân tán hay xao lãng”.

Pháp mơn Thiền định mà đức Thế Tơn đã dạy là do tự Ngài đã thực hành, tu tập và chứng ngộ đó là Tuệ định, là Trí tuệ minh sát (Vipassana). Và ngài cũng đã dạy rằng phương pháp tu tập thiền định mặc dù có thể khác nhau, nhưng đại thể là điều thân, điều tức, điều tâm khiến cho tinh thần tập trung mà quy về an tĩnh. Nghĩa là, tùy theo căn cơ của từng người, người ta có thể đến với chân lý bằng nhiều ngõ, bằng vơ lượng pháp mơn, nhưng không ngồi mục đích là đi đến an vui, giải thốt. Mặt khác, như chúng ta đều biết tính chất thù thắng trong Phật học là Trí tuệ. Cho nên Giới học, Định học cũng đều là Tuệ học. Các luận sư thường phân biệt trong Thiền định có Định và Tuệ và xem đó là hai con đường. Hành giả thực hành theo con đường Định để có cái tâm an tĩnh rồi kế đó đi vào con đường Tuệ. Có vị cho rằng có thể đi thẳng vào Tuệ mà không cần thơng qua Định. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý rằng con đường tu tập để có thể đạt được quả vị Giác ngộ thì không thể đi ra ngồi Thiền định. Bởi lẽ, Giới, Định và Tuệ là ba mặt của một thực tại. Không thể có Tuệ nào mà không có Giới và Định. Do đó pháp mơn thiền học của đức Phật đưa thẳng đến Tuệ, đến giải thốt tất nhiên phải đi qua Định. Như vậy, mọi con đường để đi vào quả vị Giác Ngộ không thể không qua Định. Hành giả dẫu có đi con đường nào nhưng đạt được quả vị Tối thắng, thì quyết chắc rằng đó là con đường tu tập ngang qua Định. Và có ai đó nói rằng, tơi đang đi trên con đường của Định, nhưng mà không đạt được quả vị Giác ngộ, thì ta khẳng định rằng đó không phải là Thiền định. Như vậy, nếu cho rằng Thiền định là một tơng phái trong nhiều tơng phái của Phật giáo thì có lẽ đã có một sự ngộ nhận nhất định nào đây!

Khi bàn về Định, chúng ta cũng không quên nói đến việc tu tập Bát thiền hay Bát định hay còn gọi là Bát đẳng chi, tức là tám cấp độ thăng tiến của tâm linh. Kinh điển thường chia Bát đẳng chi làm hai phần: Bốn chi đầu gọi chung là Tứ thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền) và bốn chi sau gọi chung là Tứ vơ sắc định (Không vơ biên xứ, Thức vơ biên xứ, Vơ sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Hai nhĩm Tứ sắc định và Tứ vơ sắc định còn được xem là hai phương cách khác nhau. Theo đó, hành giả hoặc từ Tứ thiền (cấp độ cuối của Tứ sắc định) có thể đi thẳng đến Niết Bàn tối hậu hoặc từ Tứ thiền thơng qua Tứ vơ sắc định (có thể từ Vơ sở hữu định đi qua Niết bàn) để đến Niết bàn tối hậu. Vấn đề là tùy thuộc vào căn cơ của hành giả (Thế tơn khuyên dạy nên từ Tứ thiền đi thẳng vào Diệt thọ tưởng định; hoặc từ Vơ sở hữu đi băng qua Diệt thọ tưởng định).

“Như lai thiền trong kinh tạng Pàli, hay hành thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng”. Mở đầu, Thiền có cơng năng đoạn trừ năm triền cái nhờ năm Thiền chi. Chúng sanh sở dĩ cứ trơi lăn mãi trong vịng sanh tử là vì năm triền cái làm cho tâm trí bị mê mờ, lấy giả làm chơn, vơ minh vọng đọng…rồi đi đến tham dục, sân hận và si mê. Năm triền cái này có khả năng làm cho uế nhiễm tâm và làm yếu ớt trí tuệ, do vậy cần phải trừ khử. Nhờ năm triền cái được trừ khử mà tâm trí được sáng suốt, thanh tịnh và hết nghi ngờ đối với các thiện pháp. Trong kinh đức Phật dạy: “Vị ấy từ bỏ dục tham ở đời, sống với tâm thốt ly dục tham. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lịng bi mẫn thương xĩt tất cả chúng hữu tình, gội rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hơn trầm thụy miên, với tâm hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gội rửa tâm hết hơn trầm thụy miên. Từ bỏ giao động, vị ấy sống không giao động, nội tâm trầm lặng, gội rửa tâm hết giao động. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thốt ly khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gội rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp” . Và trong kinh Tăng chi đức Phật đã dạy rất rõ những pháp giúp đoạn trừ năm triền cái này: “Tướng bất tịnh, này các Tỷ kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi và dục tham đã sanh được đoạn tận…Từ tâm giải thốt, này các Tỷ kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi và sân đã sanh được đoạn tận…Người tinh cần, tinh tấn, này các Tỷ kheo, hơn trầm thụy miên chưa sanh không sanh khởi, hơn trầm thụy miên đã sanh được đoạn tận…Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ kheo, nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi hay nghi hoặc đã sanh được đoạn tận”. Như vậy, hành giả hành thiền trú niệm trên thân, loại trừ năm triền cái: Tham dục, sân hận, hơn trầm thụy miên, trạo hối, nghi và thành tựu năm thiền chi: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Đến đây ta thấy được giá trị đích thực của thiền định là trong sạch hĩa năm triền cái đã làm ơ nhiễm tâm, đã làm yếu ớt trí tuệ; khởi lên tầm tứ để điều phục tâm tư, nhờ vậy thân tâm được hoan hỷ, khinh an va an lạc, và từ lạc đưa đến thiền định và nhất tâm. Chính giá trị đích thực này nên trong Kinh Pháp Cú đức Phật dạy rằng:

“Ai sống một trăm năm,

Ác giới không thiền định,

Tốt hơn sống một ngày

Trì giới tu thiền định”.

( Pháp cú 110)

“Dẫu sống một trăm năm,

Ác tuệ không thiền định,

Tốt hơn sống một ngày

Có tuệ tu thiền định”

(Pháp cú 111)

Và Ngài cũng đã khuyên các Tỷ kheo rằng:

“Tỷ kheo hãy tu thiền,

Chớ buông lung phĩng dật.

Tâm chớ đắm say dục.

Phĩng dật, nuốt sắt nóng.

Bị đốt chớ than khổ.

(Pháp cú 371)

“Người hãy nhiệt tâm làm,

Như lai chỉ thuyết dạy.

Người hành trì thiền định,

Thốt trĩi buộc ác ma.”

(Pháp cú 276)

Hành giả tu tập Thiền định khởi đầu là cốt ở ly dục, ly bất thiện pháp. Nghĩa là chuyển các dục, các pháp bất thiện thành các pháp thiện, các pháp thanh tịnh. Vì rằng, chính các dục, các pháp bất thiện đã làm cho tâm trí bị mê mờ nên khĩ có thể đi vào Định được. Cho nên, việc ly dục, ly pháp bất thiện của Phật pháp là coi trọng việc điều phục phiền não nội tâm, chứ không phải cự tuyệt mọi cái của thế gian. Có nghĩa là chuyển mê thành ngộ, chuyển phiền não thành bồ đề. “Ngay cả với phiền não cũng không dùng tư tưởng chinh phạt hay chiến thắng hay tiêu diệt, bởi hủy diệt nó thì còn trời đất nào dung chứa cái xác chết của nó? Biến phiền não thành Bồ đề. Phiền não và Bồ đề là hai mặt của một thể. Ngơi nhà ngàn năm tăm tối, thắp đèn lên bĩng tối đi đâu? Khi ngọn lửa trí tuệ bừng lên thì vơ minh phiền não từ muôn kiếp cũng như thế đó”.

Tiếp theo, vị hành giả không những chỉ hưởng an lạc hạnh phúc trong khi loại trừ năm triền cái mà phải hưởng được sự thấm nhuần của hỷ lạc do tứ thiền sinh ra. Nghĩa là vị hành giả hưởng được hỷ lạc do ly dục sanh của sơ thiền, hưởng được hỷ lạc do định sanh ở thiền thứ hai, hưởng được xả niệm lạc trú của thiền thứ ba, và hưởng được xả niệm thanh tịnh của thiền thứ tư.

