Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khu di tích chùa Tiêu Sơn (nơi Vua Lý Thái Tổ tu học lúc thiếu thời) và những điều còn bí ẩn

23/08/202011:13(Xem: 4622)
Khu di tích chùa Tiêu Sơn (nơi Vua Lý Thái Tổ tu học lúc thiếu thời) và những điều còn bí ẩn
Nằm ở lưng chừng núi Tiêu, có nhiều cây cổ thụ bao quanh, chùa Tiêu Sơn càng cổ kính. Bao quanh núi về phía trước chùa có dòng sông Tiêu Tương nổi tiếng đã đi vào thơ ca Việt Nam với mối thiên tình sử giữa chàng Trương Chi và Mỵ Nương.



Theo sử sách cổ và truyền kể từ dân gian, chùa Tiêu Sơn đã có từ rất lâu đời. Đến thời nhà Lý, Bắc Ninh trở thành một trung tâm Phật giáo Kinh Bắc và chùa được nhà sư (Quốc sư) Lý Vạn Hạnh chủ trì.

Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí đều có ghi chép về chùa Tiêu và truyền thuyết về Lý Công Uẩn, như sau: “Thái tổ họ Nguyễn (Lý). Người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi, du học ở chùa Lục Tổ, sư Vạn Hạnh trông thấy lấy làm lạ nói rằng: Đây là người phi thường sau này lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm bậc minh chủ thiên hạ”.



Khi Lý Công Uẩn được 3 tuổi đã được mẹ đem lên chùa Tiêu gửi Thiền sư Lý Khánh Vân nuôi dạy lớn khôn.

Chùa Tiêu còn bảo lưu nhiều tài liệu cổ vật và những truyền thuyết, giai thoại phản ánh sống động về sự tích lai lịch, công trạng của Lý Công Uẩn, Quốc sư Lý Vạn Hạnh đã có công nuôi dưỡng giáo dục Lý Công Uẩn từ thơ ấu cho tới lớn khôn trưởng thành, sau trở thành bậc Minh Vương khai lập nền văn minh Đại Việt. Nhớ công ơn Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long, Hà Nội, tại chùa hiện nay còn lưu giữ bản Chiếu dời đô.




Đặc biệt, đây còn là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam không có hòm công đức. Mỗi gian thờ có 1 người ngồi nhìn khách đến chiêm bái. Có nhiều người đã biết đến thủ tục không đặt tiền lễ, nhưng cũng có nhiều người chưa biết. Người ngồi nhìn khách chiêm bái trong chùa chỉ để ý xem người đó đặt bao nhiêu lễ trên ban, sau khi người đó ra khỏi gian thờ thì có trách nhiệm cầm gửi lại tiền lễ, hoặc chuyển cho nhà sư trụ để làm công đức ở những trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi.

Theo sư cụ Đàm Chính trụ trì tại đây cho biết: Nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi đang xây dựng cơ sở vật chất cho chùa. Khi xây dựng xong thì nhà chùa không nhận bất kỳ tiền công đức của ai. Vì khi nhận phải trông coi, không trông coi được sẽ bị đánh cắp. Khi nào nhà chùa xây dựng, cải tạo gì sẽ lại kêu gọi người dân công đức.



Thêm một bí ẩn mà có lẽ chỉ có người đến chùa tận mắt xem mới thực sự tin đó là thật. Năm 2014 chùa được chính quyền địa phương khai quật pho tượng táng gần 300 tuổi trước tòa Tam Bảo. Đây là nhục thân trong ngôi tháp là Hòa thượng Như Trí, người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên hình thể.

Hòa thượng Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, nổi tiếng là cuốn sách cổ “Thiền uyển tập anh”. Nó ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý, Trần, có giá trị cả về mặt văn học, triết học và văn hóa dân gian. 

Ngày nay, tượng Hòa thượng Như Trí vẫn được đặt thờ tại chùa Tiêu.

Dòng sông Tiêu Tương và văn hóa người Việt

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “sông Tiêu Lương cũ ở địa giới phủ Từ Sơn, phát nguyên từ cái đầm lớn xã Phù Lưu huyện Đông Ngàn, chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong, chuyển sang địa phận hai huyện Tiên Du và Quế Dương vào sông Thiên Đức (sông Đuống).



