Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ đêm nhìn sao mai mọc nơi rặng Hy Mã Lạp Sơn

29/03/201319:54(Xem: 4317)
Từ đêm nhìn sao mai mọc nơi rặng Hy Mã Lạp Sơn
Sakya_Muni_1

TỪ ĐÊM NHÌN SAO MAI MỌC

NƠI RẶNG HY MÃ LẠP SƠN

ĐẾN NHỮNG CON ĐƯỜNG THÔN DÃ CỦA QUÊ HƯƠNG

Thích Phước An

Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: “Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa”

Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:

Khi Vô Ngôn Thông được hỏi về thiền và thiền sư, ông đã im lặng lấy tay chỉ vào một gốc cây Thoa lư. Thiền và thiền sư trong lãnh vực đàm luận có thể là những khái niệm trừu tượng, gốc cây Thoa lư là một hình ảnh cụ thể của thực tại, nếu nhìn gốc cây Thoa lư trong chính thực tại của nó tức là đã xâm nhập thế giới thiền và trở thành thiền sư. Các thiền sư không bao giờ muốn đưa học trò của mình vào thế giới suy luận trừu tượng” (1).

Tất nhiên, trong các tông phái của Phật giáo, thì thiền là tông phái gây cảm hứng mạnh mẻ nhất trong mọi lĩnh vực sáng tác nghệ thuật. Đặc biệt là trong lĩnh vực thi ca. Nhưng theo tôi, chính Đức Phật mới là người đầu tiên khai mở dòng cảm hứng bất tận ấy cho những nghệ sĩ sáng tạo.

Đọc lịch sử đức Phật ta vẫn còn nhớ, sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ Đề bên dòng sông Ni liên thiền, khi sao mai vừa mọc thì thái tử Tất Đạt Đa hốt nhiên đại ngộ (Anuttara Samyak Sambodhi) mà người Trung Quốc đã dịch là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nghĩa là chứng nhập chân lý tối cao.

Ta có thể đặt câu hỏi, tại sao đức Phật không hốt nhiên đại ngộ vào buổi trưa hay buổi chiều? mà biến cố ấy lại xảy ra vào lúc sao mai mới mọc? Phải chăng đó là giây phút đẹp nhất? Giây phút mà vũ trụ vừa thức tỉnh sau một đêm dài bị bóng tối vây phủ. Như vậy giây phút mà đức Phật giác ngộ đó, nếu ta nhìn theo cách nhìn của thi nhân thì đó là giây phút mà đức Phật đã nắm bắt được cái đẹp thiên thu của vũ trụ chính trong lòng bàn tay của ngài.

Nhưng thơ là gì? Và tại sao con người phải làm thơ? Thi hào Hàn Mặc Tử của Việt Nam, người đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời ngắn ngủi của mình cho thi ca và nhất là đã từng trải qua những đau khổ nhất cũng như hoạn lạc nhất trong trái tim rỉ máu của mình, đã cho biết vì sao ông làm thơ:

“Tôi làm thơ nghĩa là vì tôi yếu đuối quá! Tôi bị cám dỗ, tôi bị phản lại tất cả những gì mà lòng tôi, máu tôi, đều hết sức giữ bí mật. Và cũng có nghĩa là tôi mất trí, tôi phát điên. Nàng đánh tôi đau quá, tôi bật ra tiếng khóc, tiếng gào, tiếng rú, có ai ngăn cản được tiếng lòng tôi?”

Trong Trường Bộ Kinh có ghi lại, sau khi rời gốc cây Bồ Đề, trên đường trở về thành Ba La Nại gặp đạo sĩ Upaka, đức Phật đã reo lên:

Ta là bậc tối thắng, Ta là bậc toàn trí

Xả trừ hết ô nhiễm và trần cấu,

Lìa bỏ tất cả, lửa tham dục đã tắt

Ta không học với ai, thì còn biết gọi ai là Thầy?

Những gì Ta biết Ta không học với một ai,

Không ai bằng Ta trên thế gian này,

Dầu sanh ở cõi phàm hoặc cung trời

Không một ai bằng Ta hết

Ta đã thực sự chiếm được quả giải thoát,

Toàn thế gian Ta là bậc Vô thượng đạo sư,

Độc nhất trong đời, hoàn toàn giác ngộ,

Tự ngự trong yên vui vô thượng.

