Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

51. Giọt Nước Cặn Trong Gáo Vệ Sinh

15/03/201411:00(Xem: 29073)
51. Giọt Nước Cặn Trong Gáo Vệ Sinh
mot_cuoc_doi_bia_3

Giọt Nước Cặn

Trong Gáo Vệ Sinh






Sau mùa an cư thứ chín, mọi sinh hoạt, tu tập trong tất thảy những lâm viên, tu viện, tịnh xá của giáo hội đức Bổn Sư đã đi vào nền nếp. Đại lược là ở đâu, Tăng chúng cũng có những vị pháp sư, giảng sư, kinh sư để giảng nói hoặc tuyên đọc lại những bài kinh mà đức Phật hoặc đại đức Sāriputta thuyết giảng. Họ sống đoàn kết với nhau, nương tựa nhau, tương kính nhau, đối xử với nhau đúng theo những giới điều mà đức Phật đã ban hành đại cương rồi sau đó, được chư vị trưởng lão khai triển thêm nhất là trưởng lão Sāriputta và Upāli. Cuộc hội thảo năm ngoái tại lâm viên Ghositārāma này, dường như đầy đủ chư vị trưởng lão như Sāriputta, Upāli, Vappa, Assaji, Gayākassapa, Nadīkassapa, Yasa, Kāḷudāyi, Ānanda, Devadatta, Bhagu, Anuruddha, Kimbila, Bhaddiya, Nandiya... đã phân ra mười nhóm giới điều, sau đó phổ biến rộng rãi cho bảy học chúng tu tập(1). Từ đó về sau, mặc dầu giới luật chưa toàn vẹn, cụ túc nhưng những cách thức như hành tăng sự, các lễ sám hối đầu và giữa tháng nơi nào cũng chấp trì nghiêm túc giống nhau.

Suốt hơn tháng, đức Phật, có thị giả Sunakkhatta tháp tùng rời vườn rừng Ghositārāma bộ hành sang giáo giới chư tăngi tại lâm viên Pāvārikambavana, rồi sang vườn rừng Kukkuṭārāma. Đức Phật còn để thời gian, thỉnh thoảng sang khu rừng trầm hương giáo giới cho Ni chúng ở đây, khoảng chừng năm mươi vị.

Hôm kia, đại đức Ānanda đến gặp đức Phật và tường trình lại chuyện không hay vừa xảy ra tại vườn rừng Ghositārāma. Một chuyện tranh chấp không đáng có. Việc ấy thật ra, ban đầu thì nhỏ thôi nhưng sau lại sinh ra lớn chuyện.

Một vị pháp sư, chuyên giảng kinh, có bên mình mấy trăm tỳ-khưu theo học, bữa ấy đi vệ sinh; khi xong việc, rửa ráy xong đâu đó, ông ta bước ra ngoài mà quên úp cái gáo xuống, nên bên trong còn ít nước đọng. Vị luật sư, chuyên trì luật và giảng luật, cũng có bên mình mấy trăm tỳ-khưu theo học, đi cầu tiếp theo, thấy cái gáo đọng nước, biết rằng ông bạn của mình, vị pháp sư kia không rành luật, không thông luật.

Lúc gặp nhau, vị luật sư thân mật nói chuyện với bạn mình:

- Hiền giả đi cầu mà đã không úp cái gáo lại!

- Ồ, thế hả! Ừ, tôi đã quên! Chưa già mà đã vô ý, vô tứ như vậy đó!

- Không sao, quên là vô tâm, mà vô tâm thì không có tội! Còn nếu cố tình thì phạm dukkaṭa (tác ác) đấy! Lần sau hiền giả đừng có quên như vậy nữa!

- Thưa vâng! Xin cảm ơn hiền giả đã quan tâm, ái từ nhắc nhở!

Chuyện chỉ có vậy. Rõ cả hai vị đều là bậc thiện trí thức. Trong một buổi dạy luật, vị luật sư đem chuyện ấy kể lại cho học trò nghe, chỉ cố ý đưa ra một ví dụ cụ thể để làm bài học cho học chúng mà thôi. Tuy nhiên, do đa phần chư tỳ-khưu học luật, phàm tính còn nhiều, thường lắm chuyện, hay ưa đâm thọc, thích nói xấu người. Nên khi đi khất thực hoặc gặp nhau tại nơi này nơi kia, được dịp chứng tỏ mình học luật, chê bai người học kinh. Ví dụ:

- Các ông học kinh thì biết gì về luật nào?