Xưa nay, chúng ta thường ngộ nhận rằng khi nói đến Thiền Định là nói đến thần thơng hay phép lạ. Nhưng thật sự trong khi Thiền được đức Thế tơn giải thích như một trạng thái hỷ lạc, thấm nhuần tồn thân tâm khiến cho hành giả đi vào thực tại là an ổn, lạc trú, rồi từ nơi đó mà đi đến nhất tâm Thiền Định. Trong Kinh đức Phật dạy rằng: “Với tâm thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng vững chắc bình tĩnh như vậy, vị hành giả hướng đến túc mạng minh, trí tuệ quá khứ, thiên nhãn minh, trí tuệ về tương lai và lậu tận minh, trí tuệ về hiện tại.”

Tu tập Thiền định là tỉnh tâm, tỉnh giác, là tìm vào thực tại, là đối mặt nhìn thẳng mà suy nghiệm chân tướng của sự thật. Giác ngộ là Giác ngộ ngay giữa cuộc đời này. Nhìn thấy thật tướng của các pháp là không tướng, vơ tướng là Như lai tướng nhằm đạt được giá trị đích thực là chân an lạc, chân giải thốt, là hạnh phúc thật sự chứ không phải chạy trốn hay chối bỏ cuộc đời. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn Lục Tổ Huệ Năng dạy:

Phật Pháp tại thế gian,

Bất ly thế gian giác

Ly thế mích Bồ đề,

Cáp như cầu tố giác.

Nghĩa là:

Phật pháp ở giữa đời,

Không lìa đời mà có.

Bỏ đời tìm giác ngộ,

Như tìm sừng của thỏ.

Pháp mơn Thiền định nhắm đến việc mang lại trí tuệ giải thốt cho người tu tập thơng qua những nỗ lực hành trì đúng hướng. Tuy nhiên, khi chưa đạt đến quả vị tối thượng thì ngay trong quá trình tu tập hành giả vẫn có được một đời sống thanh cao nhẹ nhàng, một trí tuệ sáng suốt minh mẫn, một thân thể ít bệnh ít khổ…mang lại cho mình và cho người nhiều an vui, hạnh phúc. Đó là những thành quả khiêm tốn mà ai cũng có thể đạt được khi tu theo pháp mơn này. “Thiền có mục đích giúp người hành giả đạt tới một cái thấy sâu sắc về thực tại. Cái thấy này có khả năng giải phĩng cho mình ra khỏi sự sợ hãi, lo âu; có khả năng chế tác chất liệu trí tuệ và từ bi, nâng cao phẩm chất của sự sống, đem lại cho mình và cho kẻ khác nhiều thảnh thơi và an lạc.”

Trong cuộc sống thường nhật chúng ta thường bị những mơ mộng hão huyền lơi kéo. Chúng ta thường nuối tiếc hay ân hận về một quá khứ đã qua đi. Và chúng ta cũng thường mơ mộng thật nhiều cho một tương lai tốt đẹp. Khi hành giả tu tập thiền định thì phải rời bỏ hai thái cực ấy. Phải nhận thức rõ ràng rằng, sống là sống trong hiện tại, sống bằng đương niệm, bằng hiện tại lạc trú, bằng thực tại đang trơi chảy. Vì những gì của quá khứ thì đã qua đi, của tương lai thì xa vời trước mặt. Chúng là những ảnh tượng, là hình ma bĩng quế. Đức Thế Tơn dạy rằng:

“Không nuối tiếc quá khứ

Không mơ ước tương lai

Chỉ sống với hiện tại

Người nuối tiếc quá khứ

Và mơ ước tương lai

Dung sắc sẽ khơ héo

Như bơng lau lìa cành”

(Tương Ưng Bộ Kinh I, phẩm Cây Lau)

“Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng

Quá khứ đã qua rồi

Tương lai thì chưa đến

Chỉ có phép hiện tại

Tuệ quán chính ở đây”

(Trung Bộ Kinh III, Nhất Dạ Hiền Giả)

“Tuệ quán chính nơi đây” tức vị hành giả sử dụng phép quán ngay bây giờ và tại đây để quán tưởng những đề mục như: Tứ niệm xứ, sáu tưởng niệm, quán sự vận hành và phân tán của tứ đại…mà đạt được định cận hành và do quán tưởng mà tâm được lắng đọng, dừng nghỉ mọi vọng tưởng. Và như thế là đã đi vào định an chỉ. Qua đó vị hành giả dùng tâm đại bi rải khắp chúng sanh rồi tư quán về nhị không (ngã không, pháp không) mà dứt trừ vơ minh tiến thẳng vào Niết bàn tối hậu.

III. TUỆ

Trong suốt bốn mươi lăm năm giáo hĩa là đức Thế tơn đã đem Tuệ giác của mình dẫn dắt chúng sanh ra khỏi đường mê đi vào nẻo giác. Điều này được ấn chứng trong kinh Pháp Hoa khi nói đến đại nhân duyên mà đức Phật ra đời: “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.” Phật tri kiến ấy chính là Trí Tuệ, là Tuệ Giải thốt…Như vậy, nội dung của Tuệ là bao gồm tồn bộ hệ thống giáo lý của Ngài, trong đó gồm cả Giới học và Định học. Và giữa chúng luơn mang tính tương quan, chặt chẽ và nhất quán. Thể hiện một cái nhìn thật sâu sắc về vạn pháp đó là Vơ thường, Khổ không và Vơ ngã. Thể hiện một cái nhìn chân thực “Các pháp do duyên sinh”. Thể hiên một cái nhìn như trong kinh đức Phật đã dạy: “Như thế nào được gọi là trí tuệ? Vì có tuệ tri nên được gọi là trí tuệ. Tuệ tri là gì? Tuệ tri đây là khổ. Tuệ tri đây là khổ tập. Tuệ tri đây là khổ diệt. Tuệ tri đây là con đường đưa đến khổ diệt.”(Trung Bộ kinh, trang 393)…

Như vậy, nội dung triển khai về tuệ sau đây chỉ nhằm nhắc lại những nét nổi bật và đặc thù giáo lý Phật giáo thời đức Phật. Và nội dung triển khai ấy không phải là bản liệt kê từng chủ đề nội dung giáo lý hay là bản tĩm lược của giáo lý Phật giáo căn bản. Trong tinh thần ấy, tác giả xin trình bày sơ lược về Tứ Thánh Đế, Duyên Khởi, Năm Uẩn và Tam Pháp Ấn.

III.1.TỨ THÁNH ĐẾ

Sau khi chứng ngộ Vơ thượng Bồ đề, đức Thế tơn đã vận chuyển bánh xe Pháp lần đầu tiên hĩa độ năm anh em Tơn giả Kiều Trần Như (Kodannà) tại Isipatana, Baranasì (Ba-la-nại). Bánh xe Pháp ấy chính là giáo lý Tứ Thánh Đế. Đó là bốn chân lý: Khổ đế (Dukkha), Tập đế (Samudaya), Diệt đế (Nirodha) và Đạo đế (Magga). Đây là giáo lý căn bản và vơ cùng quan trọng. Ta tìm thấy giáo lý Tứ Thánh Đế được đức Phật nhắc đến rất nhiều nơi trong kinh tạng: Trung Bộ Kinh III, Trung A Hàm 31, Kinh Tiểu Bộ, Trưởng Lão Tăng Kệ, Tương Ưng Bộ Kinh V…Tơn giả Sàriputta đã ca ngợi giáo lý Tứ Thánh Đế như sau:

“Này chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này lớn nhất trong tất cả các dấu chân về mặt to lớn. Cũng vậy, Này chư Hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Tứ Thánh đế.”

Như thế nào là Tứ Thánh đế? “Đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế Và khổ diệt Đạo thánh đế.”