Nếu hiểu thi ca trong tinh thần Hàn Mặc Tử, thì những lời trên của đức Phật cũng có thể tạm gọi là ngôn ngữ của thi ca, vì nó đã được trào vọt ra từ trái tim tràn đầy hoan lạc của một người vừa tìm lại được tự do nơi chính quê nhà của mình sau bao thuở lang thang phiêu dạt tận nơi góc bể chân trời.

Và rồi sau đó trong gần 50 năm lang thang khắp lục địaẤn Độ rộng lớn, từ những cung điện nguy nga tráng lệ của vua chúa đến những căn nhà nghèo khổ tăm tối nhất thuộc giai cấp tiện dân, từ những bậc Thánh ẩn mình trong rừng sâu đến những tay đồ tể giết người, hay từ một tư tưởng gia thông thái đến những người nông dân chất phác thất học, với lòng từ bi vô hạn, Ngài đã vì sự thống khổ của muôn loài mà tuyên thuyết không biết bao nhiêu thi kệ. Những thi kệ ấy, có khi thì chất phác giản dị từ nội dung tư tưởng đến ngôn ngữ như trong các kinh thuộc thời nguyên thủy, khi như bay bổng tuyệt vời như trong các kinh thuộc đại thừa. Chẳng hạn như Hoa Nghiêm Kinh, ta đọc mà có cảm tưởng như đó là trường thi vĩ đại nhất mà dân tộc Ấn Độ đã cống hiến cho thi ca nhân loại, và phải chăng chỉ có một dân tộc được sanh ra dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn cao nhất thế giới thì mới tạo ra một thứ ngôn ngữ kỳ lạ như vậy?

Năm 520 Bồ Đề Đạt Ma mang thông điệp Phật giáo Thiền tông đến Trung Quốc. Đã biết bao thiên niên kỷ trôi qua rồi, vậy mà cái truyền thuyết về việc đức Phật cầm đóa hoa đưa lên trước Pháp hội và nụ cười mênh mông của Tôn Giả Ca Diếp trên đỉnh núi Linh Thứu cùng với đôi mắt của Bồ Đề Đạt Ma chín năm trầm hùng nhìn vào vách đá Chùa Thiếu Lâm, đôi mắt sâu thẳm như đang nhìn vào kiếp người đen tối vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo nghệ thuật không những chỉ tại Trung Quốc mà còn cả toàn thể thuộc khu vực miền Viễn Đông nữa

Nhưng vì Bồ Đề Đạt Ma dù sao cũng là người Ấn Độ nên theo giáo sư D.T Suzuky, chỉ có công khai mở một trào lưu. Phải đợi đến khi Huệ Năng, một người sanh ra từ đất Trung Hoa, và với thiên tài Huệ Năng thì thiền mới chính thức trở thành một trào lưu tâm linh vĩ đại cho đến ngày nay

Nhưng mảnh đất đã sinh ra Bồ Đề Đạt Ma có gì khác biệt với mảnh đất đã sinh ra Huệ Năng? “Con người Trung Hoa mãi mãi là những đứa trẻ bụi đời, vóc dáng nặng nề không bao giờ dám bay bổng lên mây. Sinh hoạt của họ thường ngày là cày cuốc, là gom lá khô, là xách nước, là buôn bán, là hiếu thảo, làm việc công ích, là quy định những lễ nghĩa rắc rối nhất đời, đại khái có nghĩa là có ý thức về lịch sử, quan sát thời vụ, là ghi lại những dấu vết ấy làm chứng tích của thời gian. Người Trung Hoa có thể tự hào giỏi ghi chép nhất trong đời, trái hẳn với người Ấn Độ đánh mất ý niệm thời gian (2).

