Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VII. Phẩm Phân biệt trí

11/11/201018:05(Xem: 12533)
VII. Phẩm Phân biệt trí

VII. PHẨM PHÂN BIỆT TRÍ

PhẩmHiền Thánh đã nói rõ quả vị vô lậu, giác ngộ. Còn nhânduyên vô lậu dẫn đến kết quả đó chính là trí tuệ vàthiền định. Trí tuệ là thân nhân, thiền định là sơ duyên,nên trí tuệ được phân biệt giảng giải trước trong phẩmTrí này. Ðặc sắc của trí là tính quyết định đối vớisự lý các pháp, đặc sắc của tuệ là tính phân biệt rõràng sự lý các pháp. Tuy nhiên trí và tuệ cũng cùng mộtthể, nên có khi nói trí, có khi nói tuệ mà nghĩa cũng nhưnhau. Vì vậy trong bản dịch cũ để là phẩm Phân biệt Tuệ.Chẳng những thế, trí hoặc tụê còn được gọi bằng nhiềutên tùy theo tác dụng đặc thù của nó như quán, nhẫn, kiến,quang, minh, giác, phương tiện v.v... cho đến chánh kiến, chánhtư duy, trạch pháp v.v... trong 37 đạo phẩm. Tu hành cố nhiêncần có trí tuệ mới khỏi bị lạc đường mà giác ngộcũng cần có trí tuệ mới rốt ráo viên mãn. Kinh A-hàm nói:"Minh (trí) vi nhất thiết thiện pháp chi căn bản". Do đó,kế tiếp phẩm Hiền Thánh tất phải là phẩm Trí Tuệ. PhẩmTrí này gồm 61 bài tụng, chia ra hai đọan lớn: I. Nói vềcác trí sai biệt gồm 33 bài tụng. II. Nói về công đức doTrí thành đạt được gồm hai mươi tám bài tụng.

Khoamục phẩm TríCáctrí sai biệt-Nhẫn, Trí, Kiến
-10Trí
-Hành tướng 10 Trí
-các mặt của Trí
Côngđức do Trí thành đạt-Côngđức không chung
-Công đức chung

ÐoạnI. CÁC TRÍ SAI BIỆT: (gồm bốn tiết)

*TIẾT I: NHẪN, TRÍ, KIẾN SAI BIỆT

Chữnhẫn của phẩm này là trí tuệ. Muốn rõ trí tuệ trướctiên hãy biện biệt nhẫn, trí, kiến. Vì ba thứ này đềulấy tuệ tâm sở làm thể, như xưa nay từng nói: "Thể đ?ngmà dụng khác". Thể đồng là ba thứ đều là tuệ tâm sởtrong Ðại địa pháp, nhưng vì tác dụng bất đồng mà lậpra nhẫn, trí, kiến. Khi tuệ tâm sở với công dụng suy đạttầm cầu thì gọi là kiến, với công dụng quyết đoán thìgọi là trí, với công dụng suy đạt nhẫn khả (chấp nhận)thì gọi là nhẫn. Vì vậy cùng là tuệ mà có khi nhẫn chứkhông phải trí, có khi trí mà không phải kiến, có khi cảtrí và kiến mà không phải nhẫn. Trường hợp có nhẫn màkhông có trí như trong phẩm trước đây nói đến tám nhẫnđối với tám đế của cõi Dục và hai cõi trên, như khổpháp trí nhẫn, khổ loại trí nhẫn v.v... Vì sao? Vì trong khinhẫn khởi lên, những điều nghi hoặc chính nó phải đoạntrừ, thì chưa đoạn trừ được, nghĩa là nó chưa đạt đếnmức quyết đoán trước đối cảnh vậy. Luận Tỳ-bà-sa 95nói: Tại sao Vô lậu nhẫn (chỉ tám nhẫn thuộc Kiến đạovị, chứ không phải nhẫn vị trong Tứ gia hạnh, hay là nhẫnnhục, an thọ khổ nhẫn) chỉ gọi là nhẫn mà không phảilà trí?