III.1.1. Khổ đế

Đó là sự nhận chân một giá trị đích thức về cuộc đời. Cuộc đời là khổ đau. Đó là sự thật. Sự thật này không mang tính bi quan hay lạc quan vì đây là cảm nghiệm của một quá trình thực chứng qua tuệ giác của đức Thế tơn. Cái khổ này được định nghĩa như sau: “Đây là Thánh đế về Khổ, Này các Tỷ kheo: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, ốn gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tĩm lại Năm thủ uẩn là khổ.”

Những nỗi khổ này được đức Thế tơn tĩm lược lại thành những chi phần căn bản. Và sự thật về nỗi khổ đau của cuộc đời thì không bút mực ngơn từ nào có thể diễn tả hết được. Trong kinh đức Phật dạy rằng “nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước trong bốn bể” là thế.

III.1.2. Tập đế

Tập đế là sự thật về nguyên nhân của khổ. Có vơ vàn cái khổ thì cũng có vơ vàn nguyên nhân dẫn đến khổ.Và nguyên nhân đầu tiên để sinh ra khổ là do Vơ minh tập khởi hay mười hai chi phần Nhân duyên tập khởi. Nhưng với con người, nguyên nhân trực tiếp để sinh ra khổ đau đó chính là sự khát ái (Tanhà). Do con người ái sắc, ái thọ, ái tưởng, ái hành, ái thức nên khi sắc, thọ, tưởng, hành, thức biến hoại theo vơ thường thì con người khổ đau. Trong Kinh đức Phật dạy rằng: “Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham. Tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.”

Và từ dục lạc đã làm cho tham ái khởi lên khi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Khi nào ta còn ham muốn, ham muốn được hiện hữu, ham muốn được mất đi thì ta con khổ đau. Đó là nguyên nhân của khổ.Là dục ái, hữu ái và vơ hữu ái.

III.1.3. Diệt đế

Sự chấm dứt khổ đau là Diệt đế, đó là Niết bàn. Sự chấm dứt khổ đau là chấm dứt sinh tử luân hồi. Là sự đoạn diệt của mười hai chi phần Nhân duyên.

Niết bàn là sự giải thốt tối hậu, là cứu cánh của sự tu tập, là thực tính vơ vi viên mãn. Chúng ta không thể diễn tả được bằng ngơn từ mà chỉ có thể nói Niết bàn là thực tại như thật, nhận biết được bằng thể nhập do ái diệt hay khổ diệt. Đức Phật dạy rằng: “Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thốt, không có chấp trước.”

III.1.4. Đạo đế.

Đạo đế là con đường đưa đến sự đoạn tận khổ đau. Đưa đến sự cứu cánh Niết bàn viên mãn. Con đường đó chính là Bát Thánh đạo: 1. Chánh kiến (thấy, hiểu đúng đắn, đúng pháp); 2. Chánh tư duy (suy nghĩ đúng đắn, đúng pháp); 3. Chánh ngữ ( lời nói đúng đắn, đúng pháp); 4. Chánh nghiệp ( Việc làm đúng đắn, đúng pháp); 5. Chánh mạng (cách sống, nghề nghiệp đúng đắn, đúng pháp); 6. Chánh tinh tấn (nỗ lực tu tập đúng đắn, đúng pháp); 7. Chánh niệm (niệm tưởng đúng đắn, đúng pháp); 8. Chánh định (thiền định đúng đắn, đúng pháp).

Bát Thánh đạo là giáo lý tiêu biểu, là một bộ phận gồm tám phẩm trong Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ đề phần và Bát Thánh đạo). Là con đường trung đạo dẫn dắt chúng sanh ra khỏi khổ đau sinh tử luân hồi. Và đây cũng chính là mối tương quan đồng nhất với Giới, Định, Tuệ.

III.2.DUYÊN KHỞI.

Duyên khởi là chân lý mà từ đó đức Thế tơn đã chứng ngộ Vơ thượng Bồ đề. Đây là giáo lý căn bản nói lên sự vận hành của vạn pháp. Và do tầm quan trọng của giáo lý duyên khởi này nên khi chưa thâm hiểu được nó thì chưa giải thốt được khổ đau, sinh tử luân hồi. Trong kinh Trường Bộ đức Phật dạy: “Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo lý duyên khởi, nên chúng sanh hiện tại rối loạn như một tổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ Munja và lau sậy Babaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sinh tử.”

Sự vận hành của vạn pháp trong giáo lý duyên khởi cũng chính là nói lên đầu mối sinh diệt của vũ trụ. Và cũng đồng nghĩa với khi mười hai nhân duyên sinh khởi thì tồn bộ khổ uẩn khởi. Khi mười hai nhân duyên đoạn diệt thì tồn bộ khổ uẩn đoạn diệt. Vậy duyên khởi là gì? Thế tơn định nghĩa:

“Do vơ minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức, có danh sắc sinh; do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có thọ sinh; do thọ, có ái sinh; do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh, do hữu, có sinh sinh; do sinh, có lão , tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sinh, hay tồn bộ khổ uẩn sinh. Đây gọi là duyên khởi (hay Duyên sinh).”

“Do đoạn diệt tham ái, vơ minh một cách hồn tồn, hành diệt; do hành diệt nên thức diệt;…lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là tồn bộ khổ uẩn đoạn diệt. Này các Tỷ kheo, như thế là đoạn diệt.”

Vơ minh là sự si muội, là không thấy được thực tính của các pháp, là sự si mê chấp ngã. Vì muốn nhấn mạnh ý nghĩa về mặt trí tuệ, muốn yêu cầu học tập, tu tập để đạt Tuệ, nên vơ minh được nêu làm đầu. Ta vẫn thấy rõ, mười hai chi phần nhân duyên được nối kết nhau theo vịng trịn nhân quả. Giữa chúng mang mối tương quan tương sinh. Chi phần này là kết quả của chi phần trước và là nguyên nhân của chi phần sau. Cho nên, khi một chi phần nhân duyên đoạn diệt hồn tồn thì tất cả các chi phần còn lại cũng hồn tồn đoạn diệt. Mỗi một chi phần nhân duyên có mặt là sự có mặt của cả mười hai chi phần nhân duyên. Và lý duyên khởi này được đức Phật tĩm tắt như sau:

“Do cái này có mặt, cái kia có mặt.

Do cái này không có mặt cái kia không có mặt.

Do cái này sinh, cái kia sinh.

Do cái này diềt, cái kia diệt.”

Như vậy, duyên khởi trong thực tại là một hiện tượng trùng trùng. Sự có mặt của một pháp là sự có mặt của nhân duyên sinh ra nó. Sự hoại diệt của một pháp cũng chỉ là sự hoại diệt nhân duyên sinh ra nó. Thế nên, các pháp vốn không thật sinh hay thật diệt mà là “pháp nhĩ như thị”. Đức Thế tơn xác nhận rằng: “Pháp duyên khởi ấy, dù có Như lai xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hồn tồn chứng ngộ, hồn tồn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hồn tồn chứng ngộ, hồn tồn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết,, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.”

III.3.NĂM THỦ UẨN.

Năm thủ uẩn đó chính là năm thành tố tạo nên sự hiện hữu tâm lý, vật lý của con người. Đây là giáo lý phổ biến và quan trọng. Đức Thế tơn đã phân tích con người qua cái nhìn của năm uẩn, đó là: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Và do tầm quan trọng của nó là để quán chiếu và tu tập, cho nên đến khi nào chưa liễu tri được năm thủ uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau. Trong Kinh đức Phật đã dạy rằng: “Này các Tỷ kheo, khi nào ta chưa thật liễu tri năm thủ uẩn theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, này các Tỷ kheo, đối với thể giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng quần chúng Sa mơn, Bà la mơn chư Thiên và lồi người, Ta không xác chứng ta đã chứng Vơ Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nhưng này các Tỷ kheo, khi nào Ta đã liễu tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, này các Tỷ kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng quần chúng Sa mơn, Bà la mơn chư Thiên và lồi người, Ta xác chứng Ta đã chứng Vơ Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.”

Vấn đề liễu tri năm uẩn chính là nhìn thấy thực tướng của nó. Thực tướng của nó chính là không tướng: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.” Và con đường để nhìn thấy năm uẩn đều không nhằm đoạn tận tất cả khổ đau đó là con đường tu tập Thiền định ngang qua Giới, Định, Tuệ.