Vì tinh thần thực tiễn như vậy nên người Trung Hoa say sưa với những gì trên mặt đất này”. Núi vút trời cao, nước đi ra biển, cây trổ hoa xuân, hoa đơm tàn đỏ. Trăng sáng thì nhà thơ say sưa trổ khúc thái bình”

Lục tổ Huệ Năng là một người con của một đất nước như thế, mà lại sống cùng thời đại với Lư Chiếu Tân (637-690), Mạnh Hạo Nhiên (689-740) và Vương Duy ( 710-776) v.v. tức là những tên tuổi lớn của thi ca Trung Quốc thời sơ Đường. Đặc biệt là khi Lục tổ Huệ Năng đang du thuyết đạo thiền thì Lý Bạch, thi hào được xem như là vĩ đại nhất của Trung Quốc đã là cậu thiếu niên 12 tuổi, và năm Huệ Năng viên tịch thì thi hào Đỗ Phủ vừa chào đời được một năm, Đỗ Phủ sanh 712 và mất 770. “...Huệ Năng viên tịch năm 713, thọ 76 tuổi, nhằm thời thịnh Đường thiên hạ vui cảnh thái hoà và văn hóa Trung Quốc vút đến tuyệt đỉnh vinh quang trong lịch sử (4)

Bởi vậy, dù không phải là một thi nhân, nhưng khi đem những vấn đề huyết mạch nhất của tư tưởng Phật giáo để giải thích cho người Trung Hoa thì Huệ Năng đã sử dụng ngôn ngữ đầy hình ảnh thi ca, ví dụ đoạn này trong Pháp Bảo Đàn Kinh:

- Huệ Năng này bước ra ngồi xếp bằng trên tảng đá, Huệ Minh làm lễ nói rằng: Mong hành giả nói pháp cho tôi nghe!

- Huệ Năng nói: Nếu ông vì Pháp mà đến, thì nên dứt tưởng niệm, lành dữ thảy đừng nghĩ tới. Huệ Minh vâng lời.

- Giây lâu Huệ Năng lại nói: Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, ngay lúc này đây đưa cho tôi xem cái bản lai diện mục của ông trước khi mẹ ông sinh ra

Giáo sư D.T Suzuki cho rằng, đoạn kinh trên làsự sáng tạo vĩ đại nhất của thiên tài Trung Hoa đó là một chân trời mới mà Huệ Năng đã mở ra cho Thiền cổ truyền Ấn Độ. Ở cách nói ấy, ta không thấy gì là Phật Giáo hết, thế có nghĩa là Huệ Năng tự vạch ra cho mình một con đường riêng rẻ diễn đạt một chân lý thiền theo kinh nghiệm riêng độc đáo, và đầy tinh thần sáng tạo trước Huệ Năng để biểu thị kinh nghiệm ấy, người ta vay mượn đó đây, mượn chữ cũng như mượn phương pháp nói rằng: "ông là Phật hoặc là Phật ở trong ông thật quá sáo, quá chìm, vì quá trừu tượng, quá khái niệm. Những câu nói ấy đành là có chứa đựng một chân lý thâm diệu nào đó, nhưng thiếu cụ thể, không đủ sinh khí lay hồn ta chìm lỉm giữa trừu tượng và từ chương vậy. Huệ Năng chất phác ở tâm, mộc mạc ở trí, không nhiễm phải cái học của đạo và đời, Huệ Năng có thể nắm lấy chân lý nóng hổi trong tay, và đó là chỗ tươi mát khác thường của tâm trí trong khi tiếp xử với đời (5)

- Chất phác ở trong tâm, mộc mạc ở trí

Có lẽ đấy chính là điểm gặp gỡ quan trọng nhất giữa thiền (Nhất là thiền của Huệ Năng) và thi ca. Đặc biệt là sau hai câu thơ lừng danh của Bàng Uẩn, một trong những cư sĩ trác việt nhất của Phật giáo thiền tông Trung Quốc:

Thần thông tịnh diệu dụng

Vận thủy cập ban sài

(Này thần thông! Này diệu dụng!

Ta gánh nước! Ta đốn củi! )

Khởi đầu là Trung Quốc, rồi sau đó tràn qua Nhật Bản, Triều Tiên, rồi tất cả các quốc gia thuộc khu vực miền Viễn Đông, tại các thiền viện, chùa chiền, trong các công án, pháp ngữ hay kệ thị tịch của các thiền sư, ta thấy tràn đầy tinh thần thi ca.

