Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Rồng Trên Nóc Chùa

18/01/201705:40(Xem: 26436)
Rồng Trên Nóc Chùa
RỒNG TRÊN NÓC CHÙA
 
Nguyễn Thiếu Dũng
 
Những ngày đi lễ chùa ta thường thấy một cặp rồng trang trí ngất ngưỡng trên nóc chùa. Hình tượng này thường thấy trên nóc chùa ở nước ta, chứ ít khi thấy trên nóc chùa Trung Hoa, phải chăng là biểu tượng đặc trưng của ta?
 



Chua Dieu Ung Bac Kinh
Chua Viet
chuamotcot

 

Chùa Một Cột

 tuvienquangduc_3

Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu





Người ta thường gọi tên cặp rồng này không thống nhất, có người gọi là lưỡng long tranh châu, có người nói là lưỡng long triều nguyệt, có người bảo là lưỡng long triều nhật, ai đúng và mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu xa của món trang trí này.

Lưỡng long tranh châu thì chắc là sai, đạo Phật là đạo hiếu hòa đề cao từ bi hỉ xả lẽ đâu chùa lại treo trước mắt tín đồ biểu tượng của dục vọng, xiển dương tranh chấp, biểu tượng đặt nơi chốn trang nghiêm trên nóc chùa nóc đình hay cung điện phải là biểu tượng của sự thái bình an lạc, thái hòa không thể biểu thị sự tranh chấp giữa hai thế lực mang lại nỗi bất hạnh cho con người. Có người ngụy biện hòn ngọc tượng trưng cho tâm linh cao quý, dầu bất cư thứ gì mà đã tranh là đi ngược giáo lý đạo Phật rồi, ngay cả ham muốn lên Niết bàn còn phải diệt huống gì là tranh.

Lưỡng long triều nguyệt cũng không đúng, vòng tròn ở giữa chung quanh có một vành lửa bao bọc, vòng đó là mặt trời, mặt trời mới phát chất nóng ra chung quanh hình dung bằng vòng lửa. vậy tên chính xác của cặp rồng quen thuộc chỉ có thể chính danh là lưỡng long triều nhật mà thôi.

 

Lưỡng long triều nhật là biểu tượng đặc trưng của Việt Nam vậy nguồn gốc nó do đâu mà có. Đó chính là hình tượng cách điệu của TRUNG THIÊN ĐỒ, một đồ quan trọng của Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam.

 

Kinh Dịch có tám quẻ đơn: Càn còn gọi là Thiên, có tượng là trời, là vua, là cha. Khôn gọi là Địa, tượng là đất, là hoàng hậu, là mẹ. Khảm gọi là Thủy, tượng là nước, là cá (ngư). Ly gọi là Hỏa, tượng là lửa. Cấn gọi là Sơn, tượng là núi. Đoài gọi là Trạch, tượng là đầm (hồ). Chấn gọi là Lôi, tượng là sấm, là con trai trưởng. Tốn gọi là Phong, tuợng là gió, là cây (mộc).

Theo thuyết tam tài  trên có trời, dưới có đất, giữa có người, như thơ Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”, có thiên có địa tất phải có nhân, nói cách khác có tiên có hậu thì phải có trung. Dịch Trung Hoa chỉ phổ biến hai đồ Tiên Thiên và Hậu Thiên, họ thiếu một đồ thứ ba.

Dịch đồ thứ ba chính là Trung Thiên Đồ đã được tổ tiên Việt Nam “cất giấu” trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ. (Dịch đồ này đã được chứng minh trong sách KINH DỊCH DI SẢN SÁNG TẠO CỦA VIÊT NAM của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng, là đồ tối quan trọng để viết Quái, Hào từ Kinh Dịch)

Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ là một huyền sử về nguồn gốc dân tộc “Con Rồng cháu Tiên’’ chứa đựng di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Nếu chúng ta kết hợp những thông tin nằm rải rác trong các truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh thì sẽ thiết lập được một Trung Thiên Đồ mà người Trung Quốc chưa hề biết đến. Lạc Long Quân thường được nhân dân gọi là Bố mỗi khi có việc cần giúp đỡ, có thể ký hiệu bằng quẻ Càn, tượng là vua, là cha. Lạc Long Quân thường sống ở Thủy phủ, ký hiệu là quẻ Khảm, tượng là nước. Lạc Long Quân diệt được Hồ tinh là con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm ở đầm Xác Cáo nay là  Hồ Tây, sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Đoài tức quẻ Trạch có tượng là đầm. Đất Phong Châu thời thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc Phú Thọ), lâu ngày cây hóa thành yêu tinh dân gọi là thần xương cuồng. Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra sức đánh đuổi, cứu dân thoát khỏi sự bức hại của xương cuồng. Sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Tốn còn gọi là quẻ Phong có tượng là mộc. Như vậy, Lạc Long Quân (quẻ Càn) diệt hồ tinh (quẻ Đoài), diệt mộc tinh (quẻ Tốn), diệt ngư tinh (quẻ Khảm) để cứu dân, từ đó ta đã có được một vế của Trung Thiên Đồ: Càn - Đoài - Tốn - Khảm. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân nói với Âu Cơ (được  tôn xưng là Quốc mẫu, là mẹ, ký hiệu là quẻ Khôn): “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở với nhau lâu được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi xuống biển, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên nhau”. Như thế là truyền thuyết đã xác định rất rõ tính cách tương phản giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thủy) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hỏa). Truyền thuyết kể tiếp: “Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang”. Lên Phong Châu là lên núi ký hiệu là quẻ Cấn, có tượng là núi, tôn người con cả ký hiệu là quẻ Chấn vì Chấn có tượng người con trưởng. Ta lại có thêm vế thứ hai của Trung Thiên Đồ: Ly - Cấn - Chấn - Khôn. Đến đây ta đã khai quật được Trung Thiên Đồ từ lớp ngôn ngữ truyền thuyết, các quẻ xếp thứ tự Càn - Đoài - Tốn - Khảm - Ly - Cấn - Chấn - Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ.

Ta có thể chia Trung Thiên Đồ thành hai vế: A: Càn Đoài Tốn Khảm và B: Khôn Chấn Cấn Ly.

Vế A biểu tượng cho Lạc Long Quân (Càn), hình dạng con Rồng Dương với Càn 3 vạch liền (đầu rồng), Đoài Tốn đều có hai vạch hai bên (thân rồng), Khảm một vạch ở giữa (đuôi rồng).

 

   

Rong tren noc chua_Nguyen Thieu Dung

 

Hai con rồng Âm Dương này cùng châu đầu vào quẻ Càn đặt ở phương Nam, cực dương biểu tượng mặt trời có ngọn lửa bao quanh. Đó chính là “lưỡng long triều nhật” thường thấy trên các mái đình, mái chùa, một dạng cách điệu của Trung Thiên Đồ.

Rồng Lạc Long Quân có đuôi là quẻ Khảm nên luôn liên hệ với nước.

Rồng Âu Cơ có đuôi là Ly nên luôn liên hệ với lửa, lại còn có Cấn/Sơn vì vậy thường ở núi. Rồng Âm Âu Cơ biến thể thành chim Phượng, hay là Tiên.

Lưỡng long triều nhật, chính là TRUNG THIÊN ĐỒ được cách điệu, đó là di sản tinh thần của dân tộc, là chứng tích được bảo lưu một các trang trọng tôn nghiêm hiện hữu trước mắt chúng ta để nhấn mạnh KINH DỊCH LÀ DI SẢN SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT.

 

Ta thường dùng từ lưỡng long, nhưng Trung Quốc hiếm dùng họ thường dùng từ song long hay nhị long. Ta gọi lưỡng là cặp hàm nghĩa có đôi đực  cái, âm dương vì ta trọng nguyên lý âm dương đã đúc kết nên Kinh Dịch. Vạn vật bao giờ cũng có sự hòa hợp giữa âm và dương, vạn vật cỏng âm bồng dương, nên dân tộc ta hiếu hòa. Trung Hoa ngược lại là dân du mục hiếu chiến, họ thích tranh chấp, xâm lấn nên hảo dùng song long, nhị long chỉ hai con rồng chứ không phải cặp rồng để yêu thương hòa hợp, mà gặp nhau là đấu nhau, giành nhau, hơn thua với nhau, với họ song long tranh châu, nhị long tranh châu là biểu trưng rất phổ biến.