Trong kinh đức Phật dạy rằng: “Bất cứ sắc pháp nào, thọ pháp nào, tưởng pháp nào, hành pháp nào, thức pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thơ hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần tất cả các pháp ấy là: cái này không phải của tơi, không phải là tơi, không phải tự ngã của tơi.”

Nhờ quán như vậy, thấy như vậy, tuệ tri như vậy nên vị Tỷ kheo nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên được giải thốt và giải thốt tri kiến. Do vậy, vị hành giả biết được “Ta đã giải thốt, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”.

III.4.TAM PHÁP ẤN.

Ba pháp ấn là giáo nghĩa trọng yếu của Phật giáo. Đấy là bản chất của thế giới hiện tượng: Khổ (Dukkha), Vơ thường (Anicca), Vơ ngã (Anattà).

Khổ là một nhận định đúng đắn, chân thật và khách quan về thực tế cuộc đời. Nó hồn tồn không mang tính bi quan hay lạc quan, vì bi quan hay lạc quan là thuộc về trạng thái sống. còn nhận định về khổ của cuộc đời thì như là một đáp số của bài tốn, chỉ có thể đúng hoặc sai. Nhưng ta cũng đã thấy rất rõ, dù có đi đến tận cùng kiếp sống nhưng còn tham ái là con nhiều khổ đau. Ấn chứng cuộc đời là khổ đau. Như thế Khổ là đệ nhất đế trong Tứ đế.

Vơ thường là sự không bền vững, sự thay đổi sinh khởi, hĩa thành hoại diệt, là sự xoay chuyển không ngừng của vạn pháp. Vơ thường chi phối lên tồn bộ vạn sự vạn vật của thế gian. Vơ thường đối với vũ trụ thì thành, trụ, hoại, không; đối với vạn sự vạn vật thì sanh, trụ, dị, diệt; và đối với con người thì sanh, lão, bệnh, tử. Cho nên, sự hiện hữu vủa vạn pháp, của chúng sanh là một quá trình vận hành, thay đổi liên tục.

Vạn sự vạn vật đều do duyên sinh, sự hiện hữu của một sự vật, của một chúng sanh là sự hiện hữu trong mối tương quan, tương sinh nhân quả, do tác động của nhân duyên tạo thành. Các pháp vì vậy cho nên là vơ ngã. Như vậy, vơ ngã là một bản chất bất diệt, không có một chủ thể tuyệt đối, không có linh hồn bất diệt, không có đấng quyền năng sáng tạo vĩnh cửu.

CHƯƠNG III

I. GIỚI, ĐỊNH, TUỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Nếu như trong bốn mươi lăm năm thuyết giáo, đức Phật đã giới thiệu bức tranh về thực trạng của cuộc đời ngang qua giáo lý Tứ Thánh Đế, thì Ngài cũng đã giới thiệu mười hai chi phần Nhân duyên để nói lên nguyên lý vận hành của thực trạng bức tranh ấy. Ngài đã từng dạy rằng: Ta ra đời với chỉ một mục đích là, chỉ rõ cuộc đời là khổ đau, nguyên nhân của khổ đau và giới thiệu sự chấm dứt khổ đau và con đường đi ra khỏi khổ đau. Tuy nhiên, chỉ tựu trung lại ở trong hai ý lớn: “Này các Tỷ kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ.” Nguyên nhân của khổ đau, Thế Tơn đã định nghĩa rằng mười hai chi phần Nhân duyên khởi là khổ tập khởi. Như thế khi vơ minh, ái, thủ, thức tập khởi là khổ đau có mặt. Chính ái, thủ, thức, vơ minh là nguyên nhân của khổ. Và với con người, với chúng sinh đức Phật dạy rằng, chính ái là nguyên nhân trực tiếp để sinh ra khổ. Vì khi sự có mặt của ái chính là sự có mặt đầy đủ của mười hai chi phần Nhân duyên và xem đó là Tập đế.

Khi giảng về Tứ đế, đức Thế Tơn dạy rằng Ngũ uẩn là khổ đau. Thật rõ ràng là khi mười hai Nhân duyên hịa hợp thì sinh tất cả pháp. Mà con người cũng là một pháp nên cũng là kết quả hịa hợp của mười hai chi phần nhân duyên. Mà như đã nói khi mười hai chi phần nhân duyên tập khởi là khổ đau có mặt. Như vậy, sự có mặt của Ngũ uẩn là sự có mặt của khổ đau.

Mặt khác, chúng ta biết rằng, các pháp do duyên sinh nên vơ ngã. Cho nên, khi thuyết giảng về giáo lý Vơ ngã thì đức Thế tơn thường phân tích từ mười hai Nhân duyên hoặc từ Ngũ uẩn. Con người Ngũ uẩn sinh là do duyên sinh, mỗi uẩn có mặt là do bốn uẩn kia tạo thành, nên mỗi uẩn kia cũng do duyên sinh. Vì do các điều kiện sinh nên biến dịch vơ thường theo sự biến dịch của các duyên. Vì vơ thường biến dịch, đoạn diệt nên đem lại khổ đau đối với chúng hữu tình (những chúng sanh đầy chấp thủ và tham ái).

Trong Kinh Tương Ưng đức Phật có dạy:

“Năm uẩn là gánh nặng

Kẻ gánh nặng là người,

Mang lấy gánh nặng lên,

Chính là khổ ở đời.

còn đặt gánh nặng xuống,

Tức là lạc không khổ,

Đặt gánh nặng xuống xong,

Không mang thêm gánh khác.

Nếu nhổ khát ái lên,

Tận cùng đến gốc rễ,

Không còn đói và khát,

Được giải thốt tịnh lạc.”

Con người là con người của năm uẩn. Cho nên giáo dục Phật giáo là giáo dục con người năm uẩn, tức là giáo dục con người chính nó. Nghĩa là dạy con người phương pháp tu tập để đoạn trừ gốc rễ của tham ái nhằm mang lại an vui hạnh phúc thật sự ngay bây giờ và mãi mãi về sau.

Khi dạy con đường để đoạn tận gốc rễ của khổ đau, đoạn tận ái, thủ và vơ minh Thế Tơn thường dạy Bát thánh đạo, đại biểu cho ba mươi bảy Phẩm trợ đạo, tương đương với Đạo đế trong Tứ đế. Mà Bát thánh đạo thì tựu trung của nó chính là ba mơn vơ lậu học Giới, Định, Tuệ. Ta thấy rằng:

- Thứ nhất, các chi phần chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng là thuộc giới uẩn. Giới và ba chi phần này là lãnh vực giữ gìn ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, rời khỏi tham lam sân hận và ác hại, ngỏ hầu tạo điều kiện tốt đi vào các tâm lý ly tham, ly sân, ly hại, ly si của Định và Tuệ.

- Thứ hai, các chi phần chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định là thuộc Định uẩn. Chúng có cơng năng đối mặt với tâm lý động để loại bỏ các triền cái dục, sân, nghi, trạo cử và hơn trầm và đi sâu vào tâm lý hỷ lạc và nhất tâm.

- Thứ ba, các chi phần chánh kiến và chánh tư duy là thuộc Tuệ uẩn. Chúng là trí tuệ, là tuệ minh sát, là hiểu biết đúng như thật về Tứ thánh đế, Ngũ uẩn và Duyên khởi, hiểu biết mục đích của tu tập giải thốt là viễn ly tham, viễn ly sân và viễn ly si.

Như vậy mọi con đường để đi vào nẽo giác, hạnh phúc, Niết bàn chỉ tựu trung vào một nẻo đường duy nhất đó là Giới, Định và Tuệ. Tức là con đường phá tan sự sinh khởi của mười hai chi phần Nhân duyên, nhổ tận khát ái khổ đau trong con người năm uẩn. Đem lại lợi ích thiết thực cho tất cả chúng hữu tình.