- Thầy của các ông - ngài pháp sư - đi cầu mà không úp gáo lại, “phạm giới dukkaṭa” đấy!

Câu kia đáng lẽ là phải nói đầy đủ nguyên văn như vị luật sư: “Không sao, vô tâm là không có tội. Còn nếu cố tình thì phạm dukkaṭa đấy!” Nhưng câu lặp lại của chúng đệ tử đã bị khúc xạ với ý đồ không được tốt.

Các vị tỳ-khưu học trò của vị pháp sư buồn lòng vì bị chỉ trích, đem việc ấy thuật lại với thầy của mình để mong biết hư thực của câu chuyện. Vị pháp sư kể lại câu chuyện đúng sự thực như thế nào cho chúng đệ tử nghe, sau đó than phiền rằng:

- Cái vị luật sư này thật là đa sự. Đã xác định vô tâm là không có tội rồi, mà tại sao bây giờ lại vọng ngôn, vọng ngữ sinh chuyện ra thế?

Như được dịp trả đũa, những tỳ-khưu học trò còn phàm của vị pháp sư, gặp đệ tử của vị luật sư, nói rằng:

- Thầy chúng tôi, vô tâm nên không có tội. Còn thầy của các ông, ngài luật sư, lại vọng ngôn, vọng ngữ thì phạm tội gì nào?

Chuyện đến tai vị luật sư, nghe mình bị kết tội “vọng ngữ” thì sân hận nổi lên, không còn làm chủ mình được nữa, la toáng lên:

- Giới là áo giáp, giới là viên minh châu, giới là nền tảng của mọi đức hạnh. Nơi nào có giới thì nơi ấy có trí. Nơi nào có trí thì nơi ấy có giới. Mấy cái ông pháp sư không biết gì về giới thì học pháp, học kinh mà làm cái quái gì? 

Nếu câu chuyện đến chỗ này thì cũng dễ giải quyết. Chỉ cần hai vị pháp sư và luật sư gặp nhau, triệu tập một cuộc họp, đầy đủ cả hai bên, kể thực lại câu chuyện cùng đoạn đàm thoại của hai vị lúc ấy. Rồi khuyên mọi người đừng có hiểu lầm, cố chấp gây ra xích mích, tranh cãi nhau không tốt cho môi trường tu học, đánh mất sự hòa khí, đoàn kết giữa huynh đệ trong giáo hội của đức Tôn Sư.

Tuy nhiên, điều kỳ vọng ấy không xảy ra, vì sau đó thì cái bản ngã pháp sư, bản ngã luật sư đã được dịp củng cố, huân trưởng, đồng thời hai nhóm đệ tử hai bên đã trở thành hai lực lượng hộ trì cho hai bản ngã nêu trên. Ông nào cũng chạm tự ái, ông nào cũng bị sân hận làm mờ mắt, ông nào cũng bảo mình đúng hơn, phải lẽ hơn, bên kia mới sai quấy, mới đáng tội.

Thế rồi, bỗng dưng tu viện Ghositārāma phân thành hai nhóm để cãi vã, tranh luận nhau, ai cũng biện hộ, bảo vệ cho thầy của mình. Cuộc cãi vã, tranh luận mà ai cũng giành phần đúng về mình, rõ ràng là đã bước sang giai đoạn đấu tranh với binh khí miệng lưỡi như dầu sôi, như lửa cháy rồi.

Đức Phật hay chuyện, bộ hành sang vườn rừng Ghosītārāma, họp đại chúng cả hai phe, ngài hỏi tự sự đầu đuôi rồi tìm cách hòa giải, bằng lời giáo giới như sau:

- Này chư tỳ-khưu! Giáo hội của Như Lai và đệ tử của Như Lai là thiện bạn hữu, thiện thân tình, đoàn kết, hòa hợp như nước với sữa. Nơi nào có đoàn kết, hòa hợp, thương yêu nhau thì nơi ấy sẽ tồn tại, an lạc và hưng thịnh. Nơi nào chia rẽ, bất hòa, gấu ó, cãi vã, ghét ganh nhau thì nơi ấy sẽ phân ly, đau khổ và suy vong!

