Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Ngôi Chùa Trong Tâm Thức Của Tôi (Bài của HT.Thích Trường Sanh, do Phật tử Diêu Danh diễn đọc)

01/08/202318:03(Xem: 5533)
Những Ngôi Chùa Trong Tâm Thức Của Tôi (Bài của HT.Thích Trường Sanh, do Phật tử Diêu Danh diễn đọc)

Tu_Vien_Quang_Duc (2)

Những Ngôi Chùa
Trong Tâm Thức Của Tôi
HT.Thích Trường Sanh
Phật tử Diêu Danh diễn đọc

 

 

Trong bài thơ Nhớ Chùa của thi sĩ Huyền Không – Thích Mãn Giác có đoạn viết rằng :

 

“Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ thường

 Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung

Mái chùa che chở hồn dân tộc

Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

 

Tôi được sinh ra tại quận Vinh Lộc nay là Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, nhà tôi nằm phía đầu chợ, trước chợ là một con sông, bắt nguồn từ phá Tam Giang, chảy qua cửa Thuận An, đến cửa Tư Hiền rồi ra biển. Đoạn sông trước làng xã tôi gọi là Đầm Thủy Tú. Như bao làng và thôn xóm khác, mỗi làng đều có ngôi chùa làng; ngôi chùa làng của tôi có tên là Chùa Từ Duyên, được xây dựng từ thời Vua Thiệu Trị tại làng Diêm Trường- Phụng Chánh, cũng gọi là Diêm Phụng. Chùa Từ Duyên cách nhà tôi đi bộ khoảng mười phút; và về phía Nam khoảng 15 km gần cửa Tư Hiền có ngôi Chùa Thánh Duyên, ngôi chùa nầy được xây trên núi Túy Vân từ thời Vua Minh Mạng. Ở tại Thừa Thiên cố đô Huế, triều đại vua chúa Triều Nguyễn có ba ngôi Quốc Tự đó là: Linh Mụ Quốc Tự, Diệu Đế Quốc Tự và Thánh Duyên Quốc Tự.

 

Từ buổi ấu thơ mỗi khi đi học về, trong thời gian rảnh rỗi tôi thường đến chùa làng Từ Duyên, trước sân chùa có những cây mai vàng và cây hoa sứ. Chùa nhìn ra dòng sông với cảnh sớm chiều nơi miền quê hoang dã, nơi đây có những kỷ niệm của tuổi thời thơ ấu, mà lúc bấy giờ trong tôi chưa biết gì về Đạo Phật, chỉ biết nơi đó là ngôi chùa ở trong làng của tôi. Đạo Phật có mặt tại đất nước Việt Nam đã trên hai ngàn năm, từ thành thị đến thôn quê nơi đâu cũng có ngôi chùa, ngôi chùa không những phụng thờ chư Phật- chư vị Bồ Tát- chư vị Tổ Sư, mà còn phụng thờ các vị Tiền Bối hữu công khai sanh và các họ tộc trong làng.

 

Trải qua nhiều triều đại vua chúa Việt Nam, từ Nhà Đinh – Lê- Lý- Trần, Hậu Lê rồi đến Nhà Nguyễn…, có những lúc Phật Giáo hưng thịnh, và có những lúc suy đồi; sự thịnh suy nầy nó ảnh hưởng đến các hàng vua chúa và mọi tầng lớp người dân không hướng đến sự tu học. Phong trào chấn hưng Phật Giáo vào năm 1929, khắp ba miền đất nước. Phật Giáo được phát triển như những bông hoa tươi thắm, mà trong vườn hoa ấy quê hương tôi lại có thêm một ngôi chùa gọi là Chùa Chánh Giác- Diêm Phụng (Niệm Phật Đường Diêm Phụng). Từ những năm 10–12 tuổi, tôi được tham gia Gia Đình Phật Tử tại ngôi chùa nầy.



Xuan At Mui 2015_Chua Giac Nhien (25)

Xuan At Mui 2015_Chua Giac Nhien (18)
Chùa Giác Nhiên, Tân Tây Lan

 



 

Từ khi tham gia tổ chức Gia Đình Phật Tử thuộc khuôn giáo hội Diêm Phụng, nơi đây tôi có nhiều kỷ niệm với Bác Gia trưởng và các Anh Chị trưởng, trong số nầy có quý anh chị hiện còn, và một số anh chị theo luật vô thường đã vĩnh viễn ra đi. Rồi dần dà hội đủ nhiều thắng duyên, từ khi sống với ông bà nội, ba mẹ dưới mái nhà thân yêu… tôi đã có ý hướng xuất gia, và xin ông bà nội, ba mẹ cho lên ngôi Chùa Tổ Thuyền Tôn. Ngôi chùa nầy được Tổ Sư Liễu Quán khai sơn vào năm 1710 thời Hậu Lê ở núi Thiên Thai, tôi đã sống và tu học tại đây với nếp sống thiền môn quy củ. Nay xa quê hương xứ Huế làm sao tôi có thể không hoài niệm những ngôi chùa mà tôi đã từng sống và tu học như các chùa: Thuyền Tôn, Từ Đàm và Báo Quốc …