II. Ý NGHĨA THÙ THẮNG CỦA CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO NGANG QUA GIỚI, ĐỊNH, TUỆ.

1. CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC MANG TÍNH TOÀN DIỆN.

Chủ trương của hầu hết các hệ thống giáo dục đương thời là đào tạo con người trên ba phương diện: trí dục, đức dục và thể dục nhằm tạo ra một mẫu người tồn diện theo cách nhìn thơng thường của thế gian. Và ở một mức độ nào đó ta thấy rằng nếu có một người viên mãn cả ba phương diện này là đã kiện tồn một mẫu người để có thể đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho sự sống. Tuy nhiên, vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, phiền não, khổ đau vẫn chưa giải quyết được và hãy còn đó. Một nền giáo dục mà chưa giải quyết được nỗi khổ đau cho nhân loại, chưa mang lại hạnh phúc thiết thực và dài lâu cho chúng sanh thì thử hỏi nền giáo dục đó đã tồn diện chưa?

Chúng ta và tất cả mọi người sống giữa cuộc đời hầu như ai cũng mưu cầu cả. Mưu cầu để được có cái ăn cái mặc, mưu cầu để được hạnh phúc, mưu cầu để được danh lợi, mưu cầu để có sức khỏe, mưu cầu để được bình an…Nhưng những mưu cầu này là do lịng tham ái mang lại cho nên dẫu được hay không được thì con người vẫn bị khổ đau. Nếu mong cầu không được mà khổ đau đó là lẽ đương nhiên. Nhưng mong cầu được rồi mà vẫn bị khổ đau, đó là vấn đề vẫn còn nghi ngờ và suy tư của rất nhiều người trong chúng ta. Là một người Phật tử, là một người am hiểu giáo lý Phật Đà thật sự thì vấn đề này thực ra không cần phải nghi ngờ hay suy tư gì nữa. Vì rằng đó là sự thật, một sự thực phủ phàng mà những ai còn mong cầu, còn tham ái đều phải chấp nhận. Trong Kinh đức Phật dạy rằng những cái hạnh phúc mà chúng sanh đạt được thì không thực có và huyễn hoặc mỏng manh như chùm bọt nước, như áng mây chiều, như tia điện chớp, như hạt sương mai…chợt đến, chợt đi, chợt có, chợt mất vì tất cả đều phải chịu sự chi phối của định luật vơ thường. Cho nên khi có và khi mất là chúng ta đều khổ đau.

“Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán.”

Đó là bài kệ tụng trong kinh Kim Cang mà Thế Tơn đã tuyên thuyết. Chúng ta phải khởi lên phép quán như thật về vạn pháp nhằm nội tĩnh, nhất tâm mà nhàm chán về chúng để rồi ly dục, ly pháp bất thiện mà được an vui hạnh phúc. Mà phép quán, phép tu tập này là gì? chính là ba mơn học đưa đến vơ lậu: Giới học, Định học và Tuệ học. Như vậy, đức Phật tuy không thiết lập ba phạm trù như ngơn ngữ hiện đại: trí dục, đức dục và thể dục, nhưng nội dung giáo dục Phật giáo đã bao gồm đầy đủ và tồn diện từ trên hai ngàn năm trước.

Thật vậy, giáo dục Phật giáo chính là giáo dục giới, định, tuệ. Chính nền giáo dục này mới có thể đem lại hịa bình và hạnh phúc thật sự lâu dài cho lồi người và cho cả thế giới. Vì chúng có cơng năng điều phục những tư duy, những ý thức sai lầm trong mỗi con người. Tư duy và ý thức sai lầm đó chính là vơ minh, là tham ái và là nguyên nhân đưa đến khổ đau. Đức Phật dạy rằng khổ đau hay hạnh phúc là do chính con người tạo ra chứ không phải từ sự thưởng phạt của đấng Tồn năng hay Thượng Đế nào cả. Cho nên, giáo dục là giáo dục con người chính nó, giáo dục con người tận diệt nguồn gốc của ái, thủ tức là bỏ ác hành thiện để được an vui hạnh phúc. Chứ không phải dạy đấng Tồn năng ban phước phạt khổ. Trong kinh Pháp Cú đức Thế Tơn có dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý là chủ, ý tạo

Nếu với ý ơ nhiễm,

Nói lên hay hành động,

Khổ não bước theo sau

Như xe, chân vật kéo.”

(Pháp cú 1)

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo

Nếu với ý thanh tịnh,

Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,

Như bĩng không rời hình.”

(Pháp cú 2)

Vậy nên, vấn đề đặt ra ở đây chính là học tập và tu trì theo các thiện pháp mà đức Thế Tơn đã dạy để đoạn tận tam độc tham lam, sân hận và si mê đã ngấm ngầm ngủ sâu trong mỗi con người nhằm mang lại đạo quả Giải thốt.

Tu tập các thiện pháp, trước hết theo Phật dạy là giữ gìn các giới cấm. Giới, như đã được trình bày là được chia ra nhiều loại hay nhiều cấp bậc khác nhau: năm giới, mười giới, hai trăm năm mươi giới hay nhiều hơn nữa. Nhưng nhìn chung, năm giới vẫn là căn bản, vẫn là chuẩn mực đạo đức nói chung cho tồn thể xã hội lồi người.

- Thứ nhất, giới không sát sanh. Ta biết rằng tất cả chúng sanh đều có mạng sống, nên đức Phật dạy mọi người không được giết và không bảo người khác giết. Yêu cầu phải bảo vệ, phải trân trọng giá trị thiêng liêng của sự sống, đối với lồi người cũng như mọi lồi. Bảo vệ, tơn trọng, nâng cao giá trị của sự sống đó là khái niệm trung tâm của đạo đức Phật giáo. Đồng thời đó cũng là tính từ bi và bình đẳng trong hệ thống giáo lý Phật Đà.

Nếu người người, nhà nhà ai cũng giữ giới không sát sanh thì đất nước, thì thế giới khỏi phải lo sợ chiến tranh, khỏi phải lo sợ khủng bố. Và khi ấy đao kiếm, bom đạn sẽ trở thành vơ nghĩa.

- Thứ hai, giới không lấy của không cho. Sống giữa cuộc đời ai cũng có nhu cầu về vật chất để đáp ứng cho sự sống. Ta cũng có nhu cầu, người cũng vậy sao ta lại lấy cái của người không đồng ý! Đức Phật dạy, cho đến nhỏ nhoi như cây kim ngọn cỏ nếu người không cho thì không được lấy.

Và thuộc phạm vi giới này không chỉ đơn thuần là những hành vi trộm cắp lộ liễu, mà còn gồm cả những hành vi như buôn lậu, tham nhũng, hối lộ, lừa đảo, lật lọng trong buôn bán để kiếm những mĩn lời bất chính, lạm dụng hay chiếm dụng của cơng, trốn thuế trốn nợ…đều thuộc về phạm vi trộm cắp. Khi ta nhìn rộng hơn, giới này đức Phật dạy không những không trộm cắp mà còn phải biết bố thí, biết giúp đỡ, tương thân tương ái, biết đem đến niềm vui cho kẻ khác…Mặt khác là phải biết tri túc, sống biết đủ, bằng lịng với số tài sản của mình có được nhờ lao động của bản thân, không nghĩ cách làm giàu thêm bằng cách làm ăn lừa lọc không chính đáng, phi đạo đức.

Như thế, nếu ai ai cũng giữ giới không lấy của không cho thì mọi người khỏi phải lo sợ giành giật cướp bĩc, khỏi phải lo sợ chiếm đoạt lừa lọc. Những chiếc ổ khĩa sẽ trở thành vơ nghĩa, mọi người không phải canh giữ, không phải đậy đằn. Khi đó, con người ta sẽ xích lạ gần nhau hơn, sẽ thấy an ổn hơn và hạnh phúc hơn.

- Thứ ba, giới không tà dâm. Trong xã hội hiện đại, giới không tà dâm này lại càng được nỗi bật hơn về mặt giá trị và càng cần phải được áp dụng một cách triệt để hơn. Chúng ta thấy rằng, ngày nay những căn bệnh hiểm nghèo đã hồnh hành khắp đó đây do đời sống tình dục bừa bãi gây ra. Chúng đã trở thành một nỗi lo lớn nhất và là nỗi lo chung của tồn nhân loại. Đặc biệt trong đó là AIDS, một căn bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc trị và đã đe dọa nghiêm trọng đến mạng sống và hạnh phúc của con người.