Sách Địa chí Hà Bắc ghi rằng: “Sông Tiêu Tương, ở địa giới huyện Tiên Sơn phát nguyên từ hồ Lãng Bạc chảy từ phía tây sang đông bắc qua xã Tương Giang, Vân Tương, qua các làng quan họ nổi tiếng như Lim, Bưởi, Ó, Se, Bò... rồi chảy vào sông Cầu”

Người dân trong xã Từ Sơn, huyện Tiên Du chỉ biết rằng: Dòng sông Tiêu Tương ngày nay còn lại chỉ một đoạn ngắn nhìn như một chiếc hồ chạy quanh chân núi Tiêu phía trước cửa chùa Tiêu. Nhưng với họ vẫn truyền miệng về một mối tình đẹp đẽ của chàng Trương Chi với nàng Mỵ Nương con quan Thừa tướng.

Câu chuyện cổ đi từ truyền thuyết qua thơ văn, âm nhạc vào đi vào đời sống của người dân đậm nét văn hóa. Chuyện kể về một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi sống trong một chiếc thuyền chài nhỏ trên sông Tiêu Tương. Ngày ngày, chàng vừa thả lưới, vừa cất lời ca, tiếng hát. Tiếng hát của chàng vọng đến lầu của nàng Mỵ Nương con quan Thừa tướng. Nghe tiếng hát Mỵ Nương đem lòng yêu chàng Trương Chi say đắm…



Không chỉ nổi tiếng với mối tình đẹp đẽ đầy chất thơ văn, mà theo một số nghiên cứu thì mặc dù sông Tiêu Tương đã bị bồi lắng, có đoạn thành đường, thành ruộng, nhưng trong sử sách nó đã nối các vùng văn hóa kinh Bắc suốt những thời kỳ dựng nước và giữ nước của người Việt, từ khi An Dương Vương xây dựng quốc gia Âu Lạc cho đến khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng và lên ngôi đóng quân ở Cổ Loa năm 938.

Một số nghiên cứu cho biết: Sông Tiêu Tương bắt nguồn từ một nhánh sông Hồng đi qua Cổ Loa, Dục Tú, Phù Lưu, Dương Lôi, Tam Sơn, Tương Giang, Lim, Xuân Ổ,... tạo nên một hệ thống giao thông thuỷ có vai trò đặc biệt quan trọng giao thương hàng hóa kinh tế khu vực phía Bắc và truyền bá văn hoá từ trung tâm Cổ Loa tới các khu vực dân cư nằm ven hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, hình thành những vùng văn hóa đặc trưng riêng có với các làn điệu cổ.

Dọc theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta có rất nhiều địa danh nổi tiếng trong lịch sử gắn với Hoàng Giang. An Dương Vương, triều vua khai sáng của người Việt từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đã lợi dụng dòng Hoàng Giang tạo nên các đoạn hào tự nhiên để bảo vệ thành Cổ Loa.

Ngày nay, ngay bên nhánh của sông Hoàng Giang là sông Đuống người ta đã tìm thấy phát tích của Vua Hùng là Kinh Dương Vương (ông nội của Lạc Long Quân). Người dân ở đây cho rằng: Sông Tiêu Tương dường như đã gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Kinh Dương Vương và chùa Tiêu cùng nằm bên cạch sông Đuống. Đứng ở bên này di tích Kinh Dương Vương nhìn sang bên kia sông Đuống là chùa Tiêu. Để nối 2 điểm di tích danh thắng này, tỉnh Bắc Ninh vừa khởi công xây dựng cây cầu nối 2 bờ sông Đuống.

Tìm hiểu về dòng sông Tiêu Tương và khu di tích chùa Tiêu ai đến một lần sẽ muốn đến nữa để biết thêm về một vùng đất cổ còn nhiều bí ẩn, với bao truyền thuyết gắn với lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Bích Hời


Chùa Tiêu Sơn và bí ẩn nhục thân
Thiền sư Như Trí gần 300 năm

Gần bảy tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ ngày 26-9, pho tượng di thể của thiền sư Như Trí đã được tu bổ, khôi phục xong. Nhưng chung quanh pho tượng táng (viên tịch nhưng thân xác không phân hủy) cực kỳ quý giá thứ tư được tìm thấy ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều bí ẩn.