Này các thầy tỳ-khưu! Chuyện xảy ra quả thật rất đơn giản. Sắp đến kỳ sám hối cuối tháng rồi. Câu chuyện trung thực đầu tiên giữa hai vị pháp sư và luật sư phải được kể lại. Sau đó, các thầy hãy ngồi lại với nhau, hai nhóm phân rời cho đều ra, một người ngồi xen kẽ (āsannatarikāya) một người bên này và bên kia rồi tình thật sám hối với nhau, sādhu lành thay với nhau, sau đó tất thảy phải bỏ qua, tâm của ai cũng sẽ trắng bạch như vỏ ốc!

Như Lai nói ít, các ông hiểu nhiều! Hãy tự tác, tự ý, tự nguyện, tự giác mà xử sự ổn thỏa, yên ấm với nhau đi, đấy là phần việc của các ông!




(1)Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, sa-di, sa-di-ni, sikkhamanī, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7228)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
08/04/2013(Xem: 8159)
Cùng với thời gian vô cùng tận, không gian vô biên tế, cái đẹp cũng tồn tại với một ý nghĩa rất bao la mà con người khó có thể khám phá cho thật tường tận bằng tri thức của mình. Cuộc đời đức Phật là cả một lịch sử hùng tráng hướng đến tìm kiếm cái đẹp và xây dựng lý tưởng cái đẹp trong cuộc đời. Giáo lí được Ngài thiết lập là một hệ thống mỹ học thể nghiệm nội tại, có ý nghĩa vô cùng phong phú đối với đời sống nhân sinh.
08/04/2013(Xem: 5482)
Có một cuộc hành trình hùng tráng và vi diệu đã được thực hiện trong chính thế gian này mà lịch sử nhân loại đã đón chào và ghi nhận như một niềm tự hào về tư tưởng. Đây là một bản thiêng hùng ca hơn cả những sử thi huyền thoại vì mang giá trị thật hoàn toàn chứ không hề vẽ tô một chút sắc màu hư cấu. Đó chính là cuộc hành trình đi tìm nguồn sáng tâm linh của đức Phật.
08/04/2013(Xem: 4653)
Chẳng biết tự bao giờ, bài thơ ấy đã in sâu vào trong tâm khảm của tôi. Mỗi lần nhắc lại, tôi không sao tránh khỏi niềm cảm xúc trào dâng. Nửa thương cho người xưa, nửa buồn cho thân mình cũng nhiều nghiệp chướng, tại gia cha mẹ chia lìa, anh em phân tán, xuất gia quá đỗi muộn màng ! Vì sao ?
08/04/2013(Xem: 10741)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4116)
Hướng về cuộc hành trình vi diệu của Đức Phật để chúng ta dũng tiến trên con thuyền thực nghiệm tâm linh. Nó sẽ đưa chúng ta vượt qua những lượn sóng ngại khó, cầu an, bỏ lại phía sau những chiếc đảo hoang danh lợi, sớm cập bến bờ chinh phục nội tâm.
08/04/2013(Xem: 4745)
Ngày Phật Thành đạo năm nay, chúng ta được về Bồ-đề Đạo Tràng, nơi đức Phật thành đạo, để ôn lại ngày lịch sử thiêng liêng ấy, và cùng thảo luận chuyên về về đức Phật và ngày thành đạo của Ngài. Nhân đây tôi cũng xin được nói lên vài suy nghĩ của mình về đức Phật lịch sử và đức Phật tôn giáo.
08/04/2013(Xem: 4649)
Các biến cố quan trọng trong những năm tháng cho đến khi Ngài Sakya Gotama Siddhatta (Thích Ca Cồ Đàm Sĩ đạt đa) thành đạo tựu viên mãn Phật quả để được gọi là Sakya Buddha được ghi chép đa dạng bỡi những trường phái khác nhau . . .
08/04/2013(Xem: 3897)
Ngày Thành Đạo chính là giờ phút huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, ngày mà cách đây hơn 25 thế kỷ, trong núi Tượng Đầu chim hòa nhạc, hoa quyện hương, nắng dệt tơ vàng cùng với nỗi hân hoan của muôn ngàn vũ trụ cung nghinh Đức Thế Tôn lúc đạo quả viên thành.
08/04/2013(Xem: 3686)
Nếu trong giờ phút Đản Sanh của Thái tử Tất-đạt-đa đã xảy ra những sự lạ khác thường như quả đất rung động, nhạc trời chúc tụng, bao nhiêu kỳ hoa dị thảo trong vườn Lâm-tỳ-ni khoe sắc đua màu, hương thơm ngào ngạt khắp nơi, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567