Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rồng Trên Nóc Chùa

18/01/201705:40(Xem: 29796)
Rồng Trên Nóc Chùa
RỒNG TRÊN NÓC CHÙA
 
Nguyễn Thiếu Dũng
 
Những ngày đi lễ chùa ta thường thấy một cặp rồng trang trí ngất ngưỡng trên nóc chùa. Hình tượng này thường thấy trên nóc chùa ở nước ta, chứ ít khi thấy trên nóc chùa Trung Hoa, phải chăng là biểu tượng đặc trưng của ta?
 



Chua Dieu Ung Bac Kinh
Chua Viet
chuamotcot

 

Chùa Một Cột

 tuvienquangduc_3

Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu





Người ta thường gọi tên cặp rồng này không thống nhất, có người gọi là lưỡng long tranh châu, có người nói là lưỡng long triều nguyệt, có người bảo là lưỡng long triều nhật, ai đúng và mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu xa của món trang trí này.

Lưỡng long tranh châu thì chắc là sai, đạo Phật là đạo hiếu hòa đề cao từ bi hỉ xả lẽ đâu chùa lại treo trước mắt tín đồ biểu tượng của dục vọng, xiển dương tranh chấp, biểu tượng đặt nơi chốn trang nghiêm trên nóc chùa nóc đình hay cung điện phải là biểu tượng của sự thái bình an lạc, thái hòa không thể biểu thị sự tranh chấp giữa hai thế lực mang lại nỗi bất hạnh cho con người. Có người ngụy biện hòn ngọc tượng trưng cho tâm linh cao quý, dầu bất cư thứ gì mà đã tranh là đi ngược giáo lý đạo Phật rồi, ngay cả ham muốn lên Niết bàn còn phải diệt huống gì là tranh.

Lưỡng long triều nguyệt cũng không đúng, vòng tròn ở giữa chung quanh có một vành lửa bao bọc, vòng đó là mặt trời, mặt trời mới phát chất nóng ra chung quanh hình dung bằng vòng lửa. vậy tên chính xác của cặp rồng quen thuộc chỉ có thể chính danh là lưỡng long triều nhật mà thôi.

 

Lưỡng long triều nhật là biểu tượng đặc trưng của Việt Nam vậy nguồn gốc nó do đâu mà có. Đó chính là hình tượng cách điệu của TRUNG THIÊN ĐỒ, một đồ quan trọng của Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam.

 

Kinh Dịch có tám quẻ đơn: Càn còn gọi là Thiên, có tượng là trời, là vua, là cha. Khôn gọi là Địa, tượng là đất, là hoàng hậu, là mẹ. Khảm gọi là Thủy, tượng là nước, là cá (ngư). Ly gọi là Hỏa, tượng là lửa. Cấn gọi là Sơn, tượng là núi. Đoài gọi là Trạch, tượng là đầm (hồ). Chấn gọi là Lôi, tượng là sấm, là con trai trưởng. Tốn gọi là Phong, tuợng là gió, là cây (mộc).

Theo thuyết tam tài  trên có trời, dưới có đất, giữa có người, như thơ Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”, có thiên có địa tất phải có nhân, nói cách khác có tiên có hậu thì phải có trung. Dịch Trung Hoa chỉ phổ biến hai đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên, họ thiếu một đồ thứ ba.

Dịch đồ thứ ba chính là Trung Thiên Đồ đã được tổ tiên Việt Nam “cất giấu” trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ. (Dịch đồ này đã được chứng minh trong sách KINH DỊCH DI SẢN SÁNG TẠO CỦA VIÊT NAM của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng, là đồ tối quan trọng để viết Quái, Hào từ Kinh Dịch)