Cách Hà Nội hơn 20km, trên đường đi Bắc Ninh, có tấm biển lớn chỉ đường về chùa Tiêu, thuộc xã Tương Giang (Từ Sơn, Bắc Ninh).  Giữa cánh đồng mênh mông trồi lên một ngọn núi, đứng từ xa trông rõ tượng thiền sư Vạn Hạnh khổng lồ nhìn về Thăng Long. 

Chùa Tiêu có tượng Thiền sư Vạn Hạnh

Chùa Tiêu có tượng Thiền sư Vạn Hạnh

Xưa kia, nơi đây phong cảnh sơn thủy hữu tình. Dòng Tương giang uốn lượn dưới chân núi Tiêu nay đã rời xa, biến thành bờ xôi ruộng mật, xóm làng trù phú.

Những ngày cuối năm, du khách viếng thăm Tiêu Sơn rất đông, nhang khói tỏa hương ngát cửa thiền. Tôi vòng ra sau chùa, đi dưới những hàng cây, trèo lên đỉnh núi ngắm những am tháp rêu phong, cổ kính. Thật đúng là: “Chim sáo cây rừng kêu ẩn sớm/ Chùa Tiêu bóng tháp khểnh nằm trưa” (Tiêu Sơn hoài cổ thi).

Ngôi chùa này vốn có tên Thiên Tâm, dựng từ thời Tiền Lê, là nơi thiền sư Vạn Hạnh tu thiền, giảng đạo và dạy dỗ vị vua đầy huyền thoại Lý Công Uẩn.

Trong gian nhà Tổ, dưới chân pho tượng chứa nhục thân bất hoại của thiền sư Như Trí, ni sư Đàm Chính ngồi trầm mặc, một tay lần tràng hạt, một tay đều đều gõ mõ lốc cốc.

Nhà tổ của chùa Tiêu

Nhà tổ của chùa Tiêu

Một lần, khi tình cờ nhìn qua khe hở do viên gạch rơi ra, ni sư Đàm Chính ghé mắt nhìn vào và giật mình suýt ngã khi thấy rõ ràng một người đang ngồi kiết già trong tháp. Hoảng quá, ni sư Đàm Chính cầm viên gạch bịt kín lại và chôn chặt chuyện này trong lòng, không kể với bất kỳ ai. 

Tháp Viên Tuệ - nơi ni sư Đàm Chính đã phát hiện nhục thân thiền sư Như Trí. 

Tháp Viên Tuệ - nơi ni sư Đàm Chính đã phát hiện nhục thân thiền sư Như Trí. 

Theo các tài liệu còn lưu lại ở chùa, thiền sư Như Trí là đệ tử nối pháp của thiền sư Chân Nguyên. Thiền sư Như Trí đã từng khắc in lại bộ Thiền Uyển Tập Anh, là bộ sách có giá trị đặc biệt không những về lịch sử Phật giáo mà còn là một tác phẩm truyền kỳ có giá trị về văn học, triết học và văn hóa dân gian. 

Thiền sư Như Trí cùng người thầy Chân Nguyên của mình tiếp nối tinh thần phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Theo các tài liệu của thiền phái Trúc Lâm, sau khi mãn duyên độ sinh, ngài an nhiên trước sinh tử, nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại. 

Thiền sư Như Trí lúc đang ngồi trong am tháp (Ảnh chụp lại ở chùa Tiêu). Trên tháp có tấm bia nhỏ ghi: Đây là

Thiền sư Như Trí lúc đang ngồi trong am tháp (Ảnh chụp lại ở chùa Tiêu). Trên tháp có tấm bia nhỏ ghi: Đây là "Viên Tuệ tháp" được đệ tử nối pháp của ngài là Tính Phong (cùng hàng môn nhân) dựng vào mùa xuân năm 1723 đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái thứ tư. Như vậy pho tượng và ngôi cổ tháp đã có ít nhất 281 năm tuổi.