Ðáp:Vì vô lậu nhẫn đối với đế lý sở quán tuy nhẫn mà chưaquyết, quán mà chưa thẩm xét, tầm cầu mà chưa rốt ráo,tư sát mà chưa biết rõ, hiện quán mà chưa thuần thục, chỉcó công dụng gia hạnh không ngừng, nên chỉ gọi là nhẫn,không gọi là trí". Trái lại, tận trí, vô sanh trí như sẽnói dưới đây, là hai thứ trí được khởi lên ở vô họcvị, nó chỉ gọi là trí mà không gọi là kiến. Vì hai trínày có khả năng quyết đoạn đối cảnh không còn phải suyđạt tìm cầu nữa. Ngoài ra, tất cả vô lậu tuệ như támtrí của Hữu học vị (đó là khổ pháp trí, khổ loại trív.v...) và chánh kiến của Vô học vị, đều có cả tính chấttrí và kiến mà không phải là nhẫn. Vì các vô lậu tuệnày đã dứt hết nghi hoặc chính nó phải dứt (trí), lạicó tính suy đạt tìm cầu (kiến) và vì đã qua khỏi giai đoạnban đầu của sự thấy (sơ kiến) nên không gọi là nhẫn.

Trênđây là phân biệt về vô lậu tuệ, còn hữu lậu tuệ thếnào? Tất cả hữu lậu tuệ đều nhiếp thuộc về trí, vìkẻ phàm phu từ vô thỉ có tâm thường quan sát đối cảnhnên chính đó là trí, không thế gọi là nhẫn, vì nhẫn cónghĩa là đối với lý Tứ đế từ trước chưa thấy nay mớibắt đầu thấy (sáng kiến), trong khi đó, đối cảnh củakẻ phàm phu là cảnh thường được thấy luôn, chứ khôngphải nay mới bắt đầu thấy, nên các hữu lậu tuệ củaphàm phu không thể gọi là nhẫn. Chỉ có trí vô lậu củaThánh ở địa vị kiến đạo bắt đầu thấy lý Tứ đếmới gọi là nhẫn. Và trong các hữu lậu tuệ gồm có cảsáu kiến là năm thứ kiến ô nhiễm như thân, biên, tà, kiến,giới, cọng với một thứ chánh kiến hữu lậu, chúng đềucó tính suy đạt tìm cầu, nên chúng cũng thuộc về kiến.Luận Bà-sa 44 nói:" Hỏi: Các vô lậu nhẫn (chỉ tám nhẫn)tại sao không phải trí? Ðáp:Ðối với lý Tứ đếchưa từng thấy nay mới bắt đầu thấy, bắt đầu nhẫn(chấp nhận chứ không chống đối hay thấy ngược lại) chứchưa quán sát kỹ càng nhiều lần. Cần phải cùng loại liêntục quán sát lý Tứ đế nhiều lần đơn thuần thục, mớigọi là trí".

*TIẾT II: MƯỜI TRÍ SAI BIỆT

Trítuệ gồm có hai loại: Trí hữu lậu và vô lậu. Trí hữulậu là trí còn mang tính chất phiền não hữu lậu xấu xa,không có khả năng dứt các phiền não (hoặc) mê lý mà chỉlà thứ trí tuệ phổ thông biết đến những cảnh vật thếtục như bình, áo, núi, sông và nó còn bị đối trị, nêncũng gọi là trí thế tục. biết đến những cảnhvật thếtục như bình, áo, núi, sông và nó còn bị đối trị, nêncũng gọi là trí thế tục. Trái lại trí vô lậu là trí tuẹthanh tịnh, không nhơ bẩn ngoài mọi thứ phiền não xấu xa.Nó gồm hai thứ là pháp trí và loại trí. Pháp trí là tríbiết rõ trực tiếp chân lý của các pháp Tứ đế và cókhả năng dứt sạch mọi phiền não do mê lý Tứ đế ngayở cõi Dục khởi lên.