 

Rồi nghiệp duyên không thể sống tại quê hương chốn tổ, đành phải cất bước ra đi đến ở xứ trời Tây, phải tạo lập ngôi chùa làm nơi tu học cho chính bản thân mình và quần chúng Phật tử. Ở các nước phương Tây như: Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, Úc Châu và Tân Tây Lan, Chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật tử đã xây dựng nhiều ngôi chùa. Có những ngôi chùa lấy tên hiệu chư Phật, chư Bồ Tát và các vị Tổ Sư đặt tên hiệu cho chùa, hầu mong nhờ ân đức Phật Tổ gia trì trợ niệm để ngôi chùa được phát triển với mục đích hoằng pháp lợi sanh, đó là bổn phận trách nhiệm của người đệ tử Phật.
Tại đất nước Tân Tây Lan nhỏ bé nầy, tôi kiến tạo ngôi chùa lấy tên Giác Nhiên, là Đạo hiệu của Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; là vị Thầy khả kính của Tăng Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam và cũng là vị Thầy của chúng tôi, bậc Trưởng Lão Trú Trì Tổ Đình Thuyền Tôn, Huế vào năm 1937. Và Ngài đã viên tịch năm Kỷ Mùi – 1979 tại Tổ Đình Thuyền Tôn Cố Đô Huế.

 

Tại quốc gia Úc Đại Lợi và các tiểu bang khác, Chư Tôn Đức Tăng Ni đã xây dựng các Tu viện- Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất…, đặc biệt ở tiểu bang Victoria tại thành phố Melbourne, Thượng Tọa Tâm Phương đã xây dựng một Tu Viện rất trang nghiêm và đầy đủ các phương tiện, đặt tên là: Tu Viện Quảng Đức. Quảng Đức là Đạo hiệu của một vị Thánh Tăng đã vì Đạo pháp mà thiêu đốt thân mạng vào năm Quý Mão– 1963.

 

Nhạc sĩ Trường Khánh đã viết rằng: “Em về nơi đây, em về nơi đây. Em lắng nghe ngàn thông thì thầm. Con đường nào lên Thiên thai, con đường nào đến tương lai …” Những ai có duyên với Đạo Phật, họ đã tìm đến với ngôi chùa ở thành thị, ở miền quê xa xôi hẻo lánh hay tận núi rừng sâu thẳm; ngôi chùa không hiên ngang như những giáo đường, mà ngôi chùa ẩn mình dưới những rừng cây, để rồi trong gió thì thầm réo gọi những ai muốn tìm về cõi Tịnh, để hòa nhập vào tự tính, mà tự ngàn xưa mãi đến nay dường như đã quên lãng.

 

                                              Chuông chiều lộng gió ngân vang

                                              Lời kinh trầm bổng xóa tan não phiền

                                              Chân tâm tỏa chiếu khắp miền

                                              Từ Tôn tịch mặc lặng yên chốn thiền.

 

Với nguồn sống tâm linh vi diệu, người Phật tử Việt Nam ngược xuôi muôn vạn nẻo đường. Có những lúc tưởng chừng như bị ba đào cuốn trôi theo dòng nước, hay những bước chân ngã quỵ giữa chốn rừng sâu; nhưng nơi ấy, chốn ấy vẫn giữ vững niềm tin hướng về Đức Thế Tôn, vị toàn giác đã khơi sáng ngọn đèn trí tuệ cho nhân thế. Để rồi hơn 26 thế kỷ qua từ miền Bắc Ấn Độ cổ đại xưa, ngọn đèn ấy vẫn chiếu tỏa và đã kiến lập đạo tràng.


 Tu Viện Quảng Đức được xây dựng đến nay đã trải qua 32 năm, gần một phần ba thế kỷ, ngôi Tu Viện nầy đã in bóng giữa chốn trời Tây, với tâm nguyện của HT.Tâm Phương và TT. Nguyên Tạng đó là: “Kiến Pháp tràng ư xứ xứ, phá nghi vọng ư trùng trùng…”

 

Nhân dịp kỷ niệm 32 năm thành lập Tu Viện Quảng Đức, người cầm bút viết lên đôi dòng để tán thán công hạnh những hành giả đã hy hiến với lý tưởng phụng sự Đạo pháp nơi xứ người và cũng là gợi lại Những Ngôi Chùa Trong Tâm Thức của những ai có nhiều hoài niệm.

 

                                              Mái chùa dưới rặng cây xanh

                                              Mái chùa nuôi dưỡng tháng ngày tuổi thơ

                                              Mái chùa có tự bao giờ ?!...

                                              Mái chùa gợi lại hồn thiêng giống nòi.