Theo ni sư Đàm Chính, nếu không có sự kiện một người chăn trâu mò lên tháp tìm của quý, chọc thủng pho tượng thiền sư Như Trí, thì ni sư quyết đem bí mật về pho tượng kia xuống suối vàng. 

Năm ấy, một người đàn ông trong làng, khi thả trâu trên núi Tiêu, đã mò lên tháp Viên Tuệ với ý định tìm… vàng bạc. 

Gỡ mấy viên gạch ra, ông này nhìn thấy một pho tượng giống hệt một người còm nhom đang ngồi trong tháp. Do tò mò, ông ta đã kiếm một cây gậy chọc thử vào pho tượng. Kết quả, ông ta chọc thủng mặt vị thiền sư đã an tọa gần 300 năm trong tháp gạch rêu phong. 

Sau này người chăn trâu này bị bệnh trọng, thế là lời đồn thổi về một nhà sư chết ngồi trong tháp rất linh thiêng lan truyền khắp xóm thôn.

Trong suốt quá trình đó, những nghiên cứu di cốt đã cho kết luận: Thiền sư Như Trí là một người đàn ông, cao xấp xỉ 1,65m, viên tịch trong độ tuổi từ 45 - 50. Một vị chức sắc Phật giáo cho rằng ở cái tuổi đó mà thiền sư Như Trí đã luyện được cách khiến di thể bất hoại là một kỳ công độc nhất vô nhị.

Trong suốt quá trình đó, những nghiên cứu di cốt đã cho kết luận: Thiền sư Như Trí là một người đàn ông, cao xấp xỉ 1,65m, viên tịch trong độ tuổi từ 45 - 50. Một vị chức sắc Phật giáo cho rằng ở cái tuổi đó mà thiền sư Như Trí đã luyện được cách khiến di thể bất hoại là một kỳ công độc nhất vô nhị.

Biết không thể giấu kín chuyện này mãi, ni sư Đàm Chính đã báo cáo với Hòa thượng Thích Thanh Từ - Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt.

PGS. TS Nguyễn Lân Cường kể, hồi đang tu bổ nhục thân Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu, một tỳ kheo của Thiền viện Trúc Lâm đã đến xem và có ý yêu cầu ông tu bổ giúp một nhục thân nữa, tuy nhiên, gặng hỏi mãi mà vị tỳ kheo kia nhất quyết không nói đó là nhục thân nào, ở chùa nào.

Đến tận năm 2004, sau khi viết xong dự án “Tu bổ và bảo quản thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu Sơn” và được phê duyệt, TS. Nguyễn Lân Cường mới có điều kiện tiếp cận với nhục thể vị thiền sư kỳ lạ này.

Hầu hết thông tin từ pho tượng nhục thân của thiền sư Như Trí cung cấp cho TS. Nguyễn Lân Cường, cũng giống như nhục thân hai vị thiền sư chùa Đậu.

Thiền sư Như Trí cũng tịch trong tư thế ngồi thiền và được các đệ tử phết bên ngoài bằng một lớp bồi gồm đất tổ mối, sơn ta, mùn cưa…

 Điều khác biệt là trong lớp bồi không có thếp vàng, thếp bạc. Nhưng trong lớp bồi lại có những miếng đồng mỏng, có tác dụng đỡ cho nhục thân ngài qua nhiều năm không bị gục xuống.

Nhục thân thiền sư Như Trí khi chưa tu bổ. Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường, khi mở am tháp, ông đau lòng vô cùng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền trong môi trường ẩm mốc.

Nhục thân thiền sư Như Trí khi chưa tu bổ. Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường, khi mở am tháp, ông đau lòng vô cùng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền trong môi trường ẩm mốc.

Điều vô cùng ngạc nhiên với TS. Nguyễn Lân Cường khi tu bổ pho tượng táng này, đó là ông đã phát hiện ra một khối hợp chất bằng quả bưởi nằm trong bụng thiền sư Như Trí. 

Ông Cường khẳng định: “Tượng được phủ kín bằng lớp bồi, phía dưới lại có đáy gốm hình tòa sen, do đó, khối vật chất này không thể lọt vào ổ bụng được”. 