Loạitrí là trí cùng loại tương tợ với Pháp trí, có khả năngbiết lý Tứ đế của hai cõi trên ngang qua lý Tứ đế củacõi Dục, hoặc nói cách khác là biết lý Tứ đế của haicõi trên theo cách loại suy với trí biết lý Tứ đế củacõi Dục, do đó có khả năng dứt mọi phiền não do mê lýTứ đế của hai cõi trên khởi lên. Từ Pháp trí và Loạitrí lại cùng hai trí trong hai cách quán lý Tứ đế, và quánmỗi đế thì thành mỗi trí nên phát sinh ra 4 trí nữa làKhổ trí, Tập trí, Diệt trí, và Ðạo trí chúng có khả năngdứt sạch mọi phiền não do mê lý Tứ đế khởi lên. Từsáu trí là Pháp, Loại, Khổ, Tập, Diệt, Ðạo thuộc Hữuhọc vị trên đây tiến lên tại Vô học vị phát khởi haitrí là Tận trí và Vô sanh trí. Bậc Thánh giả vô học tựbiết rằng: ta đã biết Khổ, ta đã dứt Tập, ta đã chứngDiệt, ta đã tu Ðạo(ngã dĩ tri Khổ, ngã dĩ đoạn Tập, ngãdĩ chứng Diệt, ngã dĩ tu Ðạo), đó gọi là Tận trí, tứclà trí biết rõ hành tướng cùng tận về Tứ đế. Nói cáchkhác, ngay trong khi dứt hết tư hoặc phẩm thứ chín của cõiHữu đảnh (chót cõi trời Vô sắc) thì tất cả mọi phiềnnão của ba cõi đều tiêu sạch, bước lên địa vị Vô học,và phát khởi sáu trí Pháp, Loại, Khổ, Tập, Diệt, Ðạo,đấy gọi là Tận trí. Vô sanh trí là đối với tác dụngbiết, dứt, chứng, tu, thành được phi trạch diệt. Gọi làvô sanh. Trí quán thấy được lý vô sanh đó, gọi là vô sanhtrí. Nói cách khác, bậc Thánh vô học sau khi đã biết: tađã biết Khổ, dứt Tập, chứng Diệt, tu Ðạo; bây giờ cònbiết thêm: ta đã biết Khổ, không còn phải biết nữa; tađã dứt Tập, không còn phải dứt nữa; ta đã chứng Diệt,không còn phải chứng nữa; ta đã tu Ðạo, không còn phảitu nữa. Cái trí tuệ có được nhờ biết rõ hành tướngvô sanh (không còn biết, dứt, chứng, tu nữa) đó, gọi làvô sanh trí. Tuy nhiên bậc Vô học A-la-hán có hạng độn căn,có hạng lợi căn. Hạng độn căn còn bị thối thất, khôngthể phát khởi vô sinh trí, hạng lợi căn bất động tính,không còn bị thối thất mới có thể phát khởi vô sinh trí.

Ngoàichín trí (trí thế tục, pháp, loại, khổ, tập, diệt, đạo,tận, vô sanh) nói trên, còn có tha tâm trí là trí biết tâmniệm kẻ khác, được thành tựu do bốn trí: pháp trí, loạitrí, đạo trí (vô lậu) và thế tục trí (hữu lậu) nói trên.Tuy biết tâm niệm kẻ khác, nhưng tâm niệm kẻ khác ở trongcấp bực đồng loại mà thôi.Vì vậy tha tâm trí ở bậcdưới không thể biết tâm niệm kẻ ở bậc trên, tha tâmtrí của kẻ độn căn không thể biết tâm niệm của kẻlợi căn, chỉ biết tâm niệm hiện tại chứ không thể biêïttâm niệm quá khứ vị lai, và tha tâm trí thuộc pháp trí khôngbiết được loại trí, loại trí không biết pháp trí. Vínhư hai người ở cùng một chỗ, một người trông trời,một người ngó đất, hai người hướng đến hai nẽo, khôngthể thấy mặt nhau.

Tómlại, trừ hai trí hữu lậu và vô lậu mà tuần tự phảichia nó ra mười trí: thế tục trí, pháp trí, loại trí, khổtrí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tha tâm trí, tận trí,vô sanh trí. Mười trí này bao gồm tất cả trí.

Hỏi:Tại sao hữu lậu trí, vô lậu trí lại chia ra mười trí?

Ðáp:"Dobảy duyên cớ, lập hai làm mười. Bảy duyên cớ là:

1.Do tự tánh nên lập thế tục trí. Vì thế tục trí là pháphữu lậu thế tục không thể lấy trí thắng nghĩa vô lậulàm tự tánh của nó.

2.Do đối trị mà lập ra pháp trí, loại trí. Vì hai trí nàycó khả năng đối trị phiền não của cõi Dục và hai cõitrên.

3.Do hành tướng khác biệt lập ra khổ trí, tập trí. Vì cảnhsở duyên của hai trí này là tướng nhân quả của thế giantuy không khác biệt, nhưng hành tướng năng duyên của hai trílại không đồng nhau. Với trí duyên Khổ đế thì có bốnhành tướng phi thường, khổ, không, phi ngã. Với trí duyênTập đế thì có bốn hành tướng: nhơn, tập, sinh, duyên;nên phải lập hai trí khác nhau.

4.Do hành tướng và cảnh lập ra diệt trí, đạo trí. Vì vềhành tướng năng duyên của hai trí này không đồng nhau. Vớitrí duyên Diệt đế thì có bốn hành tướng: diệt, tịnh,diệu, ly. Với trí duyên Ðạo đế thì có bốn hành tướng:đạo, như, hành, xuất; nên lập ra hai trí riêng nhau.