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ là một huyền sử về nguồn gốc dân tộc “Con Rồng cháu Tiên’’ chứa đựng di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Nếu chúng ta kết hợp những thông tin nằm rải rác trong các truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh thì sẽ thiết lập được một Trung Thiên Đồ mà người Trung Quốc chưa hề biết đến. Lạc Long Quân thường được nhân dân gọi là Bố mỗi khi có việc cần giúp đỡ, có thể ký hiệu bằng quẻ Càn, tượng là vua, là cha. Lạc Long Quân thường sống ở Thủy phủ, ký hiệu là quẻ Khảm, tượng là nước. Lạc Long Quân diệt được Hồ tinh là con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm ở đầm Xác Cáo nay là  Hồ Tây, sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Đoài tức quẻ Trạch có tượng là đầm. Đất Phong Châu thời thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc Phú Thọ), lâu ngày cây hóa thành yêu tinh dân gọi là thần xương cuồng. Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra sức đánh đuổi, cứu dân thoát khỏi sự bức hại của xương cuồng. Sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Tốn còn gọi là quẻ Phong có tượng là mộc. Như vậy, Lạc Long Quân (quẻ Càn) diệt hồ tinh (quẻ Đoài), diệt mộc tinh (quẻ Tốn), diệt ngư tinh (quẻ Khảm) để cứu dân, từ đó ta đã có được một vế của Trung Thiên Đồ: Càn - Đoài - Tốn - Khảm. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân nói với Âu Cơ (được  tôn xưng là Quốc mẫu, là mẹ, ký hiệu là quẻ Khôn): “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở với nhau lâu được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên nhau”. Như thế là truyền thuyết đã xác định rất rõ tính cách tương phản giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thủy) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hỏa). Truyền thuyết kể tiếp: “Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang”. Lên Phong Châu là lên núi ký hiệu là quẻ Cấn, có tượng là núi, tôn người con cả ký hiệu là quẻ Chấn vì Chấn có tượng người con trưởng. Ta lại có thêm vế thứ hai của Trung Thiên Đồ: Ly - Cấn - Chấn - Khôn. Đến đây ta đã khai quật được Trung Thiên Đồ từ lớp ngôn ngữ truyền thuyết, các quẻ xếp thứ tự Càn - Đoài - Tốn - Khảm - Ly - Cấn - Chấn - Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ.

Ta có thể chia Trung Thiên Đồ thành hai vế: A: Càn Đoài Tốn Khảm và B: Khôn Chấn Cấn Ly.

Vế A biểu tượng cho Lạc Long Quân (Càn), hình dạng con Rồng Dương với Càn 3 vạch liền (đầu rồng), Đoài Tốn đều có hai vạch hai bên (thân rồng), Khảm một vạch ở giữa (đuôi rồng).

 

   

Rong tren noc chua_Nguyen Thieu Dung

 

Hai con rồng Âm Dương này cùng châu đầu vào quẻ Càn đặt ở phương Nam, cực dương biểu tượng mặt trời có ngọn lửa bao quanh. Đó chính là “lưỡng long triều nhật” thường thấy trên các mái đình, mái chùa, một dạng cách điệu của Trung Thiên Đồ.

Rồng Lạc Long Quân có đuôi là quẻ Khảm nên luôn liên hệ với nước.

Rồng Âu Cơ có đuôi là Ly nên luôn liên hệ với lửa, lại còn có Cấn/Sơn vì vậy thường ở núi. Rồng Âm Âu Cơ biến thể thành chim Phượng, hay là Tiên.

Lưỡng long triều nhật, chính là TRUNG THIÊN ĐỒ được cách điệu, đó là di sản tinh thần của dân tộc, là chứng tích được bảo lưu một các trang trọng tôn nghiêm hiện hữu trước mắt chúng ta để nhấn mạnh KINH DỊCH LÀ DI SẢN SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT.