 

Lưỡng long triều nhật trên nóc chùa Việt Nam là biểu tượng hòa bình, là lời kêu gọi yêu thương đùm bọc lẫn nhau, sưởi ấm cho nhau dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời chứ đừng gieo giá lạnh vào đời nhau.

 

Đầu xuân đi lễ chùa, lễ đình xin hãy gọi đúng tên LƯỠNG LONG TRIỀU NHẬT hay LƯỠNG LONG TRIỀU NAM như một lời tri ân tổ tiên của CON RỒNG CHÁU TIÊN.

 

 

NGUYỄN THIẾU DŨNG

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2022(Xem: 11331)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
13/11/2022(Xem: 1856)
Theo thống kê gần đây, Thái Nguyên có 780 di tích được kiểm kê, trong đó có 12 di tích khảo cổ học; 479 di tích lịch sử; 16 di tích kiến trúc nghệ thuật; 225 di tích tín ngưỡng và 40 di tích danh thắng, trong đó có 46 di tích đã được xếp hạng. Như vậy, ngoài những di tích thuộc mô típ khảo cổ học, còn lại hầu hết các di tích đều có hình ảnh các ngôi chùa hoặc có liên quan . Bên cạnh đó, các ngôi đình thờ Thành Hoàng hoặc người có công đức xây dựng cuộc đất sở tại, và các ngôi đền thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng đều có liên quan đến tín ngưỡng thờ Phật. Người xưa từng nói: Đất của Vua, Chùa của làng, phong cảnh Bụt cho thấy sự liên hệ và kết nối tâm linh trong đời sống xã hội bao đời. Đặc biệt chính người Thái Nguyên luôn truyền nhau câu ca : Cho tôi lập Miếu thờ Vua Xây Lăng thờ mẹ xây Chùa thờ Cha.
07/04/2022(Xem: 3174)
Sau Mộc bản Triều Nguyễn, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới vinh danh “Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Chùa Vĩnh Nghiêm được hoàn thành vào năm 1016, với ý nghĩa là nơi mãi mãi tôn nghiêm và vị trụ trì đầu tiên là Thiền Sư Vạn Hạnh.
23/08/2020(Xem: 4615)
Hôm nay con có vài lời tâm nguyện thỉnh mời quý Ngài cùng chư Phật tử hoan hỷ cho con được trình bày tâm nguyện của mình. Con xin được giới thiệu bản thân. Con tên là Nguyễn Thị Dân, Pháp danh Nguyên Hương, pháp tự Giới Huyền, sinh năm 1975, tại Đà Nẵng, Việt Nam. Con xuất gia năm 1996 tại chùa Quang Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Con thọ Đại giới năm 2004, tốt nghiệp Trung Cấp Phật Học Đà Nẵng năm 2004, sau đó con lên đường du học tại Đài Loan, năm 2010, con đã tốt nghiệp Phật Học Viện Viên Quang (Đài Loan) và tốt nghiệp Phật Học Viện Pháp Cổ Sơn Đài Loan vào năm 2014. Cối năm 2014, con có duyên dành đến Úc tu học và đóng góp công quả tại Thiền Viện Bồ Đề Brisbane (theo diện working visa) cho đến năm 2018. Sau đó con có thắng duyên lên tu học cùng với quý Phật tử chùa Phật Giáo Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc từ năm 2018 đến nay.
28/06/2020(Xem: 19119)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
16/06/2020(Xem: 4176)
Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Tên chùa Đại Từ Ân được Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đặt. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng.
25/02/2019(Xem: 13228)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
14/11/2018(Xem: 8525)
Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh ( Tiền lục nhạc, hậu thất tinh ), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được Chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc những trái tim tâm huyết, nhất trí khôi phục lại ngôi Già Lam đã từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc ngày nay được hình thành. (Ảnh 1)
10/08/2018(Xem: 40372)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
13/11/2016(Xem: 8291)
Chùa Trấn Quốc 1.500 năm tuổi ở Hà Nội lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567