5.Do gia hạnh mà lập ra tha tâm trí. Vì tha tâm không phải chỉbiết tha tâm mà không biết tâm sở kẻ khác, chẳng qua lúctu gia hạnh mục đích chỉ muốn tha tâm, nhưng đến lúc giahạnh thành tựu cuũng biết luôn tâm sở người khác. Nhưvậy theo lẽ trí này còn có thể gọi là trí tha tâm sở,nhưng đây chỉ căn cứ lúc tu gia hạnh nên chỉ gọi là thatâm trí.

6.Do việc đã thành biệt lập ra tận trí, vì với bậc Thánhvô học còn được xưng là việc cần làm đã làm xong (sởtác dĩ biện) tức là làm xong việc biết Khổ, dứt Tập,chứng Diệt, tu Ðạo, và tất cả sự nghiệp cần làm đểđưa đến giải thoát đạo. Trí này là trí khởi lên đầutiên của bậc vô học.

7.Do nhân viên mãn lập ra vô sanh trí, vì vô sanh trí là tộtđỉnh trong tất cả trí, nó cũng đồng loại với tất cảThánh đạo, gồm kiến đạo, tu đạo, vô học đạo, tậntrí mà được phát sinh. Tận trí phát sinh, tuy lấy Thánh đạogồm kiến đạo, tu đạo làm nhân, nhưng chưa lấy vô họclàm nhân, nên với tận trí không gọi là do nhân viên mãn.Vô sanh trí lấy cả vô học Thánh đạo làm nhân nên gọilà do nhân viên mãn, tức do vô học Thánh đạo là cái nhânviên mãn cho vô sanh trí được phát sinh.

*TIẾT III: HÀNH TƯỚNG CỦA MƯỜI TRÍ

Trongmười trí, pháp trí duyên Tứ đế của cõi Dục hiện ra 16hành tướng, loại trí duyên Tứ đế của hai cõi trên cũnghiện ra 16 hành tướng. 16 hành tướng như đã nói ở trongphẩm Hiền Thánh. Trí thế tục duyên khắp tất cả pháp mônnó vừa hiện ra 16 hành tướng lại vừa có cả hành tướng,tự tướng, cộng tướng. Chẳng hạn như ở noãn, đỉnh,nhẫn vị, đối với Tứ đế tu 16 hành tướng, lên đếnthượng phẩm nhẫn và thế đệ nhất vị thì chỉ tu quánmột hành tướng khổ của Khổ đế. Ở vị ngũ đình tâm,biệt tướng niệm trú, tổng tướng niệm trú thì quán cảtự tướng và cộng tướng các pháp. Khổ trí, tập trí, diệttrí, đạo trí, thì chỉ quán bốn hành tướng theo mỗi đếriêng của mình. Tha tâm trí, nếu thuộc vô lậu thì nhiếpvào đạo đế duyên quán bốn hành tướng của Ðạo đế;nếu thuộc tính hữu lậu thì chỉ duyên đến tự tướngriêng của tâm hoặc tâm sở mà thôi. Còn tận trí và vô sinhtrí thì trong 16 hành tướng, trừ hai hành tướng không vàvô ngã, còn lại 14 hành tướng (ảnh tượng năng duyên). Vìsao? Vì sau khi khởi lên tận trí vô sanh trí quán lý Tứ đế,tức đã bước vào hậu đắc trí với sự chứng ngộ theohai hành tướng, vô thường, khổ của Khổ đế mà nói nhưvậy: sự sinh tử của ta đã chấm dứt (ngã sinh dĩ tận);duyên theo bốn hành tướng của Ðạo đế mà nói như vậy:phạm hạnh đã thành lập vững chắc trọn vẹn (phạm hạnhdĩ lập); duyên theo bốn hành tướng của Diệt đế mà nóinhư vầy: việc cần làm đã làm xong (sở tác dĩ biện); duyêntheo bốn hành tướng của Tập đế mà nói như vầy: khôngcòn chịu thân sau (bất thọ hậu hữu). Chữ Ta trong câu "sựsinh tử của ta đã chấm dứt", nó thuộc về thế tục, tráihẳn với hành tướng không và vô ngã, nên ở trong quán trílúc bấy giờ không có hai hành tướng không và vô ngã, chỉkhởi lên hai hành tướng vô thường và khổ.

Hỏi:Hành tướng vô ngã trái hẳn với ngã, nên không khởi lúcđó, còn hành tướng "không" đâu có trái hẳn với ngã màlúc đó cũng không khởi lên?