Tại Việt Nam, ngoài các thiền sư thi sĩ đời Lý, Trần, ta còn thấy đầu đời hậu Lê có bậc anh hùng Nguyễn Trãi, một con người hoàn toàn cô độc trước thời đại mình đang sống, đã luôn luôn mong ước dù chỉ một lần thôi, được đến tận nguồn của suối Tào Khê, nơi mà lục Tổ Huệ Năng đã khai mạch cho dòng suối tâm linh vĩ đại ấy:

Bán sinh khưu hắc tiện u thê

Thiền pháp phân minh thính điểu đề

Vạn lý Nam lai sơn thủy viễn

Nhất sinh năng kỷ quá Tào Khê

(Nửa đời ẩn dật sẵn hang sâu

Vang động gian chùa tiếng nhạn kêu

Muôn dặm từ Nam non nước thẳm

Một đời mấy bận tới Tào khê)

Vì nước của dòng suối ấy, Nguyễn Trãi tin tưởng rằng, không chỉ rửa sạch những đau khổ của chính mình thôi mà còn cả mọi sinh linh thống khổ khác nữa:

Môn tiền nhất phái Tào Khê thủy

Tẩy tận nhân gian kiếp kiếp trần

(Trước cửa Tào Khê dòng nước chảy

Rửa hết bụi bặm bao nhiêu kiếp của nhân gian)

Trong một bài thơ chúng ta biết rằng, Nguyễn Du đã trì tụng kinh Kim Cang hơn cả ngàn lần, vậy mà thi hào của chúng ta vẫn không hiểu hết ý nghĩa sâu xa của Kinh. Cuối cùng phải nhờ bài kệ đắc pháp của lục Tổ Huệ Năng mới chợt nhận ra rằng, con đường đi vào thực tại không qua ngôn ngữ mà chính là con đường của vô ngôn, nghĩa là con đường của im lặng:

Nhân liễu thử tâm nhân tự độ

Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu

Minh kính diệc phi đài

Bồ đề bổn vô thọ

Ngã độc Kim Cang thiên biến linh

Kỳ trung áo nghĩa đa bất minh

Cập đáo phần kinh thạch đài hạ

Tài tri vô tự thị chân kinh

(Ta giải thoát khi nào trong lòng đã sáng tỏ,

Linh Sơn ở ngay trong chính ta,

Gương sáng vốn không đài,

Cây Bồ Đề cũng không có gốc,

Ta đã từng đọc kinh Kim Cang hơn ngàn lần,

Ý nghĩa sâu xa vẫn chưa hiểu hết,

Chỉ đến khi đứng trước đài phôi kinh

Mới hay rằng vô tự mới chính là chân kinh).

Nhưng tại sao một số Tổ sư của Phật Giáo mà lại dấy động được cả phong trào thi ca rầm rộ như vậy?

Tôi nhớ hồi nhỏ tôi đọc được Pháp Bảo Đàn Kinh tại một ngôi chùa ở vùng núi non hẻo lánh thuộc miền Trung. Thôn quê vốn đã vắng vẻ tịch mịch, mà cách đây 40 năm lại càng vắng vẻ và tịch mịch hơn. Hồi đó tôi mới học lớp 4 hoặc lớp 5 ở trường làng, nên dĩ nhiên đọc Pháp Bảo Đàn Kinh cũng như đọc chuyện cổ tích vậy thôi.

Nhưng chính nhờ đọc như chuyện cổ tích mà tôi mới thấy hình ảnh của Lục Tổ Huệ Năng gần gũi với tuổi thơ của tôi vô cùng, tôi cứ tưởng tượng cái xứ Lĩnh Nam mà Lục Tổ nói là nghèo khổ quê mùa đó chắc cũng giống như quê của tôi, cũng những người nông phu ra đồng cày ruộng, cũng những người tiều phu lên rừng đốn củi. Ngôi chùa Đông Thiền núi Hoàng Mai sinh hoạt cũng giống như những ngôi chùa trong rặng núi quê tôi, nghĩa là cũng xay lúa, cũng giã gạo, bữa củi, nhiều khi tôi còn tưởng tượng hình ảnh của cụ Lục Tổ mặc chiếc áo tràn màu nâu đất, mang đôi guốc gỗ lầm lũi bước đi, đó lúc là nơi núi rừng chập chùng, có khi là trên những con đường thôn dã giữa những người nông dân chân lắm tay bùn.