Mặt khác, chính đời sống vi phạm tiết hạnh của vợ hoặc chồng của người khác đã cướp đi hạnh phúc của gia đình mình cũng như gia đình họ, làm cho gia đình ly tán, con cái chia lìa. Chúng ta cũng thường thấy giữa xã hội có biết bao cuộc ghen tuơng do đời sống tiết hạnh bất chính gây ra, rồi hậu quả của nó là đâm chém, giết chĩc, vợ chồng ly dị. Con cái cũng vì đó mà cù bất cù bơ rồi hư hỏng.

Do hậu quả xấu của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng đạo đức xã hội cũng như đời sống phạm hạnh đi đến giải thốt. Nên đức Phật dạy người tại gia thì phải một vợ một chồng, còn người xuất gia thì tồn đoạn dâm dục.

- Thứ tư, giới không nói dối. Đức Phật dạy rằng giới này gồm cả không được nói lưỡi hai chiều, không được nói lời thêu dệt, không được nói lời thơ ác.

Chúng ta biết rằng, ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và chỉ có con người mới có ngơn ngữ. Ai cũng muốn được tin tưởng, ai cũng muốn được hịa thuận, ai cũng muốn được lợi ích… thế nên, ta không được đem lời nói dối trá, lời nói thơ ác, lấy trái nói phải lấy phải nói trái, lấy không nói có lấy có nói không…thêu dệt, ngược xuơi để cư xử với nhau. Người xưa thường nói: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau.” Lựa lời mà nói tức là chọn những lời nói chân thật, nhẹ nhàng, vui vẽ, hịa khí, lợi mình lợi người để đối xử với nhau.

Một lời nói có thể làm cho đất nước hưng thịnh, nhưng một lời nói cũng có thể làm cho đất nước điêu tàn, chiến tranh (Nhất ngơn hưng bang, nhất ngơn tán bang). Và những điều này đã được đức Phật chỉ dạy cách đây hơn hai nghìn năm. Ngài thấy được sự nguy hại của lời dối trá khiến người ta đau khổ đến cùng tận địa ngục và từ lời nói chân thật mang lại lợi ích, an lạc, hạnh phúc vơ cùng cho cả nhân loại. Cho nên Ngài dạy: không được nói lời dối trá mà phải nói lời chân thật.

- Thứ năm, không được uống rượu. Giới này gồm cả những điều không được dùng những chất kích thích, những loại thuốc hưng phấn làm mê man đầu ĩc con người.

Trong kinh Thiện Sanh đức Phật tuyên bố: “Này gia chủ, đam mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: tài sản bị tổn thất, hay gây tranh cãi, mắc nhiều bệnh tật, danh dự thương tổn, quần áo hở hang để lộ âm tàng, trí lực bị tổn hại. Này gia chủ, nghiện các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy.”

Giới không uống rượu mặc dù nằm sau nhưng có thể quan trọng hơn cả. Vì một người say rượu thì tâm trí bị mê mờ nên rất dễ phạm bốn giới kia.

Để cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội được văn minh, được hạnh phúc, đức Phật dạy không được uống rượu, không được dùng các chất kích thích làm say sưa, làm mê mờ tâm trí là vì thế.

Tiếp theo là Định. Nhơn giới mà sanh Định, nhờ cơng năng giữ giới mà tâm hồn được định tĩnh. Và nhờ Định mà trí tuệ được khai mở. Và nơi đây cũng chính là lúc mà con người:

- Ý thức được những khổ đau do sát hại gây ra mà nguyện không sát hại.

- Ý thức được những khổ đau do sự lường gạt, trộm cướp và bất cơng gây ra mà nguyện không vi phạm.

- Ý thức được những khổ đau do tà dâm gây ra mà nguyện không tà dâm.

- Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra mà nguyện không nói dối.

- Ý thức được những khổ đau do dùng chất ma túy và những chất kích thích làm say sưa gây ra mà nguyện không dám dùng.

Như vậy, năm giới của Phật giáo mang một ý nghĩa thù thắng cho tất cả mọi lồi. Mang lại sự cân bằng trong sinh thái, tạo nên một nếp sống trật tự an bình trong xã hội, làm cho mọi người mọi lồi tin tưởng nhau và xích lại gần nhau hơn. Năm giới của Phật giáo như thế có giá trị vượt thời gian và không gian. Và bất cứ ở đâu và bất cứ thời đại nào, nếu con người còn tham ái là còn cần sự chế ngự của năm giới. Vậy nên, năm giới này là nguyên tắc đạo đức căn bản để làm người, hầu xây dựng một xã hội trật tự ổn định và mọi người được sống hạnh phúc.

Trong kinh Di giáo đức Phật dạy rằng: “Chế tâm nhất xứ vơ sự bất biện”. Khi tâm được chế định vào một chỗ thì trí tuệ được khai thơng. Và khi trí tuệ được khai thơng chính là khi con người nhận chân được giá trị thực tại của cuộc sống. Rồi từ đó con người hết hoang mang, hết lo sợ khi phải đối diện với những già, những bệnh và những chết, và như thê khổ đau sẽ vắng mặt. Con đường giáo dục như thế có chăng chỉ là con đường giáo dục của Phật giáo và là con đường giáo dục mang tính tồn diện là như thế.

2. CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC ĐƯA ĐẾN CHẤM DỨT KHỔ ĐAU SINH TỬ LUÂN HỒI.

Như chúng ta đều biết kinh điển nguyên thủy thường nói đến ba nỗi sợ hãi lớn lao của con người, đó là tuổi già, bệnh tật và sự chết. Và cũng nói rằng, vì sợ hãi mà con người ước vọng hướng về một thế giới vĩnh viễn, thế giới mà vượt ra ngồi cả sự sống chết. Trong đó đời sống không phải chịu sự ma sát của định luật vơ thường, không phải là sự tụ tập của bốn đại giả hợp, không phải là sự tụ tập của tất cả mọi thống khổ về thể chất và tinh thần. Khát vọng mà con người hằng mơ ước đó chính là khát vọng hạnh phúc thật sự, cũng có nghĩa là khát vọng giải thốt. Giải thốt tất cả những khổ đau ràng buộc, bức bách ở trên cõi đời này.

Tuy nhiên, bao nhiêu nỗi thống khổ vẫn còn đó và chúng sẽ đeo đẳng con người mãi mãi, nếu con người chỉ tư duy và ước vọng trên chiều hướng của vơ minh và lịng khát ái. Con đường mà họ đi vào để mong cầu hết khổ, hoặc có thể rơi vào ép xác khổ hạnh, hoặc có thể bằng cách này cách khác để thỏa mãn các dục lạc. Trong kinh đức Phật dạy rằng, con người tìm cầu thỏa mãn các dục lạc của thế gian để mong hết khổ thì chẳng khác nào người khát nước mà uống nước muối, càng uống càng khát. Và, bị bủa vây trong nỗi khổ đau triền miên ấy, con người không ngớt đuổi bắt cái bĩng của hạnh phúc như con dê khát đuổi bắt quáng nắng giữa đồng hoang cát trắng.

Vậy nên, một con đường thốt khổ thật sự cấp thiết phải được đặt ra, và con đường ấy phải là con đường đưa đến chấm dứt khổ đau trong ba cõi sáu đường, chấm dứt sự luân hồi trong lục đạo ác thú.

Đức Thế Tơn ra đời bằng một quá trình và cơng năng tu tập rất vi diệu và quả cảm. Ngài đã chứng được quả vị Vơ thượng mà trời người phải tơn xưng Ngài là thập hiệu Thế Tơn. Giáo lý Ngài chứng đắc thì rất thậm thâm vi diệu, rất khĩ thấy khĩ biết và có cơng năng dẫn dắt chúng sanh qua bên kia bờ giải thốt. Trong kinh Ngài đã dạy rằng: “Này các Tỷ kheo, Ta suy nghĩ như sau: Pháp này do Ta chứng đắc sâu xa, là khĩ thấy, khĩ hiểu, tịch lặng tuyệt vời, siêu lý luận, vi diệu, chỉ những người có trí mới hiểu thấu. Nhưng chúng sanh này thì thích thú trong dục lạc, ham thích dục lạc, nên thật khĩ thấy được sự thật của các pháp là do duyên mà khởi sinh. Cũng thật là khĩ thấy sự tịch tịnh của tất cả “Hành”, sự xả bỏ sạch chấp thủ, sự diệt tận ái, không ham muốn, sự diệt tận, Niết bàn.”