Ðáp:Hànhtướng" không" vốn để đối trị kiến chấp ngã sở, hànhtướng vô ngã vốn để đối trị kiến chấp ngã. Kiến chấpngã và kiến chấp ngã sở tuy khác nhau, nhưng đồng lấy ngãlàm tự thể. Vì vậy trong quán trí lậu tận trí vô sinh tríphát khởi, không có hai hành tướng không và vô ngã.

Hỏi:Trí tuệ quán lý Tứ đế với 16 hành tướng, sao gọi làhành tướng?

Tụngđáp:"Hành tướng hữu thập lục, thử thể duy thị huệ’’.Nghĩa là hành tướng thật sự có mười sáu tự thể củanó chỉ là huệ. Theo đây, huệ là tự thể của mười sáuhành tướng, nhân vì huệ trong khi quán cảnh lý Tứ đế pháthiện ra các hành tướng đó. Và chỉ huệ có khả năng giảntrạch nên những ảnh tượng do khả năng giản trạch củahuệ mà có đó, được gọi là hành tướng. Còn sự hiểubiết của tâm tâm sở khác không có khả năng giản trạch,không được gọi là hành tướng. Thành Duy Thức Lược Sớnói: "Hữu thật ngoại cảnh vi sở duyên cảnh, dĩ ảnh tượngvi hành tướng, năng duyên tâm vi sự, tuy lập ảnh tượngthuộc chi năng duyên". Nghĩa là thật có ngoại cảnh làm cảnhsở duyên, lấy ảnh tượng làm hành tướng, tâm năng duyênlàm sự thể (tự thể), tuy lập ra ảnh tượng nhưng nó thuộcvề năng duyên (chứ không thuộc cảnh sở duyên). Như vậymười sáu hành tướng của Tứ đế là 16 ảnh tượng do huệquán sát, giản trạch mà phát hiện, nên gọi là hành tướngnăng duyên. Lại Câu-xá Tụng Ký nói:" Ngôn sở hành cảnhtướng hữu biệt giả: Khổ Thánh đế hữu tứ hành tướngv.v..." Vậy thì cảnh tướng sở hành tức là sở duyên cũnggọi là hành tướng. Tu mười sáu hành tướng để đối trịmười sáu bịnh vọng chấp. Quán bốn hành tướng vô thường,khổ, vô ngã của Khổ đế đối trị bốn vọng chấp làchấp thường, chấp lạc, chấp ngã sở (các sở hữu củata), chấp ngã. Quán bốn hành tướng nhơn, tập, sinh, duyêncủa Tập đế để đối trị bốn vọng chấp của ngoạiđạo là vô nhân luận, nhất nhân luận, thường nhân luận,năng sinh luận. Quán bốn hành tướng diệt, tịnh, diệu, lycủa Diệt đế để đối trị bốn vọng chấp sinh cõi trờiTự tại là Niết-bàn, tự thể sẳn giải thoát, Niết-bànlà hoại diệt như bị bùa chú, giải thoát rồi vẫn sanh tử.Quán bốn hành tướng đạo, như, hành, xuất của Ðạo đếđể đối trị bốn vọng chấp là không có đạo giải thoát,khổ hạnh là chánh đạo giải thoát, không tu đạo mà vẫnthanh tịnh và chấp Thánh đạo không có khả năng giải thoát.

*TIẾT IV: CÁC ÐỊA VỊ THÀNH TỰU TRÍ TUỆ NHIỀU ÍT KHÁC NHAU

1)Từ phàm phu đến các hành giả Tam hiền (ngũ đình tâm, biệttướng niệm, tổng tướng niệm), Tứ thiện căn (nõan, đỉnh,nhẫn, thế đệ nhất), và vị Thánh giả mới bắt đấu sinhkhởi tâm khổ pháp trí nhẫn trong 15 tâm thuộc Kiến đạovị, tất cả chỉ thành tưụ một trí là trí thế tục. VịThánh ở Kiến đạo vị mới khởi sinh đầu tiên tâm khổpháp trí nhẫn, tâm này tuy là vô lậu song chỉ mới là nhẫnmà không phải trí. Nên trong mười trí, vị Thánh này cũngchỉ mới thành tựu được trí thế tục.

2)Vị Thánh ở Kiến đạo vị, khi khởi sinh tâm thứ hai tứclà khổ pháp trí, thì thành tựu được ba trí, đó là thếtục trí, pháp trí, khổ trí. Ở đây pháp trí, khổ trí cùngmột thể, nhưng đối tượng khác nhau nên chia làm hai.