Khi lớn lên lưu lạc các chùa ở thành phố, sống giữa thế giới văn minh tiến bộ, nên tất nhiên tôi cũng không còn đọc Pháp Bảo Đàn Kinh như đọc một câu chuyện cổ tích nữa, nhưng lúc nào hình ảnh của Lục Tổ Huệ Năng, ngôi chùa xưa dưới bầu trời cao rộng, nơi một vùng quê tĩnh mịch vẫn cứ sống êm đềm trong ký ức tuổi thơ xa xôi của tôi.

Và tôi cũng nghĩ rằng, hễ bất cứ cái gì đưa tâm hồn con người đi lên, đưa con người tiến về cái đẹp, thì cái đó chính là hình ảnh thi ca vậy.

Dường như thế giới càng văn minh tiến bộ bao nhiêu, thì tâm thức của con người càng hoang mang và lạc lõng bấy nhiêu. Sự hoang mang đó có lẽ cũng giống như sự hoang mang của Thần Tú (một con người rất uyên bác) khi Ngũ Tổ bảo phải làm một bài kệ khác để trình cái sở chứng của mình: Tâm trung hoảng hốt, thần tứ bất an, du như mộng trung hành tọa bất lạc (trong lòng hoảng hốt, thần tứ chẳng an, dường như giấc mộng, đi ngồi chẳng vui) (6). Nghĩa là bất an và đau khổ vì cái sở học uyên bác của mình.

Có lẽ nhân loại đang đứng trước thế kỷ 21 này, nên khởi sự học lại từ đầu cái mà Lục Tổ Huệ Năng đã bị mắng là nhĩ giá lạp lão bất tri ( con người man rợ này chẳng biết chi hết) thì mới mong tìm được một nền văn minh đích thực cho chính mình chăng?

Nha Trang mùa hạ 98

Chú thích:


(1) Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập 1 Nguyễn Lang, trang 204 NXB Văn Học, Hà Nội 1994

(2) Thiền Luận, D.T Suzuki, Trúc Thiên dịch, trang 144, NXB An Tiêm, Sài Gòn 1973