Tin chắc khối vật chất này chính là nội tạng của thiền sư Như Trí, song ông Cường và các nhà khoa học vẫn lấy mẫu chuyển đến Viện Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia để phân tích. 

Đúng như dự đoán, kết quả phân tích hóa học cho thấy, hợp chất lấy từ bụng thiền sư Như Trí chính là các chất còn lại của phần phủ tạng. 

Từ kết quả này, TS. Nguyễn Lân Cường suy luận rằng, trong bụng hai vị thiền sư chùa Đậu cũng có khối hợp chất còn lại của nội tạng mà máy chụp X-quang không phát hiện được. 

Thiền sư đã trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục

Thiền sư đã trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại

Theo lời TS. Nguyễn Lân Cường, khi mở am tháp, ông đau lòng vô cùng khi chứng kiến thiền sư Như Trí ngồi thiền trong môi trường ẩm mốc. Toàn bộ nhục thân của ngài đã bị tỷ tỷ vi khuẩn xâm nhập phá hoại, thậm chí, rất nhiều loại côn trùng, bò sát đẻ trứng quanh ngài.

Với sự xâm hại nghiêm trọng của thời tiết, vi khuẩn, côn trùng hàng mấy trăm năm, lẽ ra toàn thể nhục thân của ngài đã phải về với cát bụi, thế nhưng, vì sao ngài vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí cả khối vật chất của phủ tạng cũng vẫn còn nguyên vẹn? Câu hỏi này chưa có lời giải đáp.

Việc tu bổ pho tượng táng nhục thân thiền sư Như Trí đã hoàn thành từ năm 2004. Thiền sư đã trở lại dáng vẻ gần như ban đầu và tiếp tục "ngồi kiết già" trong nhà thờ Tổ với sự bảo quản vô cùng kỹ lưỡng của khoa học hiện đại.

Ngày 5-3-2004, trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà sư, Phật tử và đại diện chính quyền địa phương, ngôi tháp cổ đã được khai mở. Và nhục thân Thiền sư Như Trí trong tư thế ngồi kiết già được rước ra, bị hư hỏng nặng: tay rụng, mắt trái thủng, toàn thân nứt nẻ.

Nơi cất giữ tượng ẩm thấp, nước vẫn tiếp tục nhỏ xuống từ các mạch vữa lở lói.