 

Ta thường dùng từ lưỡng long, nhưng Trung Quốc hiếm dùng họ thường dùng từ song long hay nhị long. Ta gọi lưỡng là cặp hàm nghĩa có đôi đực  cái, âm dương vì ta trọng nguyên lý âm dương đã đúc kết nên Kinh Dịch. Vạn vật bao giờ cũng có sự hòa hợp giữa âm và dương, vạn vật cỏng âm bồng dương, nên dân tộc ta hiếu hòa. Trung Hoa ngược lại là dân du mục hiếu chiến, họ thích tranh chấp, xâm lấn nên hảo dùng song long, nhị long chỉ hai con rồng chứ không phải cặp rồng để yêu thương hòa hợp, mà gặp nhau là đấu nhau, giành nhau, hơn thua với nhau, với họ song long tranh châu, nhị long tranh châu là biểu trưng rất phổ biến.

 

Lưỡng long triều nhật trên nóc chùa Việt Nam là biểu tượng hòa bình, là lời kêu gọi yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sưởi ấm cho nhau dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời chứ đừng gieo giá lạnh vào đời nhau.

 

Đầu xuân đi lễ chùa, lễ đình xin hãy gọi đúng tên LƯỠNG LONG TRIỀU NHẬT hay LƯỠNG LONG TRIỀU NAM như một lời tri ân tổ tiên của CON RỒNG CHÁU TIÊN.

 

 