3)Vị Thánh ở Kiến đạo vị khi sinh tâm thứ tư là khổ loạitrí, thời thành tựu được bốn trí, đó là tha tâm trí,pháp trí, khổ trí, loại trí.

4)Vị Thánh ở Kiến đạo vị khi khởi sinh tâm thứ sáu làtập pháp trí thời thành tựu được năm trí đó là thếtục trí, khổ trí, tập trí, loại trí.

5)Vị Thánh ở Kiến đạo vị khi khởi sinh tâm thứ mười làdiệt pháp trí, thời thành tựu được sáu trí, đó là cộngthêm diệt trí vào năm trí vừa nêu trên.

6)Vị Thánh ở Kiến đạo vị khi khởi sinh tâm thứ mười bốnlà đạo pháp trí, thời thành tựu được bảy trí, đó làcộng thêm đạo trí vào sáu trí vừa nêu. Những địa vịThánh nêu trên đều ở Kiến đạo.

7)Vị Thánh ở Tu đạo vị khi chưa hoàn thành dứt hết tu hoặccõi Dục cũng thành tựu được bảy trí, đó là thế tụctrí, pháp trí, khổ trí, loại trí, tập trí, diệt trí, đạotrí. Nếu ở địa vị phàm phu đoạn trừ tu hoặc cõi Dụcmà được vào Kiến đạo thì được thành tựu tha tâm trí.

8)Vị Thánh hoàn toàn dứt hết tư hoặc cõi Dục thời thànhtựu được tám trí, đó cọng thêm tha tâm trí vào bảy trívừa nêu. Hai bậc Thánh ở số 7, 8 thuộc tu đạo.

9)Vị Thánh độn căn thời giải thoát vô học đạo, thành tựuđược chín trí, đó là trong mười trí trừ vô sinh trí.

10)Vị Thánh lợi căn bất thời giải thoát ở vô học vị thànhtựu đủ cả mười trí. VÌ vô sinh trí là tột đỉnh trongmười trí. Bắt đầu từ thế tục trí theo thiện pháp hữulậu thế gian, lần lần tu tập phát sinh vô lậu khổ pháptrí nhẫn cuối cùng mới phát sinh vô sinh trí. Cho nên vô sinhtrí ở học vị chỉ có bậc A-la-hán lợi căn bất thời giảithoát mới thành đạt được.

ÐoạnII. CÔNG ÐỨC DO TRÍ THÀNH ÐẠT

Gồmhai tiết:

*TIẾT I: CÔNG ÐỨC ÐẶC BIỆT (bất cọng)

Tiếtnày nói đến công đức do trí thành được gồm có hai loại.

Côngđức đặc biệt không chung cùng.
Côngđức phổ thông chung cùng.

Côngđức của Phật là đặc biệt, các vị thánh khác và phàmphu không chung cùng có được, nên gọi là bất cọng. Côngđức bất cọng có 18 thứ: 10 lực, 4 vô úy, 3 niệm trụ vàÐại bi tâm.

Mườilực:Lực nghĩa là trí thể chứng vững chắc không cònbị lay chuyển.

1)Xứ phi xứ trí lực: Xứ có nghĩa là hợp đạo lý, phi xứcó nghĩa là phi hợp đạo lý Trí tuệ Phật mà thật thểlà mười trí vừa nói trên biết rõ việc gì hợp lý, khônghợp lý.

2)Nghiệp báo trí lực:Trí biết rõ nghiệp nhơn như vậỵ sẽcảm quả báo như vậy. Trí này lấy tám trí trong mười trítrên làm thể (10 trí trừ diệt trí, đạo trí còn 8).

3)Tịnh lự giải thoát đẳng trí lực: Trí biết đúng thậtvề các thiền định giải thoát, nó lấy chín trí trong mườitrí làm thể (10 trí trừ diệt trí còn 9).

4)Căn thượng hạ trí lực: Trí biết rõ căn tánh cao thấp chúngsanh như ngũ căn, ngũ lực v.v... Trí này lấy chín trí làmthể (10 trí trừ diệt trí còn 9).

5)Chủng chủng thắng giải trí lực: Trí biết rõ tâm niệmvui, quyết đoán của chúng sanh. Nó lấy chín trí làm thể(10 trí trừ diệt trí còn 9).

6)Chủng chủng giới trí lực: Trí biết mọi tính loại sai kháccủa chúng sanh. Nó lấy chín trí làm thể (10 trí trừ diệttrí còn 9).