Trên tháp có tấm bia nhỏ ghi: Đây là "Viên Tuệ tháp" được đệ tử nối pháp của ngài là Tính Phong (cùng hàng môn nhân) dựng vào mùa xuân năm 1723 đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái thứ tư. Như vậy pho tượng và ngôi cổ tháp đã có ít nhất 281 năm tuổi.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2022(Xem: 11364)
Nhân Đại lễ Tipitaka lần thứ 17 được tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ; Ban Tổ chức đã mời nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường tham gia triển lãm hình ảnh ngôi chùa Việt Nam trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu nét mỹ thuật và kiến trúc phong phú của ngôi chùa Việt đến hàng vạn chư Tăng, chư Ni và Phật tử khắp thế giới về đất Phật dự lễ. Bộ hình ảnh 165 ngôi chùa Việt Nam được phân bổ như sau: 01. Miền Bắc: 31 ngôi chùa; miền Trung: 44 ngôi chùa; miền Nam: 55 ngôi chùa; và Hải ngoại (Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nepal): 35 ngôi chùa. Trong đó, chùa cổ: 46 ngôi; chùa Nam Tông người Việt: 34 ngôi; chùa Nam Tông Khmer: 7 ngôi; chùa Thiền tông: 15 ngôi; chùa Khất sĩ: 08 ngôi; chùa Ni giới: 09 ngôi.
13/11/2022(Xem: 1861)
Theo thống kê gần đây, Thái Nguyên có 780 di tích được kiểm kê, trong đó có 12 di tích khảo cổ học; 479 di tích lịch sử; 16 di tích kiến trúc nghệ thuật; 225 di tích tín ngưỡng và 40 di tích danh thắng, trong đó có 46 di tích đã được xếp hạng. Như vậy, ngoài những di tích thuộc mô típ khảo cổ học, còn lại hầu hết các di tích đều có hình ảnh các ngôi chùa hoặc có liên quan . Bên cạnh đó, các ngôi đình thờ Thành Hoàng hoặc người có công đức xây dựng cuộc đất sở tại, và các ngôi đền thuộc tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng đều có liên quan đến tín ngưỡng thờ Phật. Người xưa từng nói: Đất của Vua, Chùa của làng, phong cảnh Bụt cho thấy sự liên hệ và kết nối tâm linh trong đời sống xã hội bao đời. Đặc biệt chính người Thái Nguyên luôn truyền nhau câu ca : Cho tôi lập Miếu thờ Vua Xây Lăng thờ mẹ xây Chùa thờ Cha.
07/04/2022(Xem: 3175)
Sau Mộc bản Triều Nguyễn, bia Tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thứ 3 được thế giới vinh danh “Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. Theo bia tháp ghi lại, năm Thuận Thiên Nguyên Niên (1010), vua Lý Thái Tổ cử hai quan trong triều là Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt thiết kế đồ án, lo việc kiến thiết 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Vĩnh Nghiêm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. Chùa Vĩnh Nghiêm được hoàn thành vào năm 1016, với ý nghĩa là nơi mãi mãi tôn nghiêm và vị trụ trì đầu tiên là Thiền Sư Vạn Hạnh.
28/06/2020(Xem: 19124)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
16/06/2020(Xem: 4177)
Chùa Đại Từ Ân tọa lạc trong Khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng - The Phoenix Garden (44,96 hecta), thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 09/5/2010 trên diện tích 2 hecta. Tên chùa Đại Từ Ân được Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ đặt. Trước chùa, pho đại tượng đức Phật A Di Đà (cao 25m) tôn trí ở giữa một công viên rộng lớn, thoáng đãng.
25/02/2019(Xem: 13234)
Bức Tượng Phật ngồi lưng vua độc nhất Việt Nam ở Hà nội, Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối vì đã cư xử sai lầm với đạo Phật
14/11/2018(Xem: 8529)
Chùa tọa lạc trên núi Thất Tinh ( Tiền lục nhạc, hậu thất tinh ), thị trấn Ba Sao tỉnh Hà Nam. Vào năm 2000 khi đoàn công tác khảo sát hồ Tam Chúc, phát hiện nhiều dấu tích cổ xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, đã xác định được Chùa Tam Chúc cổ xưa đã có mặt nơi này trên 1000 năm. Từ những phát hiện quan trọng đó đã thôi thúc những trái tim tâm huyết, nhất trí khôi phục lại ngôi Già Lam đã từng tồn tại nơi này để làm dấu tích cho các thế hệ ngàn sau noi dấu và gìn giữ truyền thống dân tộc. Và như thế chùa Tam Chúc ngày nay được hình thành. (Ảnh 1)
10/08/2018(Xem: 40425)
Giới thiệu Cơ Sở Tạc Tượng Phật Phúc Minh, Tượng Phật gỗ Phúc Minh có 75 năm kinh nghiệm, 3 đời tạo tượng Phật – Bồ tát gỗ như tượng Phật A Di Đà, tượng Quan Âm, Tượng Phật Thích Ca, Tượng Địa Tạng, Tượng Hộ Pháp, … Xưởng Phúc Minh là một trong số ít Xưởng tại Việt Nam chỉ tạo tác dòng tượng Phật gỗ và tượng Người tinh xảo, có hồn, có thẩm mỹ cao. Hiện Xưởng Phúc Minh đang xuất tượng Phật tới Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Canada, Úc.
18/01/2017(Xem: 26458)
Những ngày đi lễ chùa ta thường thấy một cặp rồng trang trí ngất ngưỡng trên nóc chùa. Hình tượng này thường thấy trên nóc chùa ở nước ta, chứ ít khi thấy trên nóc chùa Trung Hoa, phải chăng là biểu tượng đặc trưng của ta?
13/11/2016(Xem: 8297)
Chùa Trấn Quốc 1.500 năm tuổi ở Hà Nội lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567