NGUYỄN THIẾU DŨNG

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2017(Xem: 10297)
Vừa qua, ngày 21-3-2017 (24-2-Đinh Dậu), sau 3 năm tái thiết xây dựng chùa Nghĩa Sơn, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tâm- Thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ Trung Ương GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương kiêm Trụ trù chùa Nghĩa Sơn tại Trảng É, thôn Phước Sơn, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã chính thức tổ chức lễ Trai đàn Khánh tạ Lạc thành và an vị Phật trong niềm hoan hỷ của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử gần xa.
07/02/2017(Xem: 6144)
Sáng nay, ngày 6/2/2017 (nhằm ngày 10/1 Đinh Dậu), chùa Linh Sơn Pháp Ấn (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) long trọng tổ chức lễ an vị tôn tượng Phật Bổn sư và khai khóa tu niệm Phật đầu năm. Về tham dự và chứng minh cho buổi lễ có chư tôn đức: HT.Thích Như Ý, Chứng minh BTS PG tỉnh Khánh Hòa, viện chủ chùa Linh Sơn Pháp Bảo và chùa Linh Sơn Pháp Ấn; HT.Thích Minh Khai, viện chủ chùa Bửu Quang, huyện Cam Lâm; HT.Thích Như Minh, viện chủ chùa Sắc tứ Liên Hoa, TP.Nha Trang cùng chư tôn đức Tăng, Ni trú xứ các chùa trong tỉnh Khánh Hòa cùng với hơn 1000 Phật tử đồng về tham dự.
17/12/2016(Xem: 5443)
Hòa trong niềm vui chung chào mừng ngày Khánh đản của đức từ phụ A Di Đà, tối ngày 15/12 (nhằm ngày 17 tháng 11 năm Bính Thân), chùa Linh Sơn Pháp Ấn ( thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đã long trọng tổ chức đêm hội hoa đăng vía Phật Di Đà trong niềm tôn kính thiêng liêng của hàng ngàn người con Phật
05/11/2016(Xem: 53329)
Bộ ảnh 108 ngôi chùa Việt Nam - nét đẹp kiến trúc uy nghiêm và hiện đại.
26/08/2016(Xem: 6174)
Chùa Từ Tôn trên Hòn Đỏ do Hòa thượng Thích Viên Mãn khai sơn, phá đảo lập tự, từ hơn 40 năm về trước. Lặng lẽ một mình, ngày mấy chục chuyến từ đất liền ra đảo bằng chiếc thúng chai, mang từng viên đá chẻ, từng can nước ngọt, từng chậu cây, hạt giống… ròng rã 40 năm mưa nắng khổ nhọc, tạo dựng nên một chốn thanh tịnh tu hành, chẳng ai biết, chẳng ai màng. Vậy mà khi ngôi chùa hình thành, hiển hiện trên đảo vắng, thập phương bá tánh khắp nơi kéo về, ra đảo chiêm bái, cúng dường ngôi Tam Bảo, phương danh của Từ Tôn Tự đã loang xa… thì “danh lam thắng tích” lọt vào mắt xanh của ngành Du Lịch. Chuyện phiền não bắt đầu từ đó.
01/06/2016(Xem: 5223)
Pháp Viện Thánh Sơn nằm về hướng Tây Nam, trên một ngọn đồi núi Đế Dài và bao bọc xung quanh là những cánh đồng Diên Lâm xanh ngát, tọa lạc xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Đại đức Giác Khoan xây dựng năm 2006, trên vùng đất ngày xưa đã có ngôi chùa Thánh Sơn do cố Phật tử Lê Thiện xây dựng năm 1918, nhưng do chiến tranh và thời gian đã tàn phá hư hoại.
12/05/2016(Xem: 5508)
Sáng ngày 08-5-2016 (02-4 Bính Thân), Ban Trị sự GHPGVN huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI (nhiệm kỳ 2016-2021) tại Văn phòng Ban Đại diện GHPGVN huyện Diên Khánh (Tòng Lâm Lô Sơn). Chứng minh và tham dự có HT.Thích Quảng Thiện – Uv.HĐTS- Phó BTS kiêm Trưởng Ban Từ thiện xã hội, HT.Thích Nguyên Quang- Uv.HĐTS, Phó Trưởng BTS kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh, HT.Thích Giác Phùng- Phó Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; TT.Thích Trừng Thi- Uv.Thường trục BTS, Trưởng BTS GHPGVN huyện Diên Khánh; chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, huyện Diên Khánh, Ban Trị sự các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Có khoảng 300 đại biểu chính thức là chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đại diện cho 52 tự viện, tịnh xá, tịnh thất trên địa bàn Diên Khánh về dự. Chính quyền đến dự có Ông Nguyễn Hữu Dinh – Phó Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa; Bà Nguyễn Thị Kim Hương- Phó Chủ tịch UBND huyện Diên Khánh, đại diện các ban ngành, đoàn thể địa phương tham d
06/11/2015(Xem: 12156)
Từ ngã ba trước trụ sở thị xã Ninh Hòa, rẻ về tay trái đi theo quốc lộ 26 hướng về Ninh Phụng, đi khoảng 3km đến quán Bảy Búa, rẻ phải theo hương lộ Ninh Phụng - Ninh Thân đi khoảng 500m nửa là đến chùa cổ tich Linh Quang (thôn Xuân Hòa, xã Ninh Phụng, Ninh Hòa).
29/07/2015(Xem: 8320)
Từ thành phố biển Nha Trang đi theo Quốc lộ 1A vào Nam khoảng 19km, nhìn lên ngọn núi Suối Dầu (thôn Khánh Thành, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm mới- Diên Khánh cũ) nằm sát đường nhựa phía bên trái, một ngôi chùa ẩn ẩn hiện hiện giữa cây lá xanh tươi dài theo sườn núi. Đó chính là chùa Linh Sơn Pháp Ấn, một chốn thiền môn lặng lẽ bình thường, nhưng lại mang dấu tích lịch sử- văn hóa vô cùng giá trị, có liên quan đến một danh nhân lỗi lạc, một người Pháp đã chọn đất Khánh Hòa làm quê hương thứ hai và sống tại đây nửa thế kỷ, được người dân Khánh Hòa tôn kính như một vị Bồ Tát từ bi cứu nhơn độ thế: Bác sĩ Alexandre Yersin!
08/07/2015(Xem: 7018)
Đồng Trăng, tên gọi nghe thật thơ mộng với hình ảnh ánh trăng lung linh trên trời cao thăm thẳm soi rọi xuống sáng ấm cả một vùng đồng hoang lau sậy ngút ngàn… Đồng Trăng ngày xưa đìu hiu vắng vẻ, dấu chân người dè dặt để lại thưa thớt, đây đó lác đác vài túp lều tranh sơ sài của những người cô độc lặng lẽ giữa gió táp mưa tuôn, chim kêu vượn hú…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]