 


 



 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2017(Xem: 9912)
Tháng Bảy Vu Lan Báo Hiếu lại về, mùa hiếu hạnh đền đáp công ơn Cha Mẹ, công đức Ông Bà, nhắc nhở con cháu biết sống và phải sống sao cho trọn vẹn đạo đức con hiền cháu thảo và học đạo làm người; mùa phụng cúng Cửu Huyền Thất Tổ, Nội Ngoại vong nhân, lục thân quyến thuộc quá vãng; phụng cúng anh linh những bậc khai quốc tạo dựng sơn hà, chư anh hùng liệt nữ, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn, nguyện cầu siêu độ muôn loại âm hồn, vạn loại sinh linh.
12/08/2017(Xem: 26438)
Để tưởng nhớ và hoài niệm Công Ơn Sanh Thành Dưỡng Dục của Cha Mẹ. Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 3/9/2017, nhằm ngày 13/7/ Âm lịch năm Đinh Dậu.
20/05/2017(Xem: 8724)
Lễ Phật Đản 2641 (2017) tại Chùa Minh Giác, Sydney
18/01/2017(Xem: 30070)
Những ngày đi lễ chùa ta thường thấy một cặp rồng trang trí ngất ngưỡng trên nóc chùa. Hình tượng này thường thấy trên nóc chùa ở nước ta, chứ ít khi thấy trên nóc chùa Trung Hoa, phải chăng là biểu tượng đặc trưng của ta?
17/12/2016(Xem: 7371)
Lễ Vía Phật A Di Đà 2016 tại TV Minh Quang Sydney
16/07/2016(Xem: 13516)
Lễ Khánh Thành Chùa Huệ Quang, Victoria, Úc Châu Ngày 16 tháng 07 năm 2016 (Nhằm ngày13 tháng 6 năm Bính Thân) Trụ Trì: ĐĐ Thích Thông Hiếu 08:00 am Các Ban và Phật tử tề tựu vể Chùa 08:20 am Đón chào quan khách 08:45 am Cung đón chư Tôn Giáo Phẩm Tăng, Ni 09:00 am Thời Thuyết Pháp 10:00 am CHÍNH THỨC CỬ HÀNH LỄ KHÁNH THÀNH 1. Cung an chức sự 2. Cung Nghinh Chư Tôn Đức quang lâm. 3. Niệm Phật cầu gia vị. 4. Dâng Hoa Hương cúng dường 5. Một phút nhập từ bi quán. 6. Giới thiệu thành phần tham dự 7. Diễn văn khai mạc 8. Cảm tưởng Phật Từ 9. Chúc từ của HT Hội Chủ GHPG... 10. Chúc từ của HT Phó Hội Chủ GH... 11. Đạo từ Hoà Thượng chứng minh... 12. Cảm tạ của Ban Tổ Chức. 13. Nghi thức Lễ Khánh Thành Chùa 14. Cắt băng khánh thành , chụp hình lưu niệm. 15. Cúng Dường Trai Tăng .
23/02/2016(Xem: 9826)
Phật tử Darwin Bắc Úc cúng Rằm Tháng Giêng Bính Thân 2016
14/07/2015(Xem: 23727)
Chùa Trúc Lâm do Sa Môn Thích Tâm Minh, một hậu duệ truyền thừa Trúc Lâm Thiền phái tại Huế. Sau khi vượt biển và định cư tại Úc, tạo lập từ năm 1993 tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi. Sau hai đợt di dời vì hoàn cảnh thuê nhà làm Chùa, năm 1995 di chuyển đế tụ điểm thứ ba cho tới nay. Hiện toạ lạc tại só 13 Winspear Ave, Bankstown, NSW 2200. Thời điểm 1995-1997 suốt hai năm trường, Chùa đã trải qua bao cuộc tang thương nghiệt ngã bởi nhân tình thế thái, lòng người khó lường vì từ hai chữ Danh và Lợi (đại nạn lần thứ nhất).
11/04/2015(Xem: 12256)
Sự hiện diện của người Việt tại Úc, sau thảm trạng đau buồn tại Việt Nam, có phần khác biệt so với các cộng đồng sắc tộc văn hoá đa nguyên khác ở Úc Châu. Sự khác biệt đó là do chính sách định cư người tị nạn của chính phủ, khiến cộng đồng người Việt gia tăng gấp 16 lần trong 5 năm đầu sau 1975, và tăng 62 lần trong vòng hai thập niên kế tiếp. Trên 50% người Việt là Phật tử, nên sự gia tăng nhân số nhanh chóng này đã tạo thử thách lớn cho năm bảy vị tăng ni người Việt mở đường hoằng Pháp trong đầu thập kỷ 1980 vừa xây dựng tự viện vừa hướng dẫn tâm linh cho Phật tử khắp Úc Châu. Tăng ni đã phải vượt qua những chướng ngại thế tục cũng như những biến đổi và thách đố về mặt tổ chức và thành phần dân số. Qua tiến trình này, tập thể tăng ni người Việt đã có những đóng góp đáng kể cho di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Úc Châu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]