7)Biến thủ hành trí lực: Tất cả các pháp hành đều đưađến quả, chỉ Phật mới biết rõ. Trí này lấy chín tríhoặc mười trí làm thể nếu là duyên theo cảnh đưa đếnhoặc bị đưa đến.

8)Túc trú tùy niệm trí lực: Trí biết rõ những đời quá khứcủa mình.

9)Túc trú sanh tử trí lực: Trí biết rõ chúng sanh chết chổnày sanh chổ nọ, lấy túc trí làm thể.

10)Lậu tận trí lực: Trí chứng nhập Niết-bàn trạch diệt.Nó lấy sáu trí làm thể (10 trí trừ 4 trí khổ, tập, đạo,tha tâm) hoặc mười trí làm thể, nếu duyên cảnh lậu tậnhoặc thành đạt ngay trong thân lậu tận. Mười trí trên đềugọi là lực, vì đối tất cả mọi điều Phật đều biếtmột cách rõ ràng, tự tại không bị ngăn ngại. Vì Phậtđã dứt sạch mọi tập khí phiền não nên đối với điềugì Phật muốn biết là biết rõ. Do đó gọi là lực.

Bốnvô úy: Chánh đẳng giác vô úy (như lực đầu trong mườilực), lậu tận vô úy (như lực 10), nói pháp chướng đạovô úy (như lực 7), nói pháp diệt tận khổ vô úy (như lực7).

KhiPhật tuyên bố việc này, nếu ai vấn nạn, Phật dều giảithích không chút sợ sệt, bởi Phật trọn đủ mười trímà được.

Baniệm trụ: Phật luôn an niệm chánh niệm chánh tri, khiduyên cảnh thuận không sinh tâm hoan hỷ, khi duyên cảnh nghịchkhông sinh tâm lo buồn, khi duyên cảnh không thuận không nghịchkhông sanh tâm hoan hỷ và lo buồn. Ba niệm trụ này đều lấyniệm và huệ làm thể. Nó thuộc xứ phi xứ trí lực.

Ðạibi:Trong đây Ðại bi khác với bi. Ðại bi lấy trí thếtục làm thể, vì nó duyên đến chúng sanh đau khổ trong bacõi khởi lên. Ðủ năm nghĩa sau đây nên gọi là đại:

1)Tư lương đại: Nhờ đại phước đức, đại trí tuệ làmtư lương mới thành được.

2)Hành tướng đại: Vì có năng lực dứt ba khổ (khổ khổ,hoại khổ, hành khổ) cho chúng sanh.

3)Sở duyên đại: Duyên khắp tất cả chúng sanh trong ba cõi.

4)Bình đẳng đại: Làm lợi ích tất cả chúng sanh không phânbiệt thân sơ.

5)Thượng phẩm đại: Ở phẩm bậc cao nhất không còn tâm bisánh bằng. Nên đem đại bi tâm này so sánh với bi tâm kháccó 8 sự bất đồng:

-Tự tánh bất đồng, đại bi lấy không si, tức trí tuệ làmthể, còn bi lấy không sân làm thể.
-Hành tướng bất đồng, đại bi dứt được ba khổ, còn bichỉ dứt được khổ khổ.
-Sở duyên bất đồng, đại bi duyên khắp ba cõi, còn bi chỉriêng cõi Dục.
-Y tha bất đồng, đại bi nương nơi đệ tứ thiền, còn binương nơi cả bốn thiền.
-Y thân bất đồng, đại bi nương nơi Phật thân, còn bi nươngnơi thân nhị thừa.
-Chứng đắc bất đồng, đại bi do lìa khỏi lậu hoặc cõiHữu đỉnh mà chứng đắc, còn bi do lìa khỏi lậu hoặc ởcõi Dục mà chứng đắc.
-Cứu tế bất đồng, đại bi thành tựu việc cứu tế thậtsự, còn bi chỉ hy vọng làm việc cứu tế.
-Ai mẫn bất đồng, đại bi thương xót bình đẳng cùng khắp,còn bi chỉ cưú giúp được nổi khổ ở cõi Dục.

Mườitám pháp trên chỉ Phật có được sau khi Ngài đạt đượctận trí thành đạo, chứ không ai có được, cho nên nói làbất cọng, không chung.