Đức Thế Tơn đã tư duy như thế cho mãi đến trước khi lên đường giáo hĩa. Ngài đã dùng tuệ nhãn để quan sát thế gian. Và ngài đã nhận thấy rằng căn cơ của chúng sanh thì cao thấp có khác nhau. Cũng như trong đầm sen có những cây mọc lên từ trong nước, trưởng thành từ trong nước. Và có những cây, sanh từ trong nước, trưởng thành trong nước và lố dạng trên mặt nước. Có những cây khác, sanh trong nước, trưởng thành trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không vướng chút bùn nhơ. Cũng vậy, Ngài thấy rằng, con người thì có kẻ thơng minh lanh lợi, có kẻ thì ngu đần chậm chạp…Và, như vậy Ngài đã quyết định lên đường, tùy theo căn cơ mà hĩa độ.

Và trong suốt 45 năm giáo hĩa, Ngài đã dẫn dắt không biết bao nhiêu chúng sanh vượt ra khỏi sự mê lầm, đi đến bờ giải thốt. Con đường giáo dục mà Ngài đã thiết lập để giáo hĩa là trên cơ sở của tư duy Vơ ngã. Và con đường ấy chính là con đường Trung đạo của ba mơn học Vơ lậu: Giới học, Định học và Tuệ học.

Thực trạng về con người và cuộc đời như đã bàn là, cuộc đời là khổ đau, con người Năm uẩn là khổ đau. Khi mười hai chi phần Nhân duyên tập khởi thì sinh tất cả pháp và con người Năm uẩn cũng là một pháp, nên cũng do duyên sinh. Vì do duyên sinh nên phải chịu sự chi phối của định luật vơ thường. Và do ái, thủ và vơ minh nên con người cứ chấp trước “Cái này là ta, là của ta, là tự ngã của ta” nên khi vơ thường đến là con người khổ đau. Và cũng chính vơ minh, ái và thủ nên con người vẫn luẩn quẩn mãi trong cái khung tục đế, trong cái vịng đối đãi của nhị nguyên mà không thấy được chân tướng của vạn pháp, chân tướng ấy chính là thật tướng vơ tướng.

“Bao lâu chúng ta còn kẹt trong cái khung tục đế thì bấy giờ chân lý tuyệt đối vẫn bất khả thuyết. Phải mở ra một cánh cửa, một lối đi để chúng sanh vượt ra khỏi cái khung khổ hạn định ấy để thể nhập cảnh giới tự chứng của Phật. Con đường đó là định thức duyên khởi, tức là đường giữa, như Trung luận đã viết: Duyên khởi tức không, tức giả danh và cũng chính là trung đạo. Khi nào chúng sanh thấy được rõ lý duyên khởi mới thấy đợc chân lý tuyệt đối. Như vậy, định thức duyên khởi chứa đựng cả hai chiều “lịch sử” chiều lưu chuyển và chiều hồn diệt.”

Thật vậy, do còn kẹt mãi trong cái khung tục đế nên con người còn có nỗi sợ hãi, còn cần có chỗ nương tựa, còn cách Niết bàn giới rất xa, còn vơ biên Khổ đế cần phải biết, còn vơ biên Khổ tập cần phải đoạn, còn vơ biên Diệt đế cần phải chứng và còn vơ biên Đạo đế cần phải tu. Khi ta nhìn cuộc đời dưới ánh sáng duyên khởi thì ta sẽ hiểu sâu vào giáo lý nhân quả. Nghĩa là, ta thấy sự vận hành của mười hai nhân duyên là sự vận hành của vạn pháp trên cơ sở nhân quả. Mà bức tranh vẽ nên thực trạng của sự vận hành ấy chính là giáo lý Tứ Đế, chúng được triển khai trên nền tảng của hai cặp nhân quả thế gian và xuất thế gian. Như vậy, muốn có được quả vị thù thắng xuất thế gian thì phải tu tập theo Đạo đế để có thể đưa đến sự vận hành của mười hai nhân duyên theo chiều hồn diệt.

Con đường tu theo Đạo đế mà đức Thế tơn đã dạy nhằm đưa đến chấm dứt khổ đau sinh tử luân hồi đó là con đường Trung đạo đế của Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Và tiêu biểu của con đường này đó chính là con đường Thánh đạo có Tám ngành, gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Và con đường của Bát thánh đạo này đức Thế tơn đã thiết lập nó trên cơ sở của Giới học, Định học và Tuệ học. Ba mơn học này có khả năng đoạn trừ tất cả các lậu hoặc, đưa hành giả đến bờ Giác ngộ, Giải thốt, Niết bàn. Trong Kinh đức Phật đã dạy: “Ở đây, này Ananda, vị Tỷ kheo suy nghĩ như sau: đây là an tịnh, đây là thù diệu, tức là chỉ tức tất cả hành, từ bỏ tất cả sanh y, đoạn tận tham, ly tham, đoạn diệt, Niết bàn. Như vậy, này Ànanda, rất có thể Tỷ kheo được định như vậy…có thể chứng đạt và an trú tâm giải thốt, tuệ giải thốt.”

Và đây là một hệ thống giáo lý không có điểm khởi đầu và không có giai đoạn cuối. Chúng như một hạt mưa hàm chứa trong đó tất cả sơng ngịi và biển lớn. Không có nó thì mặt đất sẽ trở thành hoang mạc.

Đến đây, vị hành giả không còn nghi ngờ gì nữa, hãy bắt tay vào cơng việc tu tập một cách tinh tấn ngay bây giờ và tại đây. Và tùy theo căn cơ, tùy trình độ của mình mà chọn một pháp tu cho thích hợp. Đừng như một kẻ ngu như trong Kinh Bách dụ mà đức Phật đã dẫn, “Có một kẻ khát muốn uống nước, tìm đến chỗ nhiều nước. Đến đó, đứng xem mà chẳng uống. Có người bảo “Ngươi khát nước, đi tìm lắm bề khĩ nhọc, nay tìm gặp nước mà chẳng uống là tại sao?” Anh chàng đáp: “Nếu tơi uống hết thì mới uống, nhưng nước đây nhiều quá, uống không thể hết nen tơi không uống.” Bọn kia nghe vậy, cười cho là ngu. Cũng như người thấy giáo pháp của Phật quá nhiều, rồi cho mình không thể hiểu hết được, nên chẳng học hỏi, suy nghĩ, tu tập.”

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN.

Con người là đối tượng, là trung tâm điểm để bàn bạc, nghiên cứu và tìm hiểu của hầu hết các chủ thuyết, tơn giáo…Cùng với tất cả những vấn đề kinh tế, văn hĩa, chính trị, quốc phịng…cũng đều do con người mà có. Và suy cho cùng cũng không ngồi mục đích phục vụ cho lợi ích cũng như hạnh phúc của con người.

Vậy thì như đã bàn, con người là do duyên năm uẩn tập hợp mà thành. Và con người cũng chính là kẻ thừa tự tất cả những hành vi và nghiệp lực của mình cả trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Tất cả mọi vấn đề hạnh phúc hay khổ đau đều do con người tạo ra và thưởng phạt ngay cho chính cuộc đời mình. Ngồi con người ra không có bất cứ Thượng đế hay thần linh nào cho phép con người lên thiên đàng hay dẫn xuống địa ngục. Như trong Khế Kinh đức Phật đã dạy:

“Tự ta gây ác nghiệp

Tự ta nhiễm cấu trần

Tự ta tránh ác nghiệp

Tự ta thanh tịnh tâm

Nhiễm tịnh do ta cả

Không ai thanh tịnh ai.”

(Pháp cú 165)

Xác nhận rằng, ta là kẻ thừa tự của nghiệp thì chính giáo dục Phật giáo sẽ là nơi khơi mở cho con người một tầm nhìn thiết thực và tồn diện về giá trị và thái độ sống. Từ đó con người cãi ác hành thiện, lợi mình lợi người nhằm đưa tới sự lắng dịu các dục vọng và sân hận, đưa đến sự đoạn tận của vơ minh, phiền não và khổ đau. Đạo Phật như thế, phải được hiểu là con đường sống, là một nếp sống mang lại thanh bình, hạnh phúc thật sự cho cá nhân, cho tập thể và cho cả cộng đồng.