(3) Trang 161

(4) Trang 356

(5) Trang 331

(6) Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Tự tự

(7) Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Tự tự

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2022(Xem: 3203)
Ta thân tâm thanh tịnh Thiền dưới cội Bồ đề Dù thịt nát xương tan Quyết không bỏ nơi đây!
26/06/2021(Xem: 11707)
1/ Tôn Giả Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất Trí tuệ cao minh vi đệ nhất Tăng đoàn thống lãnh trợ Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá thân lâm kiến Đạo nghiệp truyền lưu chiếu ánh quang. Trí tuệ sáng ngời là số một Tăng đoàn thống lãnh giúp Từ Tôn Kỳ Viên Tinh Xá đích thân dựng Đạo nghiệp lưu truyền rạng ánh quang Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Trí Tuệ Đệ Nhất Xá Lợi Phất Tôn Giả 2/ Tôn Giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất Thần thông đệ nhất chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khai diệu pháp Vu Lan báo hiếu vĩnh lưu hương. Thần thông số một chúng xưng dương Thống lãnh tăng đoàn trợ Pháp Vương Hiếu kính mẫu thân khơi pháp diệu Vu Lan báo hiếu mãi lưu hương. Chí tâm đảnh lễ: Nam Mô Thần Thông Đệ Nhất Mục Kiền Liên Tôn Giả
20/01/2021(Xem: 7633)
Bốn chín ngày đêm nhập định thiền Kiết già phu tọa cạnh bờ thiêng Thân tâm khế hợp điều hơi thở Ý tứ hài hoà quán pháp duyên Hàng phục ma binh tiêu sạch chướng Mẫn khai đạo lực giải tan phiền Sao mai một sớm ngời soi chiếu Phật Tổ an yên đắc đạo huyền.
20/01/2021(Xem: 2769)
Dung Từ Đỉnh, Tuyết Sơn Khổ Hạnh. Tập An Nhiên, Phụng Thỉnh Thích Tôn. Thọ thời Bát Sữa Tinh Khôn, Liên Thiền Mục Dục, Hoàng Hôn Đảnh toà. Bát kiết Tường, Dung Hoà Sanh Khí. Cội Bồ Đề, Quyết Chí Như Nhiên. Bảy Tuần An Trú Toạ Thiền, Sao Mai Chớm Tỉnh, Giữ Huyền Ngộ Tâm.
20/01/2021(Xem: 7431)
Bồ Tát Hộ Minh khi ở trên cung trời Đâu Suất, đã quan sát thấy nơi dục giới cõi Ta bà, nhất là nơi Ấn Độ với rất nhiều mối Đạo, phân chia giai cấp trầm trọng, để hòng nô dịch, bóc lột và cai trị người dân, họ chạy theo Ngũ Dục (Tài, sắc, danh, ăn, ngủ) khiến con người bị thiêu đốt bởi lục dục thất tình tiêu cực của chính bản thân mình. Vì vậy, lòng bi mẫn vô lượng thúc giục Bồ Tát Hộ Minh đản sinh vào hoàng tộc Tịnh Phạn vương (trở thành Thái Tử Tất Đạt Đa). Với cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, nhưng rồi cũng vì lòng Từ bi khi thấy, biết được “sanh. già, bệnh, chết” đang hoành hành gây khổ đau cho thế gian này, nhưng chưa ai giải cứu được, cả vua cha cũng đành bất lực. Ngài đành giả từ hoàng cung, để vào rừng sâu “tìm chân lý”. Mục đích đặc biệt là để “khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” tức là “Mở bày cho mọi người sáng tỏ được tri kiến Phật”.
16/01/2021(Xem: 5162)
Cùng nhau dâng lòng kính ngưỡng sâu xa đến Bậc Giác Ngộ ( đầy trí tuệ, vị tha nhân ái , một con người lịch sử nhưng siêu việt và sáng ngời như một vầng Nhật Nguyệt !) Kính xin mượn những vần thơ cuối trong lời cảm bạt của tác phẩm MỘT CUỘC ĐỜI MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT do HT Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) viết về cuộc đời của Đức Thế Tôn.....để diễn tả lại nỗi rạo rực dạt dào đang như bừng cháy trong lòng tôi và tôi chỉ biết rằng .... dường như Ngài đang hiện trên không và đang trao cho tôi một gia tài trân bảo như Ngài đã trao cho Tôn Giả La Hầu La khi Tôn giả thọ cụ túc giới lúc 20 tuổi .....và tôi đã quỳ sụp lạy và đảnh lễ Ngài mà nước mắt dâng trào ....
13/01/2021(Xem: 9256)
Kính đảnh lễ Đấng Vô Thượng Toàn Giác Sau sáu năm khổ hạnh tìm Đạo Vô Sanh, Trọn bốn chín ngày Thiền định...Đạo quả viên thành Ánh sao mai vừa mọc ... trái đất chấn động!
31/12/2020(Xem: 5565)
Chùa Hạnh Nghiêm là nơi trú xứ tu học yên bình của chư Ni trẻ, nằm biệt lập khiêm nhường bên trong khuôn viên rộng lớn, trong đó còn có chùa Trí Nghiêm dành riêng cho chư Tăng như một chỗ dựa tinh thần to lớn và che chở, dìu bước nhau trên bước đường tu học ( ảnh 1, và ảnh chánh điện chùa Hạnh Nghiêm ).
06/10/2020(Xem: 13296)
Giúp Phật hoằng pháp độ quần sanh, Quán sâu Bát-nhã trí tuệ thành. Năm uẩn đều không, trừ nhân ngã, Ba độc dứt rồi hiện Phật, Tăng. Điều tâm, lìa tướng, phá chấp pháp, Bỏ Tiểu theo Đại, đạo viên thành. Hiện tướng tỳ-kheo dạy bảo chúng, Lập thành công lớn chẳng kể công.
27/03/2020(Xem: 4739)
Muốn thành một vị Phật, một người tu hành phải trải qua ba nguyên tắc đào luyện tu tập; nếu không hoàn thành ba nguyên tắc này thì người đó dù ở địa vị nào ở cấp bực nào đem xét nghiệm thì sẽ nhận biết họ không bao giờ được thành Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]