*TIẾT II: CÔNG ÐỨC (Công đức chung)

Trongcông đức chung này có thứ chung với hàng Thánh, có thứ chungvới phàm phu. Nghĩa là Phật có công đức này thì hàng Thánhvà phàm phu cũng đều có được. Có ba thứ chung với hàngThánh Thanh văn:

Hạnhvô tránh, lấy tục trí làm thể. Ðây là cái hạnh khiếnkẻ khác không vì duyên với thân mình mà sinh lòng tham giậnv.v...Hàng Thánh vô học quán thấy chúng sanh bị khổ là dophiền não, rồi tự nhìn lại thân ta đã ở hàng phước điềntối thắng, thế mà nếu có kẻ khác duyên vào thân ta sanhphiền não tham, giận v.v... thì đó là điều thật đáng đauxót. Nhờ suy nghĩ như vậy phát sinh trí tuệ duyên vô tránh.Khi trí này phát sinh thì khiến cho kẻ khác không còn duyênnơi thân mình sinh ra tham, giận nữa.

Nguyệntrí: Trước có nguyện sau mới dẫn sanh ra diệu trí. Khi vịBất động A-la-hán muốn phát khởi nguyện trí này, thì trướcphát lòng thành khẩn mong muốn biết đến cảnh giới cầnbiết, rồi tiếp tục cố gắng thuận nghịch ra vào bốn thiền,bốn Vô sắc định nhờ đó dẫn sanh thánh trí đúng như sởnguyện, đối với cảnh giới cần biết, thì biết đượcrõ ràng, đúng như thật.

Bốnvô ngại giải: Pháp vô ngại giải, hiểu một cách quyếtđoán, về ngôn giáo năng thuyên; nghĩa vô ngại giải, hiểumột cách quyết đoán về nghĩa lý sở thuyên. Từ vô ngạigiải, hiểu một cách quyết đoán về các loại ngôn từ cúpháp; biện vô ngại giải, hiểu một cách quyết đoán nhữngngôn thuyết phù hợp chánh lý định tuệ khởi lên ngôn thuyếtđó. Bốn vô ngại giải cũng lấy trí làm thể.

Bacông đức trên trong hàng Thanh văn cung có, nhưng không rốtráo thanh tịnh bằng Phật.

Nhữngcông đức mà hàng phàm phu cùng có được như Phật là sáuthông, bốn tịnh lự, bốn vô sắc, tám đẳng chỉ, ba tamma địa, bốn vô lượng tâm, tám giải thoát, tám thắng xứ,mười biến xứ v.v...

Tómlại, nguyên nhân của giác ngộ không ngoài những trí có khảnăng thành tựu và những công đức được thành tựu từtrí. Như vậy trí tuệ đối với kết quả giác ngộ thậtlà chính yếu. Trí tuệ do từ sức gia hạnh hữu lậu dầndần phát đạt cho đến tận trí vô sinh trí, bèn chứng đượccác Thánh vị trong bốn hướng, bốn quả, cho nên nói trítuệ là nguyên nhân gần của Thánh vị giác ngộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2021(Xem: 4617)
Hôm nay là ngày 15/8 dương lịch nhằm ngày mồng Tám tháng Bảy, Tân Sửu. Chỉ còn một tuần nữa là tới Rằm tháng Bảy. Rằm tháng Bảy âm lịch là ngày mà các chùa theo đạo Phật khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Lễ Vu-Lan rất trọng thể. Lễ Vu-Lan từ lâu đã được xem như là ngày Lễ Báo Hiếu của những người con dành cho bậc cha mẹ.
23/07/2021(Xem: 16731)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
07/05/2021(Xem: 21066)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14579)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9101)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24293)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
23/03/2020(Xem: 12106)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
04/01/2020(Xem: 8412)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
08/12/2019(Xem: 27591)
Kính lễ Phật Pháp Tăng là thể hiện niềm tin sâu xa của Tứ chúng đệ tử đức Phật mỗi ngày đối với Tam bảo. Đệ tử Phật dù tu tập chứng A-la-hán vẫn suốt đời nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng không hề xao lãng. Các vị Bồ tát từ khi phát Bồ đề tâm, tu tập trải qua các địa vị từ Tín, Trú, Hạnh, Hướng, Địa cho đến Đẳng giác không phải chỉ nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng một đời mà đời đời, kiếp kiếp đều nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng. Nhờ sự nương tựa và kính lễ Phật Pháp Tăng như vậy, mà Bồ tát không rơi mất hay quên lãng tâm bồ đề, khiến nhập được vào cảnh giới Tịnh độ không thể nghĩ bàn của chư Phật, nhập vào thể tính bất sinh diệt cùng khắp của Pháp và nhập vào bản thể hòa hợp-thanh tịnh, sự lý dung thông vô ngại của Tăng.
08/12/2019(Xem: 29441)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]