Và với giáo lý vơ ngã, Phật giáo chủ trương một nền giáo dục vơ ngã. Tác giả thiết nghĩ rằng, nếu được chấp nhận thì con đường giáo dục như thế là tồn diện, nhân bản và trí tuệ. Do vì vơ ngã nên mới có thể có một nền giáo dục cho cả mọi người, của mọi thời đại. Và đến đây, chúng ta không cần bàn luận hay tranh cãi gì nữa, chỉ có thể chiêm nghiệm tư duy và tu tập nhằm mang lại cứu cánh tối hậu. Điều này đấng Thiện thệ của chúng ta cũng đã chỉ dạy trong Kinh Tương Ưng: “Này các Tỷ kheo, Ta không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh chấp với một ai ở đời” (Tương Ưng III, 165. sđd). Như vậy, đức Thế tơn đã dạy cho chúng ta một tầm nhìn vơ tiền khống hậu, một tầm nhìn mang đậm bản sắc của giá trị thực tại. Vì như chúng ta biết, khi ta chấp nhận sự tranh chấp, chấp nhận sự tranh luận, thì theo logic học trả lời tức là chấp nhận cách đặt vấn đề của người khác. Và như thế ta đã đưa vào thế tự chống đỡ. Trong một mức độ nào đó là ta đã tự đi ra khỏi chỗ đứng của mình, và tự từ bỏ lập trường từ bỏ phương pháp đặc thù của mình. Mặt khác, một nền giáo dục tâm linh thiết thực giúp con người đoạn tận khổ đau trong tận cùng gốc rễ thì không cần phải tranh luận, mà cần ở sự cứu cánh. Nghĩa là dạy con người phải tự chiến thắng mình bằng cách nhỗ tận gốc rễ những tham lam, sân hận và si mê để hết khổ đau. Vì chính tam độc này là nguồn cội, là căn nguyên của mọi tội khổ. Khi ta nhìn thực tại với lịng tham ái, thì chúng không cho ta được lợi ích gì mà chỉ cho ta khổ đau. Và khi ta cỡi bỏ lịng tham ái để nhìn vạn pháp, thì thực tại vẫn còn đó, vẫn trơi chảy nhưng khổ đau thì lại vắng mặt. Ta chọn cái nào đây? Chỉ một chút tham ái là người mê. Nhưng gợt bỏ tham ái là người trí, đây là kẻ đã tự thắng mình. Và chiến thắng như thế, theo đức Phật đó là một chiến cơng oanh liệt nhất, lẫy lừng nhất trong tất cả các chiến trường. Mở ra một thế giới an bình, chúng sanh an lạc và hạnh phúc. Thế giới Ta bà ngũ trược trở thành cõi Tịnh độ ngay bây giờ và tại đây. “Hận thù diệt hận thù, không bao giờ có được. Tình thương diệt hận thù, là chân lý ngàn thu.” Một câu Kinh pháp cú đã trở thành bài học muôn thuở là như thế.

THƯ MỤC THAM KHẢO.

1. Thích Minh Châu dịch-Kinh Tương Ưng Bộ I, II, III, IV, V- Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam 1993.

2. Thích Minh Châu dịch-Tăng Chi Bộ Kinh I- Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam- 1996.

3. Thích Minh Châu dịch-Trung Bộ Kinh I, II, III- Viện Nghiên cứu Phật Học Việt Nam 1992.

4. Thích Minh Châu dịch-Kinh Trường Bộ I-Viện nghiên cứu Phật Học Việt Nam 1996.

5. Thích Minh Châu -Chánh Pháp Và Hạnh Phúc- NXB Tơn Giáo 2001.

6. Thích Minh Châu-Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi-Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-1998.

7. Đinh Văn Đỗ- Giáo Dục Cộng Đồng-q.1- Kiến Tạo.

8. Lâm Ngữ Đường-Tinh Hoa Xử Thế-NXB Đồng Nai 1996.

9. Nhiều Tác Giả-Giáo Dục Phật Giáo Trong Thời Hiện Đại-Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-NXB Tp. Hồ Chí Minh.

10. Thích Nữ Trí Hải chuyển dịch-Thanh Tịnh Đạo-Buddhaghosa- NXB Tơn Giáo 2001.

11. Nhất Hạnh-Hiệu Lực Cầu Nguyện- Lá Bối Xuất Bản.

12. Nguyên Hồng-Giáo Dục Học Phật Giáo- NXB Tơn Giáo. Thích Phước Sơn biên soạn-Thanh Tịnh Đạo Luận Toản Yếu- NXB Tơn Giáo 2004.

13. Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Sinh Huy-Giáo Dục Học Đại Cương- NXB Giáo Dục 2000.

14. Thích Thiện Siêu-Vơ Ngã Là Niết Bàn- NXB Tơn Giáo 2000.

15. Thích Thiện Siêu-Ngũ Uẩn- Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

16. Lê Văn Siêu-Văn Minh Việt Nam- Nam Chi Tùng Thư 1964.

17. Thích Phước Sơn biên soạn-Thanh Tịnh Đạo Luận Toản Yếu-NXB Tơn Giáo 2004.

18. Tuệ Sỹ-Thắng Man Giảng Luận- Ban Tu Thư Phật Học.

19. Tuệ Sỹ-Triết Học Về Tánh Không- An Tiêm xuất bản-Sài Gịn

20. Thích Chơn Thiện-Lý thuyết Nhân Tính Qua Kinh Tạng Pàli- NXB Tp. Hồ Chí Minh.

21. Thích Chơn Thiện-Phật Học Khái Luận- NXB Tp.Hồ Chí Minh.

22. Thích Chơn Thiện-Tìm Vào Thực Tại- NXB Tp. Hồ Chí Minh 1999.

23. Thích Chơn Thiện-Tăng Già Thời Đức Phật -NXB Tơn Giáo 2000.

24. Thích Ấn Thuận-Phật Pháp Khái Luận- NXB Đại Học và Giáo Dục Chuyên Nghiệp 1992.

25. Linh Thụy chuyển ngữ-Đạo Lý Cho Thiên Kỷ Mới-Dalailama- Ban Tu Thư Phật Học.

26. Hồng Xuân Việt- Nhân Cách Trước Đã-NXB Thanh Niên 1999.

Nguồn: dentutraitim.com

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2018(Xem: 25316)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11818)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 11780)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
03/03/2018(Xem: 27955)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16767)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9585)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
12/01/2018(Xem: 7168)
Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm Trung Quán Luận của Long Thọ là tánh không. Ý nghĩa cốt lõi của tánh không như chúng ta đã biết là tánh không trong điều kiện duyên khởi.Trong các kệ tụng vi diệu, Long Thọ tỏ lòng kính trọng đức Phật như một vị thánh diễn giải các pháp thoại về duyên khởi với năng lực siêu nhiên. Vì vậy, Long Thọ ca ngợi đức Phật là một vị đạo sư vô song. Theo đạo Phật, nền tảng giáo lý duyên khởi là điều rất quan trọng.
06/01/2018(Xem: 15631)
Vài suy nghĩ về việc học chữ Phạn trong các Học Viện Phật Giáo Việt Nam_ Lê Tự Hỷ
05/01/2018(Xem: 12165)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
02/01/2018(Xem: 8052)
Phái đoàn chúng tôi đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu về đến đây, tức là chùa Châu Lâm, thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên để thăm viếng bà con và chia sẻ một số tịnh tài, phẩm vật đến với bà con khốn khó trong cơn bão lũ vừa qua tại tỉnh nhà chúng ta. Thưa quý vị! Phú Yên là quê hương yên bình, được che chở bởi trời đất, bởi hồn thiêng sông núi, bởi lịch đại Tổ sư Phật giáo. Quê hương của chúng ta có biển, có núi, có đầm, có sông và có bình nguyên, cho nên cũng từ đó, mà quê hương chúng ta đã phát sinh ra nhiều bậc anh tài cho đất nước, nhiều bậc cao Tăng cho Đạo Pháp một thời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]